[TT Hữu ích] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tổ chức những bến bãi tiếp nhận

Bến bãi (mật danh là B) cũng là cả một công việc vô cùng vất vả, nguy nan, vừa rất mạo hiểm, vừa rất thông minh. Bến bãi đã được tổ chức thành một hệ thống liên hoàn, có chỉ đạo rất chặt chẽ như một đơn vị chiến đấu.

Tất cả những bến bãi đều do lãnh đạo cấp ủy địa phương am hiểu địa hình trực tiếp đi tìm, chọn và tổ chức. Yêu cầu của mọi bến bãi là: Cửa vào thuận lợi, đủ độ sâu (2-3 m), có chỗ ẩn náu kín đáo, phải đảm bảo có cơ sở nắm bắt tin tức và mật mã để kịp thời tổ chức tiếp nhận. Việc tiếp nhận phải tiến hành trong đêm, tàu vào phải có người đón, đưa vào đúng vị trí. Phải có lực lượng bốc dỡ, có khi cả 100 tấn vũ khí phải bốc xong trong một đêm và đưa về vị trí an toàn. Có nơi bốc dỡ khó, phải đảm bảo có thể lưu tàu ở qua một ngày, tới hôm sau tàu mới ra đi. Để tàu có thể lưu lại an toàn, phải nạo vét một khu rừng để làm ụ tàu, ở dưới phải đủ độ sâu 2-3 m, bên trên lại vẫn còn nguyên lá rừng che kín hoàn toàn...

Từ giữa năm 1962 đến đầu năm 1963, tại các vùng trọng điểm đã làm được hàng chục ụ tàu cho loại 100 tấn: Cà Mau có Bến Củ, Kiến Vàng, Rạch Gốc thuộc huyện Năm Căn. Trà Vinh có Ba Động, Khâu Lầu, La Ghi thuộc huyện Duyên Hải. Bến Tre có Vàm Khâu Băng, Eo Lói, Cả Bảy thuộc huyện Thạnh Phú. Bà Rịa có Lộc An ở cửa sông Ray, cách Vũng Tàu 15 km, vừa ít bị đối phương để ý, vừa rất quan trọng về chiến lược vì nó trực tiếp cung cấp vũ khí cho chiến trường sôi động nhất là Khu VII nơi Trung ương Cục đóng trụ sở...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Có nơi tàu để lại đó luôn không ra nữa.

Có nơi vì bốc dỡ xong thì hết đêm, tàu không ra được mà lại không có chỗ cất giấu thì phải có phương tiện đốt cháy tàu ngay trên bãi trước khi trời sáng.

Hồi ức của Đặng Văn Thanh:

"Dỡ hết hàng xuống, chúng tôi kéo tàu lên bãi, tưới xăng đốt cháy luôn phi lang. Dân ở đây rất tốt. Bốn bề là ấp chiến lược, nhưng dân vẫn là của ta. Chúng tôi đốt tàu xong, vào ở trong làng, đồng bào giấu dưới hầm bí mật, nuôi vỗ béo. Rồi giao liên dẫn lên núi. Và đi bộ vượt Trường Sơn 3 tháng, trở ra Hà Nội, xuống Hải Phòng..."

Có một số địa điểm ở miền Trung không có cửa sông giấu tàu ban ngày thì buộc phải vào bến và bốc dỡ ngay trong đêm để tàu có thể ra ngay trong đêm đó. Trường hợp không có bến, chỉ có bãi cát, tàu phải đậu xa bờ, không thể bốc dỡ vào bờ ngay được, thì bọc kỹ các lô hàng rồi thả xuống biển, sau đó lực lượng trong bờ tổ chức vớt dần đưa vào.

Hồi ức của Đặng Văn Thanh:

"Chúng tôi đi mở đường Khu V, vào Lộ Diêu ở Bình Định. Đi Khu V là rất khó khăn, ở đây không có vòm đước rậm kín như trong Nam Bộ. Toàn cát trắng dằng dặc. Tàu ta phải vào bãi ngang. Trong một đêm, anh em trong bờ ra đón, dùng ghe nhỏ chuyển hàng vào bờ, chuyển không hết kịp thì cứ ném hàng xuống biển, sau du kích sẽ lặn vớt lên ..."





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đối với nhiều tỉnh ven biển miền Trung, nhiều căn cứ thiếu thốn lương thực tới mức nghiêm trọng, thì ngoài việc vận chuyển vũ khí, biển Đông còn được sử dụng để "vận chuyển" lương thực. Cách vận chuyển rất độc đáo: đóng gạo, thực phẩm, quần áo... vào những túi nylon và cho tàu đậu ngoài khơi, đợi khi thuận chiều sóng và gió thì thả cho trôi bập bềnh theo dòng hải lưu, sau nhiều ngày cũng trôi dạt được vào những địa điểm định trước. Tại đó đã có những đơn vị đón nhận. Tất nhiên với phương pháp này tỷ lệ tới đích không cao. Nhưng trong những trường hợp khẩn cấp, không thể dùng tàu hay thuyền chở tới nơi được, phải bằng mọi giá cung cấp cho những đơn vị đang gặp khó khăn. Tuy tỷ lệ hư hao rất cao nhưng phần tới nơi lại có ý nghĩa sống còn vào lúc đó...

Hầu hết những bến bãi đều phải tổ chức lực lượng vũ trang để chiến đấu khi xảy ra sự cố. Ngoài ra cũng phải tổ chức các đường dây để cứu thương để đưa các thủy thủ lên bờ sau khi phá tàu, rồi chuyển theo đường Trường Sơn ra Bắc.

“Tại mỗi B có: 1 tiểu đoàn (hoặc đại đội) cơ động đánh địch bảo vệ địa bàn, 1 tiểu đoàn (hoặc đại đội) kho, 1 tiểu đoàn (hoặc đại đội) vận tải và một số bộ phận chuyên môn khác.”

Riêng ở miền Tây và miền Trung Nam Bộ là địa chỉ trọng yếu nhất của vận tải đường biển thì:

Đặng Văn Thanh kể:

"Bến được tổ chức rất quy củ, có khu nghỉ riêng cho thủy thủ, có bệnh xá, có kho vũ khí, kho lương thực, có bảo vệ vòng trong vòng ngoài vững vàng...

Bấy giờ cả một vùng rừng khá rộng từ Rạch Gốc đến Đất Mũi ở cuối chốt Năm Căn thực tế thành một khu cấm địa hết sức nghiêm ngặt, là một khu vực bến đón và kho vũ khí bí mật lớn của la. Dường như kẻ địch có đánh hơi, nghi ngờ, nhưng không tài nào mon men tới được... Có người ở bên ngoài vô tình đi lọt vào vùng này liền bị lưới canh phòng bí mật của anh em giữ lại và từ đó bắt buộc phải ở lại đây, phân công phục vụ cho một bộ phận nào đấy, cho đến hết chiến tranh.."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ông Nguyễn Văn Phốc, cháu của ông Bông Văn Dĩa kể lại :

"Tôi là cháu gọi ông Bông Văn Dĩa là cậu. Vào những năm đầu thập kỷ 60, khi tôi là một thanh niên thì cậu tôi đã là một trung niên dày dạn sông biển. Một hôm cậu tôi bảo tôi: Cháu có đi theo cậu không? Tôi hỏi lại: Đi đâu, làm gì, đến chỗ nào? Cậu tôi im lặng không trả lời. Sau đó ông "mất tích". Sau này tôi mới biết, lúc đó cậu tôi đánh thuyền ra Bắc, định đưa tôi theo. Nhưng vì tôi hỏi một câu ngớ ngẩn như thế, cậu tôi bỏ tôi ở lại. thế là tôi không được ra Bắc. Thế mới biết thời đó nguyên tắc bí mật là ghê gớm đến thế nào.

Rồi cậu tôi trở về, qua cửa Vàm Lũng, mang theo một tàu chở đầy vũ khí. Những con tàu như thế được gọi là tàu không số. Những tàu không số vào của Vàm Lũng rất nhiều lần. Có một lần, vì không ra được, đưa vũ khí lên bờ rồi phải đánh đắm luôn tại cửa Vàm Lũng. Lát nữa tôi đưa các bạn ra đó để xem nơi con làu bị đánh đắm.

Vào giai đoạn đó, khu vực mà hiện nay chúng ta đang ở là khu vực tuyệt đối bí mật. Tất cả đều hoạt động dưới bóng của những cây đước. Rừng đước thời đó cao gấp 3-4 lần ngày nay, có thể đi cả ngày trong rừng mà không thấy ánh nắng. Chúng tôi không được vào khu vực đó cùng không được biết ở trong đó đang làm gì. Tôi là đội trưởng đội du kích, nhưng cũng không được vào vùng này.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhiệm vụ của tôi chỉ là canh phòng bên ngoài khu vực, không cho dân vào trong đó bắt cua, bắt cá. Hội nông dân và đoàn thanh niên lúc đó có tinh thần nghiêm túc, trung thành và kiên cường không kém gì đảng viên ngày nay. Đồng thời chúng tôi cũng có một trung đội phòng không. Lệnh là bất cứ loại máy bay gì bay qua đều phải nổ súng bắn để chúng không lai vãng đến đây được. Trung đội của lôi đã từng bắn trúng một chiếc máy bay. Tất nhiên có nhiều đơn vị khác cũng cùng bắn, cho nên cũng không biết nó trúng đạn của ai. Cuối cùng thì nó rơi ở Rạch Gốc, cách đây mấy chục cây số..."

Ở miền Đông, do địa hình khó khăn, chỉ có một địa chỉ là Bà Rịa, đó là bến Rạch Chanh thuộc Lộc An, ở cửa sông Ray. Địa điểm này lại gần Trung ương Cục hơn cả nên trực thuộc Trung ương Cục.

Các bến bãi miền Trung do Liên khu V chỉ đạo.

Đến nay có thể thống kê một số bến bãi chủ yếu nhất của toàn miền Nam thời đó:

Cà Mau, có mật danh là B1, lấy sông Vàm Lũng và Kiến Vàng làm hai bến chính. Rạch Gốc, Bồ Đề, Cái Bầu và Rạch Giá làm các bến dự bị.

Rạch Giá, có Hố Lồng Đèn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trà Vinh, có mật danh là B2, với hai cụm bến thuộc huyện Duyên Hải là cụm bến Rạch Cờ - Hồ Tàu và cụm bến Khâu Lầu - Láng Nước.

Bến Tre, có mật danh là B3, tổ chức thành hai cụm bến: Cụm 1 từ Cồn Rừng, Khâu Băng, Eo Lói tới Cồn Tra, Cồn Điệp. Cụm 2 là trạm Bình Đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu có mật danh là B4, với bến Lộc An (Rạch Chanh).

Khánh Hòa có bến Hòn Hèo.

Bình Định có bến Lộ Giao.

Phú Yên có bến Vũng Rô.

Quảng Ngãi có bến Đạm Thủy.

Quảng Nam có Hố Chuối, Bình Đào.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Hệ thống kho được tổ chức rất đa dạng;

- Kho nổi: lợp bằng lá dừa nước, có sức chứa từ 10 đến 15 tấn hàng được triển khai trong các ngọn kênh ăn sâu vào những khu rừng, cách ụ tàu từ 5 đến 7 kilomet. Kho nổi có sàn kê để hàng không bị ướt.

- Kho âm: có tác dụng tránh được bom, pháo. Muốn làm kho chôn, phải đốn gỗ xẻ ván đóng thùng. Mỗi thùng có sức chứa từ 1 đến 1,5 m3, được trét dầu trai, có túi nylon chống ẩm và có nắp đậy. Vũ khí được gói giấy chống ẩm, đặt trong các thùng. Khi chôn xuống đất, thùng được ngụy trang, đánh dấu và bảo vệ nghiêm ngặt. Nếu có kho lớn thì thùng được đặt xuống các hầm xây xi măng, tạo thành kho âm trong lòng đất. Mỗi kho có sức chứa từ 30 tấn đến 40 tấn, cách nhau từ 200 đến 300 m và có lực lượng canh gác, bảo đảm an toàn.

- Kho tạm: ở các bờ kênh gần bên thì dùng các lu, khạp chứa nước tạo thành các kho tạm để giải phóng nhanh hàng khỏi tàu, rồi sau đó mới chuyển tiếp về kho chính.

Kho thùng phuy: Để cất giữ và bảo quản vũ khí trong mùa nước, anh em trong đội kho Khu VIII đã có sáng kiến dùng thùng phuy (đựng xăng dầu) còn mới khoét một lỗ rồi hàn thùng đạn đại liên của Mỹ đã cưa phần dưới đáy vào, như vậy là ta có một kho nhỏ để chứa vũ khí. Có 2 loại: loại hàn trên nắp để đựng súng, loại hàn ngang hông để đựng các loại đạn. Sau khi để vũ khí vào đậy nắp lại, vừa bảo quản tốt vừa dễ chôn giấu theo vị trí sơ đồ đánh dấu ký hiệu. Chỉ có anh em kho và Trưởng hoặc Phó cơ quan Hậu cần biết, phòng khi anh em giữ kho hy sinh thì Chỉ huy Hậu cần biết để sử dụng. Sáng kiến này được Khu VIII cấp bằng khen và phổ biến rộng rài cho các tỉnh bạn ở đồng bằng sông Cửu Long làm theo.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
ho gửi dân: Ngoài các loại kho kể trên, Phòng Hậu cần Quân khu còn chủ trương dựa vào các gia đình cốt cán để xây dựng các “hầm quân khí nhân dân". Các hầm vũ khí này có quy mô nhỏ, vũ khí được đặt trong các lu khạp chôn giấu bí mật trong nhà, trong vườn và được nhân dân bảo đảm chu đáo .

- Kho "gửi địch ": Theo nguyên tắc tạo bất ngờ, nhiều nơi đã chọn vị trí sát đồn lính để bí mật đặt kho. Có kho chỉ cách đồn đối phương hơn km, nhưng nhờ tuyệt đối giữ bí mật, biết cải tạo địa hình, tạo chướng ngại vật, đối phương không thể ngờ. Tất nhiên để tránh rủi ro, các kho này cũng bố trí các bãi lựu đạn gài chằng chịt nếu đối phương vào sẽ bị đánh chặn.

Ở Quân khu IX, kho tàng lớn được xây dựng chủ yếu trong các cánh rừng thuộc hai huyện U Minh và Năm Căn (tỉnh Cà Mau). Kho được xây dựng dọc theo các con kênh ăn thông ra sông lớn để tiện cho việc cấp phát và vận chuyển. Chỉ riêng ở vùng kho bến Cà Mau, trong vài tháng triển khai, đã tổ chức được một Tiểu đoàn kho, có khả năng tiếp nhận và cất giữ từ 500 đến 700 tấn hàng. Đến cuối năm 1963, các vùng bến đã tổ chức đón và tiếp nhận được 23 lượt tàu với khối lượng 1.318 tấn vũ khí, trang thiết bị.

Ở Quân khu VIII, do địa hình trống trải nên việc tổ chức các kho gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa nước nổi. Kho được bố trí chủ yếu trong khu vực căn cứ. Ở tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) kho đặt tại hai huyện Cái Bè và Cai Lậy. Ở tỉnh Kiến Tường kho đặt ở kinh Bùi, kinh Bích. Ở tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) kho đặt ven kinh Bằng Lăng. Kho ở đây cũng thường sử dụng xi măng để xây các hầm ngầm hoặc dùng các lu, khạp chôn xuống đất để cất giấu vũ khí.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Phân phối - một đội quân khổng lồ nhưng "vô hình"

Tiếp đó là cả một hệ thống những tuyến vận chuyển từ các kho về các chiến khu rải rác khắp Nam Bộ.

- Phân phối giữa các bến: Trước hết là việc phân phối lại giữa các bến ở miền Nam. Vì các bến của tỉnh Cà Mau có nhiều thuận lợi cho việc đưa hàng từ miền Bắc vào, nên Cà Mau cũng là nơi có nhiều chuyến tàu vào nhất. Sau khi Cà Mau nhận được hàng, phải phân phối lại cho các tỉnh thuộc Quân khu VIII và Quân khu VII. Chính Đoàn 962 lại phải tổ chức những đoàn vận tải cỡ nhỏ đi sát bờ, để chuyển vũ khí từ các kho Cà Mau về Trà Vinh, từ Trà Vinh về Bến Tre, từ Bến Tre lên Bà Rịa để phục vụ các chiến trường ở miền Trung và miền Đông Nam Bộ.

Để vận chuyển giữa các bến, phải đi lén ven biển. Những đội tàu vận tải này thường dùng những loại ghe nhỏ, mỗi chiếc có trọng tải khoảng 3 tấn, đi theo những con đường bán hợp pháp ven biển: Giả dạng làm các tàu đánh cá tàu chuyên chở hàng hóa... Loại tàu này thường có hai đáy, bên dưới để vũ khí, bên trên để các loại hàng hóa thông thường: dưa hấu, lúa gạo, mía... Cũng có tàu thì trang bị ngư cụ, có khi phải mua cá của ngư dân để chở đi bán. Tất cả mọi người trên tàu đều mang giấy tờ hợp pháp (như đã nói ở mục trên). Cách đi này thì giáp mặt với đối phương là chuyện thường tình. Có trường hợp thì qua được. Có trường hợp bị lộ thì phải chiến đấu. Như trên đã nói, đã một lần đoàn trưởng Đoàn 962 Nguyễn Văn Phối hy sinh trong khi chiến đấu trên tuyến đường này.

- Phân phối từ bến vào nội địa: Ngoài việc phân phối giữa các bến với nhau, thì mỗi bến sau khi nhận được hàng, phải tổ chức đưa về kho. Theo chỉ thị của Trung ương Cục hoặc của Quân khu, các kho có nhiệm vụ phân phối hàng vào các chiến trường do mình phụ trách. Để thực hiện nhiệm vụ đó lại phải có một lực lượng đông đảo các đội quân vận tải nội địa. Mỗi Quân khu tổ chức một đơn vị vận tải, có trách nhiệm vận chuyển để phân phối vũ khí cho các đơn vị chiến đấu rải rác trên khắp miền Nam.

Hệ thống đường vận tải nội địa này ở Nam Bộ được đặt tên là "Đường 1-C". Đường 1-C chằng chịt khắp Nam Bộ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong mùa nước thì hầu hết các chuyến vận chuyển nội địa này đều dùng đường thủy, vì toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi cho việc vận chuyển này: Có 179 con sông, kênh, rạch lớn nhỏ mà tàu thuyền, sà lan cỡ 100 tấn có thể hoạt động được, với tổng chiều dài 5.000 km. Trong đó có ba con sông lớn với tổng chiều dài 1.200 km, 132 con kênh tổng chiều dài 350 km, 34 con rạch với tổng chiều dài 500 km.

Hệ thống sông ngòi ở đây liên kết với nhau thành một mạng lưới hết sức thuận tiện cho việc vận tải đường thủy từ các tỉnh tới các tỉnh, các huyện, làng, xã... Đối phương chủ yếu kiểm soát các tuyến sông lớn, các ngã ba và ngã tư để dựng hệ thống đồn bốt. Kết hợp với hệ thống đó có các đoàn giang thuyền và tàu chiến liên tục trong vòng từ 15 đến 20 phút, có đèn pha chiếu sáng ban đêm.

Mùa khô thì buộc phải đi bằng đường mòn, lúc đi thuyền, lúc dùng trâu chở hàng, lúc dùng xe thồ, lúc khuân vác, gồng gánh...

Đó chính là môi trường hoạt động của hệ thống vận tải nội địa.

Đường 1-C sử dụng cả ba phương thức bí mật, bán công khai và công khai.

Trong vận tải bí mật, hoạt động như du kích. Vũ khí được vận chuyển qua rừng rậm, bãi lầy... là những nơi không có kiểm soát. Những đoạn nguy hiểm thì có cảnh giới, phải đi đêm, có vũ trang tự vệ, khi gặp nguy hiểm thì chiến đấu chống trả. Trong hoạt động này, lực lượng thanh niên xung phong đảm nhiệm là chủ yếu. Đội quân này gồm hơn 800 người, phần lớn là thanh nữ, tuổi từ 17 đến 20, trang bị hơn 600 khẩu súng cá nhân để sẵn sàng chiến đấu. Đó cũng là một trong những đội quân anh hùng đã góp phần làm nên kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Để thực hiện nhiệm vụ này, Quân khu IX, tức miền Tây Nam Bộ có Đoàn 950 (về sau đổi tên là đoàn 371). Quân khu VIII thành lập đoàn M5, về sau đổi phiên hiệu là C.100.

Vận tải bán công khai lấy danh nghiã công khai là chở hàng hóa. Những người vận tải đều có giấy tờ. Phần bí mật chính là vũ khí giấu trong hàng hóa. Vận chuyển bán công khai thì phải dùng loại ghe hai đáy có trọng tải 3-4 tấn, trong đó có thể chứa được 1 tấn vũ khí, có chuyến chở được cả đại bác 105 mm. Nhiều ghe có hai mui, mỗi mui có thể chở thêm 100 kg. Người đi trên các ghe vận tải này thường là các nữ chiến sĩ, nam giới thì phải là những người lớn tuổi, mang theo cả vợ con, cha mẹ, y hệt như một gia đình sống bằng nghề vận tải ...

Thượng tá Trương Thị Mỹ, một trong những nữ chiến sĩ đưa cả mẹ già em dại theo ghe, kể lại :

"Mẹ già, em dại, nếu có chuyện gì xảy ra thì cả gia đình đều phải hy sinh. Những suy nghĩ đó đã làm tôi trăn trở, nhưng những đồng chí, đồng đội, những lãnh đạo của tôi là những người đã động viên tôi nhiều nhất.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
ơn 5 năm hoạt động vận tải "công khai, hợp pháp”, tôi đã vận chuyển hơn 70 chuyến, bằng nhiều phương tiện khác nhau, chở được 200 tấn vũ khí, hàng chục ngàn cán bộ trung cao cấp của Quân khu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian nan vất vả, qua mọi bốt đồn, mọi sự phong tỏa của địch, chuyển hàng, đưa cán bộ đến nơi an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không để xảy ra mất mát hàng hóa hay gây thiệt hai về con người, phương tiện.

Một điều quan trọng nữa là bài học về nhân dân. Nhân dân không giúp đỡ, không hỗ trợ, thì không thể nào thành công. Nhân dân giúp hàng hóa để ngụy trang, nhân dân báo tin trên từng tuyến đường vận chuyển, nhân dân giải vây trong những lần bị bắt, bị tra xét, nhân dân góp ý đế khả năng hoạt động công khai trong lòng địch ngày càng hoàn thiện hơn."

Hình thức này tồn tại suốt từ giữa những năm 1960, cho đến tháng 06/1968 thì có sự cố: Một chiếc ghe của C.100 bị bắt do bị chỉ điểm. Ghe bị kéo lên bờ, bổ làm đôi, lộ hết mọi chuyện. Người bị bắt (chủ ghe là chiến sĩ Chín Mập bị tra tấn đến cùng, không khai và bị thủ tiêu, vợ bị bỏ tù cho đến ngày giải phóng mới được ra). Tuy không ai khai báo nhưng toàn bộ phương thức hoạt động này đã bị lộ. Sau đó nhiều chiếc ghe khác bị khám xét, tổn thất rất lớn. Toàn bộ các tuyến bán công khai phải ngừng hoạt động để tìm phương thức khác.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Phương thức mới cũng là sáng kiến của C.100: Hoàn toàn công khai và do nhân dân thực hiện.

Sáng kiến này thực ra đã ra đời tại Bến Tre từ sau Đồng khởi, với Đội vận tải đặc biệt mang bí số T.30. T.30 được thành lập năm 1962, từ 4 gia đình cán bộ cách mạng cũ thuộc các huyện Thạnh Phú và Bình Đại, mà nòng cốt là các chiến sĩ lão thành cách mạng từ thời Tiền khởi nghĩa (các ông Nguyễn Văn Ngãi và Trần Văn Đinh). Các ông đưa cả vợ con, dâu, rể, cháu nội ngoại theo thuyền để đóng vai một gia đình chuyên làm nghề sông nước.

Đến giai đoạn sau 1968, do vận tải bán công khai đã bị lộ và bị kiểm soát gắt gao, nên lại phải trở về với phương thức công khai của T.30: Không sử dụng ghe hai đáy nữa, mà sử dụng loại phương tiện vận tải lớn gọi là ghe đục. Mỗi chiếc ghe đục có trọng tải khoảng 30 tấn, có thể chở kèm 10 tấn vũ khí. Những chiếc ghe này lấy danh nghĩa đi buôn cá, có đủ giấy tờ thật. Ghe buôn cá là chuyện thường tình ở Nam Bộ, ngày đêm, ngang dọc khắp đồng bằng sông Cửu Long.

Những người vận chuyển trên những chiếc ghe đó cũng đã đi lại trên sông nước hàng chục năm, quen mặt tất cả các đồn bốt, các trạm gác. Do đó không cần dùng đến ghe hai đáy. Thay cho hai đáy là hai mặt của chính những người dân, là là thường dân "thật", chứ không phải là thường dân "giả." Những người này đi qua những đồn bốt thì lính gác không hề để ý vì không ngờ rằng họ đang vận chuyển vũ khí.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thượng tá Nguyễn Trung Trực, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Mỹ Tho kể lại:

"Cai Lậy là trọng điểm của Quân khu VIII, xã nào cũng có năm mười cơ sở nhận vận chuyển và cất giấu vũ khí. Có hàng chục đầu mối quan hệ mật thiết với lực lượng vũ trang để mua sắm, vận chuyển mọi nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội. Ở huyện này Quân khu còn mạnh dạn sử dụng nhân dân vào công tác kho tàng. Nhiều đầu mối vừa làm nhiệm vụ vận chuyển, vừa làm nhiệm vụ chôn giấu hàng. Mỗi nhà giữ giúp độ 2 tấn hàng..." (Nguyễn Trung Trực. Công tác tiếp nhận, vận chuyển vũ khí... Trong Đảm bảo..., sđd, tr.372-373.)

Chế độ thanh toán là: Mỗi ghe chở 10 tấn vũ khí về đến điểm giao nhận trả công 1 triệu đồng tiền Sài Gòn, nếu toàn bộ cả ghe và công vận chuyển là do chủ ghe chịu trách nhiệm. Nếu là ghe của C.100, chỉ thuê những người buôn cá vận chuyển, thì mỗi chuyến trả 30.000 đồng. Mọi việc đi lại đối phó trên dọc đường là do người vận chuyển tự lo liệu. (Vào năm 1973 thì tỷ giá giữa đồng tiền Sài Gòn và đồng đô la là khoảng 1/500 (500 đồng tiền Sài Gòn ăn 1 đô la). Như vậy mỗi chuyến chở khoán gọn cả tàu lẫn hàng tương đương 2.000 USD.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong hoạt động vận tải công khai, một nguyên tắc bất di bất địch là hoạt động đơn tuyến. Chỉ nhận lệnh từ một người giao nhiệm vụ trực tiếp Đơn vị nào, người nào chỉ biết việc của mình, đến nơi giao nhận cũng chỉ tiếp xúc với một người. Nguyên tắc đó là biện pháp đảm bảo an toàn nếu bị lộ chuyến nào thì chỉ mất chuyến đó, thiệt hại được khoanh vùng ở bản thân những người trực tiếp tham gia.

Theo đánh giá của Đại tá Trần Văn Lan, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang, thì từ thời kỳ 1973 trở đi, vận tải nhân dân đóng vai trò rất lớn, chiếm khoảng 75% toàn bộ vận tải nội địa.

Để đảm bảo an toàn cho việc vận tải, các công đoạn được tính toán và sắp xếp hợp lý, làm thế nào một chuyến đi chỉ kéo dài trọn gói trong một đêm, như thế dễ tránh đối phương, giảm bớt mức thiệt hại.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Những hàng rào của đối phương

Về việc vận tải theo đường biển, tuy tác giả đã có dụng ý mô tả thật trung thực với các sự kiện, những con người, những giải pháp, những gian nguy, những tổn thất và những thành quả... nhưng nếu chỉ nói về những phương pháp và thành tích thì có thể vẫn có một sự ngộ nhận: làm được như vậy có nghiã là đối phương kém quá? Nếu để người đọc có cảm giác rằng đối phương quá kém thì đồng thời cũng hạ thấp giá trị của sự nghiệp Đoàn 759.

Để công bằng hơn, phải nói rõ hai sự lệch pha ngược chiều nhau: Sự lẹch pha về sức và sự lệch pha về trí

Nếu nói tới sức mạnh quân sự trên biển, thì lực lượng của đối phương mạnh gấp không phải hàng chục lần mà hàng trăm lần lực lượng Đoàn 759. Dưới đây xin dành một ít dòng để mô tả về lực lượng hải quân của Mỹ trên bờ biển Việt Nam tròng thời kỳ chiến tranh:

Như đã nói trong phần đường bộ, hải quân Mỹ trên bờ biển Việt Nam thời đó là một lực lượng hải quân hùng mạnh bậc nhất trên thế giới. Tất cả đều thuộc Hạm đội 7 (Seventh Fleet). Lực lượng này có nhiệm vụ không chỉ đánh phá miền Bắc, mà đánh phá cả Trường Sơn, đánh phá hỗ trợ các chiến trường ở miền Nam và đặc biệt là ngăn chặn con đường tiếp tế trên biển (40% lực lượng của Hạm đội 7 được huy động vào việc ngăn chặn này) .
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trực thuộc Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương có một loạt Lực lượng đặc nhiệm (Task Force) trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Đô đốc Elmo R. Zumwalt lúc đó là Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Việt Nam (Commander, Naval Force, Vietnam) sau này được thăng lên cấp cao nhất trong hải quân là Tư lệnh Hải quân Mỹ, đã viết một cuốn sách tên là On Watch xuất bản năm 1976. Trong đó ông kể về những lực lượng hải quân Mỹ ở Việt Nam gồm các đơn vị sau đây:

- Lực lượng đặc nhiệm 115 được thành lập vào tháng 03/1965, tức là ba tuần sau khi xảy ra vụ Vũng Rô vào ngày 16/02/1965. Lực lượng đặc nhiệm này trực tiếp phụ trách toàn bộ duyên hải Bắc Bộ và miền Trung, theo chương trình tuần duyên, mang mật danh Market Time.

- Lực lượng đặc nhiệm 116 trực tiếp phụ trách duyên hải Nam Bộ và các cửa sông thuộc đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động theo chương trình tuần giang, mang mật danh Game Warden.

- Lực lượng đặc nhiệm 117 là những giang đoàn (Commander, Naval Forces, Vietnam) phối hợp vời lục quân thuộc sư đoàn 9 Bộ binh Mỹ để đánh phá các khu căn cứ, các kho tàng nhận vũ khí và lương thực từ miền Bắc đưa vào. Riêng Đội đặc nhiệm này có hai căn cứ đóng ở hai địa đầu của Nam Bộ: căn cứ Đồng Tâm thuộc Mỹ Tho và căn cứ Năm Căn thuộc Cà Mau. Lực lượng đặc nhiệm này hoạt động theo chương trình có mật danh Giant Slingshot.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
- Lực lượng đặc nhiệm 73 vận chuyển vũ khí và công cụ cho quân đội Mỹ.

- Lực lượng đặc nhiệm 76 phụ trách các cuộc hành lang và đổ bộ, yểm trợ đổ bộ.

- Lực lượng đặc nhiệm 77 phụ trách oanh tạc miền Bắc.

- Lực lượng đặc nhiệm 78 phụ trách đánh phá các căn cứ và các kho tàng ven biển, đồng thời tổ chức các toán biệt kích từ miền Nam xâm nhập ra miền Bắc.

Tất cả các Lực lượng đặc nhiệm này đều có sự hỗ trợ của hơn 30 hàng không không mẫu hạm đóng rải rác ngoài hải phận Việt Nam. Cả hai loại lực lượng hải quân này đều trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam (Naval Forces Vietnam). Bộ Tư lệnh hải quân này trực thuộc MACV, do một Phó Đô đốc có hàm Trung tướng chỉ huy. Tổng số quân của Naval Forces Vietnam năm cao nhất lên tới 36.500 người.

Như vậy, trong thực tế Đoàn 759 đối diện trực tiếp với ba Lực lương đặc nhiệm 115, 116 và 117, gồm hàng trăm tàu chiến, máy bay yểm trợ và thám sát suốt ngày đêm trên dọc bờ biển.

Phía Mỹ đã vạch ra cả một hàng rào ngăn chặn ở ven biển, cũng giống như hàng rào Mcnamara trên đường bộ. Họ tính toán rằng với lực lượng phòng duyên cùng tuần tra dày đặc và hiện đại như vậy, gần như không thể có một chuyến tàu nào từ miền Bắc lọt được vào miền Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi phát hiện và đánh phá chiếc tàu ở Vũng Rô đầu năm 1965, toàn bộ hải quân Mỹ ở Việt Nam đã giật mình về khả năng vận chuyển Bắc - Nam. Từ đó các đơn vị hải quân Mỹ càng ra sức tăng cường lực lượng, tăng cường tuần tra, theo dõi và đánh phá suốt từ vịnh Bắc Bộ cho tới vịnh Thái Lan

Để phân biệt nhiệm vụ hoạt động của các đội đặc nhiệm kể trên, Mỹ thường dùng mật danh là Lực lượng đặc nhiệm nước xanh (Blue water Navy) tức hoạt động tuần tra trên biển, gồm Lực lượng đặc nhiệm 115, 116 và Lực lượng đặc nhiệm nước đục (Brown water Navy), tức Lực lượng đặc nhiệm 117, hoạt động ở các cửa sông và trong các dòng sông, còn gọi là Hạm đội nhỏ trên sông.

Ngoài những khu vực có đồn bốt, đối với những khu vực có rừng rậm mà quân đội khó vào thì quân đội Mỹ - Sài Gòn sử dụng hệ thống không quân để rải bom (những nơi trọng yếu thì rải thảm bằng B.52), bắn đại bác từ tàu chiến vào. Đặc biệt đối với những nơi được coi là tuyến đường huyết mạch, đối phương đã dùng biện pháp rải chất độc hóa học. Riêng trong hai năm 1965- 1966, rừng tràm Cà Mau đã bị rải chất độc hóa học 22 lần, với 15 triệu lít, chiếm 1/5 số chất độc hóa học mà Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Biện pháp trực tiếp nhất là tổ chức các đợt hành quân vào các khu rừng bị nghi ngờ là có kho tàng và bến bãi, đặc biệt là khu rừng đước và rừng tràm U Minh. Tháng 10/1962, đối phương tổ chức chiến dịch "Sóng tình thương”, "Phượng hoàng TG1" đánh vào rừng U Minh. Sau đó đến năm 1964 là chiến dịch "Bình tây”, năm 1968 là chiến dịch "Nguyễn Huệ 1 Nguyễn Huệ 2".

Đặc biệt sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, đối phương mở chiến dịch lớn mang tên "Nhổ cỏ U Minh", sử dụng tới cấp sư đoàn, đó là sư đoàn 21 gồm cả hải, lục, không quân và máy bay B52. Trong chiến dịch này, riêng khu vực Năm Căn đối phương đã mở trận càn "Sóng thần", được sự hỗ trợ của Hạm đội nhỏ trên sông của căn cứ hải quân Mỹ tại Năm Căn.

Tại căn cứ này thường xuyên có khoảng 500 quân Mỹ với hàng trăm chiếc tàu lớn nhỏ, có tiểu pháo hạm hoạt động thường xuyên trên tuyến sông Tam Giang, cắt ngang khu vực tổng kho rừng đước với các tỉnh miền Tây.

Như vậy, về sức mạnh của các phương tiện, có một sự lệch pha rất to lớn. Đối diện với những lực lượng như thế không phải là chuyện đơn giản.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top