- Biển số
- OF-14218
- Ngày cấp bằng
- 23/3/08
- Số km
- 8,816
- Động cơ
- 9,622 Mã lực
Thế hệ tầm 60-70 tuổi là thế hệ tiếng Nga, họ cũng chỉ học để đọc thôi, còn những người sang Nga thì ko kể rồi. Bảo họ học tiếng Anh trong khi điều kiện cuộc sống sau chiến tranh chưa cho phép, em nghĩ cũng nên thông cảm cho họ như đoạn đầu cụ viết. Ông già em ở TQ và LX nên 2 tiếng đó thông thạo, về VN, ổng học tiếng Anh để dạy em, bù lại thì ổng không có thời gian đầu tư vào mấy món học hàm học vị. Nói chung là khó được cả hai.Có cụ đồng cảm là em vui rồi.
Tri thức, hay em gọi là đám có chữ ở VN hiện nay dạng cây đa cây đề, chủ yếu sinh ra trong thời chiến. Dạng như Tập Cận Bình bên Tàu, công nông binh học viên, vừa học vừa sản xuất vừa chạy giặc, mà các thầy thế hệ Pháp thuộc thì không có. Thành ra, không có đk học ngoại ngữ. Cái này không có gì xấu cả, không hiểu sao họ vang em nhiều thế
Chắc động chạm vào một bộ phận thượng tầng của ngành giáo dục hiện nay, là MÙ NGOẠI NGỮ.
Những bộ phận này nói chuyện trên tivi, giảng đường với tư cách giáo sư, tiến xĩ, ...thì người ta còn nghe. Chứ viết báo, nói chuyện, viết diễn đàn,...thì ai nghe.
Bên Tây, thì bọn Anh, Mĩ coi tiếng Pháp là tiếng quý tộc, chúng nó vẫn học, hay dân Nga, cũng học tiếng Pháp trong giới quí tộc,...ở VN thời xưa học tiếng Hán là quí tộc, rồi thời Pháp, con nhà gia thế mới đi học tiếng Pháp,...giờ thì tiếng Anh, du học.
Không thể nói là ngoại ngữ ko quan trọng và ko cần thiết được.
Tuy nhiên, thế hệ sinh 8x có học hàm, học vị ở các trường ĐH mà ko nói được tiếng Anh thì đúng là xấu hổ. Em sống trong môi trường đó, thấy họ đắp lên người danh này hiệu nọ nhưng không trau dồi kĩ năng, em rất khinh. Gặp một vấn đề thì không biết đọc sách tiếng Anh để gỡ, sờ vào máy tính không biết viết nổi một dòng code phục vụ cho công việc cho dù dân kĩ thuật, gặp chuyên gia thì trốn tiệt, ko giao lưu, ko cần kí kết dự án. Cuộc sống của họ là một không gian rất nhỏ, dẫn đến tư duy hẹp hòi.