[Funland] Ngân hàng Silicon Vally sụp đổ

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
477,001 Mã lực
Em hiểu rồi cụ ơi. Lỗ từ fair value giảm của khoản đầu tư trái phiếu chính phủ là khoản lỗ mà kiểu gì cũng offset với gain từ chính khoản đầu tư này nên nó không thể là lỗ lũy kế mà chỉ mang tính giai đoạn.

Tuy nhiên mức lỗ do việc đầu tư trái phiếu với lãi thấp nhưng trả lãi tiền gửi cao khi lãi suất Fed tăng thì đúng là quả đòn chí mạng. Em cảm ơn cụ đã giải thích.
Lỗ thật, không phải trên giấy cụ ạ:
Nó ôm cỡ 100 tỷ usd/212 tỷ usd tài sản đi mua trái phiếu lãi suất 2%/năm, trá phiếu này toàn hàng dài hạn ( 10 năm chẳng hạn), cái này không lỗ nếu để đến ngày đáo hạn.
Nhưng giờ dân chơi rút tiền ồ ạt, ngân hàng muốn có tiền mặt trả, phải mang đám trái phiếu này ra bán sang tay, người có tiền giờ gửi tiền tươi ngân hàng có lãi cỡ 5%/năm, ngân hàng muốn bán được cái đám trái phiếu 2%/năm này thì phải chiết khấu thêm cho người mua tối thiểu >3% thì mới bán được, không người ta gửi tiết kiệm chứ ngu gì mua lại trái phiếu.
Nhưng thực tế thị trường khó khăn, tiền đang khan hiếm, để bán được, phải chiết khấu hấp dẫn cỡ 7-8%
Đợt rồi nó phải bán ra cỡ 21 tỷ usd trái phiếu (để đáp ứng làn sóng ồ ạt rút trên 40 tỷ tuần rồi), nó phải chiết khấu ngay -1,8 tỷ mới có người mua, tức là lỗ âm vào vốn chủ sỡ hữu -1,8 tỷ rồi. Hình như nó còn 74 tỷ usd trái phiếu nữa, chỗ này giờ có giá thị trường chắc chỉ khoảng 67-68 tỷ usd gì đó.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-494468
Ngày cấp bằng
4/3/17
Số km
3,376
Động cơ
338,300 Mã lực
Cụ mợ nào giờ găm đô nhiều cũng lo ngay ngáy nhỉ? May nhà cháu có 1 tờ cất trong ví từ hồi Obama đời đầu, năm ngoái vào quầy miễn thuế ở sân bay đổi sang chai rượu rồi. :D
Ơ đô đổi được diệu hả cụ, em có tờ 2 đồng mới được mừng tuổi hôm tết để đi đổi diệu không mất dá 😁
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,541
Động cơ
232,536 Mã lực
Tuổi
48
Hình như ngân hàng này là ngân hàng đầu tư, không phải ngân hàng bình thường cụ ạ.
Nó vẫn là ngân hàng thương mại nhận tiền gửi đấy cụ, tuy nhiên sự sụp đổ do khách hàng đòi rút tiền quá nhanh và quá mạnh, khác với trường hợp Lệ Mẫn khi các khoản đầu tư vào MBS CDO sụp đổ domino từ việc không thanh toán nợ của người mua nhà ...
Thứ 2 tuần sau khi các chi nhánh và phòng giao dịch mở cửa trở lại để xem tình hình sẽ diễn biến tiếp thế nào. Khủng hoảng sẽ có thể hình hành nếu làn sóng rút tiền lan mạnh sang các ngân hàng khác.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,153
Động cơ
220,381 Mã lực
Đấy là bảo đảm tối thiểu, nếu thanh lý tài sản mà đủ tiền, sẽ trả hết. Vụ OCB cách đây gần chục năm có người gửi tk nào mất tiền đâu. Toàn đoán già đoán non rồi thành ra ai cũng sợ.
OCB còn mấy tài khoản tiền tỉ của nhà giàu và các công ty. không rõ lấy được tiền ra chưa. Dự kiến là "không mất vốn về giấy tờ" nhưng cũng không rút ra được vì tiền không tự nhiên sinh ra mà chỉ chuyển từ túi này sang túi khác.
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,858
Động cơ
574,466 Mã lực
Cơ quan tiếp quản SVB chỉ đảm bảo khoản tiền gửi đến 250.000 thôi cụ nhé, có nghĩa là hơn 90% các khoản tiền gửi ở đây là không biết thế nào.Ngân hàng này toi thì các start up cũng toi theo, và sẽ có rất nhiều hệ lụy đi kèm theo nó.
Chủ yếu tài sản của SVB đầu tư vào trái phiếu dài hạn của chính phủ, thời điểm mua lợi tức thấp. Đến khi FED tăng lãi suất, lỗ chỏng vó ra. Trong nỗ lực cuối cùng lấy lại nước Phap tuần trước ban lãnh đạo SVB cố gắng phát hành thêm cổ vốn để bơm vốn nhưng không đc, thế là lên đường.

Tuy lỗ nhưng tài sản của SVB thanh khoản cao. FDIC thành lập Deposit Insurance National Bank of Santa Clara hứng toàn bộ tài sản của SVB, đến đầu tuần sau là hoạt động bình thường bán tài sản tạo thanh khoản. Vụ này có mất tiền, nhưng chủ yếu là giới chủ SVB mất chứ người gửi tiền ko mất đâu!
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Mỹ nó cũng có bảo hiểm tiền gửi, hình như 250k USD thì phải. Phần đông dân Mỹ làm gì có nhiều tiền mặt như vậy, nên nhìn chung cũng an toàn thôi. Nếu có chết là chết cá nhỡ, cá mập.
Bảo hiểm tiền gửi ở ta max là 125 triệu, khoảng 5K biden thôi. Lo chứ.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,529
Động cơ
1,004,023 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đà này vàng còn tăng nữa, con số 70 chả mấy chốc mà leo tới thôi. :(
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,374
Động cơ
1,021,152 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
SBV là nạn nhân của việc FED tăng lãi suất và các startup gửi tiền tăng cường chi tiêu sau dịch bệnh. Tuy nhiên về cơ cấu tài sản của SBV là tương đối an toàn do tập trung vào các trái phiếu chính phủ và SBV chỉ là ngân hàng hạng ruồi trên thị trường tài chính. Mẽo nó xử lý khá quyết liệt, xoá sổ SBV, chuyển toàn bộ tài sản sang 1 bank mới- phục hồi thanh khoản ngay từ tuần sau, chắc chắn người gửi tiền sẽ mất 1 ít, giới chủ SBV coi như đi tong toàn bộ cổ phần; cách xử lý này khác hẳn kiểu cho thở o2 xong người gửi tiền đi gãi vài đồng lẻ 1!
SVB cụ ơi (Sillicon Valley Bank), không phải SBV (State Bank of Vietnam)
 

mocconghoa

Xe tải
Biển số
OF-174728
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
210
Động cơ
329,635 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Nó là thế này cụ ợ: Thời gian vừa rồi, do chính phủ Mỹ phát hành thêm quá nhiều tiền và cơn sốt ở 1 số lĩnh vực (công nghệ, bất động sản) khiến các công ty trong lĩnh vực đó nhận được những khoản đầu tư tăng vọt. Các công ty đó chưa dùng đến tiền mới gửi vào ngân hàng.

Ngân hàng đột nhiên nhận thêm quá nhiều tiền, cũng không biết làm gì nên mới chơi quả chắc là mua trái phiếu chính phủ. Thời gian này, kinh tế Mỹ đang diễn biến tốt nên lãi suất nói chung thấp, lãi suất trái phiếu chính phủ chỉ có 2%/năm. Khi nhận 2% thì ngân hàng sẽ lấy 1,5% trả cho người gửi tiền, ăn lãi 0,5% và tất cả đều happy.

Năm 2022 xuất hiện lạm phát, FED đối phó bằng cách tăng lãi suất liên tục, hiện nay đã là 4,5%. Với khoản mua trái phiếu chính phủ nói trên, điều này gây ra 2 hệ lụy nghiêm trọng:

- Năm 2021 lãi suất FED là 0,5%, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là 2% và được mua bán trên thị trường với giá khoảng 101,5%. Giả sử ngân hàng lấy 100 đồng tiền gửi của khách hàng đi mua trái phiếu. Nếu lãi suất ổn định thì ngân hàng vào sổ Bên Có: "Trái phiếu chính phủ 100 đồng và không cần gì hơn.
Năm 2022-2023 FED tăng lãi suất liên tục lên đến 4,5% hiện tại, nhưng lãi suất trái phiếu chính phủ là cố định nên vẫn là 2%, thấp hơn xa so với lãi suất hiện hành và vẫn chỉ có giá 101,5% trên thị trường, thấp hơn 3% so với lợi nhuận FED. Chính vì thế nên ngân hàng phải trích quỹ dự phòng 3% cho số tiền bỏ ra mua trái phiếu không được tính vào lợi nhuận.
3% là 1 tỉ lệ rất lớn. Các cụ nên biết là tổng vốn tự có của SVB chỉ là 16,5 tỉ đô, trong khi họ nhận đến hơn 200 tỉ tiền gửi và mang gần 100 tỉ đi mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Số trích lập 3% của gần 100 tỉ (gần 3 tỉ đô) đã vượt quá tổng lợi nhuận khiến kết quả kinh doanh bị lỗ trên giấy tờ.

- (Nghiêm trọng hơn): Khi FED tăng lãi suất thì ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi. Lãi suất tiền gửi ở Mỹ hiện tại là 4,2-4,7%, trong khi ngân hàng mắc kẹt gần 100 tỉ tiền gửi của khách (đã mua trái phiếu chính phủ) chỉ với lợi nhuận 2%/năm. Ngân hàng không thể đòi chính phủ Mỹ điều chỉnh lãi suất trái phiếu chính phủ đã phát hành, nhưng vẫn phải trả khách hàng lãi suất hiện hành, tức là chỉ nhận từ Chính phủ 2% nhưng phải trả cho khách 4%. Điều này dẫn đến bội chi, tức là bị lỗ thật, và lỗ rất lớn.
Không thể rõ ràng và dễ hiểu hơn!
 

cerato7749

Xe tăng
Biển số
OF-409594
Ngày cấp bằng
10/3/16
Số km
1,241
Động cơ
237,095 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Ngân hàng LOCOMBANK
Vừa được vinh danh là ngân hàng của năm xong mà nay đã sụp đổ roài hài thật
 

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
2,993
Động cơ
1,032,000 Mã lực
Nó là thế này cụ ợ: Thời gian vừa rồi, do chính phủ Mỹ phát hành thêm quá nhiều tiền và cơn sốt ở 1 số lĩnh vực (công nghệ, bất động sản) khiến các công ty trong lĩnh vực đó nhận được những khoản đầu tư tăng vọt. Các công ty đó chưa dùng đến tiền mới gửi vào ngân hàng.

Ngân hàng đột nhiên nhận thêm quá nhiều tiền, cũng không biết làm gì nên mới chơi quả chắc là mua trái phiếu chính phủ. Thời gian này, kinh tế Mỹ đang diễn biến tốt nên lãi suất nói chung thấp, lãi suất trái phiếu chính phủ chỉ có 2%/năm. Khi nhận 2% thì ngân hàng sẽ lấy 1,5% trả cho người gửi tiền, ăn lãi 0,5% và tất cả đều happy.

Năm 2022 xuất hiện lạm phát, FED đối phó bằng cách tăng lãi suất liên tục, hiện nay đã là 4,5%. Với khoản mua trái phiếu chính phủ nói trên, điều này gây ra 2 hệ lụy nghiêm trọng:

- Năm 2021 lãi suất FED là 0,5%, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là 2% và được mua bán trên thị trường với giá khoảng 101,5%. Giả sử ngân hàng lấy 100 đồng tiền gửi của khách hàng đi mua trái phiếu. Nếu lãi suất ổn định thì ngân hàng vào sổ Bên Có: "Trái phiếu chính phủ 100 đồng và không cần gì hơn.
Năm 2022-2023 FED tăng lãi suất liên tục lên đến 4,5% hiện tại, nhưng lãi suất trái phiếu chính phủ là cố định nên vẫn là 2%, thấp hơn xa so với lãi suất hiện hành và vẫn chỉ có giá 101,5% trên thị trường, thấp hơn 3% so với lợi nhuận FED. Chính vì thế nên ngân hàng phải trích quỹ dự phòng 3% cho số tiền bỏ ra mua trái phiếu không được tính vào lợi nhuận.
3% là 1 tỉ lệ rất lớn. Các cụ nên biết là tổng vốn tự có của SVB chỉ là 16,5 tỉ đô, trong khi họ nhận đến hơn 200 tỉ tiền gửi và mang gần 100 tỉ đi mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Số trích lập 3% của gần 100 tỉ (gần 3 tỉ đô) đã vượt quá tổng lợi nhuận khiến kết quả kinh doanh bị lỗ trên giấy tờ.

- (Nghiêm trọng hơn): Khi FED tăng lãi suất thì ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi. Lãi suất tiền gửi ở Mỹ hiện tại là 4,2-4,7%, trong khi ngân hàng mắc kẹt gần 100 tỉ tiền gửi của khách (đã mua trái phiếu chính phủ) chỉ với lợi nhuận 2%/năm. Ngân hàng không thể đòi chính phủ Mỹ điều chỉnh lãi suất trái phiếu chính phủ đã phát hành, nhưng vẫn phải trả khách hàng lãi suất hiện hành, tức là chỉ nhận từ Chính phủ 2% nhưng phải trả cho khách 4%. Điều này dẫn đến bội chi, tức là bị lỗ thật, và lỗ rất lớn.
Cụ giỏi, những điều tưởng chừng khó hiểu đã được cụ biên thành dễ hiểu hơn cả con đà điểu! :-bd
 

Ducphuc

Xe điện
Biển số
OF-128708
Ngày cấp bằng
29/1/12
Số km
2,478
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Season Avenue Mỗ Lao
Website
www.phucvinh.tech

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,848
Động cơ
500,930 Mã lực
Ngân hàng sập thì hỏng hẳn rồi, giá trị tài sản thực của ngân hàng khi bị bán thường là cực thấp so với sổ sách (bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy). Tài sản vô hình như phần mềm giao dịch phần mềm quản lý... rất đắt tiền trên sổ sách =0 luôn, tagi sản đặc thù máy móc đem đi cân đồng nát, giá trị xác định trên sổ sách các khoản tài sản cố định khác khi bán thanh lý sẽ thấp hơn nhiều lần sổ sách. Công nợ phải thu thì bán nợ cũng chẳng khá khẩm gì. Sự sụp đổ của 1 Ngân hàng sẽ kéo theo nhiều ngân hàng, quỹ, doanh nghiệp khác. Cực kỳ nguy hiểm. Hy vọng không gây khủng hoảng tài chính toàn cầu.
 

CaptainMT

Xe tăng
Biển số
OF-731836
Ngày cấp bằng
7/6/20
Số km
1,137
Động cơ
82,238 Mã lực
Xem vụ này cp Mẽo làm thế nào. Theo em hiểu thì vốn của bọn chủ SVB coi như đi tong, để bù vào khoản thua lỗ vụ tp. Còn lại tài sản hiện tại của nó, là đống tp của cp Mẽo, thì xem nhà cầm quyền xử lí ntnao. Họ có bán rẻ ko, để lấy tiền đó trả cho các khách hàng đã gửi tiền cho nó chăng?
Vụ này cắt mạnh tay thì cũng bình thường mà các cụ nhỉ. Thằng nào làm ăn thua lỗ thì bật bãi thôi. Bọn chủ SVB thực ra chỉ đơn thuần là ko lường trước được mức độ lạm phát, và làm ăn quả hơi liều. Chứ về mặt pháp lí em chưa thấy có điểm gì sai hay bố láo.
 

Chélall

Xe hơi
Biển số
OF-827022
Ngày cấp bằng
26/2/23
Số km
161
Động cơ
2,076 Mã lực
Cụ mợ nào giờ găm đô nhiều cũng lo ngay ngáy nhỉ? May nhà cháu có 1 tờ cất trong ví từ hồi Obama đời đầu, năm ngoái vào quầy miễn thuế ở sân bay đổi sang chai rượu rồi. :D
Có tiền mà lo đã tốt cụ ạ. Em sợ căng quá ko có cuốc xe nào là e đói.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,365
Động cơ
351,403 Mã lực
Nó là thế này cụ ợ: Thời gian vừa rồi, do chính phủ Mỹ phát hành thêm quá nhiều tiền và cơn sốt ở 1 số lĩnh vực (công nghệ, bất động sản) khiến các công ty trong lĩnh vực đó nhận được những khoản đầu tư tăng vọt. Các công ty đó chưa dùng đến tiền mới gửi vào ngân hàng.

Ngân hàng đột nhiên nhận thêm quá nhiều tiền, cũng không biết làm gì nên mới chơi quả chắc là mua trái phiếu chính phủ. Thời gian này, kinh tế Mỹ đang diễn biến tốt nên lãi suất nói chung thấp, lãi suất trái phiếu chính phủ chỉ có 2%/năm. Khi nhận 2% thì ngân hàng sẽ lấy 1,5% trả cho người gửi tiền, ăn lãi 0,5% và tất cả đều happy.

Năm 2022 xuất hiện lạm phát, FED đối phó bằng cách tăng lãi suất liên tục, hiện nay đã là 4,5%. Với khoản mua trái phiếu chính phủ nói trên, điều này gây ra 2 hệ lụy nghiêm trọng:

- Năm 2021 lãi suất FED là 0,5%, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là 2% và được mua bán trên thị trường với giá khoảng 101,5%. Giả sử ngân hàng lấy 100 đồng tiền gửi của khách hàng đi mua trái phiếu. Nếu lãi suất ổn định thì ngân hàng vào sổ Bên Có: "Trái phiếu chính phủ 100 đồng và không cần gì hơn.
Năm 2022-2023 FED tăng lãi suất liên tục lên đến 4,5% hiện tại, nhưng lãi suất trái phiếu chính phủ là cố định nên vẫn là 2%, thấp hơn xa so với lãi suất hiện hành và vẫn chỉ có giá 101,5% trên thị trường, thấp hơn 3% so với lợi nhuận FED. Chính vì thế nên ngân hàng phải trích quỹ dự phòng 3% cho số tiền bỏ ra mua trái phiếu không được tính vào lợi nhuận.
3% là 1 tỉ lệ rất lớn. Các cụ nên biết là tổng vốn tự có của SVB chỉ là 16,5 tỉ đô, trong khi họ nhận đến hơn 200 tỉ tiền gửi và mang gần 100 tỉ đi mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Số trích lập 3% của gần 100 tỉ (gần 3 tỉ đô) đã vượt quá tổng lợi nhuận khiến kết quả kinh doanh bị lỗ trên giấy tờ.

- (Nghiêm trọng hơn): Khi FED tăng lãi suất thì ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi. Lãi suất tiền gửi ở Mỹ hiện tại là 4,2-4,7%, trong khi ngân hàng mắc kẹt gần 100 tỉ tiền gửi của khách (đã mua trái phiếu chính phủ) chỉ với lợi nhuận 2%/năm. Ngân hàng không thể đòi chính phủ Mỹ điều chỉnh lãi suất trái phiếu chính phủ đã phát hành, nhưng vẫn phải trả khách hàng lãi suất hiện hành, tức là chỉ nhận từ Chính phủ 2% nhưng phải trả cho khách 4%. Điều này dẫn đến bội chi, tức là bị lỗ thật, và lỗ rất lớn.
Cụ nói đúng nhưng chưa hết vấn đề, nếu chỉ lỗ chênh lệch lãi suất là 3% hay thậm chí 4% thì không phải vấn đề với ngân hàng này, vì vốn chủ sở hữu của nó, như cụ nói những hơn 16 tỉ là bằng 8% của tổng tài sản 200 tỉ rồi. Lỗ 4% thì vốn nó vẫn còn 4% đủ khả năng thanh toán và FED hoàn toàn có thể bơm tiền cứu thanh khoản được.

Vấn đề chính của ngân hàng này là nó đầu tư trái phiếu dài hạn, và khi FED tăng lãi suất, ví dụ 2% thì giá trị thị trường của cái trái phiếu nó không giảm 2% mà là 2 x kỳ hạn trái phiếu. Ví dụ trái phiếu dài hạn thường là 5, 10 hoặc 30 năm. Nếu đầu tư trái phiếu 10 năm thì khi FED tăng lãi 2% giá trị trái phiếu đang giữ mất đi 20%. Với mức lỗ này thì ngân hàng dễ dàng mất sạch vốn chủ sở hữu.

Chính cái hệ số nhân kỳ hạn này đã làm tăng lỗ do tăng lãi suất rất nhiều lần. Hiện tại nếu kế toán đúng thì ngân hàng này đã lỗ lớn hơn vốn chủ sỡ hữu, tức là đang âm vốn, hay nói cách khác là mất khả năng thanh toán (insolvency) chứ không phải chỉ là thanh khoản (illiquidity). Nếu chỉ mất thanh khoản thì Fed có thể cấp thanh khoản cứu chứ âm vốn thật rồi thì chịu, người gửi tiền có nguy cơ bị mất tiền, nếu số tiền mất không được bảo hiểm tiền gửi cover.
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,804
Động cơ
271,915 Mã lực
Nó là thế này cụ ợ: Thời gian vừa rồi, do chính phủ Mỹ phát hành thêm quá nhiều tiền và cơn sốt ở 1 số lĩnh vực (công nghệ, bất động sản) khiến các công ty trong lĩnh vực đó nhận được những khoản đầu tư tăng vọt. Các công ty đó chưa dùng đến tiền mới gửi vào ngân hàng.

Ngân hàng đột nhiên nhận thêm quá nhiều tiền, cũng không biết làm gì nên mới chơi quả chắc là mua trái phiếu chính phủ. Thời gian này, kinh tế Mỹ đang diễn biến tốt nên lãi suất nói chung thấp, lãi suất trái phiếu chính phủ chỉ có 2%/năm. Khi nhận 2% thì ngân hàng sẽ lấy 1,5% trả cho người gửi tiền, ăn lãi 0,5% và tất cả đều happy.

Năm 2022 xuất hiện lạm phát, FED đối phó bằng cách tăng lãi suất liên tục, hiện nay đã là 4,5%. Với khoản mua trái phiếu chính phủ nói trên, điều này gây ra 2 hệ lụy nghiêm trọng:

- Năm 2021 lãi suất FED là 0,5%, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là 2% và được mua bán trên thị trường với giá khoảng 101,5%. Giả sử ngân hàng lấy 100 đồng tiền gửi của khách hàng đi mua trái phiếu. Nếu lãi suất ổn định thì ngân hàng vào sổ Bên Có: "Trái phiếu chính phủ 100 đồng và không cần gì hơn.
Năm 2022-2023 FED tăng lãi suất liên tục lên đến 4,5% hiện tại, nhưng lãi suất trái phiếu chính phủ là cố định nên vẫn là 2%, thấp hơn xa so với lãi suất hiện hành và vẫn chỉ có giá 101,5% trên thị trường, thấp hơn 3% so với lợi nhuận FED. Chính vì thế nên ngân hàng phải trích quỹ dự phòng 3% cho số tiền bỏ ra mua trái phiếu không được tính vào lợi nhuận.
3% là 1 tỉ lệ rất lớn. Các cụ nên biết là tổng vốn tự có của SVB chỉ là 16,5 tỉ đô, trong khi họ nhận đến hơn 200 tỉ tiền gửi và mang gần 100 tỉ đi mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Số trích lập 3% của gần 100 tỉ (gần 3 tỉ đô) đã vượt quá tổng lợi nhuận khiến kết quả kinh doanh bị lỗ trên giấy tờ.

- (Nghiêm trọng hơn): Khi FED tăng lãi suất thì ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi. Lãi suất tiền gửi ở Mỹ hiện tại là 4,2-4,7%, trong khi ngân hàng mắc kẹt gần 100 tỉ tiền gửi của khách (đã mua trái phiếu chính phủ) chỉ với lợi nhuận 2%/năm. Ngân hàng không thể đòi chính phủ Mỹ điều chỉnh lãi suất trái phiếu chính phủ đã phát hành, nhưng vẫn phải trả khách hàng lãi suất hiện hành, tức là chỉ nhận từ Chính phủ 2% nhưng phải trả cho khách 4%. Điều này dẫn đến bội chi, tức là bị lỗ thật, và lỗ rất lớn.
Đâu mà ra lãi huy động 4% theo FED cụ, lỗi ở đây là lấy vốn huy động ngắn hạn để đem đầu tư dài hạn thôi mà. Vấn đề là lỗ giấy 2 tỏi khi định giá lại theo ls trái phiếu tăng, các bố hô hào huy động vốn, thay vì tăng lãi huy động thì lại đi bán vốn cổ phiếu quỹ ra thị trường một cách bất thường, làm các đơn vị tư vấn khuyến cáo rủi ro các quĩ, doanh nghiệp nên cẩn trọng rút vốn. Và cơn sóng bankrun bắt đầu. Chỉ 5h sau là tê liệt, chớp nhoáng và không báo trước. Thực ra thì cũng chưa đến nỗi quá tệ, thiệt hại đáng ra nhẹ hơn nhiều, chả qua có kẻ bơm hơi thổi khí chọc phát yếu huyệt nằm sàn luôn. Em nghĩ vụ này chưa lan rộng đâu, xử lí vẫn ngon, còn cái nổ lớn đích đến cuối chắc còn ở phía sau. Miếng bánh 200 tỏi này bị các cá mập khác xé xác quá dễ chia phần, tiến tới đây nhiều anh ăn nhiều đợt trước cũng dễ bị xé xác kiểu này. Các ông lớn mừng húm, khéo chia nhau miếng bánh mấy NH kiểu này cũng phải 1000 tỷ usd chứ không ít
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top