[Funland] Nếu Quan Vũ không để mất Kinh Châu, Lưu Bị có thống nhất được Tam Quốc không?

TVL.COM

Xe tăng
Biển số
OF-608928
Ngày cấp bằng
11/1/19
Số km
1,017
Động cơ
132,510 Mã lực
Mời các cụ trong đợt dịch bệnh quất cái game Totalwar Three Kingdoms và chọn phe Thục, đừng để anh Vũ tèo vào đập cả 2 anh còn lại là xong mệnh đề nếu chứ có gì nữa. Seri Totalwar là một trong những seri game chiến thuật thời gian thực rất hay, mô phòng các mặt văn hoá, kinh tế, ngoại giao rất tốt, AI của máy cũng ngày càng khốn nạn :))
Em chia sẻ chứ không phải quảng cáo ạ :D
Ối. Trước kia em chơi Phong Lưu tam quốc, nguyên thằng Lữ Bố nó xơi của em chục củ lên thần, lên thánh, ...) mà mấy tháng sau lại thành đồ bỏ.
 

PhanVanTai

Xe hơi
Biển số
OF-774600
Ngày cấp bằng
16/4/21
Số km
125
Động cơ
39,702 Mã lực
Tuổi
34
Cụ lại đẩy âm mưu lên 1 tầm cao mới rồi. Bị không bao giờ bỏ Vũ, lịch sử không ai nghĩ như cụ. Chỉ là ông Vũ quá húng mà Thành Đô ra Kinh Châu xa quá, ai mà can được, chỉ đạo được.
Thực tế lịch sử thì phe Lưu Bị - Quan Wu cũng chỉ giữ được 4/7 quận của Kinh Châu, bị Tào-Ngô 2 mặt giáp công và Quan Wu cũng hơi ngạo mạn khi không Liên Ngô-kháng Tào như lời Gia Cát Lượng nên đây hoàn toàn là sai lầm về mặt chiến lược, Quân sự của phe Thục Hán
 

Sư phụ

Xe tải
Biển số
OF-557680
Ngày cấp bằng
10/3/18
Số km
294
Động cơ
154,845 Mã lực
Em không hiểu tại sao nhiều người ở Việt Nam lại thờ hoặc để tượng Quan Vũ. Thậm chí còn có cả tượng Quan Vũ 1 tay cầm sách để đọc nữa. Người như Vũ mà lại đọc sách thấy sai sai
 

PhanVanTai

Xe hơi
Biển số
OF-774600
Ngày cấp bằng
16/4/21
Số km
125
Động cơ
39,702 Mã lực
Tuổi
34
Em không hiểu tại sao nhiều người ở Việt Nam lại thờ hoặc để tượng Quan Vũ. Thậm chí còn có cả tượng Quan Vũ 1 tay cầm sách để đọc nữa. Người như Vũ mà lại đọc sách thấy sai sai
Người Tàu cũng thờ Quan Wu cụ ạ, đó có lẽ là phong tục bên Tàu du nhập sang
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,220
Động cơ
868,427 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Thế nào là sự thực hả cụ?
Như em nói về Lam Sơn chẳng hạn.
Sử ta bảo Lê Lợi nuôi chí lớn Minh mời làm quan từ chối không ra Quý Khoáng mời hợp tác cũng từ chối.
Nhưng Minh sử lại bảo: Lê Lợi lúc đầu theo Quý Khoáng làm Kim Ngô tướng quân sau lại phản Quý Khoáng hàng Minh và được phong Tuần kiểm Nga Lạc
Như vậy cái nào là sự thực?
Anh còn non lắm!
Cụ có link đoạn Mình sử này, cho em xin.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,378
Động cơ
76,250 Mã lực
chuẩn rồi cụ ơi, Lã Mông trong TQ ko đc mô tả nhiều nhưng là tướng suốt ngày đi cùng với Chu Du nên ko phải tầm thường, anh Tào Nhân thì trong TQ bị dìm tơi tả nhưng em nghĩ là 1 tướng tài chứ bác La dìm anh Nhân ghê quá ~
Cả trong sử lẫn trong truyện thì em thấy Tào Nhân trấn thủ Tương Dương - Phàn Thành mười mấy năm bên Ngô, Thục đều bó tay, phải chuyển hướng tấn công sang Kỳ Sơn, Hợp Phì. Tào Nhân sau này lên đứng đầu hàng quan võ của Nguỵ
Lã Mông thì giữ chức Đại Đô Đốc cũng là đứng đầu hàng quan võ nhà Ngô.
Vậy nên nói chung ở Kinh Châu cả 3 bên là cân kèo.
 

Vinacaptain

Xe tăng
Biển số
OF-737921
Ngày cấp bằng
1/8/20
Số km
1,329
Động cơ
1,319,803 Mã lực
Trong Long Trung đối em nhớ là sau khi chiếm được Xuyên và có Kinh Châu, khi đánh Nguỵ sẽ chia binh hai đường. Mà thực tế thế léo nào khi đã được cả Đông Xuyên, không nghỉ ngơi lấy sức mà lại sui anh Vũ đem quân bắc phạt. Một tay vỗ kêu thế éo nào được. Chắc có âm mưu gì từ anh Lượng hoăc anh Bị, chứ các anh khác trong tập đoàn này không đủ trình. :D
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,680
Động cơ
290,928 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Em có một thắc mắc là sao GCL biết Quan Vũ có tính cách thế khó mà cho làm chủ Kinh Châu được. Mà LB và GCL vẫn cho làm chủ nhỉ
Quan vũ là ae kết nghĩa.cụ bảo lb k tin cụ ấy thì tin ai?hơn nữa cũng dựa vào cái uy của quan vũ để dọa quân tào.chứ bên Ngô là họ k sợ nhá
 

pimbim

Xe điện
Biển số
OF-183959
Ngày cấp bằng
7/3/13
Số km
2,330
Động cơ
350,721 Mã lực
Sử Việt còn chưa rành, quan tâm gì tàu, em thiệt.
 
Biển số
OF-749861
Ngày cấp bằng
13/11/20
Số km
37
Động cơ
54,268 Mã lực
Tuổi
43
Sử Việt cũng thế , cũng phía Bắc thẳng tiến xuống thôi .
Mà em thấy ngay sử TG cũng phần lớn Bắc thắng như Nội chiến Mỹ , chiến tranh thống nhất Ý .
Thế sao nhà Nguyễn thống nhất Giang Sơn ? Chiến tranh Nam Bắc bên Nam thắng đó kìa?
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Em không hiểu tại sao nhiều người ở Việt Nam lại thờ hoặc để tượng Quan Vũ. Thậm chí còn có cả tượng Quan Vũ 1 tay cầm sách để đọc nữa. Người như Vũ mà lại đọc sách thấy sai sai
Tàu thờ Quan Vũ còn VN thì vái tứ phương!
 

Thomas Mueller

Xe đạp
Biển số
OF-566741
Ngày cấp bằng
1/5/18
Số km
23
Động cơ
646,602 Mã lực
Xin thưa là không cụ nhé.
Thứ nhất: Tập đoàn Thục Hán thiếu tính chính danh, không nhận được ủng hộ của người dân.
Nhà Ngụy tôn phò nhà Hán, lấy danh nghĩa nhà Hán dẹp loạn. Thực tế trong giai đoạn Tào Tháo cầm quyền, tập đoàn Tào Ngụy cũng vẫn tôn trọng nhà Hán (đây là em nói thực tế, Tam quốc diễn nghĩa mô tả Tào Tháo tồi tệ như Vương Mãng, Đổng Trác), hầu hết các thế tộc dù trung thành với nhà Hán nhưng vẫn hợp tác, giúp sức họ Tào. Ban đầu họ coi Tào Tháo là đại diện nhà Hán, đang nhận lệnh vua Hán để dẹp loạn. Ở giai đoạn này Tào Tháo, đối xử với Nhà vua và các đại thần nhà Hán rất tốt, có sự cung phụng và tôn trọng lớn, khác xa với các quân phiệt trước đó như Đổng Trác, Lý Thôi-Quách Dĩ. Có điều đó trước hết là do bản thân Tào Tháo buổi ban đầu tràn đầy nhiệt huyết mong muốn được phục vụ, được cống hiến góp sức xây dựng nhà Hán hùng mạnh (đúng như Hứa Thiệu đã nhận xét: Trị thế năng thần); thêm nữa đó là sự trung thành của các đại thần nhà Hán, những người vừa hợp tác làm việc dưới sự chỉ huy của Tào Tháo nhưng thâm tâm vẫn hướng về nhà Hán. Đại diện tiêu biểu là Tuân Úc, người giữ chức Trung thư lệnh một vị trí gạch nối trung gian giữa Tập đoàn Tào Ngụy và triều trình nhà Hán. Sự hòa hợp ban đầu của tập đoàn Tào Ngụy với triều đình nhà Hán mang lại niềm hy vọng cho giới quý tộc, sĩ phu và thậm chí cả dân thường vốn mong muốn chiến tranh chấm dứt, xã hội yên ổn.
Sau này, cùng với quyền lực ngày càng lớn của Tào Tháo, những mâu thuẫn giữa Triều đình và Tập đoàn Tào Ngụy xuất hiện và ngày càng gay gắt. Phần lớn quan lại, quý tộc vì ràng buộc lợi ích đã dần dần chuyển hóa, từ phục vụ chính quyền nhà Hán chuyển sang phục vụ chính quyền Tào Ngụy. Một vài trường hợp chống đối chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ và nhanh chóng thất bại, bị Tào Ngụy thẳng tay trừng trị cũng góp phần làm cho nhân tâm càng thêm nhanh chóng quy phục Tào Ngụy.
Do đó Tào Ngụy được phần lớn dân Trung Quốc thời đó công nhận. Điều đó lý giải tại sao tập đoàn Tào Ngụy có nhân tài đông đảo, tầng tầng lớp lớp.
Trái ngược với Tào Tháo thì Lưu Bị và Tôn Quyền là các lãnh chúa địa phương. Sự hình thành phát triển của họ đồng nghĩa với quá trình đánh chiếm và cát cứ lãnh thổ, trái với nguyện vọng lãnh thổ được thống nhất kết thúc chiến tranh của phần lớn người dân. Để có lực tranh tài với Tào Tháo, cả Lưu Bị và Tôn Quyền đều ra sức bóc lột, người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là dân thường nhưng giới địa chủ cũng là đối tượng để vơ vét. Do vậy giới tinh hoa (quan lại, trí thức, địa chủ) phần lớn là quay lưng không ủng hộ. Em chỉ ví dụ 4 trường hợp: 1. Mẹ Từ Thứ gọi con từ chỗ Lưu Bị về để phục vụ Tào Tháo; 2. Trần Quần dưới trướng Lưu Bị khi Bị ở Từ Châu, nhưng lại theo về Tào Tháo; 3. Lưu Ba- danh sĩ Kinh Châu: Rất nhiều lần sinh sống ở địa bàn do Lưu Bị quản lý, nhưng đều tìm cách liên hệ với Tào Tháo, mong muốn được đầu quân dưới trướng “nhà Hán”. Khi Lưu Bị chặn đường về Trung Nguyên thì ông tìm cách dời đi vì không muốn phục vụ Lưu Bị. Chỉ đường cùng đến lúc Ích Châu bị chiếm mới chịu hợp tác (ông này cũng đen, chạy Lưu Bị từ Kinh Châu, sang Việt Nam, về Ích Châu cũng không thoát); 4. Tôn Sách và sau này là Tôn Quyền khi bình định Dương Châu cũng bị các thế lực địa phương không phục, chống đối quyết liệt, phải dùng bạo lực, diệt tộc để trấn áp (chính gia tộc Chu Du và Lục Tốn cũng là những nạn nhân).
Các triều đại Trung Quốc đều coi nhà Ngụy là chính thống, Tào Tháo là anh hùng. Chỉ từ nhà Tống trở đi thì hình tượng Tào Tháo mới xấu dần nhưng Tào Ngụy vẫn là chính thống.
Thứ 2: Tương quan sức mạnh vượt trội của Tào Ngụy, nhà Thục Hán luôn ở vào thế lép vế, bị tiêu hao đến suy kiệt.
Đến giai đoạn trung kỳ thì nhà Tào Ngụy đã có sức mạnh vượt trội, gấp nhiều lần cả 2 nhà Thục, Ngô cộng lại
Về lãnh thổ và dân số: Nhà Đông Hán chia đất nước thành 13 châu (theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông là Lương, Ung, Tinh, U, Thanh, Ký, Duyện, Dự, Từ, Kinh, Ích, Dương, Giao). Thục chỉ chiếm Ích châu và Hán Trung; Ngô chỉ chiếm Dương Châu, Giao châu và một phần Kinh Châu, còn lại là Ngụy. Địa bàn Thục Hán bao quanh bởi núi cao chỉ có phần đồng bằng ở trung tâm, địa bàn Đông Ngô bị chia cắt bởi sông lớn và đồi núi. Trong khi đó Lãnh thổ nhà Ngụy có rất nhiều thành trì quan trọng, là trung tâm kinh tế văn hóa, là cái nôi của văn minh Trung Hoa với dân số đông và người Hán là chủ đạo.
Lãnh thổ nhà Ngụy cách nhà Thục Hán bởi dãy Tần Lĩnh, cách nhà Ngô bởi dãy Đại Biệt Sơn và sông Trường Giang; lãnh thổ nhà Ngô cách nhà Thục bởi dãy Đại Ba Sơn hùng vĩ. Do đó Thục muốn chinh phục được Ngụy phải có lực lượng kỵ binh mạnh (điều Thục không thực hiện được do bị Ngụy cắt nguồn cung chiến mã từ Tây Lương và từ phía Bắc); muốn chinh phục Ngô phải có thuyền bè và huấn luyện thủy quân (Thục cũng rất khó thực hiện do tiềm lực có hạn và lãnh thổ Thục là đầu nguồn sông Trường Giang với lòng sông nhỏ và dốc, nước chảy xiết không thuận lợi để đóng các thuyền lớn và huấn luyện thủy quân).
Nhà Ngụy có dân số đông (Theo một số tài liệu, dân số của Thục chưa đến 1 triệu người, của Ngụy hơn 4 triệu, Ngô hơn 2,3 triệu), phần lớn là người Hán. Ngoài ra có các tộc "Hồ" phía Bắc, là nguồn cung cấp chiến mã quan trọng, thậm chí cung cấp cả quân đội thiện chiến. Nhà Tào Ngụy đã thiết lập được quyền cai trị các tộc người này góp phần vào sức mạnh tổng thể của nhà Ngụy.
Lãnh thổ nhà Ngụy vốn là trung tâm của văn hóa Trung Hoa, là nơi xuất thân của hầu hết nhân tài Trung Hoa. Có thể kể tên các vùng đất địa linh nhân kiệt nổi tiếng như: Dĩnh Xuyên (với Tuân Úc, Tuân Du, Quách Gia, Chung Do), Trần Lưu, Hà Nội (Tư Mã Ý), Nam Dương (nơi xuất thân của hầu hết nhân tài Kinh Châu, bản thân Gia Cát Lượng cũng trưởng thành ở quận này), hay vùng miền Bắc TQ vốn là nơi sản sinh ra các võ tướng nổi tiếng.
Nhà Ngô và Thục có lãnh thổ khá rộng, không kém nhiều so với Ngụy. Tuy nhiên phần lớn các lãnh thổ này là do Thục, Ngô đánh chiếm từ các dân tộc thiểu số ("Nam Man" của Thục và "Man Khê" và "Sơn Việt" của Ngô). Địa hình chia cắt và dân số người Hán ít dẫn đến vùng ảnh hưởng của văn hóa Hán bị hạn chế, ngoại trừ phần trung tâm thì chính quyền Thục và Ngô không thật sự kiểm soát được lãnh thổ. Người dân tộc thiểu số, có mối quan hệ lỏng lẻo với chính quyền Thục, Ngô, lại phải cống nạp và đóng thuế cho chính quyền. Do vậy họ luôn có tâm thế phản kháng, chống đối. Chiến dịch Bảy lần bắt Mạnh Hoạch cho thấy rõ sự bất ổn đó và sự chuyển đổi sang chính sách vỗ về đổi lấy yên ổn của nhà Thục Hán.
Còn người Hán ở Thục, Ngô thì sao? Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, người Hán từ vùng đồng bằng sông Hoàng Hà di cư ra bốn phía. Văn hóa Hán sớm bao phủ sang phía Tây đến vùng Quan Trung, phía Nam đến sông Trường Giang thì chững lại (do địa hình Tần Lĩnh hiểm trở và sông Trường Giang ngăn cách, giống như Việt Nam chững lại ở Thuận Hóa trong thời gian dài). Cho đến cuối thời Chiến Quốc, vùng đất Tây Xuyên và Giang Nam vẫn còn kém phát triển, vẫn là vùng đất cần khai hóa trong con mắt người Hán. Đặc biệt là vùng Tây xuyên không hề xuất hiện nhân tài nào đáng kể trong lịch sử, được coi là vùng trũng của văn hóa Trung Hoa. Trước khi Lưu Bị vào Xuyên, nơi đây là vùng đất trù phú an bình do ít có chiến tranh. Lưu Chương chỉ gây chiến với Trương Lỗ nhưng với quy mô không lớn (Lưu Chương không đủ lực để diệt Trương Lỗ. Trương Lỗ vốn là thủ lĩnh tôn giáo, dựa vào tôn giáo để tập hợp lực lượng, tuân thủ giáo lý Thiên Sư Đạo nên ông không muốn gây chiến tranh). Sau khi Lưu Bị đến Tây Xuyên thì người dân ở đây bắt đầu thấm nỗi khổ chiến tranh. Các cuộc chiến với quy mô lớn đã diễn ra liên miên không dứt để mở rộng lãnh thổ, để chống lại Tào Ngụy và Tôn Ngô. Hậu quả là gì? Lưu Bị (và cả Gia Cát Lượng/Khương Duy sau này) đều ra sức bắt lính, thu thập quân lương. Người dân mất đi những người thân nhất, mất đi nhân lực lao động chủ yếu trong gia đình. Giới quý tộc địa chủ vốn đang hưởng thụ cuộc sống sung túc yên bình thì bị chính quyền bóc lột lương thực tiền tài và bắt đóng góp nhân lực. Thắng lợi thì chính quyền (mà chủ yếu là bọn nơi khác đến) hưởng thành quả. Mọi mất mát do người địa phương chịu. Do đó người bản địa không hợp tác, thậm chí mạnh mẽ hơn thì chống đối (Cao Định, Ung Khải, Chu Bao đồng loạt phản loạn ở Nam Trung phản ánh xu thế đó). Nói thế để thấy những mỹ từ ca ngợi Lưu Bị, nào là có nhân hòa; nào là “Tân Dã mục, Lưu hoàng thúc, Từ khi đến đây, Dân sung túc” là do La Quán Trung thiên vị vẽ ra.
Về kinh tế: Lãnh thổ của Thục Hán và Đông Ngô rộng với tài nguyên phong phú. Tuy nhiên do khoa học kỹ thuật thời Tam Quốc kém phát triển, năng suất lao động cơ bản là giống nhau. Do đó tiềm lực kinh tế (và sức mạnh của đất nước) tỷ lệ thuận với số dân. Dân số ít, tài nguyên được khai thác không đáng kể, kinh tế của Thục và Ngô kém hơn Ngụy nhiều. Rất khác với hiện nay, Trùng Khánh, Quảng Đông, Vũ Hán, Thượng Hải,… - lãnh thổ Thục và Ngô xưa- nay là những trung tâm kinh tế lớn nhất TQ.
Mặt khác Thục tiến hành chiến tranh liên miên, nhiều hơn hẳn Ngô. Mỗi lần Thục tấn công đều cần số quân phải nhiều hơn Ngụy (bên tấn công phải nhiều quân hơn bên phòng thủ thì mới có hy vọng thắng lợi), phải huy động số lượng lớn dân cư làm phu dịch để vận chuyển lương thảo vũ khí, sửa chữa xây dựng đường xá qua những vùng địa hình hiểm trở, xây thành đắp lũy,... Do đó sự tiêu hao vì chiến tranh của Thục lớn hơn nhiều so với Ngụy và Ngô. Tất cả ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Thục Hán. Dưới ngòi bút La Quán Trung, nhiều độc giả tiếc nuối khi chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng sắp thành công thì buộc phải rút về do Lý Nghiêm và Cẩu An (nhân vật hư cấu của La) không kịp thời cung ứng lương thảo. Đây là điểm khác nhau giữa Tam Quốc diễn nghĩa và chính sử. Tìm hiểu chính sử để hiểu cho tình thế khó khăn trong việc huy động và vận chuyển lương thảo; để thấy rằng việc Cẩu An đầu hàng Ngụy (dù là hư cấu) hay bị cách hoàn toàn chức vụ của Lý Nghiêm là một sự giải thoát cho họ (Lý do thực sự của việc Lý Nghiêm bị cách chức là sự đấu tranh chính trị giữa các phe nhóm nội bộ Thục Hán, vấn đề này xin được bàn ở chuyên mục khác).
Về quân sự nhà Thục kém xa so với Ngụy: Dân số ít dẫn đến quân số có thể huy động cũng ít, huấn luyện kém (do chiến tranh dai dẳng liên miên, điển hình như chiến dịch bắc phạt lần 1 và lần 2 diễn ra trong cùng năm 228, lần 3 diễn ra vào mùa xuân năm 229 sau lần 1 đúng 1 năm, thời gian nào để huấn luyện tân binh), kỵ binh và thủy binh ít, thiếu tướng tài (Bản thân nhân tài người Thục vốn đã ít hơn so với các vùng khác của Trung Quốc, lại do mâu thuẫn với triều đình họ đóng cửa không ủng hộ nhà Thục. Số lượng người tài của nhà Thục Hán thật sự ít ỏi). Sa vào cuộc chiến tiêu hao dẫn đến càng ngày Thục (và tương tự đối với cả Ngô) càng kém so với Ngụy.
Thứ 3: Tranh chấp vị trí chiến lược Kinh Châu, Thục không thể toàn lực cất quân từ Kinh Châu
Như phân tích ở mục 2: Nhà Thục Hán nằm lọt trong bồn địa Tứ Xuyên, xung quanh là núi non trùng điệp. Để xuất quân đi chinh phục thiên hạ thì chỉ có 2 lối.
Một là từ Hán Trung đi qua dải Tần Lĩnh (Gia Cát Lượng về sau 6 lần xuất binh đều theo lối này).
Hai là xuôi dòng Trường Giang để đến Kinh Châu. Sau đó từ Kinh Châu ngược lên phía Bắc để đánh Tương Dương, Phàn Thành (Ngụy) hoặc xuôi về phía đông đánh Giang Hạ, Sài Tang (Đông Ngô).
Kinh Châu thời nhà Hán có 7 quận: Quận Nam Dương là trị sở chính, là trung tâm văn hóa kinh tế của cả Kinh Châu, sau hoàn toàn thuộc địa bàn Tào Tháo, thành trì chính là Uyển Thành, ngoài ra Tân Dã cũng thuộc quận này. Quận Nam (Nam Quận): có các thành trì chính là Phàn Thành, Tương Dương (sau thuộc Tào Tháo) Giang Lăng (thuộc Tôn Quyền, sau Tôn Quyền đổi cho Lưu Bị để lấy Giang Hạ, sau nữa Tôn Quyền đánh Quan Vũ để chiếm lại), Di Lăng, Công An,… Quận Giang Hạ: nửa phía bắc thuộc Tào Tháo, nửa phía Nam (Hạ Khẩu) thuộc Lưu Kỳ-Lưu Bị. Sau Lưu Bị đổi nửa quận Giang Hạ này để lấy huyện Giang Lăng (chuyện Lưu Bị mượn Kinh Châu lấy đường đánh Ích châu chính là sự trao đổi này). Bốn quận phía Nam Kinh Châu (Trường Sa, Vũ Lăng, Linh Lăng, Quế Dương, gọi chung là Kinh Nam) ban đầu thuộc Lưu Bị. Vùng Kinh Nam đất rộng nhưng nhiều đồi núi, là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số Man Ngũ Khê, ba mặt Đông, Tây và Nam có địa hình núi non hiểm trở, tách biệt hoàn toàn, không có đường giao thông ra bên ngoài. Lưu Bị chiếm được vùng Kinh Nam này nhưng không có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế và quân sự. Do đó vùng đất của Lưu Bị chiếm được ban đầu là vùng đất cô lập, không thể thông ra bên ngoài do địa hình vùng Kinh Nam, do bị Tào Tháo chặn ở phía Bắc (các huyện phía Bắc Giang Hạ do Tào Tháo kiểm soát), bị Tôn Quyền chặn ở 2 đầu phía Tây và phía Đông (kẹp giữa Giang Lăng và Sài Tang của Tôn Quyền). Tình thế bắt buộc Lưu Bị phải mượn đất của Tôn Quyền, chấp nhận nhường nửa quận Giang Hạ cho Quyền chỉ để “mượn” huyện Giang Lăng, đả thông con đường tiến về phía Tây sang Ích Châu. Sau sự trao đổi đó, tình thế Kinh châu giữa ba nước là cân bằng (là Tam quốc thu nhỏ trong 1 châu). Ba nước đều phái các tướng giỏi nhất của mình trấn thủ; tập trung quân, dân đến để phát triển. Sau này, trong vùng mình kiểm soát cả ba nước đều lập thêm quận mới, nâng số quận của mỗi nước lên thành 7 đến 8 quận.
Như vậy đất Kinh Châu là ngã ba thiên hạ, có nó thì có thể tiến quân đánh Ngụy, đánh Ngô. Ba nước, mỗi nước chỉ chiếm một phần, phần của Thục có Giang Lăng, phần của Ngụy có Tương Dương-Phàn Thành, phần của Ngô có Giang Hạ là những yếu địa . Do đó Ngô hoặc Ngụy không đời nào để cho Thục yên ổn từ đó cất binh đi đánh nước kia. Dù Quan Vũ không đánh mất Kinh châu (thực chất là mất 1 phần Kinh Châu thôi) thì Thục muốn cất quân đánh Ngụy chắc chắn phải duy trì tướng giỏi và rất nhiều quân để phòng ngự Đông Ngô. Việc thay đổi tình thế cân bằng này để chuyển sang tình thế cân bằng mới ở Kinh Châu đòi hỏi quốc lực rất lớn, trừ Ngụy thì cả Thục và Ngô đều không thể thực hiện được. Do đó Quan Vũ mạo hiểm (manh động?) tấn công Ngụy nhận lấy sự thất bại là tất yếu.
Thứ 4: Một ví dụ điển hình. Sau thời kỳ này khoảng 100 năm, tướng Hoàn Ôn nhà Đông Tấn diệt nhà Thành Hán, chiếm Thành Đô. Lãnh thổ nhà Đông Tấn lúc đó rộng hơn cả Ngô và Thục cộng lại, lại chiếm giữ thành trì chiến lược Tương Dương. Hoàn Ôn cũng cất 2 cánh quân (như Long Trung sách của Khổng Minh) nhưng cuối cùng thất bại.
Tóm lại: nhà Thục Hán không thể thống nhất thiên hạ. Trước sức mạnh tuyệt đối của nhà Ngụy, những cố gắng của Gia Cát Lượng hay Khương Duy chỉ là để kéo dài sự tồn tại của Thục Hán.
Ban do tong the Kinh Chau.jpg
Kinh Chau tuong quan Thuc Ngo .jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Còn mấy trận lúc đầu Minh thực lục ghi cụ Lợi bị đánh thua thê thảm phải chạy sang Lào nhưng Sử toàn thư lại ghi cùng thời điểm đó cụ Lợi thắng được mấy vạn quân Minh
 
Biển số
OF-763482
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
980
Động cơ
-124 Mã lực
Tuổi
34
Xin thưa là không cụ nhé.

Thứ nhất: Thiếu tính chính danh (chính thống), không nhận được ủng hộ của người dân.
Nhà Ngụy tôn phò nhà Hán, lấy danh nghĩa nhà Hán dẹp loạn. Thực tế trong giai đoạn Tào Tháo cầm quyền, tập đoàn Tào Ngụy cũng vẫn tôn trọng nhà Hán (đây là em nói thực tế, chứ Tam quốc diễn nghĩa thì mô tả Tào Tháo như Vương Mãng, Đổng Trác), các thế tộc trung thành với nhà Hán (điển hình là thế tộc họ Tuân với Tuân Úc, Tuân Du, thế tộc họ Chung với Chung Do) nhưng vẫn hợp tác, giúp sức họ Tào. Do đó Tào Ngụy được phần lớn dân Trung Quốc thời đó ủng hộ. Điều đó lý giải tại sao tập đoàn Tào Ngụy có nhân tài đông đảo, tầng tầng lớp lớp. Đến khi Nhà Ngụy thay Hán thì cũng là được nhường ngôi. Không như Lưu Bị và Tôn Quyền là các lãnh chúa địa phương, các thế lực địa chủ phần lớn là quay lưng nên không thu hút được nhân tài vật lực. Em ví dụ 4 trường hợp: 1. mẹ Từ Thứ gọi con từ chỗ Lưu Bị về để phục vụ Tào Tháo; 2. Trần Quần dưới trướng Lưu Bị khi Bị ở Từ Châu, nhưng lại theo về Tào Tháo; 3. Lưu Ba- danh sĩ Kinh Châu: Rất nhiều lần sinh sống ở địa bàn do Lưu Bị quản lý, nhưng khi Lưu Bị đến là ông dời đi vì không muốn phục vụ Lưu Bị, chỉ đường cùng đến khi Ích Châu bị chiếm mới chịu hợp tác (ông này cũng đen, chạy Lưu Bị từ Kinh Châu, sang Việt Nam, về Ích Châu cũng không thoát); 4. Tôn Sách và sau này là Tôn Quyền khi bình định Dương Châu cũng bị các thế lực địa phương không phục, chống đối quyết liệt, phải dùng bạo lực (diệt tộc) để trấn áp (gia tộc Chu Du và Lục Tốn cũng là những nạn nhân).
Các triều đại Trung Quốc đều coi nhà Ngụy là chính thống, Tào Tháo là anh hùng. Chỉ từ nhà Tống trở đi thì hình tượng Tào Tháo mới xấu dần nhưng Tào Ngụy vẫn là chính thống.

Thứ 2: Tương quan sức mạnh vượt trội của Tào Ngụy, nhà Thục Hán luôn ở vào thế lép vế, bị tiêu hao đến suy kiệt.
Đến giai đoạn trung kỳ thì nhà Tào Ngụy đã có sức mạnh vượt trội, gấp nhiều lần cả 2 nhà Thục, Ngô cộng lại
- Về Lãnh thổ: Nhà Đông Hán chia đất nước thành 13 châu (theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông là Lương, Ung, Tinh, U, Thanh, Ký, Duyện, Dự, Từ, Kinh, Ích, Dương, Giao). Thục chỉ chiếm Ích châu và Hán Trung; Ngô chỉ chiếm Dương Châu, Giao châu (miền Bắc Việt Nam) và một phần Kinh Châu, còn lại là Ngụy. Địa bàn Thục Hán bao quanh bởi núi non, chỉ có phần đồng bằng ở trung tâm. Địa bàn Đông Ngô bị chia cắt bởi sông lớn. Lãnh thổ nhà Ngụy có rất nhiều thành trì quan trọng, là trung tâm kinh tế văn hóa lớn; có số dân lớn, chất lượng dân cư cao.
Lãnh thổ nhà Ngụy cách nhà Thục Hán bởi dãy Tần Lĩnh, cách nhà Ngô bởi dãy Đại Biệt Sơn và sông Trường Giang; lãnh thổ nhà Ngô cách nhà Thục bởi dãy Đại Ba Sơn hùng vĩ. Do đó Thục muốn chinh phục được Ngụy phải có lực lượng kỵ binh mạnh (điều Thục không thực hiện được do bị Ngụy cắt nguồn cung từ Tây Lương và từ phía Bắc); muốn chinh phục Ngô phải có thuyền bè và huấn luyện thủy quân.
- Về dân số: Nhà Ngụy có dân số đông, phần lớn là người Hán. Người ra có các tộc "Hồ" phía Bắc, là nguồn cung cấp chiến mã quan trọng thậm chí cung cấp cả quân đội thiện chiến. Nhà Tào Ngụy đã thiết lập được quyền cai trị các tộc người này góp phần vào sức mạnh tổng thể của nhà Ngụy
Nhà Ngô và Thục có lãnh thổ khá rộng, không kém nhiều so với Ngụy. Tuy nhiên phần lớn các lãnh thổ này là do Thục, Ngô đánh chiếm từ các dân tộc thiểu số ("Nam Man" của Thục và "Man Khê" và "Sơn Việt" của Ngô). Địa hình chia cắt do đó ngoại trừ phần trung tâm thì chính quyền Thục và Ngô không thật sự kiểm soát được lãnh thổ. Dân số ít, diện tích rộng nhưng được khai thác ít, kinh tế của Thục và Ngô kém hơn nhiều (Rất khác với hiện nay, Trùng Khánh, Quảng Đông, Vũ Hán, Thượng Hải,… - lãnh thổ Thục và Ngô xưa- nay là những trung tâm kinh tế lớn nhất TQ).
-Về quân sự nhà Thục kém xa so với Ngụy: Quân số ít, huấn luyện kém, kỵ binh ít, thiếu tướng tài (do số dân và chất lượng dân cư). Sa vào cuộc chiến tiêu hao dẫn đến càng ngày Thục (và cả Ngô) càng kém so với Ngụy.

Thứ 3: Tranh chấp vị trí chiến lược Kinh Châu, Thục không thể toàn lực cất quân từ Kinh Châu
Như phân tích ở mục 2: Nhà Thục Hán nằm lọt trong bồn địa Tứ Xuyên, xung quanh là núi non trùng điệp. Để xuất quân đi chinh phục thiên hạ thì chỉ có 2 lối.
Một là từ Hán Trung đi qua dải Tần Lĩnh tiến đến Trường An (Gia Cát Lượng về sau 6 lần xuất binh đều theo lối này, mà mục tiêu chỉ là Lương Châu, chưa bao giờ đến được Trường An).

Hai là xuôi theo sông Trường Giang để đến Kinh Châu. Sau đó từ Kinh Châu ngược lên phía Bắc để đánh Tương Dương, Phàn Thành (Ngụy) hoặc xuôi dòng theo phía đông đánh Giang Hạ, Sài Tang (Đông Ngô).

Kinh Châu thời nhà Hán có 7 quận: Quận Nam Dương là trị sở chính của cả Kinh Châu, sau hoàn toàn thuộc địa bàn Tào Tháo, thành trì chính là Uyển Thành, ngoài ra Tân Dã cũng thuộc quận này. Quận Nam (Nam Quận): có các thành trì chính là Phàn Thành, Tương Dương (sau thuộc Tào Tháo) Giăng Lăng (thuộc Tôn Quyền, sau Tôn Quyền đổi cho Lưu Bị để lấy Giang Hạ, sau nữa Tôn Quyền đánh Quan Vũ để chiếm lại), Di Lăng, Công An,… Quận Giang Hạ (nửa phía bắc thuộc Tào Tháo-sau lập thành quận An Lục), nửa phía Nam (Hạ Khẩu) thuộc Lưu Kỳ-Lưu Bị. Sau Lưu Bị đổi lấy thành Giăng Lăng (chuyện Lưu Bị mượn Kinh Châu lấy đường đánh Ích châu chính là sự trao đổi này). Bốn quận phía Nam Kinh Châu (Trường Sa, Vũ Lăng, Linh Lăng, Quế Dương) thuộc Lưu Bị. Như vậy đất Kinh Châu là ngã ba thiên hạ, có nó thì có thể tiến quân đánh Ngụy, đánh Ngô. Ba nước, mỗi nước chỉ chiếm một phần, phần của Thục có Giăng Lăng, phần của Ngụy có Tương Dương-Phàn Thành, phần của Ngô có Giang Hạ là những yếu địa . Do đó Ngô (hoặc Ngụy) không đời nào để cho Thục yên ổn từ đó cất binh đi đánh nước kia. Dù Quan Vũ không đánh mất Kinh châu (thực chất là mất 1 phần Kinh Châu thôi) thì Thục muốn cất quân đánh Ngụy chắc chắn phải duy trì tướng giỏi và rất nhiều quân để phòng ngự Đông Ngô.

Chính vì vị trí quan trọng như thế nên từ 7 quận ban đầu, cả 3 nước đều tập trung quân và dân đến để phát triển, mỗi nước sau này trong địa phận mình kiểm soát đều chia tách lập thành 7 đến 8 quận mới.

Thứ 4: Một ví dụ điển hình. Sau thời kỳ này khoảng 100 năm, tướng Hoàn Ôn nhà Đông Tấn diệt nhà Thành Hán, chiếm Thành Đô. Lãnh thổ nhà Đông Tấn lúc đó rộng hơn cả Ngô và Thục cộng lại, lại chiếm giữ thành trì chiến lược Tương Dương. Hoàn Ôn cũng cất 2 cánh quân (như Long Trung sách của Khổng Minh) nhưng cuối cùng thất bại.

Tóm lại: nhà Thục Hán không thể thống nhất Tam quốc. Trước sức mạnh tuyệt đối của nhà Ngụy, những cố gắng của Gia Cát Lượng hay Khương Duy chỉ là để kéo dài sự tồn tại của Thục Hán.
cụ phân tích kỹ quá, em thấy khá hợp lý
nãy cũng có 1 cụ (xin lỗi cụ ấy nhé, vì em ko nhớ tên hihi) là anh Vũ chỉ chiếm 1 phần kinh châu thôi chứ ko phải tất cả kinh châu
nhưng trong phim cụ La và các nhà làm phim thì cứ làm quá lên đổ hết tội lên đầu anh Vũ để nâng bi anh Lượng

em cũng có xem 1 số bài báo nói là anh Lượng biết là ko thể thắng đc ngụy nhưng vẫn phải đánh
- đánh để phòng thủ, gọi là phòng thủ từ xa đó cụ
- ra ngoài biên ải để tránh việc tranh giành triều chính ở thành đô với quan lại nước Thục cũ
...
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,129
Động cơ
313,290 Mã lực
Em thấy anh Vũ tội to hơn công, riêng cái tội thả anh Tháo đã có thể chém rồi nhé. Nên cài vụ đưa anh ấy vào thờ cúng em khồn phục
Thả anh Tháo là trong tinh toán của anh Lượng rồi. Ngay khi cử anh Vũ đi, Lưu Bị đã bảo Lượng là sao lại cử Vũ đi, biết trước thế nào anh Vũ cũng ko bắt. Anh Lượng bảo coi như cho anh Vũ cơ hội để trả ơn anh Tháo. Và quan trọng hơn, để giữ thế chân vạc 03 nước. Chứ anh ấy biết trước là anh Bị ko thể thống nhất thiên hạ được.
 

duongvubkac

Xe tải
Biển số
OF-742600
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
388
Động cơ
64,395 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hanoi
Website
shopee.vn
Thả anh Tháo là trong tinh toán của anh Lượng rồi. Ngay khi cử anh Vũ đi, Lưu Bị đã bảo Lượng là sao lại cử Vũ đi, biết trước thế nào anh Vũ cũng ko bắt. Anh Lượng bảo coi như cho anh Vũ cơ hội để trả ơn anh Tháo. Và quan trọng hơn, để giữ thế chân vạc 03 nước. Chứ anh ấy biết trước là anh Bị ko thể thống nhất thiên hạ được.
Cái này không thuyết phục cụ. Anh Tháo kiểu như ceo của tập đoàn Ngụy, ảnh mà tèo đột ngột thì nhà Ngụy chắc chắn lao đao, cơ hội lớn cho nhà Thục. Em thì nghĩ anh La viết thế cho nó cuốn thôi, còn em dự là anh Vũ không nghe anh Lượng cộng thêm muốn lập công nên nhất quyết đi. Đến khi bắt được anh Tháo lại mềm lòng, soái mà mềm lòng là điểm yếu chết người rồi may mà là huynh đệ vườn đào của ceo Bị nên không sao cả.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top