[Funland] Nếu có đứa con ngỗ nghịch hư hỏng?

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,566 Mã lực
Mợ mới chịu đựng được năm mấy mà đã stress, bố mẹ của sói khổ sở bao năm rồi có sao đâu. Nói gì thì nói, mợ có thể không là con họ nhưng thằng nghiện đấy luôn là con họ.
 

yakata

Xe hơi
Biển số
OF-356648
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
155
Động cơ
262,721 Mã lực
Căng quá, giang sơn khó đổi bản tính khó dời. Chắc là phải kết hợp nhiều phương pháp ạ. Từ việc tự gia đình giáo dục, kết hợp chính quyền địa phương,... Hy vọng là sau một vài biến cố gì đó cậu em mợ chủ thớt sẽ thay đổi chăng. Chúc mợ chủ và gia đình sẽ bớt lo âu.
 

mercedes30k0694

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-204701
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
1,333
Động cơ
328,430 Mã lực
Em chỉ mong bố mẹ chồng và chồng có đủ dũng cảm để nhẫn tâm với nó 1 lần. Em stress quá.
Chồng không nhẫn tâm thì mợ nhẫn tâm đi.
Mua 1 liều bả chó cho nó ăn
 

Vdung1978

Xe buýt
Biển số
OF-395153
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
637
Động cơ
239,470 Mã lực
Tuổi
51
Giả sử các cụ/mợ có thằng con trai suốt ngày đàn đúm tụ tập rượu chè, bài bạc, vài tháng lại báo nợ về nhà dăm chục củ (vay nặng lãi). Đêm đi cả đêm, ngày ngủ cả ngày, học hành mãi không ra trường được thì các cụ, mợ sẽ xử lý như thế nào ạ?
Và giả sử cái thằng hư hỏng ngỗ ngược ấy lại được cưng chiều gần 30 năm rồi, cứ vay lãi ăn chơi, nợ một cục lại có 2 ông bà già mang tiền đi trả nợ giùm, về nhà nằm ngủ suốt ngày cho lại sức rồi lại đi vay lãi ăn chơi tiếp. Trường hợp các cụ/mợ có đứa con như thế thì làm thế nào cho nó sống có ích với đời hơn được?
Cái thằng ngỗ ngược ấy là em chồng em đấy các cụ/mợ ạ. Thật ra nó chưa ảnh hưởng gì đến em, bao nhiêu sóng gió bố mẹ chồng em vẫn giơ vai gánh đỡ, chưa phiền hà gì đến vợ chồng em, thế nên em không dám ý kiến mà cũng chẳng có quyền gì để góp ý. Nhưng cứ nhìn ông già bà cả chắt chiu từng đồng đi trả nợ cho thằng thanh niên, đêm không ngủ vì nó không về, ngày cơm nước cung phụng nó mà em vừa giận vừa thương. Thương cả chồng, một vai quá nhiều gánh, gánh bố mẹ già, gánh gia đình, gánh thằng em hư hỏng. Nhưng nhà chồng cứ như mắc cái nợ kiếp trước với nó, cứ hết trận này đến trận khác mà không bao giờ thay đổi phương pháp giáo dục. Em stress với cách nuôi con của bố mẹ chồng em quá.

Thương con như thế quá giết con mợ ạ. Chia sẻ với mợ vì có gia đình chồng như vậy, cũng vất đấy ạ
 

Walking Tall

Xe buýt
Biển số
OF-55792
Ngày cấp bằng
25/1/10
Số km
600
Động cơ
453,200 Mã lực
Nơi ở
HCMC
Website
www.sand.com.vn
Người xưa vẫn thường nói “sai một ly, đi một dặm”, giáo dục con cái không đúng cách, có thể khiến cuộc đời của con trôi xa và không cách nào quay đầu lại được nữa…

Dưới đây là bức thư của tử tù viết cho mẹ:
Thưa Mẹ!
Con của mẹ ngày mai là phải ra pháp trường rồi. Con cũng không biết tại sao mình lại đi đến bước đường cùng như thế này, hiện tại con chỉ thấy mọi ký ức như đang trở về và hiển hiện trước mắt con…
Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã chạy đến và đỡ con đứng dậy. Mẹ vừa dỗ dành con không khóc vừa mắng hòn đá: “Sao mày lại làm con tao khóc, để mẹ đánh cho hòn đá một trận“. Con đang cố chịu đau để cầm nước mắt, nhưng nghe xong câu nói của mẹ, con đã khóc trong lòng mẹ rất lâu mới chịu nín. Mẹ đã cho con biết rằng, lý do con ngã là do hòn đá, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn dỗ dành cho con không khóc nữa.
Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã ân cần mang cơm đến và bón cho con ăn. Mẹ đã dạy cho con biết cách tận hưởng cuộc sống, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ sợ con làm vãi cơm làm bẩn quần áo, rồi tự mẹ lại phải đi giặt.
Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con là chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc cho đến khi mẹ chịu mua cho con mới thôi. Mẹ đã cho con biết dùng chiêu này là con có thể đòi được đồ mà mình yêu thích, nhưng con không biết rằng, mẹ mua cho con, chỉ vì không muốn mất mặt chỗ đông người.
Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã sợ con giặt không sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã sợ con làm vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã sợ con bị bỏng. Mẹ đã cho con thấy, trong cuộc sống này, hóa ra có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm mà con không thể đối diện. Nhưng con đã không hiểu rằng, mẹ chỉ không muốn mất công thu dọn và làm các việc do con có thể sơ ý gây ra.
Khi con được 10 tuổi, mẹ đã đăng ký cho con 3 lớp phụ đạo văn hóa, và 2 lớp học năng khiếu. Khi con cảm thấy mệt mỏi đến mức không chịu nổi, mẹ đã nói: “Nếu con không chịu được khổ thì làm sao thành người tài giỏi được“. Mẹ đã cho con biết rằng, học tập là việc rất cực khổ, nhưng con không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn con sẽ có ngày thành đạt để có thể mở mày mở mặt trước mọi người.
Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm, mẹ đã dùng tiền để bồi thường và dắt con đi xin lỗi họ. Mẹ đã cho con biết rằng, khi gây ra chuyện chỉ cần nói “xin lỗi” là xong, nhưng con đã không biết, mẹ đang oán trách nhà hàng xóm đã đòi mình bồi thường quá nhiều tiền.
Khi con được 15 tuổi, con đòi chơi đàn piano, mẹ đã vay tiền để mua cho con một chiếc đàn. Nhưng chỉ sau một tháng, con đã không còn động đến nó nữa, mẹ đã cho con thấy, hóa ra không có tiền cũng có thể tùy ý sở hữu những đồ mà mình thích. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã phải vất vả làm việc 3 năm mới trả được hết nợ.
Năm 19 tuổi, con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ nói rằng, làm luật sư không những có nhiều tiền mà còn có địa vị trong xã hội, và nhất định muốn con học ngành luật. Mẹ đã cho con thấy rằng, chỉ cần con đi theo những gì mẹ sắp đặt là được. Nhưng con không biết rằng, mẹ chỉ muốn thông qua con để thực hiện giấc mơ mà trước đây mẹ đã không làm được.
Năm con 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, với lý do có thể liên lạc với mẹ thường xuyên hơn. Mẹ đã không cần cân nhắc nhiều và chuyển ngay cho con 10 triệu đồng. Nhưng con chỉ dùng điện thoại để liên lạc với bạn gái, trong vòng 1 năm con chỉ gọi cho mẹ có mấy lần. Mẹ đã cho con thấy rằng, mẹ là một ngân hàng miễn phí mà con có thể lấy bất cứ lúc nào. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã nhiều lần chờ đợi con gọi điện để chúc mừng trong ngày sinh nhật mẹ.
Năm con 24 tuổi, sau khi con tốt nghiệp đại học, mẹ đã dùng tiền để con được vào làm tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Mẹ đã cho con thấy, 4 năm đại học chơi bời, khi ra trường vẫn có thể có được một công việc ổn định. Nhưng con đã không biết rằng, vì con mà mẹ đã phải đi cầu cạnh biết bao người.
Năm con 27 tuổi, quan hệ của con với các bạn gái đều không được lâu dài, các cô gái đều nói con là người không có trách nhiệm, vẫn là một cậu bé chưa trưởng thành. Mẹ đã nói rằng, do duyên chưa đến, các cô gái đó đều không xứng với con. Mẹ đã cho con thấy rằng, những cô gái không lấy được con là do họ kém phúc phận. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà đi rất nhiều nơi để dò hỏi cho con người ưng ý.
Năm con 32 tuổi, do con đánh bạc thua, và nợ rất nhiều tiền, mẹ đã rất tức giận đến mức sinh bệnh, nhưng cuối cùng thì mẹ cũng trả hết nợ cho con. Mẹ đã cho con thấy, cho dù con có gây ra tội tình gì đi nữa, thì mẹ cũng đều giúp con gánh vác trách nhiệm. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà tiêu hết đi khoản tiền mẹ dành dụm cho tuổi già của mình.
Năm con 35 tuổi, khi con biết mẹ đã không còn đồng nào trong người, con đã đi cướp của giết người. Khi con nghe thấy họ tuyên án tử hình, mẹ đã khóc và trách ông trời không công bằng, vất vả cả đời vì con, vậy mà cuối cùng lại ra nông nỗi này. Cuối cùng con đã biết, mẹ đã vì yêu con mà hết lần này đến lần khác cướp đoạt đi cơ hội trưởng thành của con, hết lần này đến lần khác bóp chết đi năng lực sinh tồn của con, lấy đi trách nhiệm đối với cuộc đời của chính con. Hóa ra cho đến lúc cận kề cái chết, con vẫn chưa trưởng thành. Mẹ đã dùng phương pháp sai lầm và vất vả cả đời vì con cái, để đổi lấy sự đau khổ cho cả 2 thế hệ. Hóa ra giáo dục con cái không có cơ hội để lặp lại lần thứ 2, hóa ra, mẹ đã tự tay đưa con lên đoạn đầu đài… Mẹ hãy bảo trọng! Ngày mai con phải đi rồi. Hy vọng ở một thế giới khác, con có thể học được cách có trách nhiệm với chính mình, tự mình tìm được hạnh phúc cho chính mình…

Mợ vào đây đọc nốt nội dung...
 

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
11,340
Động cơ
575,032 Mã lực
Cái loại thanh niên lười lao động đã ăn bám lại còn phá hoại chỉ có chém chết.
 

thao_hiep

Xe buýt
Biển số
OF-206406
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
740
Động cơ
323,992 Mã lực
Yêu thương như thế nào bố ơi?
Con về nhà cứ nhìn thấy cảnh thằng thanh niên suốt ngày nát như bát chè, bố mẹ già thì khép nép khún núm sợ nói lỡ mồm câu gì nó lại bỏ đi mất mà em con phát rồ bố ạ.
Một câu chuyện ngay trong gia đình mợ cần được dựng nên mợ ạ. kiếm một ông Xã hội nào đó. Ông bà vay tiền để thanh toán cho cu em. Sau đó cứ nữa kín nữa hở là ông bà không có khả năng thanh toán, 2 vc mợ lục đục, chủ nợ đến đòi ầm ỷ lên. Một thời gian cu cậu sẽ thay đổi thôi. nếu nó tiếp tục, e nghĩ nên để xã hội dậy nó. Lúc đó mình cũng ko ân hận.
Chúc mợ mẹ tròn con vuông.
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
474
Động cơ
323,931 Mã lực
Nói thật với mợ là cái dạng này cứ để cho ông bà lo, hư hỏng hay không là cũng từ ông bà mà ra cả. Những thành phần này trong họ hàng nhà em cũng có. Con các ông các bà thì cưng cưng trứng, hứng như hứng hoa, rồi đến lúc nó hỏng bét hỏng nát mà cũng vẫn đé o hiểu tại sao cả. Đã thế lại còn già mồm chỉ chê người khác *** biết dạy con, mình lúc ngon hơn người khác. Hồi xưa em còn đi học được ông bác dạy cho mấy bài học ở đời. Nghe xong chỉ biết ngậm nước bọt nuốt vào trong, chả nhẽ lại nhổ cho một phát.

Mà phải nói cái bệnh này rất phổ biến ở những nhà trên phố, có tí tiền nhưng lại ngu. Nói túm lại, con nó hư do tính chỉ là một phần thôi. Còn lại do bố mẹ hết.
 

4X4=16

Xe điện
Biển số
OF-22490
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
3,659
Động cơ
521,539 Mã lực
Nơi ở
Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng
Nói thật là hội nghiện thì không cai đcj, còn có chỗ vay, còn có người trả hộ thì đừng mong chúng cai ạ.
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ôi dòng đời. Bố làm ra nhiều thì con nó phá thôi. Làm vừa tiền, để thời gian cho gia đình. Em đi ra
 

Toanbin

Xe hơi
Biển số
OF-379777
Ngày cấp bằng
27/8/15
Số km
123
Động cơ
245,174 Mã lực
Tuổi
26
Kệ nó thôi đến một lúc nào đó bố mẹ không gánh được nữa nó sẽ lĩnh hậu quả.
 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
3,933
Động cơ
352,652 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Đúng là Ông bà ta có nói câu "Con dại cái mang"...
...thằng em chồng mợ có nghiện ngập hay có là tử tù gì gì đi chăng nữa thì nó vẫn là con của bố mẹ chồng mợ, và bố mẹ chồng mợ là người thương xót nó nhất.
"Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ"...thật sự em xin lỗi mợ khi mợ nói là thương bố mẹ chồng, xót bố mẹ chồng nhưng thay vì góp ý thẳng thắn với bố mẹ chồng thì lại đem câu chuyện sang 1 nơi mà phần Ảo nhiều hơn phần Thực.

P/s: em lăn tăn vs còm này lắm đấy, đọc lại mấy lần và biết là còm này sẽ hứng đá nhiều nhưng...mỗi người mỗi ý kiến.
 

24kluxury

Xe hơi
Biển số
OF-364717
Ngày cấp bằng
27/4/15
Số km
113
Động cơ
257,430 Mã lực
Nơi ở
Ở Bển
cho đi bộ đội mợ a, đi 2 năm về là khiếp kinh, nhưng bố mẹ chồng mợ phải tàn nhẫn
 

oxuchi

Xe hơi
Biển số
OF-409499
Ngày cấp bằng
10/3/16
Số km
137
Động cơ
225,670 Mã lực
Nơi ở
Nhà em
Vẫn còn bao bọc thì nó chưa thấm đâu. Cứ phải kiên định mặc kệ vài lần mới biết.
 

đi hai cẳng

Xe buýt
Biển số
OF-144341
Ngày cấp bằng
2/6/12
Số km
942
Động cơ
369,272 Mã lực
Giả sử các cụ/mợ có thằng con trai suốt ngày đàn đúm tụ tập rượu chè, bài bạc, vài tháng lại báo nợ về nhà dăm chục củ (vay nặng lãi). Đêm đi cả đêm, ngày ngủ cả ngày, học hành mãi không ra trường được thì các cụ, mợ sẽ xử lý như thế nào ạ?
Và giả sử cái thằng hư hỏng ngỗ ngược ấy lại được cưng chiều gần 30 năm rồi, cứ vay lãi ăn chơi, nợ một cục lại có 2 ông bà già mang tiền đi trả nợ giùm, về nhà nằm ngủ suốt ngày cho lại sức rồi lại đi vay lãi ăn chơi tiếp. Trường hợp các cụ/mợ có đứa con như thế thì làm thế nào cho nó sống có ích với đời hơn được?
Cái thằng ngỗ ngược ấy là em chồng em đấy các cụ/mợ ạ. Thật ra nó chưa ảnh hưởng gì đến em, bao nhiêu sóng gió bố mẹ chồng em vẫn giơ vai gánh đỡ, chưa phiền hà gì đến vợ chồng em, thế nên em không dám ý kiến mà cũng chẳng có quyền gì để góp ý. Nhưng cứ nhìn ông già bà cả chắt chiu từng đồng đi trả nợ cho thằng thanh niên, đêm không ngủ vì nó không về, ngày cơm nước cung phụng nó mà em vừa giận vừa thương. Thương cả chồng, một vai quá nhiều gánh, gánh bố mẹ già, gánh gia đình, gánh thằng em hư hỏng. Nhưng nhà chồng cứ như mắc cái nợ kiếp trước với nó, cứ hết trận này đến trận khác mà không bao giờ thay đổi phương pháp giáo dục. Em stress với cách nuôi con của bố mẹ chồng em quá.
úi trời,nhà e cũng có 1 thằng như này,thằng ku e nhà cậu e năm nay 40 tuổi trước khi bi đuổi khỏi ngành đeo lon thiếu tá cug chi vì bóng banh lô đề,nợ gần 40 tỷ ông bà già trả mấy lần mới hết,bán nhà bán cửa,h bỏ vợ bố mẹ vẫn nuôi.a e gia đình thì lục đục vì bố mẹ nó trách ko giúp lúc khó khăn.mà cho tien lam ăn con dc chứ cho tiền nó van cứ chơi thì giúp làm gì,nghĩ mà nản đúng là dính vào mới biếtdduowwc mợ ah..
 

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Con như thế là mất dạy.
Yêu cầu xem xét lại ng dạy.
Con hư tại mẹ, các cụ dậy rồi. Em biết có 1 bà mẹ con hư lắm. Mới học cấp III mà nó bỏ học chơi bời đàn đúm suốt. Mẹ cháu lại lo đi xin các thầy cô "thông cảm" mà cho cháu lên lớp. Khi được cô giáo mời hai mẹ con đến, cô nói xong rồi thì mẹ cháu vuốt ve vai cháu và nói: C...on ơ...i, con lại làm khổ cô giáo và mẹ rồi. Hu hu, cứ kiểu này thì lớn lên cũng giống em chồng cụ chủ thớt thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top