Thực ra trên này chém gió cho vui thôi vì khác gì thày bói xem voi, chứ điều hành kinh tế mà như trên này thì loạn hết. Nên các cụ giữ hòa khí vì topic này khá chất lượng ạ.
Đầu tư FDI vào Việt nam có xu hướng tăng lên, vượt qua cả Malaysia, Thailand.
Đầu tư trực tiếp tăng ở Việt Nam là tín hiệu đáng mừng, khi VN là điểm hứa hẹn với các DN nước ngoài. Nó cũng là lời khẳng định Việt Nam đang giàu lên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đầu tư tăng mang lại nhiều vấn đề cho quản lý NN. Nền kinh tế của ta nhỏ hơn Thái, Mã, Indo... nhưng lại tiếp nhận một số lượng lớn ngoại tệ hàng năm. Nếu không tính toán kỹ, khả năng "hấp thu" ngoại tệ của ta sẽ bị quá tải, dẫn đến lạm phát cao hoặc tỷ giá đồng nội tệ tăng.
Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN, cộng với luồng tiền thặng dư xuất khẩu, hàng năm ta phải "hấp thu" cỡ 20-30 tỷ USD. Lượng tiền này ném vào nền kinh tế thì hậu quả sẽ khủng khiếp đấy nếu ko hấp thu được. Thế nên sẽ phải phân ra mỗi ngành gánh một ít để làm sao tỷ giá vẫn đảm bảo ít biến động.
Lạm phát ~4% + LSNH cao + dân đổ tiền vào BDS cũng là một cách hấp thu số đồng nội tệ phải in ra để quy đổi số USD hàng năm.
Người dân có tiền, trước đây dự trữ bằng USD, bằng vàng vì ko phải ai cũng có khả năng đầu tư. Sở hữu vài ngôi nhà là một cách cất giữ tài sản nhiều hơn là để kinh doanh, vì lợi nhuận từ cho thuê ko bằng lãi tiết kiệm, nhưng kiếm tiền chưa hẳn mục đích chính của họ. Đánh thuế nhà đất có ưu có nhược, nhưng thấy rõ nhất là lượng tiền đổ vào BDS giảm thì lượng tiền trong lưu thông tăng, sẽ đẩy lạm phát tăng phi mã.
(Suy nghĩ cá nhân, các cụ chém nhẹ tay
)