[Funland] Nên chăng thay đổi phương thức đào tạo lái xe ?

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
em không nói tất cả nhưng ở nước ngoài, ở nông thôn chẳng hạn thì một cậu thanh niên 14-15 tuổi hoàn toàn có thể lái một cái máy cày, xe pickup chở đồ chạy loanh quanh, côn-số-vôlăng quen rồi ... hoặc trẻ con vẫn có thể được cha mẹ cho học lái nguội (vần vô lăng khi chưa vào số, vào số khi tắt máy...)
Cụ căn cứ vào đâu mà nói ở nước ngoài ? Tỉ trọng dân số thành phố ở bển luôn áp đảo dân số nông thôn. Lại thêm thâm canh hiện đại hóa, nên chỉ ba gia đình trong làng là canh tác hết cả quỹ đất của làng. Nên có phải nhà nào cũng mua máy cày, máy gặt cho con tập lái trước đâu. Số này ở bển hiếm lắm cụ ơi, cho nên không thể qui nạp là số đông.
Cái kỹ năng lái nguội như cụ nói chỉ ra trường lái chỉ cần 3 phút là xong, nên chẳng ăn thua gì, cũng như cha, mẹ chẳng quan tâm làm chuyện đó. nhóc nào hiếu động thì cứ vào đó mà vần thôi, vần chưa được nửa vòng, thì sẽ cứng như chết, nên có đứa nào ham đâu. Và với xe cỏ đời Tống thì còn cho chúng nó nghịch được, chứ với xe đời mới, cho chúng nó tí toáy để toang xe à? nhẹ thì phải cài đặt lại, nặng thì ra Gara chết tiền, cộng thời gian. Nên không mấy ai chọn cách dạy lái xe cho con như thế đâu.
 

kduc

Xe container
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
9,135
Động cơ
1,605,735 Mã lực
Em muốn hỏi ( không kháy ), là đào tạo chạy bãi đất trống, chạy sa hình, chạy hình chữ S, đi theo hàng đinh...nó rèn kỹ năng gì cho lái xe sau này, trong khi cũng tốn khá khá thời gian vào việc học nó?
Các kỹ năng đó quan trọng chứ cụ, đơn giản là nó tạo cảm giác lái cho lái xe khi căn đường, tránh chướng ngại vật.
Ta còn có cái trò hỏi kiểu cài bẫy: "Xe nào không được đi trước", thay vì hỏi "Xe nào được đi trước".
Cái này do thằng ra câu hỏi ngu nên cần cài vào cho đủ bộ đề thôi, đúng chất khôn lỏi luôn.
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,615
Động cơ
405,080 Mã lực
Chương trình dạy lái xe của mình khá đầy đủ, chạy bãi đất trống, chạy sa hình, chạy trong phố, chạy đường trường, tăng tốc nhanh, phanh đột ngột, lùi chuồng dọc - ngang, lên dốc, qua đường ray, chạy hình chữ S, đi theo hàng đinh... Vấn đề là thực hiện của trung tâm đào tạo và giám sát của cơ quan chức năng. Ngay như học viên chưa học đã đòi mua lý thuyết, học mẹo học tủ mà không nghĩ đến lúc mình phải cầm vô lăng ra đường, chịu trách nhiệm trước tính mạng và tài sản của bản thân và người khác. Có người học 1 đàng nhưng ra đường lại chạy theo thói quen, theo cảm nhận cá nhân mà không tuân theo quy tắc, chuẩn mực nào hết.
Vâng, e học hơn chục năm rồi, và e thấy nếu học hành nghiêm túc, thái độ lái xe nghiêm túc, chấp hành luật, và thi đỗ trên 90/100 thì đủ trình chạy khắp thế giới. Tất nhiên là văn ôn võ luyện, phải chạy xe tương đối thường xuyên chút, chứ tháng mới thuê xe chạy vài giờ thì cảm giác lái sẽ rất kém, tâm lý và cách xử lý cũng sẽ kém.
Các vụ tai nạn xe ở VN chủ yếu là do thái độ hơn là trình độ. Ngay mấy ông tài xế chuyên nghiệp cũng thừa nhận, tai nạn chủ yếu là do họ coi thường luật lệ, rượu bia, chất kích thích.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em học ở VN, nhưng thầy cũng dạy kiểu này cụ ạ.
Buổi đầu tiên 2 chị em đến thày đưa lên mô hình, tập đánh lái 30 phút cho thuận tay rồi đưa xuống xe của thầy, hướng dẫn các bộ phận, chức năng, sau đó cầm lái ra đường luôn. Tổng cộng theo học thầy 6 tháng, được tầm 18 buổi thì lái đường tầm 12-13 buổi, học sa hình 3 buổi, tập thêm xe chip 1-2 buổi, sau đó đi thi. Sau khi có bằng xong nếu cần thầy sẽ bổ túc tay lái thêm cho 2-3 buổi nữa trên xe của nhà cho quen xe. Như em thì lấy bằng xong về sói già tập cho 2 buổi đi quanh nhà, rồi cho lái đến văn phòng, lão ngồi bên cạnh, nhưng không thấy lão quát em mấy, chứng tỏ thầy dạy khá hiệu quả.
Thầy dạy có hiệu quả vì thầy biết áp dụng phương pháp hiệu quả cho học viên là mợ :))
 

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,309
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Vấn đề cốt lõi ở 2 vấn đề:
1. Người học: muốn "nhanh & rẻ" cho xong việc, chất lượng tính sau.
2. Người dạy: muốn "nhanh & dối" cho xong việc, chất lượng thì kệ cmn hên xui.

Giải quyết cực đơn giản, "Đủ và Thật" là xong.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Các kỹ năng đó quan trọng chứ cụ, đơn giản là nó tạo cảm giác lái cho lái xe khi căn đường, tránh chướng ngại vật.
Các kỹ năng này học ngoài đường lĩnh hội được hết mà cụ. Thậm chí còn rèn luôn phản xạ tốt cho cụ vì yếu tố bất ngờ do chưa biết trước cung đường và những phát sinh trên đường. Còn sa hình là cụ biết trước sơ đồ rồi, đơn giản hơn nhưng lại tốn thời gian hơn và không học được những tình huống nảy sinh thực tế như khi học trên đường.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Nếu so sánh
Thì hãy so sánh ở các mức tương đồng

1. Chương trình/quy trình/yêu cầu... của các cơ quan chức năng. Nôm na là cái mà viết trong "sách", viết trong quyết định, quy định ấy...
Cái này thì VN mình cũng chẳng thiếu gì đâu, như cụ dưới nói ý. Mở ra đọc sẽ thấy có lẽ gần như tất cả các đòi hỏi của cuộc sống đều có câu trả lời/đều được đáp ứng trong đó.

2. Vấn đề thực hiện: Cái này mỗi nơi mỗi khác. hề hề... ấy chính là sự "vận dụng"

Chứ lấy thực tế ở VN, rồi so với "viết trong sách" của nơi khác thì hãy thử so thực tế ở nơi khác xem có được như "sách" ở VN không ?


Theo các cụ có nên thay đổi phương thức đào tạo lái xe chủ yếu trong sa hình như hiện nay, thì nên đào tạo hoàn toàn trực tiếp ngoài đường phố ?
Em thấy Tây lông nó đào tạo như này :
Lý thuyết thì dĩ nhiên bắt buộc tất cả phải học nghiêm túc, khỏi cần bàn cãi.
Còn đến phần thực hành, thầy giáo đưa cho học viên cái xe, chỉ các bộ phận quan trọng của xe, cách điều chỉnh, vận hành hay bật tắt. Sau đó kêu học viên nổ máy và dong thẳng ra đường vừa lái vừa học luôn.
Sẽ có các tiếng học bắt buộc như: Chạy trong phố, chạy ngoài phố, chạy đường chỉ có hai làn xuôi ngược, chạy đường nhiều làn xe. Chạy xe trên đường có hai làn xuôi, ngược nhưng không có vạch phân làn. Chạy đường nông thôn, chạy đường quốc lộ. Chạy đường một chiều, chạy xe trong phố đi bộ. Chạy ban đêm, chạy rạng sáng, chạy trời mưa. Chạy xe trên cao tốc, chạy xe trong bãi đậu xe siêu thị, chạy xe trong đường hai bên có hàng cây xanh tốt trùm bóng. Đậu xe ngang, dọc, trên dốc....Cách tạo làn cứu hộ, cứu thương như thế nào khi có tai nạn hay ùn tắc lớn xảy ra.
Em thấy ưu điểm của cách đào tạo này là rất thực tế và học viên nhớ lâu. Vì trên đường có hàng trăm biển báo, giao cắt có đèn tín hiệu, không đèn tín hiệu, đường chính, đường phụ, đảo giao thông....Thầy giáo ngồi cùng uốn nắn và chỉ lỗi cho học viên, vì trên đường luôn có hàng ngàn tình huống giao thông phát sinh bất ngờ. Mỗi một tình huống giao thông là một bài học giá trị. Đâu là lỗi của chính người đang lái xe? Đâu là lỗi của người tham gia giao thông khác? Phản xạ và phản ứng hợp lý, đúng luật như nào đối với mỗi tình huống.
Ông nào tiếp thu kém thì phải học dài hơn, ông nào tiếp thu tốt thì có thể rút ngắn và cho thi.
Tổ chức thi sát hạch cũng diễn ra trực tiếp trên đường phố luôn.
Nếu đào tạo theo cách này, em nghĩ lái xe sẽ có bằng thực chất hơn và chất lượng đào tạo sẽ tăng lên đáng kể.

Theo các cụ, có còn ưu nhược điểm nào khác của phương thức đào tạo này không ?
Chương trình dạy lái xe của mình khá đầy đủ, chạy bãi đất trống, chạy sa hình, chạy trong phố, chạy đường trường, tăng tốc nhanh, phanh đột ngột, lùi chuồng dọc - ngang, lên dốc, qua đường ray, chạy hình chữ S, đi theo hàng đinh... Vấn đề là thực hiện của trung tâm đào tạo và giám sát của cơ quan chức năng. Ngay như học viên chưa học đã đòi mua lý thuyết, học mẹo học tủ mà không nghĩ đến lúc mình phải cầm vô lăng ra đường, chịu trách nhiệm trước tính mạng và tài sản của bản thân và người khác. Có người học 1 đàng nhưng ra đường lại chạy theo thói quen, theo cảm nhận cá nhân mà không tuân theo quy tắc, chuẩn mực nào hết.
Bài thi sa hinh không đại diện nhiều cho việc chạy xe ngoài đường.
Sẽ rất nhiều người vào cái chuồng sa hình ngon, nhưng ra ngoài phải đỗ ghép thì không làm được.
Cách dậy và thi ngày xưa quá khó (khó hơn tụi mũi lõ rất nhiều), nhưng cách dạy ngày nay thì chỉ tập để mà thi, chứ không phải để cầm bằng ra lái.
Em đã học cả ở ta và ở tây thì thấy cách tụi mũi lõ thực tế hơn. Bài thi của họ thì ngoài kỹ năng lái, xử trí, còn liên quan đến cả luật trên đường đi.
Ta nên thay đổi cách dạy và thi sẽ hạn chế người chưa đủ kỹ năng vẫn cầm vô lăng!
Em thấy cần thay đổi nội dung sát hạch. Nên tập trung hơn vào kỹ năng xử lý thực tế, đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác khi tham gia giao thông, ví dụ kỹ năng quan sát, thói quen xi nhan và quan sát qua gương, qua vai khi chuyển hướng,... thay vì mấy kỹ năng tĩnh như hiện tại.
 

kduc

Xe container
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
9,135
Động cơ
1,605,735 Mã lực
Các kỹ năng này học ngoài đường lĩnh hội được hết mà cụ. Thậm chí còn rèn luôn phản xạ tốt cho cụ vì yếu tố bất ngờ do chưa biết trước cung đường và những phát sinh trên đường. Còn sa hình là cụ biết trước sơ đồ rồi, đơn giản hơn nhưng lại tốn thời gian hơn và không học được những tình huống nảy sinh thực tế như khi học trên đường.
Tây lông và một số ta bây giờ thì tiếp xúc vs ato nhiều nên ta có thể điều chỉnh dần cách học/thi chứ đa số dân thì cảm giác lái xe vẫn là quan trọng cụ ah.
 
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,130
Động cơ
188,283 Mã lực
Tuổi
43
Vẫn phải đào tạo bài bản và phải bài bản hơn kể cả ô tô lẫn xe máy.
Những năm 2000 em còn phải học cả nguyên lý động cơ, hệ chuyển động, phương pháp sử dụng kích, tháo lắp lốp dự phòng,... học lý thuyết khá dài. Đánh lái nguội, sang số về số, tập xa hình, chạy xa hình rồi mới ra đường sau khi thành thạo xa hình.
Giờ học càng ngày càng lớt phớt, chưa thành thục đã ra đường thì khác gì biến dân lành thành vật cản cho các vị học lái hay sao, đâm chết người thì sao.
Không phải tự hào chứ thời tụi em học toàn xe cổ, xe cũ nhưng lái tương đối tốt, cái xe có bệnh vặt gì cũng biết,... và đương nhiên không có chuyện xe điên.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
Theo các cụ có nên thay đổi phương thức đào tạo lái xe chủ yếu trong sa hình như hiện nay, thì nên đào tạo hoàn toàn trực tiếp ngoài đường phố ?
Em thấy Tây lông nó đào tạo như này :
Lý thuyết thì dĩ nhiên bắt buộc tất cả phải học nghiêm túc, khỏi cần bàn cãi.
Còn đến phần thực hành, thầy giáo đưa cho học viên cái xe, chỉ các bộ phận quan trọng của xe, cách điều chỉnh, vận hành hay bật tắt. Sau đó kêu học viên nổ máy và dong thẳng ra đường vừa lái vừa học luôn.
Sẽ có các tiếng học bắt buộc như: Chạy trong phố, chạy ngoài phố, chạy đường chỉ có hai làn xuôi ngược, chạy đường nhiều làn xe. Chạy xe trên đường có hai làn xuôi, ngược nhưng không có vạch phân làn. Chạy đường nông thôn, chạy đường quốc lộ. Chạy đường một chiều, chạy xe trong phố đi bộ. Chạy ban đêm, chạy rạng sáng, chạy trời mưa. Chạy xe trên cao tốc, chạy xe trong bãi đậu xe siêu thị, chạy xe trong đường hai bên có hàng cây xanh tốt trùm bóng. Đậu xe ngang, dọc, trên dốc....Cách tạo làn cứu hộ, cứu thương như thế nào khi có tai nạn hay ùn tắc lớn xảy ra.
Em thấy ưu điểm của cách đào tạo này là rất thực tế và học viên nhớ lâu. Vì trên đường có hàng trăm biển báo, giao cắt có đèn tín hiệu, không đèn tín hiệu, đường chính, đường phụ, đảo giao thông....Thầy giáo ngồi cùng uốn nắn và chỉ lỗi cho học viên, vì trên đường luôn có hàng ngàn tình huống giao thông phát sinh bất ngờ. Mỗi một tình huống giao thông là một bài học giá trị. Đâu là lỗi của chính người đang lái xe? Đâu là lỗi của người tham gia giao thông khác? Phản xạ và phản ứng hợp lý, đúng luật như nào đối với mỗi tình huống.
Ông nào tiếp thu kém thì phải học dài hơn, ông nào tiếp thu tốt thì có thể rút ngắn và cho thi.
Tổ chức thi sát hạch cũng diễn ra trực tiếp trên đường phố luôn.
Nếu đào tạo theo cách này, em nghĩ lái xe sẽ có bằng thực chất hơn và chất lượng đào tạo sẽ tăng lên đáng kể.

Theo các cụ, có còn ưu nhược điểm nào khác của phương thức đào tạo này không ?
Em đó thằng Tây có bằng bên đó về VN chạy xe được đó.
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,187
Động cơ
417,262 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chương trình dạy lái xe của mình khá đầy đủ, chạy bãi đất trống, chạy sa hình, chạy trong phố, chạy đường trường, tăng tốc nhanh, phanh đột ngột, lùi chuồng dọc - ngang, lên dốc, qua đường ray, chạy hình chữ S, đi theo hàng đinh... Vấn đề là thực hiện của trung tâm đào tạo và giám sát của cơ quan chức năng. Ngay như học viên chưa học đã đòi mua lý thuyết, học mẹo học tủ mà không nghĩ đến lúc mình phải cầm vô lăng ra đường, chịu trách nhiệm trước tính mạng và tài sản của bản thân và người khác. Có người học 1 đàng nhưng ra đường lại chạy theo thói quen, theo cảm nhận cá nhân mà không tuân theo quy tắc, chuẩn mực nào hết.
Luật không dạy. Đã không dạy hay tổ chức dạy luật thì những thứ khác cụ đã liệt kê ra không có ý nghĩa gì.
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Thế bằng nó
Em thi giám thị tất nhiên ngồi ghế phụ!
Xong hết các đoạn đường ngoài phố, cao tốc, quay về trước cổng ông ấy tuyên bố "Xong", đưa cái tờ giấp kẹp trong Folie cho em ký và giao luôn bằng lái!
Thế bằng nó cấp trước khi sát hạch à?
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,166
Động cơ
221,021 Mã lực
Em học ở VN, nhưng thầy cũng dạy kiểu này cụ ạ.
Buổi đầu tiên 2 chị em đến thày đưa lên mô hình, tập đánh lái 30 phút cho thuận tay rồi đưa xuống xe của thầy, hướng dẫn các bộ phận, chức năng, sau đó cầm lái ra đường luôn. Tổng cộng theo học thầy 6 tháng, được tầm 18 buổi thì lái đường tầm 12-13 buổi, học sa hình 3 buổi, tập thêm xe chip 1-2 buổi, sau đó đi thi. Sau khi có bằng xong nếu cần thầy sẽ bổ túc tay lái thêm cho 2-3 buổi nữa trên xe của nhà cho quen xe. Như em thì lấy bằng xong về sói già tập cho 2 buổi đi quanh nhà, rồi cho lái đến văn phòng, lão ngồi bên cạnh, nhưng không thấy lão quát em mấy, chứng tỏ thầy dạy khá hiệu quả.
Khi đến văn phòng mợ có thấy chỗ sói ngồi bị ẩm không? Nếu không thì mợ lái tốt thật, chúc mừng mợ :)
 

lamdh_08

Xe tải
Biển số
OF-727997
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
273
Động cơ
76,147 Mã lực
Tuổi
45
Vẫn phải đào tạo bài bản và phải bài bản hơn kể cả ô tô lẫn xe máy.
Những năm 2000 em còn phải học cả nguyên lý động cơ, hệ chuyển động, phương pháp sử dụng kích, tháo lắp lốp dự phòng,... học lý thuyết khá dài. Đánh lái nguội, sang số về số, tập xa hình, chạy xa hình rồi mới ra đường sau khi thành thạo xa hình.
Giờ học càng ngày càng lớt phớt, chưa thành thục đã ra đường thì khác gì biến dân lành thành vật cản cho các vị học lái hay sao, đâm chết người thì sao.
Không phải tự hào chứ thời tụi em học toàn xe cổ, xe cũ nhưng lái tương đối tốt, cái xe có bệnh vặt gì cũng biết,... và đương nhiên không có chuyện xe điên.
Ngày xưa các cụ học ngoài luật giao thông còn có cả đạo đức người lái xe, cấu tạo và sửa chữa ôtô ....những học viên có tố chất mới đc học lái xe nên lái xe ngày xưa là 1 nghề, còn bây giờ thì ...bơi hết vào đây :D
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,339
Động cơ
899,713 Mã lực
Thế bằng nó

Thế bằng nó cấp trước khi sát hạch à?
Bác không đọc sao!
Đến buổi sát hạch thì ông giám thị đã mang theo cái bằng.
Nhưng chỉ sau khi đỗ ông ấy mới giao cho người thi.
Trượt thì ông ấy mang về và lại mang tới trong buổi tới.
Họ cũng cho trượt 3 lần cách nhau 1 tháng mỗi lần, hết 3 lần mà chưa đỗ thì học lại, tiền nộp vào cũng kha khá!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,339
Động cơ
899,713 Mã lực
Ngày xưa các cụ học ngoài luật giao thông còn có cả đạo đức người lái xe, cấu tạo và sửa chữa ôtô ....những học viên có tố chất mới đc học lái xe nên lái xe ngày xưa là 1 nghề, còn bây giờ thì ...bơi hết vào đây :D
Thời em học đã không phải học sửa chữa nữa, nhưng vẫn xxx tổ chức thi, bài thi vẫn tiến, lùi hàng cọc, đi qua đinh, vào chuồng tiến, lùi, chuồng ngang, chuồng dọc và ra ngoài đường (em thi ở trường thi Phà đen, chỉ có 2 đứa tụi em là dân thường, còn gần 2 chục ông cùng thi là xxx; Hôm ấy xxx trượt một mớ).
Với bài thi như thế không học đánh vô lăng thì không thể có cách nào qua được mấy cái cọc ấy (vì chúng khá sát nhau và hình như là 15 cái để vòng vèo độ 14 lần)!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top