[Funland] Nên chăng thay đổi phương thức đào tạo lái xe ?

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,321
Động cơ
514,399 Mã lực
Ở mình mà dạy kiểu ấy là không ổn : ở mình giao thông ngoài oto ra còn rất nhiều xe máy và cả oto và xe máy chạy theo 1 quy luật là .... bất quy tắc. Học lái xe ban ngày còn đc chứ rủ nhau đi học ban đêm là nhiều cái phải xem xét lắm :D
Đúng đó cụ. Ít ra là trong thời điểm hiện nay. Biết rằng đào tạo được như các nước phát triển thì quá tốt. Nhưng với tình trạng giao thông lộn xộn hiện nay việc đào tạo sẽ rất tốn kém. Tự mỗi người sau khi Đào tạo cần Phải học thêm qua giờ bay trên đường?
 

lac007

Xe điện
Biển số
OF-93236
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,213
Động cơ
421,963 Mã lực
Theo các cụ có nên thay đổi phương thức đào tạo lái xe chủ yếu trong sa hình như hiện nay, thì nên đào tạo hoàn toàn trực tiếp ngoài đường phố ?
Em thấy Tây lông nó đào tạo như này :
Lý thuyết thì dĩ nhiên bắt buộc tất cả phải học nghiêm túc, khỏi cần bàn cãi.
Còn đến phần thực hành, thầy giáo đưa cho học viên cái xe, chỉ các bộ phận quan trọng của xe, cách điều chỉnh, vận hành hay bật tắt. Sau đó kêu học viên nổ máy và dong thẳng ra đường vừa lái vừa học luôn.
Sẽ có các tiếng học bắt buộc như: Chạy trong phố, chạy ngoài phố, chạy đường chỉ có hai làn xuôi ngược, chạy đường nhiều làn xe. Chạy xe trên đường có hai làn xuôi, ngược nhưng không có vạch phân làn. Chạy đường nông thôn, chạy đường quốc lộ. Chạy đường một chiều, chạy xe trong phố đi bộ. Chạy ban đêm, chạy rạng sáng, chạy trời mưa. Chạy xe trên cao tốc, chạy xe trong bãi đậu xe siêu thị, chạy xe trong đường hai bên có hàng cây xanh tốt trùm bóng. Đậu xe ngang, dọc, trên dốc....Cách tạo làn cứu hộ, cứu thương như thế nào khi có tai nạn hay ùn tắc lớn xảy ra.
Em thấy ưu điểm của cách đào tạo này là rất thực tế và học viên nhớ lâu. Vì trên đường có hàng trăm biển báo, giao cắt có đèn tín hiệu, không đèn tín hiệu, đường chính, đường phụ, đảo giao thông....Thầy giáo ngồi cùng uốn nắn và chỉ lỗi cho học viên, vì trên đường luôn có hàng ngàn tình huống giao thông phát sinh bất ngờ. Mỗi một tình huống giao thông là một bài học giá trị. Đâu là lỗi của chính người đang lái xe? Đâu là lỗi của người tham gia giao thông khác? Phản xạ và phản ứng hợp lý, đúng luật như nào đối với mỗi tình huống.
Ông nào tiếp thu kém thì phải học dài hơn, ông nào tiếp thu tốt thì có thể rút ngắn và cho thi.
Tổ chức thi sát hạch cũng diễn ra trực tiếp trên đường phố luôn.
Nếu đào tạo theo cách này, em nghĩ lái xe sẽ có bằng thực chất hơn và chất lượng đào tạo sẽ tăng lên đáng kể.

Theo các cụ, có còn ưu nhược điểm nào khác của phương thức đào tạo này không ?
cho ra ngoài đường ngay chắc mỗi chủ thớt giám tham gia giao thông
 

Lee Saker

Xe điện
Biển số
OF-28525
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
3,597
Động cơ
517,615 Mã lực
Ý tưởng hay. Tiện đây em nhận bổ túc tay lái trong điều kiện lái xe ban đêm cho chị em 28t đổ lại. Bác nào có mối ới em em chia % nhé.
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,528
Động cơ
678,653 Mã lực
Theo các cụ có nên thay đổi phương thức đào tạo lái xe chủ yếu trong sa hình như hiện nay, thì nên đào tạo hoàn toàn trực tiếp ngoài đường phố ?
Em thấy Tây lông nó đào tạo như này :
Lý thuyết thì dĩ nhiên bắt buộc tất cả phải học nghiêm túc, khỏi cần bàn cãi.
Còn đến phần thực hành, thầy giáo đưa cho học viên cái xe, chỉ các bộ phận quan trọng của xe, cách điều chỉnh, vận hành hay bật tắt. Sau đó kêu học viên nổ máy và dong thẳng ra đường vừa lái vừa học luôn.
Sẽ có các tiếng học bắt buộc như: Chạy trong phố, chạy ngoài phố, chạy đường chỉ có hai làn xuôi ngược, chạy đường nhiều làn xe. Chạy xe trên đường có hai làn xuôi, ngược nhưng không có vạch phân làn. Chạy đường nông thôn, chạy đường quốc lộ. Chạy đường một chiều, chạy xe trong phố đi bộ. Chạy ban đêm, chạy rạng sáng, chạy trời mưa. Chạy xe trên cao tốc, chạy xe trong bãi đậu xe siêu thị, chạy xe trong đường hai bên có hàng cây xanh tốt trùm bóng. Đậu xe ngang, dọc, trên dốc....Cách tạo làn cứu hộ, cứu thương như thế nào khi có tai nạn hay ùn tắc lớn xảy ra.
Em thấy ưu điểm của cách đào tạo này là rất thực tế và học viên nhớ lâu. Vì trên đường có hàng trăm biển báo, giao cắt có đèn tín hiệu, không đèn tín hiệu, đường chính, đường phụ, đảo giao thông....Thầy giáo ngồi cùng uốn nắn và chỉ lỗi cho học viên, vì trên đường luôn có hàng ngàn tình huống giao thông phát sinh bất ngờ. Mỗi một tình huống giao thông là một bài học giá trị. Đâu là lỗi của chính người đang lái xe? Đâu là lỗi của người tham gia giao thông khác? Phản xạ và phản ứng hợp lý, đúng luật như nào đối với mỗi tình huống.
Ông nào tiếp thu kém thì phải học dài hơn, ông nào tiếp thu tốt thì có thể rút ngắn và cho thi.
Tổ chức thi sát hạch cũng diễn ra trực tiếp trên đường phố luôn.
Nếu đào tạo theo cách này, em nghĩ lái xe sẽ có bằng thực chất hơn và chất lượng đào tạo sẽ tăng lên đáng kể.

Theo các cụ, có còn ưu nhược điểm nào khác của phương thức đào tạo này không ?
Ưu là tốt như tây.
Nhược (rất lớn) là tất cả phụ thuộc vào ông giám khảo ngồi cùng trên xe. Mà Ở xứ ta thì.... ai cũng biết.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
Việt Nam tập xe trong phố thì hơi khó, do rất nhiều loại phương tiện cùng tham gia giao thông, đường đông đúc nên rất nguy hiểm. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, chứ chất lượng đào tạo hiện nay đến thầy còn chưa xứng đáng làm thầy thì làm sao mà cho ra được lái xe chuẩn chỉ.
Thực trạng hiện nay:
- Thi lý thuyết thì đóng tiền gà bài
- Thi thực hành thì chỉ quan tâm tới việc đúng kỹ thuật mà quên việc đào tạo văn hóa, đạo đức lái xe
- Thầy khi ra đường thì như bố tướng, ko dạy học viên đạo đức, vh lái xe mà toàn hướng dẫn bố láo (ko biết giờ đã thay đổi nhiều chưa): vd HV đi thấy xe khác xin vượt thì thầy bảo kệ mịa nó, mày mới lái cứ đi giữa đường cho tao, nó phải tránh. Nhiều quy tắc VH giao thông như: xi nhan khi chuyển làn, bật cốt ko được pha, nhường đường,... thì ko thấy quan tâm sao cho đỗ trong sa hình.

Nói chung e thấy ko cần gì nhiều, trước hết là phải lôi hết các lão thầy dạy lái xe cho đi đào tạo lại cho chuẩn chỉ là đã 1 bước tiến rất dài rồi.
Ngoài ra cũng nên xem xét thi thành 3 giai đoạn theo thứ tự: 1 là lý thuyết, 2 là sa hình, 3 là thực địa ngoài đường. Đỗ cả 3 mới được cấp bằng, sau khi cấp bằng thì có 3 năm phải treo biển P (practice), sau mới là bằng full
 

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,274
Động cơ
520,039 Mã lực
Cụ cứ đến điểm giao mà dừng lại nhường phải ở quê em là nát đít luôn nhé :))
 

Chevalier

Xe máy
Biển số
OF-760364
Ngày cấp bằng
19/2/21
Số km
69
Động cơ
44,338 Mã lực
Ý tưởng hay. Tiện đây em nhận bổ túc tay lái trong điều kiện lái xe ban đêm cho chị em 28t đổ lại. Bác nào có mối ới em em chia % nhé.
Em nhận bổ túc cho các mợ từ 30 đổ lại. Đón trả tận nơi, ngoài giờ hành chính và cuối tuần ok :D
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,449
Động cơ
606,740 Mã lực
Nghe đâu thi trong xa hình toàn có kiểu đánh dấu kiểu như cần ghép ngang thì lùi đến đoạn có cái cột mới dựng hay cây chuối mới trồng thì bắt đầu vặn vô lăng :). Thực ra quan trọng nhất vẫn là ý thức, đi học nếu chỉ chộp giật cốt để lấy cái bằng thì ra đường lái cũng chỉ tổ gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh thôi.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em muốn hỏi ( không kháy ), là đào tạo chạy bãi đất trống, chạy sa hình, chạy hình chữ S, đi theo hàng đinh...nó rèn kỹ năng gì cho lái xe sau này, trong khi cũng tốn khá khá thời gian vào việc học nó?
Bài thi sa hinh không đại diện nhiều cho việc chạy xe ngoài đường.
Sẽ rất nhiều người vào cái chuồng sa hình ngon, nhưng ra ngoài phải đỗ ghép thì không làm được.
Cách dậy và thi ngày xưa quá khó (khó hơn tụi mũi lõ rất nhiều), nhưng cách dạy ngày nay thì chỉ tập để mà thi, chứ không phải để cầm bằng ra lái.
Em đã học cả ở ta và ở tây thì thấy cách tụi mũi lõ thực tế hơn. Bài thi của họ thì ngoài kỹ năng lái, xử trí, còn liên quan đến cả luật trên đường đi.
Ta nên thay đổi cách dạy và thi sẽ hạn chế người chưa đủ kỹ năng vẫn cầm vô lăng!
Đấy là luyện kỹ năng ban đầu. Trong chương trình đào tạo ở mình cũng có cả đi thực tế bên ngoài đấy cụ.
Nếu đào tạo và học đầy đủ chuẩn theo chương trình thì ra trường lái tạm ổn rồi. Có điều thực tế lại không giống sách :(
Tôi bổ sung cái phần Lý thuyết: Bỏ bớt những phần hô khẩu hiệu hoặc Kỹ thuật không cần thiết, kiểu Hệ thống truyền động của xe hay gì đó tương tự.
Và học tập tụi tây, tập trung nhiều hơn vào những tình huống thực tế, dùng hình ảnh, kiểu ai được ưu tiên hay tương tự.

Ta còn có cái trò hỏi kiểu cài bẫy: "Xe nào không được đi trước", thay vì hỏi "Xe nào được đi trước".
Tôi thành thực không hiểu cái cách "thi sa hình" hiện tại để làm gì, khi mà nó gần như không có giá trị thực tế trên đường.
Trong khi đó, cái rất cần thiết là các Tình huống thực tế và Xử lý tình huống, thì bên ta lại coi nhẹ.

Bên tây thì ngược lại, phần lùi + ghép xe + ..., cũng có trong bài thi, nhưng nó coi trọng cách xử lý tình huống và Quy trình xử lý hơn.
Và nó thi 100% trên đường công cộng.
Nếu học theo đúng giáo trình của Bộ GTVT thì em thấy đúng là rất bài bản đấy ạ.
Còn các kia nó là những bài học kĩ năng nhỏ để góp phần hình thành kĩ năng lái xe lớn cho các cụ thôi ạ.
Thực ra theo em các kỹ năng cần có trong sa hình đòi hỏi phải rất nhuần nhị nếu được học từ trước. Vấn đề là tự học viên, rồi sau đó là thầy, và quay trở lại học viên tìm cách ăn bớt để tối ưu hóa LỢI NHUẬN cho cả đôi bên. Cho nên sau đó thầy chỉ dạy theo sa hình cho tiện, đỡ tốn công sức, với những mẹo để thi đỗ. Còn học viên bằng lòng với việc học mẹo để có bằng.
Tập lái trong sa hình là tập trong môi trường tĩnh. Còn tập ngoài đường là trong môi trường động, thiên biến vạn hóa với các tình huống, rèn kĩ năng lái xe linh hoạt cho học viên. Vừa học phản xạ với các tình huống giao thông không biết trước, vừa học tuân thủ luật giao thông qua biển báo, vạch, mũi tên kẻ trên đường....Rất thực tế và hiệu quả cao. Thói quen tuân thủ luật giao thông sẽ được tạo thành. Vô hình chung giảm thiểu tai nạn và tắc đường, đó là lợi ích xã hội.
Mấy cái hay chết như từ ngõ lao ra , đang chạy thắng gấp deck dạy . Éo hiểu chạy số 8 làm deck gì , thử thắng xe tải hả .
Cụ cứ đến điểm giao mà dừng lại nhường phải ở quê em là nát đít luôn nhé :))
Ra đường để chúng nó dạy và rèn học những thứ này là chính :

.

.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Tập lái trong sa hình là tập trong môi trường tĩnh. Còn tập ngoài đường là trong môi trường động, thiên biến vạn hóa với các tình huống, rèn kĩ năng lái xe linh hoạt cho học viên. Vừa học phản xạ với các tình huống giao thông không biết trước, vừa học tuân thủ luật giao thông qua biển báo, vạch, mũi tên kẻ trên đường....Rất thực tế và hiệu quả cao. Thói quen tuân thủ luật giao thông sẽ được tạo thành. Vô hình chung giảm thiểu tai nạn và tắc đường, đó là lợi ích xã hội.


Ra đường để chúng nó dạy và rèn học những thứ này là chính :

.

.
Sai rồi bác.
Ở ta, áp dụng Nhất chớm, bác ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top