- Biển số
- OF-418867
- Ngày cấp bằng
- 25/4/16
- Số km
- 6,435
- Động cơ
- 220,406 Mã lực
Em nghĩ cứ thi như ta là ổn rồi. Nếu cần thì xiết vụ thi như: tăng điểm đậu từ 80 lên 90, hoặc hạn chế giờ thi từ 20 phút xuông còn 5-7 phút chẳng hạn
Đúng rồi Cụ, em thi từ thời bằng giấy 3 mảnh, năm 1999 đổi qua cái nàyCụ có bằng từ cái thời còn là tờ giấy ở Halle-đông Đức. Cái bằng này đã được cụ đổi từ bằng giấy qua Plastic. Ngày xưa nó cho chạy nhiều xe, giờ học B thì nó chỉ cho chạy mỗi xe bốn chỗ và xe máy phân khối nhỏ .
Vâng, lúc thi đang chạy, ông giám thị hứng lên bắt đậu xe là ông ấy hô cho học viên. Đường vắng không sao, đường đông chút xíu mà ông ấy hô ghép ngang một nhát là cũng són đái ra quần bác nhỉ. Thi lại rất mất thời gian và tiền bạc, chưa kể tâm lý thi lần thứ hai luôn tồi hơn lần thứ nhất.
Còn vấn đề nữa là học xe máy nó cũng bắt học trên đường trường. Học viên chạy xe máy phía trước, có mặc áo phản quang của trường lái. Thầy ngồi trong Ô tô chạy phía sau. Hai thầy trò liên lạc với nhau bằng máy bộ đàm.
Hiện giờ 1 số nơi xe chip quá tải.. nên gần ngày thi vẫn phải học tối đó cụỞ mình mà dạy kiểu ấy là không ổn : ở mình giao thông ngoài oto ra còn rất nhiều xe máy và cả oto và xe máy chạy theo 1 quy luật là .... bất quy tắc. Học lái xe ban ngày còn đc chứ rủ nhau đi học ban đêm là nhiều cái phải xem xét lắm
Đấy là vấn đề kém tuân thủ luật chứ không hẳn là kỹ năng lái. Kỹ năng lái tốt mà ko tuân thủ luật thì cũng chẳng hơn gì người lái kém thậm chí còn thua người lái kém nhưng lại tập trung tuân thủ luật.Cũng chưa chắc đâu cụ, luật có thể biết, nhưng mang thói quen chạy xe qua bên Tây chạy cẩn thận nó đâm banh xác. Ví dụ như :
Xe rẽ trái, bắt buộc phải chờ xe đi thẳng ở hướng ngược chiều đi hết mới được rẽ. Ở VN ít khi tuân thủ luật này.
Rẽ phải, bắt buộc phải nhường xe đạp đi làn bên cạnh đi thẳng, hoặc chờ người đi bộ qua hết.
Vào đảo giao thông phải ưu tiên xe đang chạy trong đảo, nhường nó chạy qua mới được vào.
Đang lưu thông trên đường, muốn rẽ trái hoặc phải, phải định hình trước đó và tuân theo mũi tên dưới đường, nếu đã lỡ thì phải đi tiếp theo, theo chiều mũi tên. Gần chỗ rẽ mà có muốn xin thì cũng chẳng ai cho chuyển làn nữa, chuyển gấp là xe khác nó đâm banh xác, nếu chẳng may có cớm nó nhìn thấy là ăn phạt hơi đắt.
Đã là đường ưu tiên, thì kể cả nó có cong vắt thì nó cũng vẫn được ưu tiên. Đường phụ dù có đi thẳng thì cũng phải chờ. Gặp tình huống này thì em nghĩ hiếm người Việt mới sang mà quen :
View attachment 4594453
View attachment 4594458
Paris chạy bố láo có thể OK, nhưng ở Đức thì hơi khó. Kiểu như đậu xe mà chạm tí là coi như gây tai nạn. Đã đụng xe người ta hoặc là chờ người ta ra gặp, hoặc là phải viết giấy có số điện thoại bỏ lại cho người bi húc liên lạc. Nếu không làm việc này, rủi có ông, bà già nhìn thấy, họ tố cáo với công an là ăn đủ tội gây tai nạn bỏ chạy. Nên dân chúng thà thương lượng với nhau thiệt hại còn hơn là ăn án gây tai nạn bỏ chạy từ toà.
Túm lại, ý thức chỉ là phụ, phạt nặng mới là yếu tố quyết định tuân thủ giao thông. Tức là thói quen sợ pháp luật sẽ hình thành nên ý thức.
Dạy ở đâu cụAi bảo không dạy luật vậy cụ? Đó là phần lý thuyết, chỉ có dân mình khôn lỏi cộng sự tiếp tay của cán bộ nên bị bỏ qua, coi nhẹ thôi.
Ngày trước em học, hôm đi lấy bằng cũng là hôm em mang xe đi đăng ký. Nói chung chú tâm học em nghĩ cũng đơn giản, quan trọng là thuộc Luật để chấp hành cho đúng. Mấy hôm sau về quê em còn phải cho xe lùi xuống phà, sau đó lên phà vì cái phà thời đó quê em gọi là phà lùi, to hơn đò ngang tí.Tôi thành thực không hiểu cái cách "thi sa hình" hiện tại để làm gì, khi mà nó gần như không có giá trị thực tế trên đường.
Trong khi đó, cái rất cần thiết là các Tình huống thực tế và Xử lý tình huống, thì bên ta lại coi nhẹ.
Bên tây thì ngược lại, phần lùi + ghép xe + ..., cũng có trong bài thi, nhưng nó coi trọng cách xử lý tình huống và Quy trình xử lý hơn.
Và nó thi 100% trên đường công cộng.
E thấy ở mình dạy cũng kinh mà. Buổi đầu là thày dạy cho đi thật luôn ạ, rồi vừa đi vừa dạy và giải thích các kiểu. Xong rồi mới vào sa hình ạ, còn lý thuyết thì đa số học cẩn thận ạ, trừ ai ko thể nhồi chữ vào đầu mới nghĩ chuyện mua lý thuyết ạ. Còn khi có bằng xong, cũng phải bổ túc chán chê, tự tin mới đi thật, khi mới đi đi rất cẩn thận ạ.Chương trình dạy lái xe của mình khá đầy đủ, chạy bãi đất trống, chạy sa hình, chạy trong phố, chạy đường trường, tăng tốc nhanh, phanh đột ngột, lùi chuồng dọc - ngang, lên dốc, qua đường ray, chạy hình chữ S, đi theo hàng đinh... Vấn đề là thực hiện của trung tâm đào tạo và giám sát của cơ quan chức năng. Ngay như học viên chưa học đã đòi mua lý thuyết, học mẹo học tủ mà không nghĩ đến lúc mình phải cầm vô lăng ra đường, chịu trách nhiệm trước tính mạng và tài sản của bản thân và người khác. Có người học 1 đàng nhưng ra đường lại chạy theo thói quen, theo cảm nhận cá nhân mà không tuân theo quy tắc, chuẩn mực nào hết.
Nếu học theo đúng giáo trình của Bộ GTVT thì em thấy đúng là rất bài bản đấy ạ. Vấn đề là ko có ai giám sát, nên những cái bài bản ấy nó chỉ ở trên giấy mà thôi. Vả lại người học cũng khó có thể theo được giáo trình ấy vì sẽ phải có 3 đến 6 tháng nghỉ việc để hàng ngày đến các csdt lái xe như đi học cấp 3 chính quy. Thế thì cạp đất mà ăn.Em muốn hỏi ( không kháy ), là đào tạo chạy bãi đất trống, chạy sa hình, chạy hình chữ S, đi theo hàng đinh...nó rèn kỹ năng gì cho lái xe sau này, trong khi cũng tốn khá khá thời gian vào việc học nó?
Ưu điểm thì rõ rồi, còn nhược điểm với tình trạng giao thông Việt Nam lộn xộn hiện nay khó thực hiện vì lý do an toàn. Đơn cử như cảnh báo va chạm trên xe khi vào VN hầu như phải tắt?Theo các cụ có nên thay đổi phương thức đào tạo lái xe chủ yếu trong sa hình như hiện nay, thì nên đào tạo hoàn toàn trực tiếp ngoài đường phố ?
Em thấy Tây lông nó đào tạo như này :
Lý thuyết thì dĩ nhiên bắt buộc tất cả phải học nghiêm túc, khỏi cần bàn cãi.
Còn đến phần thực hành, thầy giáo đưa cho học viên cái xe, chỉ các bộ phận quan trọng của xe, cách điều chỉnh, vận hành hay bật tắt. Sau đó kêu học viên nổ máy và dong thẳng ra đường vừa lái vừa học luôn.
Sẽ có các tiếng học bắt buộc như: Chạy trong phố, chạy ngoài phố, chạy đường chỉ có hai làn xuôi ngược, chạy đường nhiều làn xe. Chạy xe trên đường có hai làn xuôi, ngược nhưng không có vạch phân làn. Chạy đường nông thôn, chạy đường quốc lộ. Chạy đường một chiều, chạy xe trong phố đi bộ. Chạy ban đêm, chạy rạng sáng, chạy trời mưa. Chạy xe trên cao tốc, chạy xe trong bãi đậu xe siêu thị, chạy xe trong đường hai bên có hàng cây xanh tốt trùm bóng. Đậu xe ngang, dọc, trên dốc....Cách tạo làn cứu hộ, cứu thương như thế nào khi có tai nạn hay ùn tắc lớn xảy ra.
Em thấy ưu điểm của cách đào tạo này là rất thực tế và học viên nhớ lâu. Vì trên đường có hàng trăm biển báo, giao cắt có đèn tín hiệu, không đèn tín hiệu, đường chính, đường phụ, đảo giao thông....Thầy giáo ngồi cùng uốn nắn và chỉ lỗi cho học viên, vì trên đường luôn có hàng ngàn tình huống giao thông phát sinh bất ngờ. Mỗi một tình huống giao thông là một bài học giá trị. Đâu là lỗi của chính người đang lái xe? Đâu là lỗi của người tham gia giao thông khác? Phản xạ và phản ứng hợp lý, đúng luật như nào đối với mỗi tình huống.
Ông nào tiếp thu kém thì phải học dài hơn, ông nào tiếp thu tốt thì có thể rút ngắn và cho thi.
Tổ chức thi sát hạch cũng diễn ra trực tiếp trên đường phố luôn.
Nếu đào tạo theo cách này, em nghĩ lái xe sẽ có bằng thực chất hơn và chất lượng đào tạo sẽ tăng lên đáng kể.
Theo các cụ, có còn ưu nhược điểm nào khác của phương thức đào tạo này không ?
Thực ra theo em các kỹ năng cần có trong sa hình đòi hỏi phải rất nhuần nhị nếu được học từ trước. Vấn đề là tự học viên, rồi sau đó là thầy, và quay trở lại học viên tìm cách ăn bớt để tối ưu hóa LỢI NHUẬN cho cả đôi bên. Cho nên sau đó thầy chỉ dạy theo sa hình cho tiện, đỡ tốn công sức, với những mẹo để thi đỗ. Còn học viên bằng lòng với việc học mẹo để có bằng.Em muốn hỏi ( không kháy ), là đào tạo chạy bãi đất trống, chạy sa hình, chạy hình chữ S, đi theo hàng đinh...nó rèn kỹ năng gì cho lái xe sau này, trong khi cũng tốn khá khá thời gian vào việc học nó?
Đúng đó cụ. Mình có quen tên người Bỉ. Không dám đi xe ngoài đường luôn. sau khi bị cảnh sát dừng xeTây mà về VN lái xe cũng còn vãi lái ra, suy ra là ko thể áp dụng nó vào mình. Mình phải dạy lái xe theo con đường XHCN