[Thảo luận] (Muốn cùng trao đổi với cụ chinhatm) Biển gộp không có trong QC 41

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Mấy việc đó thực ra đâu có khó. Trên đường chính, ta phân làn, nhưng vạch đứt, trừ trường hợp bắt buộc phải vạch liền, ví dụ ô tô xe máy ở những chỗ xe ô tô thường đi tốc độ cao. Khi tới chỗ có ngã rẽ, cắm biến phân làn theo ngã rẽ, biển 411. Biển này sẽ phủ nhận biển phân làn theo phương tiện. Thực tế bây giờ trên đường 5 mọi người toàn đi như vậy, em đi rất nhiều lần (đoạn ngã tư Trâu Quỳ - HN), rẽ vào làn giữa để đi thẳng ngay trước mặt xxx có làm sao đâu. Chỉ có điều biển phân làn trên đường 5 đoạn HN là cực tối, cực đểu và ngờ u.. ở 2 ý: 1) chỉ cho xe tải đi làn giữa, xe con ko được đi và 2) làn cho xe con và xe khách rất to (gấp đôi bình thường), điều này là ko có trong quy chuẩn và thực tế đi rất khó chịu và giảm độ an toàn.
Ý 1 thì khỏi nói ai cũng thấy độ 'chuối' của biển cấm xe con vào làn giữa vì có khả năng 1 anh lái mới, hoặc ko quen đi nhanh, ko lẽ cứ đi làn sát trái để cản trở mọi người ?. Còn chuyện đỗ lề thì các cụ cứ yên tâm: đã là vạch đứt thì cứ xuyên qua mà đỗ, miến là ko có biển cấm đỗ hoặc cấm dừng. Biển này chỉ duy nhất ở đường 5 thuộc địa phận HN (chẳng hiểu ông nào nghĩ ra món này, chắc hồi đi học đúp lên đúp xuống). Cái làn rộng cũng lại chỉ có ở HN, tư duy cùng kiểu làn rẽ trái to đùng để chén anh em ô phờ ở mấy ngã tư, may mà kêu quá nên cũng phải bỏ.
Quay lại chuyện phân làn, phải nói thực là em đã tham gia giao thông ở HN, ở SG và ở một số nước tiên tiến. Khái niệm làn ở bển thì cực rõ ràng. Em có lần được một ông tây chở đi chơi. Tới chỗ cần rẽ phải, ông này quên nên đi vào làn giữa (đi thẳng). Ông đó phải dừng xe, hạ kính và nói xin đường với xe khác đang đi làn rẽ phải để họ nhường. Họ không sợ bị phạt mà sợ tai nạn và sợ người khác khinh bỉ (ví dụ bóp còi thể hiện thái độ). Ở VN thì em thấy trong SG có khái niệm làn sớm hơn HN nhiều. Ở đây có cụ nào lần đầu tiên vào SG sẽ cảm thấy rõ chuyện này.
Nếu nói về ý đồ của cơ quan quản lý khi cắm biển tôi rất hiểu.
Về cách đi lại để không bị xxx bắt hoặc nếu bị xxx bắt cũng không bị phạt tôi cũng rất biết, nhưng đó là cách phải nhận cái sai về mình. Bác nên hiểu là không có chuyện biển 411 phủ định được biển 412 đâu, chẳng qua là do bất cập của cái biển 412 nên xxx thường không bắt lỗi vào giờ cao điểm, nhưng vào giỡ vắng xe thì khác. Đến ngã tư bác đi thẳng ở làn giữa là đúng luật, xxx nào dám bắt? Thế nhưng bác đi thẳng ở làn trái (dành cho ô tô con) mà lại là làn rẽ trái thì bác sẽ bị xxx bắt là cái chắc.
Rất rất nhiều người không biết đi thế nào cho đúng: Đi ở làn giữa thì bị bắt vì vào làn xe tải, đi ở trái của mình thì bị bắt vì sai làn - đi thẳng lại đi vào làn rẽ trái... Tất cả những cái đó là do bất cập trong cách phân làn theo phương tiện trái luật gây ra.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Theo em thì Cái này phần lớn trách nhiệm của người dân cụ ạ. Dân mình dân trí quá thấp. Hehe, cả nước mà như em thì chắc cũng sẽ bớt đi đấy.

Phần ngọn nhé: ý thức dân kém quá, đơn cử như cái mũ bảo hiểm, k phải nhà nước chỉ cho bán mũ kém chất lượng mà còn cho bán cả mũ đạt chuẩn, nhưng hôm trước e nghe một chú sx mũ nói, mũ thời trang chiểm trung bình 80% thị phần. Có nghĩa là cái sát sườn nhất để bảo vệ an toàn họ còn coi thường thì bố ông nhà nước nào bắt họ vào luật được ?

Ông xe ôm đèo em, ông í chạy vèo vèo, vượt đèn đỏ, đi vào làn ô tô, e hỏi sao chú đi vào làn của ô tô, ông í bảo: có ai đâu thì đi thôi, đến ngã tư thì mắt trước mắt sau vượt luôn.

Bố mẹ đèo con đi học, bố k đội mũ, đi vào đường ngược chiều, trẻ con đc phỏng vấn thì bảo: bố chau có đi vào đâu. hehe

Riêng chuyện nữa là đèn đỏ thì vượt, nhưng tai nạn thì đứng lại để xem, cụ cũng đủ hiếu cách hành xử thiếu văn minh và coi thường pháp luật của ng dân rồi.

Em nghĩ vấn đề này là một bức tường rất cao mà còn rất lâu mới có thể leo qua đc. Hehe vì nó là hành vi đạo đức của cả xã hội.
Các vị quan chức của mình rất thích cách đổ lỗi cho trình độ dân trí thấp để trốn tránh trách nhiệm. Và các vị ấy cũng rất thích dân có trình độ dân trí thấp mãi để có thể múa tay trong bị, làm đủ trò mà chẳng ai biết gì để mà phản đối.
Ví dụ, do trình độ dân trí thấp mà Sở GTVT HN có thể đặt dải phân cách giữa phần đường dành cho xe cơ giới rồi cắm bừa vào đấy một cái biển không có trong luật để bắt ép người dân tuân theo. Nếu dân trí cao, Sở GTVT HN không những không thể làm được việc ấy, mà còn bị truy tố ra tòa vì đã gián tiếp gây ra rất nhiều vụ tai nạn đâm vào dải phân cách đặt giữa phần đường xe chạy
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ vẫn băn khoăn về cái biển 412 nhỉ, hị hị. Trong luật và các nghị định điều chỉnh về sau, đã có rất nhiều mục cho phép mượn làn khác để vượt, hoặc k phạt với xe vượt làn bên phải (trong trường hợp đường có chia làn) và cả cái luật GTĐB cũng ghi là được phép chuyển làn tai những nơi cho phép chuyển, e nghĩ đủ để phủ định cái biển 412 (các xe khác k đươc phép đi vào làn). Và nếu xxx bắt lỗi vì cái biển 412 đấy nội dung như thế thì cũng k đủ căn cứ để xử phạt vì điều 13 của luật, và các điều khoản khác cho phép chuyển làn. Cái này là sự thiếu hoàn thiện của luật mà đã mâu thuẩn thì k có lời giải cụ ạ.

Nên theo em cứ căn cứ vào tổng hoà các vấn đề, nếu trường hợp xe tải bị hỏng máy đứng giữa đường, nếu là vạch rời thì đi sang làn bên cạnh mà tránh, còn nếu là vạch liền thì chờ sự cho phép của CSGT, còn nếu k có CSGT ở đấy thì cụ có thể căn cứ vào điều luật (em nhớ láng mange) của luật vi phạm hành chính, đại loại là trong trường hợp bất khả kháng… cái này e sẽ tìm lại, có điều chỉnh cho những trường hợp như thế. Chứ k cần phải đóng khung vào việc là cả làng đứng chờ cho hợp với luật đâu.
Tôi có lăn tăn đâu, và tôi cũng chẳng gặp khó khăn gì với cái biển ấy, kể cả ở Đường 5. Cái mà tôi muốn chỉ trích ở đây là việc ngành GTVT không tôn trọng pháp luật, đẩy cái sai, cái khó cho người dân, dẫn đến rất nhiều người bị phạt oan và quan trọng nhất là đã gây ra các hiện tượng giao thông phản khoa học, phản văn minh mà ta đã thấy, ngày càng phổ biến:
- Đi chậm hơn thì đi bên trái, đi nhanh hơn thì đi bên phải
- Xe rẽ trái thì đi ở làn phải, xe rẽ phải thì đi ở làn trái
- Xe rùa bò dẫn đầu đoàn xe, chẳng xe nào dám chuyển làn để vượt lên, nhất là tại những đoạn xxx hay phục kích
- ...
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu nói về ý đồ của cơ quan quản lý khi cắm biển tôi rất hiểu.
Về cách đi lại để không bị xxx bắt hoặc nếu bị xxx bắt cũng không bị phạt tôi cũng rất biết, nhưng đó là cách phải nhận cái sai về mình. Bác nên hiểu là không có chuyện biển 411 phủ định được biển 412 đâu, chẳng qua là do bất cập của cái biển 412 nên xxx thường không bắt lỗi vào giờ cao điểm, nhưng vào giỡ vắng xe thì khác. Đến ngã tư bác đi thẳng ở làn giữa là đúng luật, xxx nào dám bắt? Thế nhưng bác đi thẳng ở làn trái (dành cho ô tô con) mà lại là làn rẽ trái thì bác sẽ bị xxx bắt là cái chắc.
Rất rất nhiều người không biết đi thế nào cho đúng: Đi ở làn giữa thì bị bắt vì vào làn xe tải, đi ở trái của mình thì bị bắt vì sai làn - đi thẳng lại đi vào làn rẽ trái... Tất cả những cái đó là do bất cập trong cách phân làn theo phương tiện trái luật gây ra.
Tóm lại, theo cụ thì đường 5 đoạn HN sẽ phải cắm biển và phân làn thế nào để phù hợp ?
điều kiện: xe máy, xe con, xe tải, xe khách (mật độ đông) và một cơ số ngã 3, ngã tư như hiện tại ?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Tóm lại, theo cụ thì đường 5 đoạn HN sẽ phải cắm biển và phân làn thế nào để phù hợp ?
điều kiện: xe máy, xe con, xe tải, xe khách (mật độ đông) và một cơ số ngã 3, ngã tư như hiện tại ?
Nếu muốn các phương tiện đi riêng thì phải làm triệt để và đúng luật, ít nhất phải làm được 2 nội dung sau:
- Do chiều rộng mặt mặt đường không đủ rộng để chia cho mỗi loại xe 2 làn (để xe chạy chậm đi ở bên phải, xe nhanh hơn đi ở bên trái) nên có thể chia tất cả các loại ô tô đi vào 2 làn bên trái; xe máy đi vào 1 làn bên phải, làm giống như trên cầu Thanh Trì vậy, tốt nhất là làm giải phân cách chia mặt đường một chiều đi thành 2 phần, nếu không cũng phải kẻ bằng vạch liền, phần đường ô tô cắm biển cấm xe máy và ngược lại (đặt trên giá long môn, có biển phụ 504 phía dưới).
- Tại mỗi ngã ba, ngã tư phải bố trí đèn giao thông riêng cho phần đường ô tô và xe máy, ví dụ khi ô tô chỉ được rẽ phải khi xe máy đã dừng đèn đỏ, xe máy chỉ được rẽ trái khi ô tô đã dừng đèn đỏ...)

Nhân tiện mời bác sang thớt này xem cái biển này nó gây bất cấp thế nào mặc dù nó không có trong quy chuẩn
http://www.otofun.net/threads/711075-bien-phan-lan-tren-quoc-lo-18-doan-moi-lam-qua-dia-phan-quang-ninh
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Nếu muốn các phương tiện đi riêng thì phải làm triệt để và đúng luật, ít nhất phải làm được 2 nội dung sau:
- Do chiều rộng mặt mặt đường không đủ rộng để chia cho mỗi loại xe 2 làn (để xe chạy chậm đi ở bên phải, xe nhanh hơn đi ở bên trái) nên có thể chia tất cả các loại ô tô đi vào 2 làn bên trái; xe máy đi vào 1 làn bên phải, làm giống như trên cầu Thanh Trì vậy, tốt nhất là làm giải phân cách chia mặt đường một chiều đi thành 2 phần, nếu không cũng phải kẻ bằng vạch liền, phần đường ô tô cắm biển cấm xe máy và ngược lại (đặt trên giá long môn, có biển phụ 504 phía dưới).
- Tại mỗi ngã ba, ngã tư phải bố trí đèn giao thông riêng cho phần đường ô tô và xe máy, ví dụ khi ô tô chỉ được rẽ phải khi xe máy đã dừng đèn đỏ, xe máy chỉ được rẽ trái khi ô tô đã dừng đèn đỏ...)


Nhân tiện mời bác sang thớt này xem cái biển này nó gây bất cấp thế nào mặc dù nó không có trong quy chuẩn
http://www.otofun.net/threads/711075-bien-phan-lan-tren-quoc-lo-18-doan-moi-lam-qua-dia-phan-quang-ninh
Giá như cụ mà là #`# thì dân chúng em được nhờ:(
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Nếu nói về ý đồ của cơ quan quản lý khi cắm biển tôi rất hiểu.
Về cách đi lại để không bị xxx bắt hoặc nếu bị xxx bắt cũng không bị phạt tôi cũng rất biết, nhưng đó là cách phải nhận cái sai về mình. Bác nên hiểu là không có chuyện biển 411 phủ định được biển 412 đâu, chẳng qua là do bất cập của cái biển 412 nên xxx thường không bắt lỗi vào giờ cao điểm, nhưng vào giỡ vắng xe thì khác. Đến ngã tư bác đi thẳng ở làn giữa là đúng luật, xxx nào dám bắt? Thế nhưng bác đi thẳng ở làn trái (dành cho ô tô con) mà lại là làn rẽ trái thì bác sẽ bị xxx bắt là cái chắc.
Rất rất nhiều người không biết đi thế nào cho đúng: Đi ở làn giữa thì bị bắt vì vào làn xe tải, đi ở trái của mình thì bị bắt vì sai làn - đi thẳng lại đi vào làn rẽ trái... Tất cả những cái đó là do bất cập trong cách phân làn theo phương tiện trái luật gây ra.
Nói biển 411 phủ định biển 412 là không chính xác về mặt ngôn từ nhưng rõ ràng là biển 411 có tác dụng từ sau chỗ cắm biển nên không Cần quan tâm tới biển 412 cắm trước đó nữa . Vấn đề là cái biển cắm ở đường 5 không phải là biển 412 nên có thể tuỳ lúc mà cụ không bị vịn . Nếu biển đó đúng là biển 412 thì cụ sẽ bị vịn vì hiệu lực của vạch kẻ thấp hơn biển báo (ở đây là biển 412). Còn đi thẳng từ làn trái đương nhiên là bị lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường rồi . Vậy nên em thà đi vào làn giữa còn có cơ cãi thắng chứ đi vào làn trái thì thua luôn .
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu muốn các phương tiện đi riêng thì phải làm triệt để và đúng luật, ít nhất phải làm được 2 nội dung sau:
- Do chiều rộng mặt mặt đường không đủ rộng để chia cho mỗi loại xe 2 làn (để xe chạy chậm đi ở bên phải, xe nhanh hơn đi ở bên trái) nên có thể chia tất cả các loại ô tô đi vào 2 làn bên trái; xe máy đi vào 1 làn bên phải, làm giống như trên cầu Thanh Trì vậy, tốt nhất là làm giải phân cách chia mặt đường một chiều đi thành 2 phần, nếu không cũng phải kẻ bằng vạch liền, phần đường ô tô cắm biển cấm xe máy và ngược lại (đặt trên giá long môn, có biển phụ 504 phía dưới).
- Tại mỗi ngã ba, ngã tư phải bố trí đèn giao thông riêng cho phần đường ô tô và xe máy, ví dụ khi ô tô chỉ được rẽ phải khi xe máy đã dừng đèn đỏ, xe máy chỉ được rẽ trái khi ô tô đã dừng đèn đỏ...)

Nhân tiện mời bác sang thớt này xem cái biển này nó gây bất cấp thế nào mặc dù nó không có trong quy chuẩn
http://www.otofun.net/threads/711075-bien-phan-lan-tren-quoc-lo-18-doan-moi-lam-qua-dia-phan-quang-ninh
Ý 1 của cụ nghe còn tạm, còn ý 2 mà phân 2 loại đèn cho ô tô và xe máy thì không ổn đâu. Lượng xe máy rất đông, đèn chia 2 nhóm phương tiện và lại có nhiều hướng thì thời gian chờ sẽ cực lâu và tự dân sẽ phá luật.
Trước mắt, em chỉ chờ xxx HN điều chỉnh cái biển phân làn sao cho nó giống như biển ở đường TL-NB là ổn lắm rồi. KHông thì cứ làm như mấy tỉnh HY, HD và HP là chuẩn.
 
Chỉnh sửa cuối:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
@Suzu37:
Theo tôi hiểu, việc gộp nhiều biển vào một tấm bảng lớn không sai, nếu các biển đặt trong tấm bảng lớn đó vẫn tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Luật. Ví dụ trên một tấm biển lớn vẽ một biển hạn chế tốc độ 100 và một biển quy định tốc độ tối thiểu 60 chẳng hạn thì không sai, miễn là hình dáng kích thước...của mỗi biển thành phần phải đúng quy định.
Thế nhưng câu chuyện mà chúng ta đang bàn tới là cái biển gộp nhiều hình (phương tiện) khác nhau để quy định làn đường dành cho các loại phương tiện khác nhau mà ta vẫn thấy trên Đường 5 chẳng hạn thì hoàn toàn sai luật, hoặc là nó chỉ có ý nghĩa khuyến cáo, hoàn toàn không có cơ sở để xứ phạt, bởi vì:
- Nó thuộc loại biển chỉ dẫn, lại đặt bên phải đường nên nó chỉ có ý nghĩa thông báo, và có hiệu lực trên tất cả các làn đường mà không có hiệu lực trên làn nào cụ thể.
- Việc quy định làn đường cho các loại phương tiện (cơ giới) khác nhau hiện nay chỉ được quy định bằng biển 412 trong phụ lục của quy chuẩn 41. Quy định của biển này là phải đặt riêng biệt mỗi làn 1 biển, treo ngay trên phần đường xe chạy (trên giá long môn), nên việc đặt nhiều hình (hoặc là biển) trong một biển (bảng lớn) không treo ngay trên một làn cụ thể nào chẳng có hiệu lực gì ngoài ý nghĩa khuyến cáo, ai thích thì tuân thủ, không thích thì thôi.
Em thì có ý kiến hơi khác với cụ ở chỗ bôi đậm . Theo em, nếu biển 412 được sửa như kiểu đang cắm ở đường 5 nhưng quy định từng làn cho từng loại phương tiện chứ không gộp thì nó mới đúng với quy chuẩn là biển có hiệu lực trên tất cả các làn đường .
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Theo cá nhân em cảm nhận thì hình như cụ đang không phải là "trao đổi" hòng có thêm kiến thức mà có vẻ như rất mong muốn ...chứng minh những cái biển ba bửa kia là "đúng quy định"?:(^:)^

Em cũng có cảm giác y như cụ Chánh. Em đã đưa ra các bằng chứng, kể cả tìm bằng từ khóa trong QC41 giúp cụ ấy bên cạnh các bằng chứng về biển phi quy chuẩn rồi mà cụ ấy vẫn cố không chấp nhận thì em thật không biết còn gì để trao đổi nữa vì cụ ấy cũng chẳng đưa ra được bằng chứng gì phản bác lại em mà cứ bảo "cố đi tìm" nhưng cố như thế nào và có kết quả gì không chứ ạ.
Các cụ phán thế nào em cũng chịu, em không có ý bao biện :D

Vấn đề là những chứng cứ các cụ đưa ra (để bảo rằng mấy cái biển ở bài 1 kia là không "chuẩn") vẫn chưa có sức thuyết phục.

Nhiều người vẫn lưu thông trên đường hoặc làm việc gì đó mà bảo rằng, nếu điều đó không bị cấm thì không vi phạm. Trong khi đó QC 41 thì không cấm gộp (lên chung 1 tấm kim loại hình chữ nhật kích thước lớn). Bên cạnh đó QC41 chỉ không cho kết hợp một số biển với nhau.

Gộp ở đây được hiểu như là tất cả các biển nằm trong đó đều đúng quy chuẩn về kích thước, màu sắc, v.v...

Việc nói rằng không cấm thì cứ làm em đã nhắc tới ở trang 2 thớt này mà chả cụ nào để ý giùm em :D
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Theo cụ hiểu như nào ạ? Cái này nó là luật chung ở trên TG chứ chả riêng VN mình, đường nhiều làn thì làn ngoài cùng dành cho xe vượt nhau, ở mình nếu chỉ có 2 làn thì xe hay đi ở làn ngoài, nhưng hết sức để ý nhường xe sau vượt. Đây mới là GT có văn hoá và đúng với điều 13 Luật GTĐB. Trong khoản 2 tức là xe cơ giới đi bên trái xe thô sơ, tức là nếu có làn hay ko có làn cho xe thô sơ, thì xe thô sơ phải đi gần lề đường nhất, phía ngoài cho xe cơ giới. Sau đó đến khoản 3, thì nói đến xe cơ giới, xe nào đi chậm nhất trên đường thì đi hết về bên phải, sát làn xe thô sơ. Xe đi tốc độ cao nhất thì đi làn ngoài cùng.
Em đang cho là cụ suy theo nghĩa xe 4b trở lên thôi ạ. Điều 13 nói về việc sử dụng làn đường.

Nếu cụ đứng trên góc độ đang lưu thông bằng xe 2b, cụ sẽ thấy là bề rộng làn chuẩn ở VN là 3500 mm quá thừa so với 1 chiếc xe gắn máy hoặc xe mô tô. Tức là trong một làn có thể có tới 4 xe 2b có thể bất chợt ở vị trí ngang hàng nhau theo chiều ngang làn đường.

Do vậy, như em đã nêu ý kiến ở bài trước rằng đi bên phải có thể hiểu là đi bên phải ngay trong chính làn đường của mình. Ở một số đường hoặc một số đường phố, làn đường có bề rộng lớn gần gấp đôi quy chuẩn, do vậy xe 4b, theo em hiểu hoàn toàn có thể đi sát bên phải vạch phân làn nhưng vẫn trong làn của mình. Xe khác vượt trong làn vô tư!


Cái Cụm từ "Chỉ ra được như thế này" là em thử tìm giúp cụ xem có quy định gộp biển không đấy ạ. Từ khóa em cung cấp bài trước rồi. Vậy cụ thử tìm từ khóa khác hoặc rà kỹ lại từng dòng, từng chữ QC ạ b-)
Còn quan điểm của em về phân làn là cứ như "Tây" ấy ạ: Mấy làn thì mấy, cụ không có nhu cầu đi nhanh thì cứ đi vào làn phía ngoài cùng bên phải, lúc nào cụ có nhu cầu vượt hoặc tăng tốc thì sang các làn phía bên trái rồi lại trở về làn bên phải nếu không có nhu cầu đi nhanh nữa (tất nhiên là có giới hạn tốc độ tối đa, tối thiểu của mỗi làn ạ).
Với lập luận ngay phía trên của em thì điều này chỉ có thể thực hiện được với đường có số làn nhiều hơn 2 (tức là tối thiểu có 3 làn đường). Còn chuyện vượt bằng cách chuyển làn thì không cần thiết với xe mô tô và xe máy ạ.

Biển tạm thời trong Luật để chỉ các biển không cố định không treo trên cột hay long môn chứ không phải chỉ các biển phi quy chuẩn.
Cụ có thể chỉ dùm em là trong Luật hoặc trong QC chỗ nào nhắc đến ý của cụ không ạ? Em tìm mãi chưa ra ợ.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Ý 1 của cụ nghe còn tạm, còn ý 2 mà phân 2 loại đèn cho ô tô và xe máy thì không ổn đâu. Lượng xe máy rất đông, đèn chia 2 nhóm phương tiện và lại có nhiều hướng thì thời gian chờ sẽ cực lâu và tự dân sẽ phá luật.
Trước mắt, em chỉ chờ xxx HN điều chỉnh cái biển phân làn sao cho nó giống như biển ở đường TL-NB là ổn lắm rồi. KHông thì cứ làm như mấy tỉnh HY, HD và HP là chuẩn.
Có thể không ổn, nhưng nếu đã muốn tách phương tiện thì phải làm thế, nếu không sẽ là đem con bỏ chợ. Cơ quan quản lý đường cứ việc tách, còn hậu quả thế nào mặc người dân.
Đúng là VN có đặc thù riêng so với các nước khác do có lượng xe máy cực lớn, cũng nên tìm cách quản lý giao thông phù hợp với đặc thù, nhưng phải đảm bảo phù hợp với luật (và tương thích với luật quốc tế), khoa học và văn minh
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Đây là lần đầu tiên tôi thấy một vị luật sư mà trả lời lộn xộn, đầy mâu thuẫn và kém cỏi đến mức ấy
Cảm ơn cụ đã xuất hiện và trao đổi sau khoảng 1 tuần em chờ đợi. :D Vuốt cụ :D

Em xin phép không đề cập đến việc luật sư ấy là ai và như thế nào. Em chỉ xin được đề cập đến việc mà người tham gia giao thông nêu vấn đề biển gộp và lật hoặc quy chuẩn có cho phép điều đó hay không mà thôi.

@Suzu37:
Theo tôi hiểu, việc gộp nhiều biển vào một tấm bảng lớn không sai, nếu các biển đặt trong tấm bảng lớn đó vẫn tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Luật. Ví dụ trên một tấm biển lớn vẽ một biển hạn chế tốc độ 100 và một biển quy định tốc độ tối thiểu 60 chẳng hạn thì không sai, miễn là hình dáng kích thước...của mỗi biển thành phần phải đúng quy định.
Nếu cụ có thể lập luận chứng minh rằng nó không sai thì em rất cảm ơn vì em chưa thấy cụ nào trong thớt này chứng minh được nó sai. Em xin nhấn mạnh giống cụ là nếu các biển đặt trong tấm bảng lớn đó vẫn tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Luật và em xin phép bổ sung là tuân thủ quy chuẩn 41.

Thế nhưng câu chuyện mà chúng ta đang bàn tới là cái biển gộp nhiều hình (phương tiện) khác nhau để quy định làn đường dành cho các loại phương tiện khác nhau mà ta vẫn thấy trên Đường 5 chẳng hạn thì hoàn toàn sai luật, hoặc là nó chỉ có ý nghĩa khuyến cáo, hoàn toàn không có cơ sở để xứ phạt, bởi vì: ...
Ở mấy trang đầu em đã xin phép không bàn đến cái biển trên đường 5 địa phận HN rồi ạ, và tiếp đến là trên đường 18 địa phận QN. Ở một góc độ nào đó, những biển này toàn là chữ, do vậy theo QC41, nó chỉ dành cho xe thô sơ và người đi bộ. Người đi xe cơ giới không kịp đọc để mà tuân thủ ạ (chưa kể đến việc không có nghĩa vụ phải tuân thủ biển báo toàn chữ).
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cụ vẫn băn khoăn về cái biển 412 nhỉ, hị hị. Trong luật và các nghị định điều chỉnh về sau, đã có rất nhiều mục cho phép mượn làn khác để vượt, hoặc k phạt với xe vượt làn bên phải (trong trường hợp đường có chia làn) và cả cái luật GTĐB cũng ghi là được phép chuyển làn tai những nơi cho phép chuyển, e nghĩ đủ để phủ định cái biển 412 (các xe khác k đươc phép đi vào làn).

Tại sao lại phủ định biển 412 cụ ơi?

Đây, luật 2008, điều 9:

CHƯƠNG II

QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 9. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn
Vậy để thực hiện khoản 1 này thì buộc phải có biển báo quy định làn đường phần đường chứ. Chỉ có điều, trong QC41, nhiều cụ đang định hướng theo việc không được sử dụng hai biển 412 trở lên trong cùng một làn đường.

Như em đã trình bày ở trang 6, với 4 loại xe cơ giới phổ biến lưu thông trên đường, và đường phổ biển chỉ có 2 làn theo một chiều đi, kiểu gì cũng phải xảy ra trường hợp 1 làn phải có 2 loại xe trở lên, thậm chí là 3. Do vậy theo cụ thì đặt cùng lúc 2 hoặc 3 biển 412 hoặc là treo 2 hoặc 3 biển cấm phương tiện trên cùng 1 làn. Nếu treo biển cấm thì hoa mắt lắm. Rất khó để nhận ra mình sẽ được đi làn nào ngay trong khoảng từ 1 đến 2 giây.

Lát nữa em sẽ trình bày thêm hình vẽ minh họa cái việc cấm khoảng 2 đến 3 xe trên một làn. C
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có thể không ổn, nhưng nếu đã muốn tách phương tiện thì phải làm thế, nếu không sẽ là đem con bỏ chợ. Cơ quan quản lý đường cứ việc tách, còn hậu quả thế nào mặc người dân.
Đúng là VN có đặc thù riêng so với các nước khác do có lượng xe máy cực lớn, cũng nên tìm cách quản lý giao thông phù hợp với đặc thù, nhưng phải đảm bảo phù hợp với luật (và tương thích với luật quốc tế), khoa học và văn minh
Tranh luận trên này ko thể hiện hết, nhưng nếu ngồi đàm đạo thì em có thể cho thấy cách của cụ không khả thi ở điều kiện GT Việt Nam. Luật gt viết ra cũng chỉ để mọi người đi lại an toàn và thuận tiện hơn chứ ko thể là ngược lại. Những gì thực tế chứng minh là hiệu quả thì luật cũng cần bổ sung sửa đổi.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em xin phép được thể hiện việc phân làn (theo phương tiện) hiện có trên một số đường tại VN bằng cách không sử dụng các biển 412. Hoa mắt lắm các cụ ợ :D

 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Toan_bh

Xe máy
Biển số
OF-326607
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
76
Động cơ
286,360 Mã lực
E vào theo dõi để đúc kết kinh nghiệm
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Tôi có lăn tăn đâu, và tôi cũng chẳng gặp khó khăn gì với cái biển ấy, kể cả ở Đường 5. Cái mà tôi muốn chỉ trích ở đây là việc ngành GTVT không tôn trọng pháp luật, đẩy cái sai, cái khó cho người dân, dẫn đến rất nhiều người bị phạt oan và quan trọng nhất là đã gây ra các hiện tượng giao thông phản khoa học, phản văn minh mà ta đã thấy, ngày càng phổ biến:

- ...
Tại em thấy cụ hay nhắc đến biển 412, hoặc hay nhắc đến trường hợp của biển 412… hehe

Cũng không chỉ có ngành GTVT không tôn trọng pháp luật mà cả nhân dân cũng không luôn.

Em tin là nếu các biển vạch kẻ được làm theo đúng qui chuẩn, tóm lại là GTCC làm mấy cái đó hoàn hảo đi, thì e tin là bọn dân đen ngoài chuyện không biết luật ra thì có biết cũng làm sai, cũng vượt sai, vượt đèn đỏ, đè vạch như thường.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Nếu muốn các phương tiện đi riêng thì phải làm triệt để và đúng luật, ít nhất phải làm được 2 nội dung sau:
- Do chiều rộng mặt mặt đường không đủ rộng để chia cho mỗi loại xe 2 làn (để xe chạy chậm đi ở bên phải, xe nhanh hơn đi ở bên trái) nên có thể chia tất cả các loại ô tô đi vào 2 làn bên trái; xe máy đi vào 1 làn bên phải, làm giống như trên cầu Thanh Trì vậy, tốt nhất là làm giải phân cách chia mặt đường một chiều đi thành 2 phần, nếu không cũng phải kẻ bằng vạch liền, phần đường ô tô cắm biển cấm xe máy và ngược lại (đặt trên giá long môn, có biển phụ 504 phía dưới).
- Tại mỗi ngã ba, ngã tư phải bố trí đèn giao thông riêng cho phần đường ô tô và xe máy, ví dụ khi ô tô chỉ được rẽ phải khi xe máy đã dừng đèn đỏ, xe máy chỉ được rẽ trái khi ô tô đã dừng đèn đỏ...)
Hí hí, em cũng tập làm TTGT đi kẻ đường tí nhỉ?

Đường 5 không làm phân cách chia đường làm 2 phần như cầu thanh trì được cụ ơi. Nếu thế ô tô muốn về nhà ăn cơm thì tấp vào lề làm sao trèo qua được cái phân cách đấy ?

Vụ đèn xanh đèn đỏ riêng cho ô tô xe máy là hệ quả của việc tách đường thành 2 phần đường riêng cho ô tô và xe máy nên chỉ có hiệu quả khi tách thành 2, còn nếu k tách thì là thảm họa cho ô tô vì xe máy sẽ đứng tràn sang các làn và chờ đèn đỏ của xe máy trong khi đó thì lại là đèn xanh cho ô tô.

Nói chung, e thấy phuơng án của cụ không khả thi. Đường 5 đủ rộng để chia làn, nên áp dụng theo đường Giải Phóng là chuẩn nhất. Chỉ thêm các biển báo, cho đầy đủ và bỏ cái phân cách ngu si ở giữa đường đi thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top