Tranh luận trên này ko thể hiện hết, nhưng nếu ngồi đàm đạo thì em có thể cho thấy cách của cụ không khả thi ở điều kiện GT Việt Nam. Luật gt viết ra cũng chỉ để mọi người đi lại an toàn và thuận tiện hơn chứ ko thể là ngược lại. Những gì thực tế chứng minh là hiệu quả thì luật cũng cần bổ sung sửa đổi.
Đúng là nếu hợp lý thì luật sẽ sửa đổi để phù hợp với thực tế, bởi vì luật phục vụ toàn xã hội chứ không phải chỉ để phục vụ các nhà quản lý, nhưng vấn đề ở cái chỗ "an toàn và thuận tiện" ấy. Câu hỏi đã hỏi nhiều lần rồi, nhưng vẫn hỏi lại:
- Nếu bắt các phương tiện đi theo làn riêng (ví dụ xe con phải đi sát làn trái) thì đến ngã tư muốn rẽ phải xe con phải làm sao? Rẽ từ làn trái sẽ cực kỳ mất an toàn và gây xung đột trầm trọng; Tạt sang làn phải thì sẽ đi vào làn xe máy, phạm luật (Chú ý là hiện tại chỉ có cái biển 412 có quy định hiệu lực và chỉ có quy định các phương tiện không được đi vào làn của nhau, ngay cả tại các ngã tư). Trong trường hợp bác muốn thay đổi luật để cho các phương tiện đi được vào làn của nhau tại các ngã tư thì phải quy định thế nào: Được đi vào làn của nhau trước ngã tư 20m, 50m, 100m? Nếu vậy thì có khác gì các quy định hiện tại: Các phương tiện đi trên đường (dài) sẽ tự động phân loại xe chạy nhanh hơn bên trái, chạy chậm hơn bên phải (theo luật) và gần đến ngã tư sẽ chuyển làn theo hướng rẽ theo hướng dẫn của biển 411.
- Xe con chỉ được chạy làn sát trái, khi gặp xe chạy rất chậm thì sao? Hàng trăm xe xếp hàng bò theo xe rùa liệu có thuận tiện? Hay bác muốn thay đổi luật để quy định: Khi gặp xe chạy quá chậm (dưới ...km/h) thì có thể sử dụng làn xe khác để vượt lên?
*Nói về cách của tôi:
- Tôi vẫn có quan điểm không nên tách các phương tiện đi theo làn riêng, nhất là trong nội thành các TP lớn.
- Trên các đường cao tốc không cho xe máy lưu thông, các loại ô tô được đi trên tất cả các làn, không hạn chế tốc độ theo làn và xxx phải xử phạt thật nghiêm lỗi "đi chậm hơn mà không chịu đi về phía bên phải"
- Trên các con đường dài ngoại thành (ví dụ Đường 5) thì có thể tách riêng ô tô và xe máy, nhưng phải tách thành đường riêng (có đặt dải phân cách) hoặc kẻ vạch liền. Tất nhiên phải tính đến các trường hợp xe ô tô dừng đỗ, xung đột ô tô xe máy tại ngã tư...như tôi đã nói ở trên
- Trong nội thành các TP lớn có thể quy hoạch đường dành riêng cho ô tô hoặc dành riêng cho xe máy đối với khu vực có nhiều đường song song; đi chung đối với những đoạn không có đường song song, hoặc chia mặt đường cho ô tô xe máy đi riêng nếu đủ chiều rộng giống như đường ngoài TP, sao cho các loại phương tiện có thể đi được từ điểm này đến điểm khác trong TP một cách thuận tiện nhất (có thể phải đi vòng xa hơn khi chưa quy hoạch)