[Thảo luận] (Muốn cùng trao đổi với cụ chinhatm) Biển gộp không có trong QC 41

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Các cụ gọi là "gộp" chứ em thì có thể gọi nó là "kết hợp", quy định cho phép sử dụng kết hợp các biển báo. Trong quy chuẩn thì hình biển báo được "vẽ" trên giấy, cũng không có quy định nào nhất nhất mỗi biển báo phải được "vẽ" lên 1 tấm bảng riêng. Còn thực tế thì GTCC "vẽ" lên cái bảng tôn kia và "vẽ" "kết hợp" các biển báo trên cùng 1 tấm bảng (cho đỡ tốn). Có điều họ "vẽ" hơi tồi, ko có ngăn cách giữa các biển báo mà thôi. :D
Vậy nhờ cụ giải thích giúp điều này: có bao giờ cụ thấy kiểu "kết hợp" đó giữa biển báo chính và biển phụ chưa?
Thứ nữa, cụ nói như vậy (chỗ đo đỏ) chứng tỏ cụ chưa bao giờ đọc phần phụ lục của quy chuẩn. Mỗi biển báo đều có quy định rõ về hình dáng, kích thước, màu nền, màu chữ, vạch ... Thậm chí người ta còn quy định rõ kích thước của từng chi tiết bên trong như chữ, vạch kẻ, phương tiện ... bên trong tấm biển đó. Vậy nên, việc sử dụng "kết hợp" thế nào cũng có quy tắc của nó và đã có quy định cụ thể, chẳng hạn biển 411 có thể sử dụng kết hợp với vạch kẻ đường 1.18 hoặc biển nào có thể sử dụng với loại biển chính hoặc biển phụ nào cho rõ thêm ý nghĩa của biển chính.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
1. Việc em xin trao đổi là biển có đúng quy chuẩn không thôi chứ không phải là biển đúng luật ạ. Vì luật cho phép Bộ GT ban hành quy chuẩn về hệ thống biển báo cơ mà.

2. Như em đã khẳng định ở trên:

Vậy thì không hẳn có cái là bịa ra đâu ợ.
1. Thế là cụ lại thích chơi câu chữ rồi. Em nói là luật (là các quy định của pháp luật) chứ không phải là Luật (mà em dự là cụ nói cái Luật GTĐB 2008) đâu cụ nhé. Chứ còn dù nó là Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn thì cũng đều là quy định của pháp luật cả. Chứ kể cả khi cụ bị xxx dừng thì họ cũng nói với cụ là cụ vi phạm luật giao thông chứ có nói cụ vi phạm cái biển báo (VD thế) hay quy chuẩn này nọ gì đâu. Chỉ khi nào cụ hỏi cụ thể về lỗi thì họ mới nói lỗi cụ thể của cụ.
2. Vậy theo cụ mấy cái biển "phân làn" toàn chữ (thay vì loại phương tiện) với mũi tên vẽ ở bên cạnh thay vì trên đầu phương tiện nó là cái biển gì ạ? Theo Quy chuẩn đấy ạ, cái biển 412 là chỉ làn dành cho từng loại phương tiện cụ thể giờ vẽ rồi "kết hợp" luôn mấy loại phương tiện thì nó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn gì ạ? Rồi nữa là cái loại biển đang được cắm ở đường QL5 (đoạn qua địa bàn Hà Nội) rồi đường phố Huế- Hàng Bài đang được xxx sử dụng làm "biển phân làn" để xử phạt nó là cái loại biển gì ạ, quy định ở đâu ạ? Hơn nữa, theo quy chuẩn thì cái biển phân làn đó phải treo trên giá long môn cho từng làn phương tiện một chứ không phải là cắm bên lề đường đâu ạ. Đó chỉ là 1 vài VD về cái sự "chủ động, sáng tạo" *-:) của ngành GTVT và xxx Hà Nội gần với chủ đề này nhất thôi ạ.
Vậy theo cụ đó không phải là "bịa" và "có căn cứ"???:-/
 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Vậy nhờ cụ giải thích giúp điều này: có bao giờ cụ thấy kiểu "kết hợp" đó giữa biển báo chính và biển phụ chưa?
Thứ nữa, cụ nói như vậy (chỗ đo đỏ) chứng tỏ cụ chưa bao giờ đọc phần phụ lục của quy chuẩn. Mỗi biển báo đều có quy định rõ về hình dáng, kích thước, màu nền, màu chữ, vạch ... Thậm chí người ta còn quy định rõ kích thước của từng chi tiết bên trong như chữ, vạch kẻ, phương tiện ... bên trong tấm biển đó. Vậy nên, việc sử dụng "kết hợp" thế nào cũng có quy tắc của nó và đã có quy định cụ thể, chẳng hạn biển 411 có thể sử dụng kết hợp với vạch kẻ đường 1.18 hoặc biển nào có thể sử dụng với loại biển chính hoặc biển phụ nào cho rõ thêm ý nghĩa của biển chính.
Như em đã nói ở post trước, các cụ thiên về sự hiện diện vật lý của biển báo, còn em quan tâm đến hình dáng, màu sắc của nó thôi. Vậy nên em mới nói GTCC vẽ ẩu, chứ ko có quy định nào phải phân tách vật lý giữa các biển báo. Người ta có thể vẽ nhiều biển báo trên 1 tấm bảng để báo hiệu giao thông tại 1 vị trí chứ ko bắt buộc mỗi biển báo phải vẽ trên 1 tấm bảng riêng.
 

k66473

Xe tăng
Biển số
OF-1165
Ngày cấp bằng
5/8/06
Số km
1,630
Động cơ
96,504 Mã lực
Nơi ở
earth
Theo em, các cụ giúp mấy anh GTCC một lần này xem sao.
Các cụ thiết kế (vẽ) ra các biển cần phải cắm như thế nào để các anh ấy xem và làm theo.
Ví dụ cái QL5 thì bây giờ nên thiết kế lại (vẽ lại) các biển báo như thế nào
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,587
Động cơ
361,897 Mã lực
Đơn giản biển gộp thì làm sao có số hiệu được, vi phạm thì xxx cũng chả biết lỗi giề.
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,497
Động cơ
-164,486 Mã lực
Em hóng để lấy kinh nghiệm thôi ạ :D
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
thi thoảng em đọc về biển, thì trong mỗi biển cũng có ghi là biển có thể dùng để kết hợp với biển khác. hehe.

Thế nào là kết hợp, và kết hợp vào như thế nào ? Thì chịu.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em tưởng là không ai quan tâm đến cái thớt mục này nữa. Hè hè. Cảm ơn các cụ.

1. Thế là cụ lại thích chơi câu chữ rồi. Em nói là luật (là các quy định của pháp luật) chứ không phải là Luật (mà em dự là cụ nói cái Luật GTĐB 2008) đâu cụ nhé. Chứ còn dù nó là Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn thì cũng đều là quy định của pháp luật cả. Chứ kể cả khi cụ bị xxx dừng thì họ cũng nói với cụ là cụ vi phạm luật giao thông chứ có nói cụ vi phạm cái biển báo (VD thế) hay quy chuẩn này nọ gì đâu. Chỉ khi nào cụ hỏi cụ thể về lỗi thì họ mới nói lỗi cụ thể của cụ.
Tất nhiên là phải tùy thuộc tình huống trên đường, tùy thuộc hệ thống biển báo thì ta mới có thể bị đưa vào diện vi phạm luật giao thông. Ví dụ nếu không có cái biển hạn chế tốc độ 30 thì khi cụ chạy 35 cây chuối chả ai có thể nói là cụ vi phạm.

Với chủ đề này, em xin được nêu lại mục tiêu là tìm ra chỗ nào đó trong quy chuẩn hoặc trong luật GT 2008 cho phép hình thành biển gộp (hoặc biển kết hợp).

Những biển này có thể đã thấy mà nhiều người bảo không đúng quy chuẩn hoặc chưa thấy bao giờ vì có những chỗ luật/quy chuẩn cho phép mà ngta chưa áp dụng.

Vì vậy, theo em, để tìm ra được những "chỗ nào đó" thì phải để ý từng chữ trong luật hoặc quy chuẩn rồi. Em không dám bắt bẻ ai cả vì hiểu biết còn non kém. Do đó em đã mặc định là luật sư Hà nắm rõ vấn đề thì mới trả lời câu hỏi như vậy.

Hoặc nếu như theo ý cụ nói thì có được thêm văn bản quy phạm pháp luật nào nữa để giải thích vấn đề biển gộp hoặc kết hợp này thì càng tuyệt vời (chứ không hẳn chỉ là luật GT 2008 và QC 41). Em đang rất muốn biết đấy ạ.

2. Vậy theo cụ mấy cái biển "phân làn" toàn chữ (thay vì loại phương tiện) với mũi tên vẽ ở bên cạnh thay vì trên đầu phương tiện nó là cái biển gì ạ? Theo Quy chuẩn đấy ạ, cái biển 412 là chỉ làn dành cho từng loại phương tiện cụ thể giờ vẽ rồi "kết hợp" luôn mấy loại phương tiện thì nó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn gì ạ? Rồi nữa là cái loại biển đang được cắm ở đường QL5 (đoạn qua địa bàn Hà Nội) rồi đường phố Huế- Hàng Bài đang được xxx sử dụng làm "biển phân làn" để xử phạt nó là cái loại biển gì ạ, quy định ở đâu ạ? Hơn nữa, theo quy chuẩn thì cái biển phân làn đó phải treo trên giá long môn cho từng làn phương tiện một chứ không phải là cắm bên lề đường đâu ạ. Đó chỉ là 1 vài VD về cái sự "chủ động, sáng tạo" *-:) của ngành GTVT và xxx Hà Nội gần với chủ đề này nhất thôi ạ.
Vậy theo cụ đó không phải là "bịa" và "có căn cứ"???:-/
Ở một số thớt nào đó có nói về biển 412 không đúng quy chuẩn. Em xin không dám đề cập tới. Em chỉ xin đề cập đến câu trả lời của LS Hà và cái biển có trong #1 thôi ợ.

Em thấy còn một vài điểm về biển tạm thời mà QC 41 không làm rõ được hoặc ở đâu đó trong quy chuẩn mà em chưa biết. Do vậy, tại thời điểm này em không nói là có một số biển báo "bịa" hoặc "vô căn cứ" mà là em nêu vấn đề để học hỏi.

Bản thân em khi ôm vợ 2 trên đường, em vẫn tuân thủ một vài cái biển mà em chả hiểu là từ đâu ra hoặc chưa hiểu là từ đâu ra: Chẳng hạn, cao tốc PV-CG, trên giá long môn, biển hạn chế tốc độ tối đa và tối thiểu được vẽ theo chiều ngang, trên cùng một tấm kim loại; phía bên trên còn có dòng chữ LÀN XE CON (dòng chữ thôi nhé). Ấy thế mà gần như 99% các xe đi trên con đường này đều tuân thủ tốc độ.

Vì đây là trao đổi nên nếu cụ giúp em chỉ được căn cứ rằng cái biển ở #1 "bịa" thì em rất cảm ơn ạ. @};-
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Vậy nên em mới nói GTCC vẽ ẩu, chứ ko có quy định nào phải phân tách vật lý giữa các biển báo. Người ta có thể vẽ nhiều biển báo trên 1 tấm bảng để báo hiệu giao thông tại 1 vị trí chứ ko bắt buộc mỗi biển báo phải vẽ trên 1 tấm bảng riêng.
Em cũng đã có lúc nghĩ giống như cụ. Đối với hệ thống biển báo theo QC41: Cái gì không cấm thì được phép làm?
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Về biển gộp (hay biển kết hợp): Trong QC không có loại biển gộp nhiều loại biển (biển cấm gộp với biển chỉ dân) mà chỉ có đặt nhiều biển cùng một vị trí (cùng một cột hay cùng một giá long môn).
Do vậy các biển trong hình vẽ không nên gọi là biển gộp mà gọi là biển đặt cùng vị trí. Trong trường hợp này giá long môn bao gồm khung và cả tấm biển màu xanh, các hình vẽ trong biển này chính cách đặt biển.

Trong bài trên Luật sư có sai lầm là đã coi cái biển chỉ dẫn có vẽ mấy cái xe là biển 412. Về QC các cụ đều biết cái đó không phải 412.
Mặt khác, nếu đọc kỹ 412 sẽ thấy biển này không thể dùng để phân làn các phương tiện như hiện nay. Biển 412 dùng để phân "làn đường dành riêng cho từng loại xe" có nghĩa là từng loại xe sẽ được dành riêng 1 làn nói cách khác trong 1 làn chỉ có một loại xe được chạy. Trong khi đó cách phân làn hiện tại lại muốn phân 1 làn đường cho một số loại xe.
Và biển đó hiện hình như chỉ có ở đường...Nguyễn Trãi, dành riêng cho xe buýt:)
1. Thế là cụ lại thích chơi câu chữ rồi. Em nói là luật (là các quy định của pháp luật) chứ không phải là Luật (mà em dự là cụ nói cái Luật GTĐB 2008) đâu cụ nhé. Chứ còn dù nó là Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn thì cũng đều là quy định của pháp luật cả. Chứ kể cả khi cụ bị xxx dừng thì họ cũng nói với cụ là cụ vi phạm luật giao thông chứ có nói cụ vi phạm cái biển báo (VD thế) hay quy chuẩn này nọ gì đâu. Chỉ khi nào cụ hỏi cụ thể về lỗi thì họ mới nói lỗi cụ thể của cụ.
2. Vậy theo cụ mấy cái biển "phân làn" toàn chữ (thay vì loại phương tiện) với mũi tên vẽ ở bên cạnh thay vì trên đầu phương tiện nó là cái biển gì ạ? Theo Quy chuẩn đấy ạ, cái biển 412 là chỉ làn dành cho từng loại phương tiện cụ thể giờ vẽ rồi "kết hợp" luôn mấy loại phương tiện thì nó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn gì ạ? Rồi nữa là cái loại biển đang được cắm ở đường QL5 (đoạn qua địa bàn Hà Nội) rồi đường phố Huế- Hàng Bài đang được xxx sử dụng làm "biển phân làn" để xử phạt nó là cái loại biển gì ạ, quy định ở đâu ạ? Hơn nữa, theo quy chuẩn thì cái biển phân làn đó phải treo trên giá long môn cho từng làn phương tiện một chứ không phải là cắm bên lề đường đâu ạ. Đó chỉ là 1 vài VD về cái sự "chủ động, sáng tạo" *-:) của ngành GTVT và xxx Hà Nội gần với chủ đề này nhất thôi ạ.
Vậy theo cụ đó không phải là "bịa" và "có căn cứ"???:-/
Cụ chuẩn vãi. Em xin phép vote cụ ạ:)
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,587
Động cơ
361,897 Mã lực
Vấn đề là vi phạm 1 trong những thứ vẽ trên cái biển gộp ấy chứ ạ.
Về luật là sai vì khi gộp như thế thì kích thước, hình dạng, ... đều thay đổi nên việc tuân thủ của ng dân sẽ bị ảnh hưởng.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Em có một điều băn khoăn là cái QC41 này nó sẽ có hiệu lực như nào ?

Là văn bản hướng dẫn cho sở GTCC để xây dựng hệ thống biển báo vạch kẻ, thiên về mặt kĩ thuật giúp cho các cán bộ ngày GT biết được chiều cao, kích thước và ý nghĩa biển vạch để qui hoach giao thông? Hay là một phụ lục của luật giao thông đường bộ để mô tả, minh hoạ thêm cho luật vì rõ ràng là luật cần phải được đi kèm bởi các bảng biểu.

Nếu chỉ là qui chuẩn trong ngành thôi, thì k biết cơ sở pháp lý thế nào ? Và lúc đấy thì hệ thống bảng biểu của luật ở đâu ?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Về luật là sai vì khi gộp như thế thì kích thước, hình dạng, ... đều thay đổi nên việc tuân thủ của ng dân sẽ bị ảnh hưởng.
Em xin hỏi cụ một chút, nếu vẽ khoảng 2 cái biển với kích thước đúng quy chuẩn lên cùng một tấm tôn rồi treo lên giá Long môn thì cụ thấy nó có sai luật không? Và nó có dễ tuân thủ không ạ?

Nếu được thì biển gộp (đúng tất kích cỡ, màu sắc của các biển vẽ trên đó) có được chấp nhận không ạ?
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,587
Động cơ
361,897 Mã lực
Em xin hỏi cụ một chút, nếu vẽ khoảng 2 cái biển với kích thước đúng quy chuẩn lên cùng một tấm tôn rồi treo lên giá Long môn thì cụ thấy nó có sai luật không? Và nó có dễ tuân thủ không ạ?

Nếu được thì biển gộp (đúng tất kích cỡ, màu sắc của các biển vẽ trên đó) có được chấp nhận không ạ?
Sao cụ ko cắt cái tấm tôn làm 2 miếng mà lại cứ phải để một miếng?
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Em có một điều băn khoăn là cái QC41 này nó sẽ có hiệu lực như nào ?

Là văn bản hướng dẫn cho sở GTCC để xây dựng hệ thống biển báo vạch kẻ, thiên về mặt kĩ thuật giúp cho các cán bộ ngày GT biết được chiều cao, kích thước và ý nghĩa biển vạch để qui hoach giao thông? Hay là một phụ lục của luật giao thông đường bộ để mô tả, minh hoạ thêm cho luật vì rõ ràng là luật cần phải được đi kèm bởi các bảng biểu.

Nếu chỉ là qui chuẩn trong ngành thôi, thì k biết cơ sở pháp lý thế nào ? Và lúc đấy thì hệ thống bảng biểu của luật ở đâu ?
Của cụ đây ạ: Đây là ban hành cho toàn dân được biết để thực hiện và phần Phụ lục có mô tả cụ thể về từng loại đấy ạ: [FONT=&quot]QCVN 41: 2012/BGTVT do Tổng Cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012.[/FONT]
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Em tưởng là không ai quan tâm đến cái thớt mục này nữa. Hè hè. Cảm ơn các cụ.



Tất nhiên là phải tùy thuộc tình huống trên đường, tùy thuộc hệ thống biển báo thì ta mới có thể bị đưa vào diện vi phạm luật giao thông. Ví dụ nếu không có cái biển hạn chế tốc độ 30 thì khi cụ chạy 35 cây chuối chả ai có thể nói là cụ vi phạm.

Với chủ đề này, em xin được nêu lại mục tiêu là tìm ra chỗ nào đó trong quy chuẩn hoặc trong luật GT 2008 cho phép hình thành biển gộp (hoặc biển kết hợp).

Những biển này có thể đã thấy mà nhiều người bảo không đúng quy chuẩn hoặc chưa thấy bao giờ vì có những chỗ luật/quy chuẩn cho phép mà ngta chưa áp dụng.

Vì vậy, theo em, để tìm ra được những "chỗ nào đó" thì phải để ý từng chữ trong luật hoặc quy chuẩn rồi. Em không dám bắt bẻ ai cả vì hiểu biết còn non kém. Do đó em đã mặc định là luật sư Hà nắm rõ vấn đề thì mới trả lời câu hỏi như vậy.

Hoặc nếu như theo ý cụ nói thì có được thêm văn bản quy phạm pháp luật nào nữa để giải thích vấn đề biển gộp hoặc kết hợp này thì càng tuyệt vời (chứ không hẳn chỉ là luật GT 2008 và QC 41). Em đang rất muốn biết đấy ạ.



Ở một số thớt nào đó có nói về biển 412 không đúng quy chuẩn. Em xin không dám đề cập tới. Em chỉ xin đề cập đến câu trả lời của LS Hà và cái biển có trong #1 thôi ợ.

Em thấy còn một vài điểm về biển tạm thời mà QC 41 không làm rõ được hoặc ở đâu đó trong quy chuẩn mà em chưa biết. Do vậy, tại thời điểm này em không nói là có một số biển báo "bịa" hoặc "vô căn cứ" mà là em nêu vấn đề để học hỏi.

Bản thân em khi ôm vợ 2 trên đường, em vẫn tuân thủ một vài cái biển mà em chả hiểu là từ đâu ra hoặc chưa hiểu là từ đâu ra: Chẳng hạn, cao tốc PV-CG, trên giá long môn, biển hạn chế tốc độ tối đa và tối thiểu được vẽ theo chiều ngang, trên cùng một tấm kim loại; phía bên trên còn có dòng chữ LÀN XE CON (dòng chữ thôi nhé). Ấy thế mà gần như 99% các xe đi trên con đường này đều tuân thủ tốc độ.

Vì đây là trao đổi nên nếu cụ giúp em chỉ được căn cứ rằng cái biển ở #1 "bịa" thì em rất cảm ơn ạ. @};-
Chả cần phải đi thớt nào và ai đó nói đâu ạ. Chính là em nói cái biển đó không đúng quy chuẩn và bịa đấy ạ và em đã giải thích rõ cho cụ rồi nhưng cụ không chịu hiểu thôi ạ. Em xin mượn mấy hình ảnh này để giải thích cho cụ rõ hơn thế nào là biển 412 theo QC41 ạ:



  • Tên biển báo: Làn đường dành riêng cho từng loại xe
  • Để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt, phải đặt biển số 412(a,b,c,d) "Làn đường dành riêng cho từng loại xe". Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện cần quy định mà bố trí biển cho phù hợp. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định): Biển số 412a "Làn đường dành cho ôtô khách": làn đường dành riêng cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt, tắc-xi).
  • Biển số 412b "Làn đường dành cho ôtô con".
Em chỉ thí dụ 2 cái biển 412a, b thôi nhé, còn c,d thì cụ tự đọc trong QC. Cụ chú ý mấy chỗ bôi đậm màu đỏ đó: 1- dành riêng cho từng loại phương tiện chứ không phải gộp mấy loại phương tiện vào 1 làn; 2- biển phải đặt phía trên làn xe chứ không phải ở lề đường bên phải. Cái biển đặt ở QL5 trên địa bàn Hà Nội nó chả có gì đúng với mấy quy định trên nên nó không đúng quy chuẩn và "bịa" ạ.
Còn chỗ chữ màu xanh ấy thì mời cụ xem lại những gì cụ đã post trước đó để xem có phải cụ đã nói như vậy và em chỉ trả lời lại cụ thôi.
Thứ đến nữa, em mong các cụ tham gia thảo luận nên tách bạch giữa 2 vấn đề: (1) những gì pháp luật quy định mà chúng ta phải tuân thủ vs (2) những gì thực tế đã và đang xảy ra và chúng ta có muốn tuân thủ nó hay không. Em đã từng nói rất nhiều lần rồi, em cũng như cụ thôi, những biển báo đó không đúng quy định và em có quyền không tuân thủ nhưng em thấy an toàn cho em, cho gia đình em và cả những người khác cùng tham gia giao thông nên em vẫn tuân thủ ạ. Em chỉ không chấp nhận xxx sử dụng những cái sai đó để phạt em chẳng hạn như trường hợp QL5 chỗ chân cầu Thanh Trì đó ạ. Tuân theo cái biển đó thì cái xe con của em thậm chí còn không đi thẳng được (vì còn có cái vạch kẻ 1.18 dưới đường ấy ạ nhưng lại không có biển 411) chứ đừng nói là leo lên được cầu.
Còn cá nhân em, nếu để hoàn thiện cái quy chuẩn và không còn mâu thuẫn trong bản thân cái quy chuẩn ấy (16.1. Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy; nhưng thực tế từng cái biển 412 a, b, c, d lại chỉ có tác dụng trên từng làn đường) thì cái biển 412 đúng là nên quy định cắm bên lề đường như ở QL5, TL-NB nhưng mỗi làn chỉ dành cho 1 loại xe và có quy định có thể treo bổ sung trên từng làn đường cho tiện quan sát.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Chả cần phải đi thớt nào và ai đó nói đâu ạ. Chính là em nói cái biển đó không đúng quy chuẩn và bịa đấy ạ và em đã giải thích rõ cho cụ rồi nhưng cụ không chịu hiểu thôi ạ. Em xin mượn mấy hình ảnh này để giải thích cho cụ rõ hơn thế nào là biển 412 theo QC41 ạ
Yes sir, à quên, yes cụ. Em hiểu điều cụ nói từ lâu rồi ạ. Vẫn là cái điều em băn khoăn đây: phải chăng còn có chỗ nào đó trong quy chuẩn cho phép hình thành biển gộp mà em tìm chưa ra. Cụ chú ý giùm là trong biển gộp ở #1 nó có cả hạn chế tốc độ nhé.

Em đã nói ở cmt phía trên là em không quan tâm đến biển 412 xịn hay dởm cụ ạ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em xin phép được "võ đoán" về lý do làm biển gộp.

Cụ nào mà rót rượu cho em về cái cmt này là em ... mặc kệ :D (vì rất có thể em đoán cụ rót rượu cho em làm bên GTCC :P)

1. Bề rộng làn đường, tại Việt nam, theo tiêu chuẩn ngành: 22TCN 272-05 thì nó là 3500 mm (cụ nào thắc mắc thì hỏi cụ Gúc giùm em ợ).

2. Kích cỡ biển theo QC 41:

2a. Biển tròn: Đường kính ngoài 70 cm.

2b. Biển 412 (a, b, c, ...): Kích thước 60 x 60 cm.

2c. Hệ số kích thước trên đường có tốc độ lớn:
- Biển cấm, hiệu lệnh, nguy hiểm: hệ số = 1 với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 60 km/h, = 1,25 với 61 - 80 km/h, = 1,5 với 81 - 100 và = 1,8 với 101 - 120 km/h.
- Biển chỉ dẫn: hệ số = 1 với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 60 km/h, = 1,5 với 61 - 80 km/h, và = 2 với 81 - 120.

3. Bài toán đặt ra giống như ở #1:

Tốc độ thiết kế 80 km/h.
Đường có các loại xe sau tham gia: xe con, xe khách, xe tải, xe mô tô (đây là các loại xe phổ biến, không cấm lưu thông trên đoạn tốc độ thiết kế 80 km/h).
Nếu sử dụng phân làn theo phương tiện thì phải cho cả 4 loại xe nêu trên tham gia và như vậy buộc phải có 4 làn xe trên 1 chiều đi (tức cả đường xe có 8 làn). Nếu tính cả 2 làn dừng khẩn cấp thì có thể tới 10 làn.

Với điều kiện việt nam, như cụ cwise đã nói, chỗ rộng nhất theo một chiều đi có 3 làn mà thôi. Do vậy, theo bài toán 4 thỏ 3 lồng, trên 1 làn phải có ít nhất 2 loại phương tiện.

Tiếp đến, để đảm bảo cho việc vượt xe, dự phòng khi tắc đường hoặc có sự cố khi phân làn theo 412, THÌ: phải bố trí theo cách 1 xe có thể di chuyển trên 2 làn.

Như vậy, số con thỏ là 8, lồng thì chỉ có 3. Do vậy, buộc phải có ít nhất một lồng có 3 con thỏ. TỨC LÀ 1 LÀN PHẢI có 3 loại phương tiện đi được.

Ô kê, trên một làn phải có ít nhất 3 biển 412, chưa phân biệt loại a, b, c, d.

Bên cạnh đó, xe mô tô chỉ được đi với tốc độ tối đa 50 cây chuối, do đó buộc phải có biển báo hạn chế tốc độ riêng, tương tự như với các loai xe ô tô.

Như vậy, trên 1 làn đường phải có 1 biển hạn chế tốc độ, 3 biển 412.

Tiếp đó, theo cách lập luận của gần như 100 % các cụ trên OF, biển chuẩn 412 là rạch ròi.

Xong, nếu đặt 4 biển này theo chiều ngang, khoảng cách tối thiểu cần phải đảm bảo như sau:

Biển hạn chế tốc độ 70 cm x 1,25 + 3 biển 412 60 cm x 1,5 = 357,5 cm = 3575 mm. (chú ý là biển đặt sát gí vào nhau)

Á à, bề rộng này lớn hơn chuẩn bề rộng làn rồi (3500 mm). Suy ra, buộc phải đặt theo chiều dọc. :D

Vậy là em hiểu cái biển ở #1 rồi nhá :D

Đặt theo chiều dọc, độ cao lên tới gần 4 m tính từ mép biển dưới cùng, chả biết gắn thế nào lên giá long môn cho chắc trong khi giá long môn lại bị quy định cứng mẫu mã. :D Để an toàn cho người tham gia giao thông, em vẽ tuốt tất tần tật vào 1 miếng tôn rồi treo nó lên.

Phù, xong, vừa đảm bảo chiều rộng làn đường, vừa hướng dẫn được giao thông, vừa bố trí được các loại xe :D

và... em đợi các cụ vào chém ợ. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Yes sir, à quên, yes cụ. Em hiểu điều cụ nói từ lâu rồi ạ. Vẫn là cái điều em băn khoăn đây: phải chăng còn có chỗ nào đó trong quy chuẩn cho phép hình thành biển gộp mà em tìm chưa ra. Cụ chú ý giùm là trong biển gộp ở #1 nó có cả hạn chế tốc độ nhé.

Em đã nói ở cmt phía trên là em không quan tâm đến biển 412 xịn hay dởm cụ ạ.
Em đã giúp cụ tìm trong QC41 cho thỏa lòng mong ước của cụ mấy từ khóa sau: "biển gộp"- "gộp biển", "biển phối hợp"- "phối hợp biển", "biển kết hợp"- "kết hợp biển". Cuối cùng kết quả chỉ ra được như thế này:
" 25.4. Không kết hợp trên một biển vừa cấm phương tiện thô sơ vừa cấm phương tiện cơ giới trừ trường hợp đường giao thông hỗn hợp cần cấm một loại phương tiện thô sơ và một loại phương tiện cơ giới (ví dụ chỉ cấm xe xích lô và cấm ôtô tải thì kết hợp biển số 111 và biển số 106);
[FONT=&quot]25.5.[/FONT][FONT=&quot] Không kết hợp trên một biển vừa cấm người đi bộ vừa cấm các loại phương tiện."
Còn cái [/FONT]
tiêu chuẩn ngành: 22TCN 272-05 mà cụ trích dẫn nó là Tiêu chuẩn thiết kế cầu ạ.
Còn cụ nếu có đủ kiên nhẫn thì cứ "võ đoán" tiếp ạ =D>.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top