[Funland] Mua nhà hay đi du học?

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Trường hợp này nên về Nhật học tiếp, F1 nhà này học xong ĐH rồi học ths nước ngoài xong, nhưng học bổng TS ít, nên cũng đi làm sau này có cơ hội học tiếp.
Cháu thử liệt kê ra giấy so sánh ưu nhược của 2 quyết định, càng tỉ mỉ càng tốt. Sau đó tự ngẫm xem mức độ cảm thấy thoải mái hạnh phúc mà bản thân mình và cả gđ đạt được khi rơi vào tình huống xấu nhất và tốt nhất thử xem sao.
Đọc vậy là biết nhà cháu không khá giả. Cháu đi DH được là do săn được học bổng. Như vậy nếu cả nhà cháu chỉ còn 1 tỷ đồng dự phòng thì đừng liều đánh cược tất cả. Cháu lấy bằng của Nhật về được cũng là mơ ước của khối người rồi. Nên biết dừng lại.
Cháu nên đầu tư thêm tiền để lấy bằng Đh của UBC, rồi quay lại Nhật làm là tốt nhất. Các công ty Nhật làm rất tốt việc đào tạo sinh viên tốt nghiệp, nhưng lộ trình tăng lương sẽ rất chậm. Cháu làm cho cty Nhật tầm 1-2 năm, tranh thủ học cao học và cố gắng học tốt cả tiếng A và tiếng N thì khoảng 3 năm sau cháu sẽ có nhiều cơ hội hơn ở các doanh nghiệp Âu Mỹ ở Nhật. Lương ở khối dn này cũng tốt hơn nhiều.
Bằng UBC sẽ rất có giá trị ở Nhật, hơn nhiều bằng JD của cháu nếu cháu không có người đỡ đầu.
Cháu xin cảm ơn các bác đã cho cháu lời khuyên ạ.
 

TomNam

Xe hơi
Biển số
OF-561313
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
170
Động cơ
151,822 Mã lực
Tuổi
51
Em tưởng học tiến sĩ là xét hồ sơ do giáo sư đề cử và phỏng vấn...
Vậy là phải thi vào trường mình muốn vào phải ko?
F1 nhà em học tốt tiếng anh cũng dc.em chỉ lo là chỉ tiêu học bổng hạn chế lên cơ hội trúng tuyển ít.liệu có chương trình hỗ trợ học bổng ko ạ?
Ở Mỹ ko có thi vào trường mà mình chỉ apply hồ sơ để trường xét tuyển.

Chương trình PhD thực chất là nghiên cứu cùng gs hướng dẫn nên trong quá trình apply mình phải chọn gs phù hợp và ý kiến đánh giá của gs rất quan trọng, thậm chí mang tính chất quyết định.

Các trường hợp PhD mình biết đều tự kiếm dc học bổng, ko có ai tự túc cả. Việc săn học bổng từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau, là cả một quá trình chuẩn bị và tìm kiếm công phu, cũng mất khá nhiều thời gian và công sức đấy.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chị không hiểu lắm, ý em là ai đi du học bằng tiền của bố mẹ thì cũng là kém hay sao ?
Suy nghĩ của em ở đầu thớt hơi cứng nhắc, em đã thay đổi suy nghĩ cho "mềm dẻo" hơn ạ.

Sau khi trao đổi trong thớt này thì suy nghĩ của cháu trở nên mềm dẻo hơn :

1. "Phép thử" đầu tiên là phải tìm được học bổng (toàn phần, bán phần, hay 1/4 cũng được), của bất kỳ trường đại học nước ngoài nào cũng được. Đây được coi là "phép thử" về khả năng học tập.

2. Sau đó, nếu muốn vào học một trường đại học nước ngoài cụ thể, nhưng vì một số lý do mà không được học bổng của trường đó, thì gia đình vẫn sẽ hỗ trợ tài chính để đi học.

--------------

Cháu cám ơn các bác maple_leaf ; Mami Miu ; LosBlancos90 đã cho cháu những ví dụ, để làm cho suy nghĩ của cháu mềm dẻo hơn ạ.

Không nói đến những trường hợp học dốt, quậy phá hoặc trốn nghĩa vụ, coi như các bạn dhs đạt từ 7/10 - trung bình khá trở lên đi. Em apply Can thì cũng biết học bổng toàn phần giờ khá cạnh tranh vì các trường cắt giảm endownment + ứng viên tq, hàn, nhật, ấn, châu âu,... không phải dạng vừa, nhiều khi mình không được cấp đủ finaid không phải do không xuất chúng, đơn giản là núi cao có núi cao hơn, chưa biết lượng sức hoặc do xui rơi vào pool toàn cá mập, hoặc mình không đủ ''fit'' các tiêu chí của trường (trường ưa well-rounded, trường coi trọng leadership,...), kiểu kiểu vậy. Số lượng các trường need-blind rất ít và toàn highly selective kiểu ivy league, mit, stanford, caltech,... còn lại đa số là need-based - nên ngoài gpa, điểm sat/toefl, hoạt động, bài luận, LoR thì mức contribution cũng rất quan trọng. Giữa 2 ứng viên cùng apply 1 trường ranking trong khoảng 30-50, 1 bạn 8.5/10 (giỏi nhưng chưa tới mức exceptional), đóng được tầm 5k/năm với 1 bạn 7.5-8/10, gia đình có khả năng chi 30k/năm thì cơ hội của bạn thứ 2 vẫn cao hơn.
Nếu dùng mua nhà và định cư nước ngoài là thước đo của thành công thì nhiều khi chưa chắc cần du học. Anh chị bỏ dở đh dân lập vì học không nổi, chị dâu chị học trường bình thường nhưng 2 ông bà giỏi buôn bán nên mới 29t đã thừa khả năng mua nhà bên Can để tương lai qua định cư rồi, giờ chưa đi vì vn kiếm tiền vẫn dễ hơn. Nói chung, vật chất là 1 thứ dễ nhận thấy nhất để phân loại giỏi dốt, nhưng những người vượt trội hẳn, đặc biệt lại được rèn trong môi trường học thuật quốc tế đôi khi mindset của họ lại không đặt nặng vật chất mà coi trọng những giá trị chung khác.
Bạn học cùng lớp chị là 1 cựu Yalie, nó không phải bỏ đồng nào đi học và còn được trường cho tiền mua laptop, vé máy bay, đồ đông,... Cuộc sống của nó đối với đám tầm thường học dốt như chị đúng là mơ ước: lên báo từ hồi phổ thông, tốt nghiệp yale xuất sắc, đi làm, công tác, du lịch 5 châu... Nhưng gặp bọn chị nó cũng than thở đủ điều, nào là tìm việc ở mỹ khó (được nhận nhưng không được grant visa), về vn ngành của nó càng khó, rồi mỗi lần nhảy việc là nó nhảy sang 1 nước mới luôn, ban đầu thì thích nhưng sau cũng chán, rồi áp lực phải giàu có như kỳ vọng của mọi người trong khi nó muốn làm những việc khác theo đam mê song sẽ khó có income cao. Than thế thôi chứ đi làm speaker nó vẫn nói hùng hồn lắm :)) Người bạn khác tốt nghiệp Mount Holyoke về làm kpmg vẫn phải bắt đầu từ junior level như những đứa học hv tài chính, ngoại thương ra, tương lai thì chẳng biết được ai tiến xa hơn :D Tóm lại, đi du học bằng tiền gia đình chả có gì xấu, ít nhiều cũng sẽ mở mang đầu óc, còn những thứ đó có giúp kiếm được triệu đô hay không thì tùy tố chất và quan niệm sống của từng người :)
Đọc đoạn viết này của chị, em thấy bối rối quá :

+ Trường hợp thứ nhất (anh trai/chị dâu của chị) : không du học/không làm việc nước ngoài/có thể mua nhà ở Canada.
+ Trường hợp thứ hai (bạn chị, cựu Yale) : du học học bổng/làm việc nước ngoài/không (hoặc không muốn) mua nhà ở nước ngoài.
+ Trường hợp thứ ba (bạn chị, cựu Mount Holyoke) : du học/về nước làm việc/không mua nhà nước ngoài.
+ Trường hợp thứ tư (chị) : du học tự túc/về nước làm việc/không mua nhà nước ngoài.

---------------

Cả 04 trường hợp trên đều không khớp với những điều mà bác chủ thớt và em đang quan tâm : du học tự túc/làm việc nước ngoài/mua nhà nước ngoài.

Cách đưa ví dụ của chị dễ gây hiểu lầm là du học tự túc không hiệu quả bằng học trong nước. Chị có biết những trường hợp nào như thế này không ạ : du học tự túc/làm việc nước ngoài/mua nhà nước ngoài.
 

qhhp

Xe điện
Biển số
OF-207897
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
2,769
Động cơ
342,707 Mã lực
Chị không hiểu lắm, ý em là ai đi du học bằng tiền của bố mẹ thì cũng là kém hay sao ?
...
Không nói đến những trường hợp học dốt, quậy phá hoặc trốn nghĩa vụ, coi như các bạn dhs đạt từ 7/10 - trung bình khá trở lên đi. Em apply Can thì cũng biết học bổng toàn phần giờ khá cạnh tranh vì các trường cắt giảm endownment + ứng viên tq, hàn, nhật, ấn, châu âu,... không phải dạng vừa, nhiều khi mình không được cấp đủ finaid không phải do không xuất chúng, đơn giản là núi cao có núi cao hơn, chưa biết lượng sức hoặc do xui rơi vào pool toàn cá mập, hoặc mình không đủ ''fit'' các tiêu chí của trường (trường ưa well-rounded, trường coi trọng leadership,...), kiểu kiểu vậy. Số lượng các trường need-blind rất ít và toàn highly selective kiểu ivy league, mit, stanford, caltech,... còn lại đa số là need-based - nên ngoài gpa, điểm sat/toefl, hoạt động, bài luận, LoR thì mức contribution cũng rất quan trọng. Giữa 2 ứng viên cùng apply 1 trường ranking trong khoảng 30-50, 1 bạn 8.5/10 (giỏi nhưng chưa tới mức exceptional), đóng được tầm 5k/năm với 1 bạn 7.5-8/10, gia đình có khả năng chi 30k/năm thì cơ hội của bạn thứ 2 vẫn cao hơn.
Nếu dùng mua nhà và định cư nước ngoài là thước đo của thành công thì nhiều khi chưa chắc cần du học. Anh chị bỏ dở đh dân lập vì học không nổi, chị dâu chị học trường bình thường nhưng 2 ông bà giỏi buôn bán nên mới 29t đã thừa khả năng mua nhà bên Can để tương lai qua định cư rồi, giờ chưa đi vì vn kiếm tiền vẫn dễ hơn. Nói chung, vật chất là 1 thứ dễ nhận thấy nhất để phân loại giỏi dốt, nhưng những người vượt trội hẳn, đặc biệt lại được rèn trong môi trường học thuật quốc tế đôi khi mindset của họ lại không đặt nặng vật chất mà coi trọng những giá trị chung khác.
Bạn học cùng lớp chị là 1 cựu Yalie, nó không phải bỏ đồng nào đi học và còn được trường cho tiền mua laptop, vé máy bay, đồ đông,... Cuộc sống của nó đối với đám tầm thường học dốt như chị đúng là mơ ước: lên báo từ hồi phổ thông, tốt nghiệp yale xuất sắc, đi làm, công tác, du lịch 5 châu... Nhưng gặp bọn chị nó cũng than thở đủ điều, nào là tìm việc ở mỹ khó (được nhận nhưng không được grant visa), về vn ngành của nó càng khó, rồi mỗi lần nhảy việc là nó nhảy sang 1 nước mới luôn, ban đầu thì thích nhưng sau cũng chán, rồi áp lực phải giàu có như kỳ vọng của mọi người trong khi nó muốn làm những việc khác theo đam mê song sẽ khó có income cao. Than thế thôi chứ đi làm speaker nó vẫn nói hùng hồn lắm :)) Người bạn khác tốt nghiệp Mount Holyoke về làm kpmg vẫn phải bắt đầu từ junior level như những đứa học hv tài chính, ngoại thương ra, tương lai thì chẳng biết được ai tiến xa hơn :D Tóm lại, đi du học bằng tiền gia đình chả có gì xấu, ít nhiều cũng sẽ mở mang đầu óc, còn những thứ đó có giúp kiếm được triệu đô hay không thì tùy tố chất và quan niệm sống của từng người :)
Như rau muống, không tài nào đọc được.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Như rau muống, không tài nào đọc được.
Phong cách viết của những người học ở nước ngoài về là như thế ạ.
Cháu đang ôn thi tín chỉ Luật, một trong các đề bài đơn giản thế này thôi :

[Ông A mua một gói snack, ông hỏi người bán hàng : trong gói snack có bơ lạc không ? Con tôi bị dị ứng bơ lạc.
Người bán hàng trả lời không có (thực tế là không có bơ lạc). Con ông A ăn vào, bị dị ứng, đi cấp cứu.
Ông A khởi kiện, hãy viết tất cả các khả năng xảy ra của vụ kiện]

--------------
Người Việt sẽ nghĩ : kiện cái gì ? kiện bằng niềm tin à ?
Thế mà cháu đã viết kín 03 trang A4 mà chưa xong ạ.
 

TomNam

Xe hơi
Biển số
OF-561313
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
170
Động cơ
151,822 Mã lực
Tuổi
51
Như rau muống, không tài nào đọc được.
Phần ví dụ của cụ ấy hơi dài tí nhưng làm j khó đọc khó hiểu lắm đâu. Mình thấy cụ ấy kết luận cũng đúng đấy chứ :)

Tóm lại, đi du học bằng tiền gia đình chả có gì xấu, ít nhiều cũng sẽ mở mang đầu óc, còn những thứ đó có giúp kiếm được triệu đô hay không thì tùy tố chất và quan niệm sống của từng người :)
 

TomNam

Xe hơi
Biển số
OF-561313
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
170
Động cơ
151,822 Mã lực
Tuổi
51
Nếu rơi vào trường hợp cực tốt như thế này, thì chẳng có gì băn khoăn cả.
Nhưng rơi vào trường hợp lờ mờ, không tốt mà cũng không xấu, mới khó nghĩ.


Cháu đang rơi vào trường hợp băn khoăn giữa : tiền/cơ hội, khá giống với bác chủ thớt.

+ Cháu đang học exchange năm thứ ba tại UBC (Canada). Nếu lọt vào top 5/500 sinh viên exchange, cháu sẽ có học bổng transfer nốt năm thứ tư và lấy bằng UBC (rất tiếc là cháu đã trượt khả năng này, vì điểm học kỳ không lọt vào top 5/500).
+ Dù bị trượt học bổng, nhưng điểm học kỳ của cháu vẫn đủ đăng ký transfer đại học UBC, theo chế độ đóng học phí (chi phí để học nốt năm thứ tư là một tỷ đồng).

A - Nếu chấp nhận chi ra một tỷ đồng, cháu sẽ lấy được bằng đại học của UBC, có cơ hội 03 năm tìm việc làm tại Canada.
B - Nếu không bỏ ra một tỷ đồng thì cháu quay về đại học Nhật, học nốt năm thứ tư (miễn phí) và lấy bằng đại học Nhật. An ủi một chút là cháu có thể học thạc sĩ tiếp ở Nhật (miễn phí).

----------------

Ngày 31/03/2019 là cháu phải đưa ra quyết định A hay B.
Mặc dù gia đình cháu đã chấp nhận chi ra một tỷ đồng, nhưng bản thân cháu thấy không chấp nhận được (vì đó là khoản tiền dự phòng của cả gia đình : bố, mẹ, em cháu).

Nếu mình có 1 tỷ đồng thì mình sẽ chọn UBC vì thương hiệu và chất lượng UBC quá tốt, sau làm hoặc học cao hơn ở đâu cũng được, kể cả US. Đấy là chưa kẻ đến cơ hội làm việc và định cư Canada nếu có nhu cầu.

Ps: Mình thì không thích cuộc sống Nhật lắm vì quá áp lực và tù túng. Con người thì làm việc như cái máy. Không có cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng như định cư lâu dài.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Người Việt chi gần 2 tỉ USD/năm cho du học


Ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tại Mỹ (IVCE), cho biết người Việt chi tiêu gần 2 tỉ USD/năm cho việc du học.

Theo ông Trần Thắng, trung bình mỗi năm số lượng học sinh Việt Nam du học nước ngoài tăng 8% trong thời gian từ năm 2010-2017. Mỗi năm các gia đình Việt Nam chi tiêu gần 2 tỉ USD cho việc du học ở nước ngoài. Ước tính số học sinh Việt Nam hiện tại ở nước ngoài trong năm 2017 là 80.000 người.

Ông Thắng cũng đưa ra một thống kê của Viện giáo dục Quốc tế (IIE) tại New York. Theo đó, số lượng học sinh Việt Nam đi du học tại các nước đều tăng lên đáng kể: Cụ thể:

Mỹ: 21.400 (2016), 22.400 (2017)

Úc: 18.200 (2016), 19.700 (2017)

Canada: 7.500 (2016), 14.200 (2017)

Anh: 4.500 (2016), 5.000 (2017)

Theo số liệu trên, Canada cạnh tranh với Mỹ trong việc thu hút lượng du học sinh. Số học sinh Việt Nam trong năm 2016 tăng 55% so với 2015, 2017 tăng 89% so với 2016. Các nước còn lại giữ tỷ lệ học sinh Việt Nam tương đối ổn định vì chính sách của các quốc gia không thay đổi về định cư cho người nước ngoài cũng như cơ hội việc làm.

Vào tháng 4.2018, số liệu từ Cơ quan Giáo dục quốc tế Canada cũng cho thấy trong năm học 2016 - 2017, số lượng du học sinh Việt Nam tại Canada tăng hơn 89%, lên gần 15.000 người. Trong khi đó, vào tháng 11.2017, báo cáo hằng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) cho thấy số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng năm thứ 16 liên tiếp.

Ông Trần Thắng nhận định, đầu tư FDI vào lĩnh vực giáo dục Việt Nam là khó khăn vì mức học phí. Nếu học phí cao thì học sinh chọn lựa du học ở nước ngoài, ngược lại mức học phí thấp thì nhà đầu tư sẽ lỗ. Vận hành hệ thống trường quốc tế rất tốn kém vì mọi chi phí đều cao. Từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đến lương của nhân viên phải theo chuẩn quốc tế.

Trong khi đó, việc tuyển sinh đối với các trường quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn vì học sinh Việt Nam có xu hướng du học nhiều hơn là học ở trong nước. Nhiều gia đình đủ điều kiện tài chính thì học sinh chưa đủ trình độ tiếng Anh để hòa nhập với chương trình...

Chính vì thế muốn kêu gọi đầu tư FDI vào Việt Nam, nhà nước cần phải có chính sách đặc biệt cho đầu tư giáo dục như miễn thuế dài hạn, cho sử dụng đất miễn phí. Có như thế thì giá học phí thấp xuống và nhiều gia đình Việt Nam có khả năng trang trải chi phí cho học sinh.


https://thanhnien.vn/giao-duc/nguoi-viet-chi-gan-2-ti-usdnam-cho-du-hoc-968067.html
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực

BMW X5

Xe tăng
Biển số
OF-9188
Ngày cấp bằng
3/9/07
Số km
1,046
Động cơ
554,518 Mã lực
Hehe. Cái này nó là quan điểm cá nhân, và cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cháu từng học ở Úc 6 năm, từ Elicos lên đến thạc sĩ nên cũng va vấp với đủ các định hướng và tầng lớp của các bạn cùng lứa đi du học(mặc dù là môi trường cào bằng ông nào cũng như nhau con Tướng, con Tá, lãnh đạo cũng phải chổng đít đi làm thêm như nhau hết. Khác nhau cái là ông nghèo thì làm vì tiền, ông giầu thì làm vì buồn nhưng tựu chung lại là khoảng cách giầu nghèo nó không phân biệt rạch ròi như ở VN). Từ góc nhìn cá nhân thì cháu nghĩ cụ nên cân nhắc các yếu tố sau:
1. Yếu tố cá nhân(con người): cái này thì cháu khuyến khích luôn là nếu các em kinh nghiệm xã hội ít, không(hoặc chưa xa gia đình thì các cụ nên chuẩn bị tâm lý và tinh thần cho các em)đi học bản thân nó đã là một thử thách, phải tự lập từ A-Z, nhưng sau khi vượt qua được giai đoạn tự lập thì sẽ đến giai đoạn tự do vì chả ai quản. Ghê nhất là bài bạc, sau đến ma tuý( bao gồm kẹo, ke, đá, Cocain mấy cái này nó dính liền với Bar, Club, cháu chưa thấy ông du học sinh nào dùng Heroin chắc vì đủ thông minh và nhận thức để hiểu. Mấy cái khác dùng tẹt, vì tây nó cấm buôn chứ nó không cấm dùng) mà hệ luỵ lớn nhất của 2 cái anh này ngoài kinh tế và sức khoẻ ra là.....ảnh hưởng học hành. Khi mà mọi thứ nó quy ra tiền(học phí một môn học tuỳ trường nó loanh quanh A$3000 thời cháu học A$ đắt nên rơi vào tầm 60tr/ môn). Cháu thấy cơ số công tử, tiểu thư sang “Du” chứ không học được đôi ba năm rồi lại cuốn gói về chả cầm được cái bằng quái nào trên tay cả.
2. Xác định cụ thể mục tiêu: Học để định cư? Hay học để về Việt Nam “Cống”.....hoặc là “Hiến”? :)) cái này các cụ hiểu thế nào thì hiểu:D. Cái này nhiều cụ cứ bảo vừa học vừa tính tất nhiên có yếu tố may rủi nhưng không tính trước, nước đến chân mới nhẩy cháu e không kịp.
3. Nếu gia đình cụ có điều kiện vừa mua nhà vừa cho cháu đi du học, hoặc xác định cho con đi định cư thì cụ nên cho đi. Còn nếu không có nhu cầu cho con định cư mà phải hy sinh căn nhà để cho con đi du học thì cháu khuyên chân thành là nên chia 1 nửa tiền, cho cháu du học tại chỗ hoặc học liên kết 1 nửa thời gian tại Việt Nam 1 nửa thời gian tại nước ngoài. Và dành phần còn lại của căn nhà để gửi tiết kiệm cho chắc cú:D.
 

TomNam

Xe hơi
Biển số
OF-561313
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
170
Động cơ
151,822 Mã lực
Tuổi
51
Hehe. Cái này nó là quan điểm cá nhân, và cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cháu từng học ở Úc 6 năm, từ Elicos lên đến thạc sĩ nên cũng va vấp với đủ các định hướng và tầng lớp của các bạn cùng lứa đi du học(mặc dù là môi trường cào bằng ông nào cũng như nhau con Tướng, con Tá, lãnh đạo cũng phải chổng đít đi làm thêm như nhau hết. Khác nhau cái là ông nghèo thì làm vì tiền, ông giầu thì làm vì buồn nhưng tựu chung lại là khoảng cách giầu nghèo nó không phân biệt rạch ròi như ở VN). Từ góc nhìn cá nhân thì cháu nghĩ cụ nên cân nhắc các yếu tố sau:
1. Yếu tố cá nhân(con người): cái này thì cháu khuyến khích luôn là nếu các em kinh nghiệm xã hội ít, không(hoặc chưa xa gia đình thì các cụ nên chuẩn bị tâm lý và tinh thần cho các em)đi học bản thân nó đã là một thử thách, phải tự lập từ A-Z, nhưng sau khi vượt qua được giai đoạn tự lập thì sẽ đến giai đoạn tự do vì chả ai quản. Ghê nhất là bài bạc, sau đến ma tuý( bao gồm kẹo, ke, đá, Cocain mấy cái này nó dính liền với Bar, Club, cháu chưa thấy ông du học sinh nào dùng Heroin chắc vì đủ thông minh và nhận thức để hiểu. Mấy cái khác dùng tẹt, vì tây nó cấm buôn chứ nó không cấm dùng) mà hệ luỵ lớn nhất của 2 cái anh này ngoài kinh tế và sức khoẻ ra là.....ảnh hưởng học hành. Khi mà mọi thứ nó quy ra tiền(học phí một môn học tuỳ trường nó loanh quanh A$3000 thời cháu học A$ đắt nên rơi vào tầm 60tr/ môn). Cháu thấy cơ số công tử, tiểu thư sang “Du” chứ không học được đôi ba năm rồi lại cuốn gói về chả cầm được cái bằng quái nào trên tay cả.
2. Xác định cụ thể mục tiêu: Học để định cư? Hay học để về Việt Nam “Cống”.....hoặc là “Hiến”? :)) cái này các cụ hiểu thế nào thì hiểu:D. Cái này nhiều cụ cứ bảo vừa học vừa tính tất nhiên có yếu tố may rủi nhưng không tính trước, nước đến chân mới nhẩy cháu e không kịp.
3. Nếu gia đình cụ có điều kiện vừa mua nhà vừa cho cháu đi du học, hoặc xác định cho con đi định cư thì cụ nên cho đi. Còn nếu không có nhu cầu cho con định cư mà phải hy sinh căn nhà để cho con đi du học thì cháu khuyên chân thành là nên chia 1 nửa tiền, cho cháu du học tại chỗ hoặc học liên kết 1 nửa thời gian tại Việt Nam 1 nửa thời gian tại nước ngoài. Và dành phần còn lại của căn nhà để gửi tiết kiệm cho chắc cú:D.
Đồng ý với cụ là tuỳ từng quan điểm cá nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng xin phép phản biện cụ và bổ sung thêm tí:

- Ý thứ (1): Bài bạc và ma tuý đúng là có thể xảy ra, nhưng đa số chỉ xảy ra với đối những đối tượng con nhà có điều kiện, bản tính ham chơi đua đòi, trình độ hạn chế. Loại này ở đâu cũng phá, ở nhà thậm chí còn phá hơn. Vì vậy nên nếu con cái học lực trung bình hoặc kém thì cũng ko nên cho đi du học làm j, phí tiền. Với trình độ kém như vậy thì ko thể vào trường tốt hoặc vào cũng ko học được, tốt nhất ở nhà cho lành.
Còn về ma tuý thì tránh mấy nước Úc, Anh, Hà Lan ... nơi mà sử dụng ma tuý khá dễ. Học ở Mỹ xem, dính đến ma tuý lơ mơ nó bỏ tù mọt xương. Với lại một kinh nghiệm là ko nên chọn trường cho con có quá nhiều người Việt, vì sẽ hay tụ tập và dễ phát sinh lắm vấn đề.

- Ý thứ (2): Cũng ko nên xác định học là phải định cư, hay “Cống” hoặc “Hiến”. Học để làm người, học để trang bị hành trang tri thức và vốn sống để con có sự chuẩn bị tốt nhất, tự tin bước vào đời trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, ko phụ thuộc vào bố mẹ. Nhiệm vụ của bố mẹ là định hướng và hỗ trợ phần nào cho con thôi, còn được đến đâu còn tuỳ thuộc vào năng lực và sự may mắn của con nữa.

- Ý thứ (3): Vẫn tuỳ vào năng lực và nguyện vọng của con. Nếu con thực sự quyết tâm và có năng lực thì bố mẹ hãy tạo điều kiện tối đa cho con. Đừng lăn tăn chuyện cho con nhà cửa làm j cho mệt. Hãy cho con cần câu chứ đừng cho con cá.
Còn nếu con ko quyết tâm hoặc trình độ ở mức trung bình thì tốt nhất ở nhà, chọn một trường tốt dạy thật học thật (kiểu RMIT) và để dành tiền cho con phòng lúc khó khăn.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em tưởng học tiến sĩ là xét hồ sơ do giáo sư đề cử và phỏng vấn...
Vậy là phải thi vào trường mình muốn vào phải ko?
F1 nhà em học tốt tiếng anh cũng dc.em chỉ lo là chỉ tiêu học bổng hạn chế lên cơ hội trúng tuyển ít.liệu có chương trình hỗ trợ học bổng ko ạ?
Học tiến sỹ thì không cứ phải học ở Mỹ. F1 nhà cụ có thể xin học bổng dễ hơn ở các nước châu âu, Đức và nhiều nước châu Âu đều có học bổng tiến sỹ học bằng tiếng Anh, chất lượng giáo dục đâu thua kém Mỹ.
 

Lọ mọ

Xe tăng
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
1,074
Động cơ
395,206 Mã lực
Học tiến sỹ thì không cứ phải học ở Mỹ. F1 nhà cụ có thể xin học bổng dễ hơn ở các nước châu âu, Đức và nhiều nước châu Âu đều có học bổng tiến sỹ học bằng tiếng Anh, chất lượng giáo dục đâu thua kém Mỹ
.
Cảm ơn cụ e thấy bảo những trường châu âu đức chẳng hạn yêu tiên hs biết tiếng bản địa hơn. F1 nhà em theo học ngành cntt cháu dg học dhbk và dg học cao học. Còn hơn năm nữa xong cả tiếng anh.
Du học tiến sĩ này em thấy cũng khó.nhất là thời gian chờ đợi săn tìm học bổng...Hay bảo cháu học tiến sĩ ở hà nội cụ nhỉ.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cảm ơn cụ e thấy bảo những trường châu âu đức chẳng hạn yêu tiên hs biết tiếng bản địa hơn. F1 nhà em theo học ngành cntt cháu dg học dhbk và dg học cao học. Còn hơn năm nữa xong cả tiếng anh.
Du học tiến sĩ này em thấy cũng khó.nhất là thời gian chờ đợi săn tìm học bổng...Hay bảo cháu học tiến sĩ ở hà nội cụ nhỉ.
Học bổng tiến sỹ ở Đức rất nhiều, cháu học dhbk thì vào trung tâm DAD ngay trong trường dhbk hỏi cụ thể. Học bằng tiếng Anh cho trình độ thạc sỹ và tiến sỹ rất phổ biến. Tất nhiên nếu học ở Đức hoặc bất cứ nước nào ko nói tiếng Anh thì cũng nên học thêm tiếng bản xứ để còn thuận tiện sinh hoạt hàng ngày, chứ không phải là bắt buộc. Mà học khoảng 6 tháng là ổn, đủ để đi chợ mua bán và giao tiếp cơ bản.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Nếu rơi vào trường hợp cực tốt như thế này, thì chẳng có gì băn khoăn cả.
Nhưng rơi vào trường hợp lờ mờ, không tốt mà cũng không xấu, mới khó nghĩ.

Cháu đang rơi vào trường hợp băn khoăn giữa : tiền/cơ hội, khá giống với bác chủ thớt.

+ Cháu đang học exchange năm thứ ba tại UBC (Canada). Nếu lọt vào top 5/500 sinh viên exchange, cháu sẽ có học bổng transfer nốt năm thứ tư và lấy bằng UBC (rất tiếc là cháu đã trượt khả năng này, vì điểm học kỳ không lọt vào top 5/500).
+ Dù bị trượt học bổng, nhưng điểm học kỳ của cháu vẫn đủ đăng ký transfer đại học UBC, theo chế độ đóng học phí (chi phí để học nốt năm thứ tư là một tỷ đồng).

A - Nếu chấp nhận chi ra một tỷ đồng, cháu sẽ lấy được bằng đại học của UBC, có cơ hội 03 năm tìm việc làm tại Canada.
B - Nếu không bỏ ra một tỷ đồng thì cháu quay về đại học Nhật, học nốt năm thứ tư (miễn phí) và lấy bằng đại học Nhật. An ủi một chút là cháu có thể học thạc sĩ tiếp ở Nhật (miễn phí).

----------------

Ngày 31/03/2019 là cháu phải đưa ra quyết định A hay B.
Mặc dù gia đình cháu đã chấp nhận chi ra một tỷ đồng, nhưng bản thân cháu thấy không chấp nhận được (vì đó là khoản tiền dự phòng của cả gia đình : bố, mẹ, em cháu).
Hình như em học quản lý nhân sự? Ngành này hình như không phải là ngành có cơ hội xin việc cao ở Canada?
Em nên hỏi thăm những anh chị ở Canada, vào group người VN ở bên đó/ lên các forum nhiều anh chị cựu du học sinh mà hỏi xem.
Nếu tiền dự phòng của cả gia đình chỉ có 1 tỷ đó, theo m thì không nên lấy, áp lực quá lớn, liệu rằng học xong làm thế nào trả lại cho gia đình?
Nên về Nhật học tiếp thạc sỹ, gây dựng quan hệ rồi về VN mà làm cho doanh nghiệp Nhật ở VN cũng hay. Sống và làm việc ở Nhật thì căng thẳng, dân tộc Nhật bài ngoại và xã hội áp lực lớn.

Nếu gia đình có nhiều hơn 1 tỷ, không quá khó khăn về kinh tế lại khác. Đầu xuôi đuôi lọt, khi đứa lớn thông tỏ đường đi nước bước, có thể giúp đứa nhỏ theo chân mình.
Mình biết vài đứa như thế. Một đứa học Canada, chuyên ngành hẹp, xin việc dễ không chỉ ở Canada mà cả Mỹ, Pháp.. Sau cùng nó chọn xin việc ở quốc gia cùng nơi với em nó sẽ đi du học để tranh thủ kèm em, tiền lương nó trích ra trả học phí cho em.
Một đứa con gái khác thì vì lý do riêng nên nó bảo nó không thể sống ở VN. Nó bảo với gia đình: cần phải ưu tiên con gái, em nó là con trai sống ở đâu cũng được. Gia đình nó đồng ý, thống nhất đầu tư cho nó. Nó xin được hb bán phần, nó nghiên cứu luật nước sở tại kỹ nên lách được luật, đang học dở đã xin tạm dừng học và xin được việc, chắc chân nó học tiếp. Định cư xong, giờ nó đang bày cho em nó tìm học bổng, chuyển hàng cho em nó bán ở VN...
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Chị không hiểu lắm, ý em là ai đi du học bằng tiền của bố mẹ thì cũng là kém hay sao ?
...
Không nói đến những trường hợp học dốt, quậy phá hoặc trốn nghĩa vụ, coi như các bạn dhs đạt từ 7/10 - trung bình khá trở lên đi. Em apply Can thì cũng biết học bổng toàn phần giờ khá cạnh tranh vì các trường cắt giảm endownment + ứng viên tq, hàn, nhật, ấn, châu âu,... không phải dạng vừa, nhiều khi mình không được cấp đủ finaid không phải do không xuất chúng, đơn giản là núi cao có núi cao hơn, chưa biết lượng sức hoặc do xui rơi vào pool toàn cá mập, hoặc mình không đủ ''fit'' các tiêu chí của trường (trường ưa well-rounded, trường coi trọng leadership,...), kiểu kiểu vậy. Số lượng các trường need-blind rất ít và toàn highly selective kiểu ivy league, mit, stanford, caltech,... còn lại đa số là need-based - nên ngoài gpa, điểm sat/toefl, hoạt động, bài luận, LoR thì mức contribution cũng rất quan trọng. Giữa 2 ứng viên cùng apply 1 trường ranking trong khoảng 30-50, 1 bạn 8.5/10 (giỏi nhưng chưa tới mức exceptional), đóng được tầm 5k/năm với 1 bạn 7.5-8/10, gia đình có khả năng chi 30k/năm thì cơ hội của bạn thứ 2 vẫn cao hơn.
Nếu dùng mua nhà và định cư nước ngoài là thước đo của thành công thì nhiều khi chưa chắc cần du học. Anh chị bỏ dở đh dân lập vì học không nổi, chị dâu chị học trường bình thường nhưng 2 ông bà giỏi buôn bán nên mới 29t đã thừa khả năng mua nhà bên Can để tương lai qua định cư rồi, giờ chưa đi vì vn kiếm tiền vẫn dễ hơn. Nói chung, vật chất là 1 thứ dễ nhận thấy nhất để phân loại giỏi dốt, nhưng những người vượt trội hẳn, đặc biệt lại được rèn trong môi trường học thuật quốc tế đôi khi mindset của họ lại không đặt nặng vật chất mà coi trọng những giá trị chung khác.
Bạn học cùng lớp chị là 1 cựu Yalie, nó không phải bỏ đồng nào đi học và còn được trường cho tiền mua laptop, vé máy bay, đồ đông,... Cuộc sống của nó đối với đám tầm thường học dốt như chị đúng là mơ ước: lên báo từ hồi phổ thông, tốt nghiệp yale xuất sắc, đi làm, công tác, du lịch 5 châu... Nhưng gặp bọn chị nó cũng than thở đủ điều, nào là tìm việc ở mỹ khó (được nhận nhưng không được grant visa), về vn ngành của nó càng khó, rồi mỗi lần nhảy việc là nó nhảy sang 1 nước mới luôn, ban đầu thì thích nhưng sau cũng chán, rồi áp lực phải giàu có như kỳ vọng của mọi người trong khi nó muốn làm những việc khác theo đam mê song sẽ khó có income cao. Than thế thôi chứ đi làm speaker nó vẫn nói hùng hồn lắm :)) Người bạn khác tốt nghiệp Mount Holyoke về làm kpmg vẫn phải bắt đầu từ junior level như những đứa học hv tài chính, ngoại thương ra, tương lai thì chẳng biết được ai tiến xa hơn :D Tóm lại, đi du học bằng tiền gia đình chả có gì xấu, ít nhiều cũng sẽ mở mang đầu óc, còn những thứ đó có giúp kiếm được triệu đô hay không thì tùy tố chất và quan niệm sống của từng người :)
:) Em gái này mục tiêu là kiếm được tiền mua nhà và nếu có thể thì mong định cư nước ngoài. Đồng ý với lđ mỗi người 1 quan niệm sống,
có những đứa ra nước ngoài thì chỉ mong được quay về nước, bấm ngày để quay về ấy. Buồn cười lắm, như đứa m chơi, nó kể bố mẹ nó đi nói chuyện với bạn bè "con người ta thích ở nước ngoài, con nhà mình thì chỉ muốn về". Tết bố mẹ nó định sang thăm con, nó gạt đi "ở VN sướng thế, sang đây làm gì cho khổ?". Rồi nó săn vé rẻ bay về VN chơi. Hihi, lúc nó gần học xong thạc sỹ còn định về VN luôn, m mới khuyên nó "thôi ráng chịu khổ thêm 2 năm nữa, ở lại làm thêm kiếm tiền về cưới vợ. Ăn chơi nghỉ hưu sớm chả sướng hơn à"! Thế là nó ở lại, tiện tay nó xin thế nào được cái hb Tiến Sỹ, học xong chắc chắn nó sẽ về VN, trừ khi nó lỡ yêu ai bản xứ thì khác. Mà với cái đà này khéo học xong nó cũng chưa kịp yêu đứa nào :P
 

QuangSunlight

Xe điện
Biển số
OF-533503
Ngày cấp bằng
22/9/17
Số km
3,111
Động cơ
200,122 Mã lực
Mỗi nhà mỗi cảnh, câu hỏi xủa cụ chủ thớt nói cho nhanh là ko có câu trả lời.
Tự nhà cụ thế nào cụ quyết thôi, lên đây nghe rồi cũng loạn.
Nhà em vừa ko có tiền lại ko có nhà, đành phải cả nhà đi tha phương cho con nó được học ở nước ngoài mà lại ko mất tiền.
Cụ có đọc qua cuốn Tuần làm việc 4h rồi phải không ạ ? :)
 

TomNam

Xe hơi
Biển số
OF-561313
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
170
Động cơ
151,822 Mã lực
Tuổi
51
Cảm ơn cụ e thấy bảo những trường châu âu đức chẳng hạn yêu tiên hs biết tiếng bản địa hơn. F1 nhà em theo học ngành cntt cháu dg học dhbk và dg học cao học. Còn hơn năm nữa xong cả tiếng anh.
Du học tiến sĩ này em thấy cũng khó.nhất là thời gian chờ đợi săn tìm học bổng...Hay bảo cháu học tiến sĩ ở hà nội cụ nhỉ.
Học tiến sỹ là hướng đến việc làm nghiên cứu hoặc giảng dạy. Còn nếu sống bằng nghề kiểu chuyên gia IT thì cần kỹ năng và kinh nghiệm thực tế nhiều hơn. Trường hợp này tốt nhất đi làm thực tế càng nhiều càng tốt để tích luỹ kinh nghiệm, có học thì học mấy cái chứng chỉ quốc tế IT gắn với công việc của mình. Công ty người ta tuyển người làm dc việc chứ ko quan tâm đến cái bằng tiến sỹ. Bằng tiến sỹ chỉ để đủ hồ sơ xin vào mấy trường đh hoặc viện nghiên cứu thôi.

Học tiến sỹ ở HN thì xác định là kiếm cái bằng cho đẹp HS, chứ trình độ và kiến thức thì chẳng thêm dc nhiều đâu.

Không biết F1 của cụ thích và phù hợp với hướng nào?
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thớt này thiếu mấy cụ luôn mồm "cột điện có chân nó cũng đi hết" nên có vẻ hơi ảm đạm.
Cơ mà du học nó có nhiều mục đích, không phải chỉ có mục đích kiếm tiền và mua nhà.
Mất tiền nhưng được đi nhiều nơi, biết thêm nhiều thứ, vượt qua được nhiều khó khăn... nói chung là bỏ tiền để mua cơ hội và để có cơ hội, còn có nắm được cơ hội và phát huy được hay không lại là chuyện khác. Làm bố mẹ thì cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái trong khả năng có thể, nhưng nhiều khi vẫn không biết quyết định như thế là tốt hay dở đối với F1 nhà mình. Thà rằng không biết thì lại dễ dàng, biết nhiều quá có khi lại đâm lăn tăn, nên đành suy nghĩ coi như đánh bạc vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top