- Biển số
- OF-335434
- Ngày cấp bằng
- 19/9/14
- Số km
- 31,179
- Động cơ
- 970,358 Mã lực
- Ở Tây đến 6 năm mà bác vẫn không hiểu được bản chất của vấn đề. Kể cả khi đường có 5-6 làn chật kín xe, họ vẫn tuân thủ nguyên tắc bám bên phải (trừ khi vượt), sẽ chuyển sang làn phải ngay khi đường vắng. Mà cái nguyên tắc này nói mãi mà bác không hiểu, nó không phải máy móc như bác nghĩ. Việc giao thông quy củ như Tây (xe luôn bám bên phải, chỉ sang trái khi vượt, sau đó lại quay lại làn phải, nếu còn trống) không phải đơn thuần do ý thức của người dân, mà đó là quy định của luật.
- Về thang cuốn, chắc là do ý thức của họ tốt. Chẳng biết bác đi ở đâu, nhưng ở Nhật, dù thang cuốn chật kín người vẫn có một nửa di chuyển, một nửa đứng yên. Những người định đứng yên sẽ đứng một bên, những người muốn nhanh sẽ đi ở một bên. Có thể do bác đứng vào bên di chuyển làm cho cả dòng người phải đứng im theo bác chăng?
Cái chỗ đỏ đỏ ở 2 còm của cụ đã thấy mâu thuẫn rồi, chật kín người thì chắc chưa đông nhỉ??? Đúng là nếu ko quá đông thì sẽ đứng bên phải, bên trái di chuyển. và ở VN, cụ vào các điểm có thang cuốn thì mọi người cũng thường đứng như vậy, ko nhiều người đứng bên trái đâu cụ ợ (vì xu hướng tay phải dùng để nắm lan can để đứng nó thành bản năng rùi). Tất nhiên ý thức của dân Việt mình ko thể so với Tây được, nhưng cũng 1 phần nhiều do hạ tầng nhà mình ko đáp ứng nổi. Chứ người Việt mà sang bên nước ngoài, đa phần cũng chấp hành rất nghiêm chỉnh những quy định của nước sở tại. Cụ nghĩ sao với đường Vn mình, xe nhiều nhung nhúc, mà áp dụng máy móc or so sánh với bên Tây? Em thì em chịu, ko thể nào đi giống bên Tây được.- Vấn đề thang cuốn: Tôi đang nói đến trường hợp chung và nói đến xu hướng di chuyển của người dân ở các nước văn minh, tôi nói đến Nhật Bản. Còn bác, bác lại nói đến 01 trường hợp cụ thể, đó là khi thang cuốn rất đông và số người muốn đi nhanh ít hơn số người muốn đứng im để thang cuốn chở đi. Xu hướng là gì? Là người không muốn đi nhanh sẽ đứng dẹp vào một bên để dành bên còn lại cho những người muốn đi nhanh hơn. Khi vắng người, những người đó sẽ đứng hoàn toàn ở một bên, bên còn lại, những người vội có thể chạy được. Khi đông hơn, những người đứng im sẽ đứng sát một bên, những người đang vội sẽ đi (thành dòng) ở một bên, tuy nhiên không thể đi nhanh được, do đông người. Khi rất đông (trường hợp mà bác nói), khi mà có nhiều người đứng im, lúc đó có thể cả 2 bên đều phải đứng im do những người muốn đi nhanh không thể di chuyển được.
- Vấn đề quy định ở điều 9: Tôi vẫn cho rằng bác (và một số người nữa) hiểu chưa đúng về điều 9. Hiểu như bác là máy móc và cứng nhắc. Đi về bên phải theo chiều đi của mình - ngay khi có thể, không phải là tranh cướp nhau làn bên phải, cũng không phải là tạt ngay sang bên phải ngay khi có một khoảng trống nhỏ. Đây là nguyên tắc, là xu hướng, chứ nó không tuyệt đối như bác và một số người khác nghĩ, để rồi lôi một trường hợp cụ thể là đường rất đông ra để biện bạch. Nếu hiểu rõ điều 9 thì có thể hiểu rằng, khi đường rất đông, dù xe đi ở làn sát bên trái nhưng vẫn là đang tuân thủ nguyên tắc bám bên phải.
Nhiều cụ nghĩ đến điều 9 với đại ý phải bám phải. Suy nghĩ đó theo em quá máy móc và em nghĩ khác hoàn toàn. Cụ có thể đọc lại các còm trước của em để hiểu em suy điều 9 ra ntn, chứ ko phải là bám phải như các cụ nói. Còn em nêu 2 trường hợp kia, cụ trả lời được ko? Luật ko có cái quy định máy móc hay ko đâu nhé, cứ sai là phạt, thế dân mới sợ, mới thực thi được. Còn luật ko áp dụng trong trường hợp cụ thể, thì chẳng nhẽ áp dụng trên giấy??? Em hỏi thêm 1 vde nhỏ nữa, cụ thể hơn và rất phổ biến, áp dụng điều 13 (cái điều rất rõ ràng, ai cũng hiểu nghĩa của nó như vậy nhé). Cụ lên phố cổ, cụ đi 4b, xe cụ đi sát phải hay bám sát tim đường ở giữa, thậm chí nhoi 1 phần xe sang bên phần đường đối diện? Cụ đã thực hiện đủ điều 13 chưa? Cụ có cho xe máy đi bên trái ko? Hay cụ bắt xe máy phải đi bên phải cụ? Em đố cụ đi nhanh hơn xe máy đấy, tại sao cụ ko nhường để xe máy được đi bên trái? Cụ trả lời được rõ ràng, thì lúc đó mới nên áp cái điều 9 như các cụ hiểu 1 cách máy móc vào đường xá VN. Còn em, vẫn câu nói cũ, ko xxx nào phạt được cả và phụ thuộc vào ý thức người lái xe. Nếu xe sau xin vượt, xe trước ko nhường thì có thể phat lỗi ko nhường đường khi có đủ điều kiện. Ko tin cụ ra đường chuột bạch, xem xxx phạt cụ lỗi nào.