[Funland] Một thời thơ ấu với văn học Xô Viết

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Em thích nhất quyển "Kiến và Chim bồ câu". Các cụ, mợ thích quyển nào?

Gặp lại 'Sông Đông êm đềm', 'Ông già Khốt Tabít': Một thời sách Liên Xô khó quên


Bác sĩ Aibolit, Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn, Buratino, ông già Khốt Tabít, Cánh buồm đỏ thắm, Sông Đông êm đềm
… những đầu sách Liên Xô một thời đã quy tụ trong triển lãm sách của người trẻ.

Ngày 25.8 vừa qua, trong một ngõ nhỏ đường Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội, triển lãm về sách Liên Xô diễn ra, thu hút đông đảo các bạn trẻ yêu đọc sách tới tham gia

Chị Lương Ngọc Anh, một phụ huynh cùng con đi tàu hỏa từ Hải Dương đến Hà Nội để tham dự chia sẻ: “Tôi không biết tiếng Nga nhưng những cuốn sách thiếu nhi Liên Xô được dịch ra tiếng Việt đã lớn lên cùng với tôi. Đến bây giờ, hằng ngày tôi vẫn đọc cho con nghe mỗi khi rảnh, các cháu đều rất thích”.

Bạn Nguyễn Vũ Thủy, sinh viên Trường ĐH Kinh doanh công nghệ Hà Nội, cho biết: "Những tác phẩm trích của Liên Xô chúng em cũng được học ở chương trình phổ thông nên ít nhiều khi đọc em cảm thấy văn phong khá quen thuộc, điều em ấn tượng về sách Liên Xô là dù xuất bản cách đây khá lâu nhưng sách vẫn giữ được màu mực đẹp, đặc biệt là những minh họa rất đặc biệt của các họa sĩ".


Sách thiếu nhi Liên Xô
Đoàn Hải

Kiều Chính, thành viên nhóm sách cũ Liên Xô cũng nằm trong ban tổ chức buổi trưng bày, kể:" Sau khi đọc được một bài viết trên trang sách cũ Liên Xô kể về quá trình hình thành một cuốn sách được in ở Liên Xô và đến với Việt Nam, trải qua bao thăng trầm qua tay bao người sưu tập; tôi quyết định biên tập lại bài viết và tự tay vẽ minh họa để cho ra đời ấn bản này đúng dịp buổi trưng bày sách”.
Anh Kiều Chính chia sẻ thêm: “Minh họa trong các sách thiếu nhi Liên Xô rất ấn tượng với tôi so với các sách cùng thời kỳ. Trong số đó đặc biệt là cuốn Bác sĩ Aibolit chính là cuốn sách dẫn dắt tôi trong những nét vẽ đầu tiên thuở bé thơ, và từ đó từng bước tôi đến với tình yêu hội họa”.
Anh Lê Hải Đoàn, một trong những quản trị của nhóm sách cũ Liên Xô, đại diện ban tổ chức, cho hay đây là lần thứ 2 dự án trưng bày sách cũ Liên Xô tới được với các độc giả. Trước đó, buổi trưng bày đầu tiên diễn ra cách đây 2 năm nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Qua buổi trưng bày sách, các bạn trẻ như anh Lê Hải Đoàn mong muốn mang đến cho mọi người cái nhìn tổng quan về các đầu sách Liên Xô với đa dạng về thể loại như thiếu nhi, danh nhân, chính trị xã hội, khoa học thường thức…




Những cuốn sách khơi dậy tuổi thơ của nhiều người

“Nếu miêu tả dòng sách Liên Xô, chắc khó lòng gói gọn trong một từ thuần túy, nó vừa thân thương, có một chút mộc mạc lại thêm chút hoài niệm của những ngày tháng cũ. Dù lớp bụi có phủ dày trên những bìa sách đã sờn theo năm tháng, những trang sách có giòn theo sự chuyển động của thời gian thì những giá trị mà sách Liên Xô mang lại đối với độc giả Việt Nam nói chung và những thành viên yêu sách Liên Xô nói riêng còn mãi. Đọc những tác phẩm văn học Liên Xô, chẳng khó để nhận ra hình ảnh quen thuộc của những người dân lao động hăng say, những cô chú công nhân miệt mài trong các công xưởng, những người cha, người mẹ ngày đêm chăm bón những luống rau xanh trên nông trường...”, anh Lê Hải Đoàn bộc bạch

https://thanhnien.vn/gioi-tre/gap-lai-song-dong-em-dem-ong-gia-khot-tabit-mot-thoi-sach-lien-xo-kho-quen-1119161.html
Có cuốn sách về công nghiệp luyện kim nổi tiếng : Thép Đã Tôi Thế Đấy
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,885 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Hồi bé cứ nghe đến Film Liên Xô là chán,vì toàn nói chuyện :D
"Ra đời trong quách moạng" có nhân vật Ca ra chép là một trong các phin màu chiến đấu của Liên Xô mà em còn nhớ tên, cứ nói một quãng là lại bắn nhau một quãng, đặc trưng là bù đội Hồng quân có khẩu súng lục băng đạn dài kiểu Pạc hoọc với cái súng máy Mắc xim có khiên thép bánh xe, có khẩu trung liên băng đạn như cái vành rế nằm ngang, và nhiều kỵ binh dùng gươm. Phin nói chuyện nhiều có phin "17 khoảnh khắc mùa xuân" ông gián điệp mặt như tượng hay phin 'Con đường đao khổ" cũng nói lắm. Nhưng đấy là phong cách sân khấu Sô viết, quả thực là nói hơi bị nhiều tuy nhiên oánh nhau thi thoảng cũng vẫn thấy hay.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,530
Động cơ
1,004,298 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu đọc nhiều phết, giờ gần như quên gần hết, phải từ từ mới nhớ lại đc.
Những truyện ấn tượng để nhớ như:
- Thép đã tôi thế đấy
- Người cá
- Sợi chỉ mong manh
- Võ đài sau dây thép gai.
1 loại các truyện thiếu nhi của nhà Xuất bản Kim Đồng nữa.
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,374
Động cơ
1,020,883 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
có cụ nào đọc "Bức thư không gửi" nói về nhà khoa học đi tìm kim cương bị lạc chết trong tuyết giá khi tìm thấy thì trong sổ có rất nhiều thư viết cho người vợ mới cưới mà chưa gửi không?
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,245
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Văn học Nga là 1 nền văn học vĩ đại !
Sau này, khi xã hội phát triển, được đọc nhiều hơn ở những nền văn học khác thì thấy có nhiều nền văn học cũng vĩ đại không kém !
Văn học Nga, nhà Cháu rất thích đọc tiểu thuyết của Đốt, Ông miêu tả 1 xã hội thật sống động !
Truyện ngắn của A.Sê khốp không thể hay bằng của Proxpe Merime !
 

Natalie.P

Xe buýt
Biển số
OF-559147
Ngày cấp bằng
17/3/18
Số km
602
Động cơ
160,424 Mã lực
Nhà văn này em nhớ không phải người Nga mà là người Trung Á thuộc Liên xô gì đó.
Vâng cụ, em còn nhớ năm lớp 8 học tp Người thầy đầu tiên của Aitmatov, cũng quãng thời gian trước đó em đọc tập truyện núi đồi và thảo nguyên nên có nhớ về tác giả, mà cô giáo thì cứ bạn nào phát biểu về thân thế sự nghiệp tác giả mà khác sgk là cô cho điểm cao, hii. Ông là người kiếc-ghi-di-stan (sory nếu em viết sai, hii) nằm ở trung á, vẫn thuộc xô viết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Natalie.P

Xe buýt
Biển số
OF-559147
Ngày cấp bằng
17/3/18
Số km
602
Động cơ
160,424 Mã lực
Sau khi đọc CPNTKĐ thì e tìm đọc hầu hết các truyện của T. Aitmatov đã dịch ở VN. Đến giờ ô vẫn là tác giả e thích nhất. Có cuốn "Cánh Đồng Mẹ" viết về hậu phương chiến tranh rất cảm động, có thể đúng gu đọc của mợ.
Bên cạnh truyện ngắn thì những tiểu thuyết dài của Aitmatov lại thường khá khó đọc, kể cả tác phẩm nổi tiếng nhất là "Và 1 ngày dài hơn thế kỷ". Tuy nhiên nếu kiên nhẫn thì đọc xong lại thấy rất ý nghĩa.
Em chưa đọc cuốn đấy ạ, tks cụ/mợ.
 

MDPlaza2

Xe hơi
Biển số
OF-623266
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
105
Động cơ
115,981 Mã lực
Tuổi
36
Em nhớ đọc cuốn này ở thư viện Hà Nội, bây giờ không biết còn lưu bản không nữa cụ.

Ô em cũng nhớ nội dung quyển này, liên quan đến ô tô đó, mà ko nhớ ra tên. cảm ơn cụ, muốn tìm lại giờ chắc khó như lên trời nhỉ
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,721
Động cơ
325,955 Mã lực
Tác giả Ông tướng của tôi vẫn còn sống, hôm trên TV giới thiệu ông ấy là bạn của bà - sáng tác bài hát Thời thanh niên sôi nổi.
Em nhớ đoạn ông ấy dạy cậu bé bơi, ông bảo thanh niên Xiberi các anh như cái rìu, vứt ở đâu là chìm ở đấy. Đọc thấy giống mình cứ buồn cười.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,530
Động cơ
1,004,298 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhìn chung, về phương diện nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, múa và thi ca thì VN ảnh hưởng bởi nền nghệ thuật nói chung hay văn học nói riêng từ văn hoá Xô viết là khá nhiều phỏng các cụ ?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Một số đầu sách cũ được mua bán trên MXH :D













 
Chỉnh sửa cuối:

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,261
Động cơ
796,383 Mã lực
Ngoài các cuốn các cụ đã kể, hồi bé em thích Pháo đài cổ, Cochia lùn...
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Vì đâu văn học Nga thu mình ở Việt Nam?
Dòng sách văn học Nga từng chiếm vị trí quan trọng một thời ở Việt Nam, nay thì đìu hiu, lặng lẽ.


Dostoevsky, đại văn hào Nga có số tác phẩm được dịch ra tiếng Việt nhiều nhất hiện nay

Một thời hoàng kim

Còn nhớ trước khi tiếng Anh lên ngôi ở Việt Nam, suốt giai đoạn 1960 -1990 tiếng Nga mới là ngôn ngữ có vị thế cao nhất. Theo đó, văn học Nga cũng từng có thời kì ngự trị độc tôn trong lòng người yêu văn chương nước ta. Ở thời hoàng kim, những trang văn xứ Bạch Dương là món ăn tinh thần đẹp đẽ nhất của người Việt.

Theo dịch giả Phạm Ngọc Thạch, trước năm 1975 văn học Nga vào Việt Nam theo 2 xu thế. Miền Bắc dịch trực tiếp các tác phẩm bằng tiếng Nga, tập trung vào các tác gia Xô Viết như: Maksim Gorky, Mikhail Sholokhov, Chingiz Aitmatov, Aleksey N.Tolstoy… Ngược lại, miền Nam thường dịch thông qua các bản tiếng Anh và Pháp, hướng về các tác phẩm kinh điển như Lev Tolstoy với bộ 3 Chiến tranh & hòa bình, Anna krenina và Phục sinh, Dostoevsky với Tội ác & trừng phạt, Anh em nhà Karamazov, tuyển tập thơ Pushkin… Sau năm 1975, văn học Xô Viết lên tới đỉnh. “Khi ấy, sách văn học Nga ăn khách đến nỗi tác phẩm Đoạn đầu đài của Chingiz Aitmatov chưa ra mắt tập 1 mà tập 2 đã được dịch xong”, dịch giả Thúy Toàn hồi tưởng.

Hút người lớn đã đành, trẻ em Việt cũng bị các cây bút nước Nga mê hoặc. Nhiều nhân vật văn học thiếu nhi Nga tới nay đã thành kinh điển như: Bác sĩ Aibolit (Korney Chukovsky), Ông già Khottabych (Lazar Lagin), Cậu bé Mít đặc và các bạn (Nikolai Nosov), Buratino (Aleksey Nikolayevich Tolstoy). Từ đời sống đi vào học đường, không ít thế hệ học sinh Việt Nam trưởng thành cùng những trang sách như: Mái tóc xanh (dịch từ bài thơ Bạch Dương của Sergei Yesenin), Tôi yêu em (Puskin), Bà tôi (trích đoạn từ tác phẩm Thời thơ ấu của Makxim Gorky), Người trong bao (Chekhov)….

Ngày càng vắng bóng

Tuy nhiên, từ cuối thập niên 1990 tới nay, sách văn học Nga tại Việt Nam dần lắng xuống. Ông Xuân Minh, Chuyên viên Phòng Bản quyền của Nhà sách Nhã Nam chia sẻ: “Công chúng không còn đón nhận văn học Nga một cách sôi nổi. Doanh số bán ra không cao so với các dòng sách khác. Đã lâu lắm rồi, Nhã Nam không còn dịch tác phẩm văn học Nga mới, chủ yếu là tái bản”.

"Những dịch giả cao tuổi như tôi hiện không còn thì giờ để dịch sách và dịch cũng chẳng để làm gì. Đội trẻ không nhiều, hầu như chỉ đang luyện dịch nên dẫn tới chất lượng sách cũng kém đi”.

Dịch giả Thúy Toàn cũng nhận định rằng, số lượng sách văn học Nga hiện nay đang thu hẹp dần, quanh đi quẩn lại chỉ tái bản các tác phẩm kinh điển. Dịch mới cùng lắm là sách thiếu nhi, sách truyện đời thường, tình báo… Năm 2013, Nhà xuất bản Trẻ ra mắt cuốn Tuần đêm của tác giả Sergey Lukianenko. Dù được quảng cáo hoành tráng, đình đám nhưng vẫn lặn mất tăm trên thị trường.

Khi được hỏi về lý do suy yếu của văn học Nga tại Việt Nam, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nêu ra những yếu tố mang tính thời đại. “Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới, nhiều nền văn hóa mới ùa vào. Người biết tiếng Anh, tiếng Pháp hay các ngoại ngữ mới tăng lên, đem theo nền văn học của các nước đó vào Việt Nam. Trước đây, chúng ta có gì ăn nấy, có một món thì đề cao món đó. Nay mở cửa muốn gì cũng có, món ăn tinh thần cũng vì vậy nhiều hơn”. Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô cũng cắt đứt sự liên hệ về văn học với Việt Nam. “Trước đây, chúng ta theo dõi nền văn học của họ rất sát sao. Bên Nga có tác phẩm gì, tác giả nào là ta bắt nhịp ngay. Liên Xô sụp đổ thì sự theo dõi ấy không còn nữa”, ông Phạm Xuân Nguyên lý giải.

Tiếng Nga bị các ngôn ngữ khác lấn át, dẫn tới đội ngũ dịch giả tiếng Nga mất vị thế, hoạt động trầm dần. Trong quá khứ, đội ngũ dịch giả văn học Nga từng rầm rộ với những cái tên như: Thúy Toàn, Phạm Mạnh Hùng, Đoàn Tử Huyến, Trần Tiễn Cao Đăng… Nay, số người còn theo đuổi vô cùng ít ỏi. Quỹ Hỗ trợ quảng bá Văn học Việt - Nga thành lập năm 2012 do chỉ được hỗ trợ về bản thảo, chứ không phải tiền thù lao nên vẫn chưa thể đạt mục đích ban đầu: Vực dậy làn sóng văn học dịch nước Nga.

Ở phương xa, bản thân nền văn học Nga cũng đang có sự xáo trộn nhất định. Theo chuyên viên Xuân Minh của Nhã Nam: “Theo dõi văn học Nga sẽ thấy lâu lắm rồi họ không có một dấu ấn gì ghê gớm trên thế giới, trong khi các nền văn học khác vận động từng ngày”. Thành thử, trong khi Anh, Pháp Mỹ hay Nhật Bản có thị trường riêng thì sách Nga lại không. Thậm chí, Trung Quốc còn biết tận dụng cực tốt môi trường internet để tạo ra một thế hệ văn học mạng. Trong khi nước Nga, dù sở hữu nền tảng công nghệ chẳng thua ai, nhưng lại trầm lắng hoàn toàn trước sự sôi nổi của kỷ nguyên số.

https://www.baogiaothong.vn/vi-dau-van-hoc-nga-thu-minh-o-viet-nam-d232124.html
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chinghiz Aitmatov đã ra đi



Ở tuổi 79, Chinghiz Aitmatov, nhà văn nổi tiếng của Cộng hòa Kyrgyzstan thuộc Liên Xô trước đây đã qua đời vì bệnh viêm phổi và suy thận tại một bệnh viện ở Nuremberg - Đức, vào chiều tối ngày 10.6 vừa qua.

Sinh năm 1928 trong gia đình cách mạng, bố là Turekul Aitmatov, BT T.Ư Kyrgyzstan, bị xử bắn năm 1938, từ nhỏ C.Aitmatov đã sớm tiếp cận và yêu thích văn học Nga. Tham gia thế chiến II, sau đó khi là sinh viên của ĐH Nông nghiệp, ông bắt đầu viết ký và truyện ngắn đăng trên các báo địa phương. Tuy nhiên, phải đến 1956, khi C.Aitmatov học khóa đào tạo cao cấp tại Học viện Văn học M.Gorky - Moscow và sau đó 2 năm, ấn hành tác phẩm Jamilia kể về tình yêu thầm kín của một sơn nữ với chàng trai nghèo khó, thì thế giới mới bắt đầu biết đến ông.

C.Aitmatov viết văn bằng tiếng Nga thành thạo như tiếng mẹ đẻ Kyrgyzstan. Điều này cho ông khả năng hiểu biết tường tận công chúng trong khi không đánh mất cội rễ của mình. Hình tượng tiêu biểu của nhân vật trong tiểu thuyết Và một ngày dài hơn thế kỷ xuất bản năm 1980, dựa trên truyền thuyết cổ xưa kể về con người đã biến thành Mankurtlar - nô lệ, không hiểu mình là ai và từ đâu đến. Thông qua hình tượng Mankurtlar, nhà văn khẳng định cội rễ là điều quan trọng nhất của mình cũng như của từng người.

Nhà văn của Người thầy đầu tiên (1962) viết không nhanh. Sau Jamilia, Người thầy đầu tiên là Chuyện núi đồi và thảo nguyên (1963), Vĩnh biệt Gunxarư (1966); Con tàu trắng (1970)..., và Đoạn đầu đài (1988) - tác phẩm được sánh ngang với tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của nhà văn bậc thầy M.Bulgakov. Các tác phẩm này được dịch qua tiếng Việt khiến hàng triệu độc giả VN say mê vào đầu thập niên 1980. Đặc trưng nghệ thuật của C.Aitmatov là kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với chất thi ca của truyền thuyết, hòa trộn với hiện thực đời sống để tạo nên một giọng điệu không thể bắt chước. Dù là thiên tài, nhưng C.Aitmatov là người cũng rất "cổ lỗ". Ông thú nhận mình không biết 3 điều: lái xe, sử dụng computer và ngoại ngữ.

Ngoài hoạt động văn học, C.Aitmatov là nhà ngoại giao lớn. Ông từng là đại sứ của Liên Xô tại Luxemburg, đại sứ Kyrgyzstan tại Đức, Bỉ, Hà Lan, và nhận được nhiều danh hiệu, huân chương của Liên Xô và Kyrgyzstan. Dù vậy, C.Aitmatov vẫn coi văn học là trên hết. Trong cuộc phỏng vấn mới đây, ông muốn mau bình phục, trở về quê hương với gia đình và tiếp tục viết văn. Nhà nước Kyrgyzstan đã quyết định lấy năm 2009 là Năm Chinghiz Aitmatov. Lễ tang C.Aitmatov sẽ được các nước thuộc Liên Xô trước đây - SNG và cả thế giới tổ chức vào thứ bảy 14.6 tại thủ đô Bishkech của Kyrgyzstan.

Bàn về văn học, Samuel Beckett nói: "Nghệ sĩ đích thực không bao giờ viết xong cuốn sách hoàn hảo nhất của mình". Trong một cuộc phỏng vấn, C.Aitmatov cũng bộc lộ điều này: "Mỗi nhà văn phải có ý thức để nhận ra mình vẫn chưa kết thúc tác phẩm nào đó".

Trong bức điện chia buồn gửi gia quyến nhà văn, TT Nga V.Putin viết: "Đây là tổn thất không gì bù đắp nổi. Chinghiz Aitmatov sống mãi trong chúng ta với tư cách là một nhà văn, nhà tư tưởng, nhà trí thức và nhà nhân đạo vĩ đại".

https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tintuc&action=detail&id=1731
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em còn cuốn này cụ Đốc à, anh truyền em nối từ thời thi đại học.






Đúng cuốn này rồi cụ, tác giả viết rất dễ hiểu, em vẫn nhớ câu:
" sổ tay và sách giáo khoa, người ta không tin có thể dùng sổ tay tự học"...
 

Anbanhmihp

Xe buýt
Biển số
OF-545267
Ngày cấp bằng
11/12/17
Số km
767
Động cơ
39,094 Mã lực
Nơi ở
Hai Phong
Ngoài truyện các cụ đã liệt kê ở trên, em xin bổ sung thêm 2 cuốn đã đọc : Và nơi đây bình minh yên tĩnh. Tên anh chưa có trong danh sách.
Cùng một đề tài chiến tranh Vệ quốc !
Em rất thích hai cuốn cụ vừa nói, đặc biệt cuốn " Tên anh chưa có trong danh sách" em mua sách cũ đọc từ hồi lớp 7 hay 8 gì đó, sách giấy màu nâu cũ kỹ đã bong bìa và rơi mất vài trang. Cách đây hơn năm, em lang thang mấy hàng sách cũ tình cờ lại lại tìm được cuốn đó, sách tái bản năm 98 khá mới.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top