Dạo này anh em nhà Ếch thay nhau đi, đợi vãn việc và cá hồi tý đã chứ anhHay quá! Lọ mọ đọc mãi không hết. Chủ tịt dạo này chuyển sang luyện văn chương rồi thảo nào lâu lâu không thấy hô hào Ếch đi "cử tạ cốc" nữa.
Dạo này anh em nhà Ếch thay nhau đi, đợi vãn việc và cá hồi tý đã chứ anhHay quá! Lọ mọ đọc mãi không hết. Chủ tịt dạo này chuyển sang luyện văn chương rồi thảo nào lâu lâu không thấy hô hào Ếch đi "cử tạ cốc" nữa.
Say quá rùi cụ ạ, say nên mới dám phê bình cụ đây, sao ko ra HN thăm anh chị em đi để còn tranh thủ thăm 2 kiều nữ (hay ngược lại cũng được, kiều nữ - anh chị em).Dạo này mợ chăm lượn quá đấy, vào chỗ nào cũng gặp mợ, sinh nhật này, góp đá này, lại còn rủ rê đồng bọn đi lung tung nữa chứ, mời mợ 1 chén để có sức khỏe mà đi tiếp nhá
Chà chà, vớ được cái "kinh nghiệm vặt" này em copy ra Word được 3 trang A4, kiểm điểm lại mấy lần đi...không xa lắm, em thiếu đến 90%. In quả này ra về sắm dần vậy.Hôm trước em có anh bạn hỏi em: Hai nhóc nhà mày còn nhỏ mà vác đi nhiều thế. Em thấy nhiều bình thường
Anh em ngồi trao đổi một hồi về chuyện di chuyển dài ngày bằng xe oto cho trẻ con. Giờ em làm cái đúc rút kinh nghiệm cá nhân của em để chia sẻ cùng các cụ. So với nhiều cụ, nhà em đi chưa là gì cả. Có những nhà em biết. Thời gian chạy khỏi HN nhiều hơn thời gian ở HN, mà đa phần không phải vì công việc: Nể!
Em gõ theo kiểu lộn xộn, nhớ đâu gõ đấy. Cũng có thể có chút giá trị đối với những cụ chưa, hoặc ít di chuyển đường dài. Đối với những cụ phượt chuyên nghiệp, tài già ... thì mớ KN của em hẳn sẽ là ngô nghê
Thực hiện một chuyến đi dài ngày bằng oto với những gia đình có con nhỏ
Chuẩn bị
Đồ trẻ con:
-Đồ trẻ con thì cố gắng đem đầy đủ, có tính dư thì càng tốt, con trẻ hay nghịch, một ngày có khi thay nhiều hơn một bộ là chuyện thường.
-Nên chú ý đặc điểm khí hậu hoặc xem dự báo thời tiết sớm của vùng mình di chuyển qua, hoặc đến để có sự chuẩn bị đồ mặc phù hợp. Đồ cotton luôn là sự lựa chọn số 1.
-Mũ loại rộng vành, mềm, che được 4 phía tốt hơn mũ lưỡi trai. Nên đem theo 2 cái ô, 1 cái dạng gập gọn, có thể đem theo dễ dàng khi lang thang. 1 cái dạng lớn, cồng kềnh, vứt trong xe, cần che cho cả 2 nhóc 1 lúc cũng được, phòng mưa lớn.
-Ngoài giầy, dép quai hậu thì nên chuẩn bị 1 đôi dép lê gọn nhẹ, mềm mại cho F1.
-Có cái chăn mỏng kiểu chăn trên máy bay là tốt nhất, bởi vì không phải các thành viên trong cabin xe đều có nhu cầu nhiệt độ giống nhau.
-Đã là một chuyến đi dài thì nên đem theo cả những món đồ mà hàng ngày ở nhà các cháu không thể thiếu. Ví dụ: Những quyển sách nhỏ để đọc cho F1 trước khi đi ngủ. Gấu hoặc gối ôm yêu thích, có chúng nó thì F1 sẽ ngủ ngon hơn, kể cả trên xe. Vài món đồ chơi nhỏ, phù hợp với chỗ mình sẽ cho nhóc chơi, ví dụ: bộ đồ chơi xúc cát .vv..vv.. Nôm na là thế này: các bố đi đâu xa dài ngày, công tác hoặc đi chơi, đều chuẩn bị đồ chơi, tiện ích nào Ipad, nào 3G, nào bộ bài 52 lá ... Nhu cầu giải trí, chơi, nuôi dưỡng tinh thần của trẻ con nó còn cần hơn các bố đấy ah!
Đồ người lớn:
-Ưu tiên trẻ con nên đồ người lớn đem theo vừa đủ, tính thiếu một chút thì hơn.
-Chọn những bộ đồ thoải mái, không phải là là tốt nhất. Cotton cũng là số 1.
-Giày dép, mũ mão ... ưu tiên loại đa di năng, dã chiến.
-Nếu còn chỗ thì đem theo một ít đồ phục vụ cho môn thể thao bạn hay chơi. Gặp hội giao lưu luôn.
Đồ ăn uống, thực phẩm dã chiến trên đường:
-Chỉ mang theo đồ khô, hoa quả hoặc bánh tươi mang theo cùng lắm là xài trong ngày hôm đấy, nhiệt độ trong xe chênh lệch cực lớn (lúc di chuyển và lúc đỗ dừng), đồ tươi rất nhanh giảm phẩm cấp, ở nhà còn cố được, đi xa mà lỡ gặp vấn đề gì về tiêu hóa thì cực tệ.
-Đồ tươi trữ trên xe cần thiết thì mua bổ xung dọc đường.
-Các loại bánh bisqui được đóng thành từng miếng vào túi riêng lẻ, hoặc mỗi giói nhỏ vài cái là phương án tốt.
-Sữa cho trẻ thì nên dùng loại hộp giấy, dùng xong bỏ, đỡ pha chế cách rách.
-Một ít kẹo, phân phối hạn hẹp (thỉnh thoảng bố tóp tép kẹo cao su mà không có cho con thì cũng tệ), chưa kể nó cũng có tác dụng chống hạ đường huyết khi bố cháu cố dấn thêm 1 2 tiếng nữa trên đường.
-Nước uống thì cứ làm cả thùng, hết lại mua bổ xung.
-Có dự phòng ít mỳ tôm cốc. Mấy phương án bếp cồn khô hay nồi niêu gì đấy chỉ áp dụng với những nhà có thú tự nấu nướng kiểu phủi. Tuyệt đối không đem lên xe bếp ga mini hay tất cả những gì liên quan đến gas và xăng.
-Thấy có cụ xài cả tủ lạnh mini, có vẻ cũng tiện nghi. Nhưng có vẻ cũng chiếm diện tích kha khá. Không nên dùng. Cốp xe chứ có phải cái gác măng giê đâu ah.
-Nếu có một hai cái bình đựng dạng giữ lạnh hoặc giữ nóng thì cũng tốt.
Đồ lặt vặt:
-Một ít túi nilon sạch loại nhỏ, để sẵn phía sau lưng ghế, dùng chứa rác, rút ra đi mua đồ ăn sạch hơn túi ở chợ ven đường.
-Một ít túi đựng đồ bẩn, loại có miệng rút (kiểu túi đựng đồ bẩn ở KS) là chuẩn nhất.
-Đồ vệ sinh cá nhân như: Bàn chải, khăn mặt, kem đánh răng, dầu gội gói nhỏ .... đem theo vừa đủ dùng.
-Kem chống muỗi rất cần thiết cho trẻ. Nhiều khu, nhiều chỗ nghỉ mặc dù có phun chống muỗi định kỳ nhưng vẫn có muỗi. Có loại dạng dung dịch, sợ ảnh hưởng đến da của bé thì bôi vô quần áo hoặc chăn mền ở KS.
-Dao nhỏ gọt hoa quả, kéo cắt thức ăn ... những đồ sắc nhọn để sao đảm bảo dễ lấy nhưng vẫn đảm bảo an toàn với trẻ.
-Đèn pin, loại đèn bóng LED cho tiện.
-Một hộp giấy ướt, để gần khu vực của tài xế, ngoài tác dụng phục vụ trẻ con, giấy ướt rất hữu hiệu khi dùng để lau mặt đỡ buồn ngủ.
Thuốc men:
-Đem theo thuốc đang hoặc sẽ sử dụng.
-Đem thêm một số thuốc men, bông băng cơ bản. Chủ yếu là loại phòng chống rắc rối đường tiêu hóa, cảm cúm vớ vẩn, thuốc giảm sốt, thuốc chống dị ứng (nếu có thành viên trong nhà từng bị).
Chuẩn bị cho xe cộ:
-Xăng đổ đầy từ hôm trước
-Kiểm tra nếu gần đến thời điểm thay dầu mà nơi đến không có chỗ thay yên tâm thì cứ thay dầu trước cho lành.
-Những đồ phòng bị như: Dây câu điện, bóng dự phòng, một ít cầu chì 1,5A, 2,0A ... Bơm cơm hoặc điện. Có thêm bộ vá dùi thì càng tốt.
-Tự kiểm tra xe tổng thể 1 lượt: Nước rửa kính, các dung dịch ...
-Nếu có thể, hãy dọn rửa xe một lần trước khi đi: Đỡ mùi, cũng là lúc để soát lại đồ trên xe, cái gì không cần ta để nhà luôn.
-Nên lắp rèm loại cơ động cho 2 cánh sau. Khoang dưới là nơi trẻ con ngủ, che luôn cho tài xế yên tâm là con mình ngủ ngon, không bị nắng rọi vào mặt trẻ.
Đồ hỗ trợ:
-Mặc dù có ý kiến trái chiều nhau. Nhưng theo em là hãy đem theo 1 vài món gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng, là cái gì cũng được, miễn có nó bạn cảm thấy yên tâm hơn.
-Hãy chỉ đem theo với 2 điều kiện sau đây: thứ nhất phải là người biết kiềm chế tốt. Thứ 2 là cụ phải biết sử dụng mấy đồ kiểu đấy, ít nhất là sơ sơ, không vậy đem theo chỉ làm cảnh, hoặc gây nguy hiểm cho chính bản thân mình.
-Nên đặt trong phạm vi người lái có thể dễ dàng lấy được.
Cách di chuyển hợp lý
Với chuyến hành trình dài mà có cả trẻ con thì toàn bộ lịch trình, cách thức di chuyển, ăn ngủ nghỉ ... đều xoay quanh nhân vật trung tâm là trẻ con.
Các F1 thường ngủ rất tốt khi lên xe. Cách di chuyển tốt nhất là: Sáng trời mát, cho chơi, ăn trưa xong thì lên xe ngủ. Chạy tầm 3 4 tiếng thì sẽ được quãng đường khoảng 150 >200km. Nếu chặng đó dưới 150km thì không nói, trên 200km thì coi như phải chạy dấn, ít nhất là mất khoảng times chơi cuối buổi chiều của trẻ.
Nếu đã đến điểm dừng, nghỉ thì không nói. Nếu vẫn là điểm tạm dừng chân thì sau khi ăn tối xong cả nhà lại lên xe, tầm này trẻ con cũng chỉ đùa nghịch 1 chút là lăn ra ngủ. Buổi tối thì tùy vào đích đến mà chạy tiếp. Loanh quanh cỡ 100 >150 km là đẹp. Nếu muốn chạy dấn thì chạy đến khi nào bạn buồn ngủ thì thôi (cái này tùy sức mỗi người, không nên cố quá).
Cách di chuyển trên dựa vào thời gian ngủ, và thời gian có thể chơi thực tế của trẻ nhỏ. Cứ nhè vào lúc trẻ ngủ, trẻ không chơi được (quá nắng, hoặc lúc ăn tối xong) là ta chạy. Lấy thời gian buổi sáng để chơi (sau một đêm ngủ đầy đủ, trẻ sẽ chơi rất phấn khích), cuối giờ chiều cũng là khoảng thời gian tốt, tầm 4>7h là khoảng thời gian nắng đã dịu, có tắm táp hoặc đi dạo đều đẹp, mấy hoạt động nhẹ nhẹ cũng làm cho trẻ nhanh đói, ăn bữa tối ngon lành hơn. Chú ý định trước những điểm dừng trung gian là những địa điểm đẹp, thú vị...
Nếu chạy theo cách đó thì một ngày sẽ di chuyển được tầm 300 đến 400km (có thể hơn nếu dấn thêm). Quan trọng hơn là thời gian chơi của 2 nhóc vẫn đảm bảo không hề ít hơn ở một chỗ cố định. Chưa kể yếu tố thú vị là được chơi thêm ở địa điểm mới vào cuối giờ chiều.
Ở những điểm dừng nghỉ, chạy loanh quanh thì không nói. Nếu ngày hôm đó chạy một mạch thì cũng chả có gì để bàn nhiều, tùy sức của từng người mà chạy. Có người chỉ chạy được 4 500km 1 ngày đã mệt. Có người đóng 8 9 trăm km 1 ngày vô tư.
Buồn ngủ, mệt:
Mệt nhiều, ốm đau ... thì không nói làm gì, phải nghỉ thôi.
Buồn ngủ: Nếu mọi cách áp dụng mà vẫn không ăn thua, cũng chả có ai bên cạnh để đổi lái, vậy mà đích đến vẫn còn xa: Hãy kiếm một cây xăng nào đó, tạt vào, đổ nhiều ít không quang trọng, đổ xong kiếm 1 góc xa xa mấy trụ xăng, đỗ gọn gàng, oánh 1 giấc tùy mỗi người, nhớ dặn trước nhân viên cây xăng anh chợp mắt nhờ 1 tý, có thể nhờ các em ra gọi vào mấy giờ chẳng hạn.
Nếu là ban ngày thì dễ hơn, kiếm một hàng quán nào đó, xuống giãn gân cốt, vợ con uống nước và chơi, vẫn thấy buồn ngủ thì kéo mấy cái ghế vào oánh 1 giấc ngắn.
Bia riệu thì sao: Đã xác định chạy đường dài thì nên hạn chế, chỉ uống ở chỗ sẽ xác định ngủ đêm lại. Một lon bia nhỏ buổi trưa tưởng vô hại nhưng rất dễ kéo mí mắt của các bác xuống. Nếu thèm quá, lỡ uống 1 lon thì nên ngả lưng ngay tại quán 1 chút, nếu thấy không tiện ngả lưng trên ghế của quán thì có thể lên xe liu riu 1 lúc, dặn trước vợ là bao nhiêu lâu thì gọi.
Ăn uống:
Trên đường di chuyển nên ăn uống đơn giản, kiểu cơm canh thường nhật
Đến chỗ dừng nghỉ dài thì tùy nghi./.
Trên đây là một số kinh nghiệm vặt của nhà em. Chả liên quan gì đến câu chuyện về chuyến đi. Em cứ chia sẻ lên đây. Có thể nó sẽ hữu ích với cụ nào định cho gia đình đi xuyên Việt, nhưng bản thân lại chưa chạy đường dài bao giờ chẳng hạn.
Lúc đầu còn ham vác cục gạch D90 ra vồ nghệ thụt, sau phát hiện ra bao diêm chụp đẹp hơn. Ảnh về sau đa số chộp bằng bao diêmCụ từ sắm D90 mới có khác, chụp choạch khắp nơi, có vẻ càng về cuối chụp càng lên tay nhề. Chẹp chẹp, xèm quá.
Hí hí, rủ nhau đi ăn mảnh chốn nào mà ong nó xơi được vào chân chống nhề, tối về mà bị kiểm tra hàng họ thì... ôi...Lúc đầu còn ham vác cục gạch D90 ra vồ nghệ thụt, sau phát hiện ra bao diêm chụp đẹp hơn. Ảnh về sau đa số chộp bằng bao diêm
Em và cụ NgocPhanXLS chiều nay mò xuống Thái Bình chơi, cả 2 cùng bị ong đốt, em bị 1 phát vào tay, tưởng ong mật đốt chỉ ngưa ngứa tý như ong muỗi, ai dè cũng sưng cả tay, gõ mổ cò mà đau phết. Cụ NgocPhanXLS thì khổ hơn, bị tương 3 phát, 1 phát hiểm đúng chân chống, chả hiểu tối về bài vở kiểu gì
Dạo này hăng hái đi tìm nghệ thuật quá, quên cả việc nhà rùi cụ nhé. Tình hình là thứ 3 off Yên Thành, cụ ko được để ai vắng mặt đâu đấy.Lúc đầu còn ham vác cục gạch D90 ra vồ nghệ thụt, sau phát hiện ra bao diêm chụp đẹp hơn. Ảnh về sau đa số chộp bằng bao diêm
Em và cụ NgocPhanXLS chiều nay mò xuống Thái Bình chơi, cả 2 cùng bị ong đốt, em bị 1 phát vào tay, tưởng ong mật đốt chỉ ngưa ngứa tý như ong muỗi, ai dè cũng sưng cả tay, gõ mổ cò mà đau phết. Cụ NgocPhanXLS thì khổ hơn, bị tương 3 phát, 1 phát hiểm đúng chân chống, chả hiểu tối về bài vở kiểu gì
Hai hôm rồi em cũng đi quần quật, giờ mới ngồi tiếp được. Câu chuyện lang thang của chú Ếch nhỏ bị ngắt giữa chừng ở Làng Địa đạo Vịnh Mốc (đang dở ở trang 7). Giờ em xin lan man kể tiếp ah, cụ, mợ nào có nhã hứng thì đọc chơi chơi cùng ah
Tiếp câu chuyện về một ngôi làng đặc biệt: Làng trong lòng đất...
(dòng chữ được thể hiện trang trọng ngay chính giữa sảnh của khu trưng bày)
...................
Câu khẩu ngữ giống chữ ký của em , giờ em mới biết nó cũng được xuất hiên ở Địa Đạo Vĩnh Mốc đấy .
Cụ Yên Sướng nhiều con gái sinh thế mà sướngRất trân trọng cảm xúc của cụ, ai cũng có quê hương và tuổi thơ phải không ạ, những phút tĩnh lặng mình phải nhớ về cụ nhỉ