Hai hôm rồi em cũng đi quần quật, giờ mới ngồi tiếp được. Câu chuyện lang thang của chú Ếch nhỏ bị ngắt giữa chừng ở Làng Địa đạo Vịnh Mốc (đang dở ở trang 7). Giờ em xin lan man kể tiếp ah, cụ, mợ nào có nhã hứng thì đọc chơi chơi cùng ah
Tiếp câu chuyện về một ngôi làng đặc biệt: Làng trong lòng đất...
(dòng chữ được thể hiện trang trọng ngay chính giữa sảnh của khu trưng bày)
...................
Trong một cuộc chiến tranh, trong những thời điểm cùng cực, tới hạn sức chịu đựng của con người ... Những thời khắc như vậy thì con người sinh tồn bằng động lực gì là chủ yếu: ý chí, hay bản năng? Có lẽ là cả hai. Ý chí là thường trực và chủ yếu, nhưng chắn hẳn không đủ. Trong những khoảng khắc sống còn, bản năng còn mạnh hơn ý chí. Ví dụ như này cho dễ hiểu: Bỗng dưng chiếc xe máy của mình đang điều khiển đấu đầu với oto, bỗng dưng trượt tay, xẩy chân ... Nếu không có bản năng sinh tồn thì có mà ý chí nào đỡ được những quả tích tắc mỏng manh như vậy (em có may mắn thoát được vài lần như vậy, trộm vía! ). Vậy nên có lẽ một phần của sự hình thành nên ngôi làng dưới lòng đất này cũng là nhờ bản năng sinh tồn. Đạn thì đào hào, bom thì đào hầm ... mãi cũng thành quen. Rồi thành cả làng, sinh sống, chiến đấu, học tập, sinh con đẻ cái ... dưới lòng đất. Có những chú bé khi mở cửa hầm để lên mặt đất thì đã 5 6 tuổi chạy nhoay nhoáy...
Từ tốn đi theo chân các cụ cựu chiến binh, trong một buổi trưa nắng đẹp của đất Vĩnh Linh, thấy mình thật nhỏ bé. Mảnh đất này là mảnh đất anh hùng, đã có biết bao nhiêu anh hùng có và không có danh hiệu, sống, chiến đấu, và ngã xuống ở đây ...
Bom ở đất thép:
Giờ một vài quả được đào lên dựng mô hình cho khách tham quan. Trẻ con nhà em hỏi han rất nhiều về mấy quả bom đó. Nó là cái gì, ra làm sao, tại sao ... hehe, nhiều lúc khó giải thích, trả lời cho phù hợp và thỏa đáng với trẻ con được.
Dẫn con đi xem một lỗ thông hơi:
Tần ngần khi nghe bố mẹ giải thích về công dụng của nó
Em và Nhất nhần nhật nhà em:
Cả nhà cháu đi theo đoàn tham quan của các cụ
Xin phép các cụ trước khi chụp ảnh ...
Cây xanh, chủ yếu là Tre, được trồng rất nhiều hai bên đường vào nhà trưng bày một số kỷ vật, hiện vật của khu di tích.
Một nhánh giao thông hào hướng ra biển:
Ở đây dù là giao thông hào hay hầm thì các cửa, các nhánh đều đa số hướng ra biển, đây có lẽ là hướng giao thông chính thời chiến: Đường biển.
Chả biết đây là cái gì, ụ súng hay hố bom:
Đây thì đích thị hố bom rồi:
Tính bình quân, mỗi một người dân Vĩnh Linh đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn đủ các thể loại. Một con số quá khốc liệt.
Càng vào sâu bên trong khu di tích càng mát
Một miệng hố bom:
Các cụ bà ngồi nghỉ một chút trước khi vào thăm nhà trưng bày:
Một vài hình ảnh em ghi lại trong khu trưng bày:
Nụ cười đất thép:
Do vết đạn, mảnh bom gì đó nên không nhìn rõ năm bao nhiêu 74 hay 64 ...
Một số trẻ em được sinh ra dưới lòng địa đạo:
Chăm sóc trẻ em:
Một số vật dụng sử dụng dưới lòng địa đạo thời chiến:
Đất thép tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ tiền tiêu anh hùng:
Lấp hố bom, xây dựng cuộc sống:
..............................
Em, cũng như khá nhiều cụ trên diễn đàn này, hầu như không phải cầm súng trực tiếp tham gia một cuộc chiến nào. Để trải nghiệm trực tiếp thì không có cơ hội, nhưng qua những gì biết lại được, tự nhìn nhận được. Ắt sẽ chia sẻ, thẩm thấu được phần nào sự khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh.