Đọc những bài của cụ ý viết i hệt những điều nguỵ biện của một thằng bạn em không biết tiếng Anh cách đây 20 năm hồi đi học, thi lên thi xuống trượt, nhưng vẫn to mồm kêu Không Cần Tiếng Anh (Ngoại Ngữ)....
Buồn cười cái là bây giờ hắn lại chính là lứa phụ huynh bị thao túng tâm lý, cho con cái đi cày theo các trung tâm TA từ mẫu giáo.
Không ai ở đây bảo không cần ngoại ngữ, mà họ chỉ phản bác việc tôn nó lên thành cái nhu cầu bức thiết cho mọi công dân.
Có 2 điều mà nhiều người ở đây đang đúng: đại đa số trong gần 100 triệu dân VN chỉ tiếp xúc với tiếng Anh lúc đi học phổ thông, sau đó trong cuộc sống, mưu sinh hàng ngày của họ không còn phải để ý nữa đến ngoại ngữ nữa. Có rất nhiều nghề cần các mức độ tiếng Anh khác nhau, nhưng còn nhiều nghề hơn không cần đến 1 ngoại ngữ nào cả.
Trẻ con học rất nhanh, nhưng quên nhanh không kém. Đó là ưu điểm của chúng. Như tờ giấy trắng tha hồ viết lên đó, nhưng cũng như cái bảng, viết xong dễ xóa những gì không còn cần thiết để viết những thứ khác cần thiết. Tờ giấy có giới hạn, chỉ xóa được mới viết thêm được.
Trong cả thời gian đi học phổ thông, đúng tên gọi của nó, là thời gian nhập kiến thức phổ thông cho 1 người, có rất nhiều kiến thức cần thiết phải học để giúp sau này có thể ra nhập xã hội, kiếm sống chứ không chỉ mỗi tiếng Anh. Việc đầu tư cho tiếng Anh (hay ngoại ngữ khác) không sai, nhưng nếu đứa trẻ không có tư chất nào đặc biệt để sau này chọn ngoại ngữ làm nghề mưu sinh chính thì không cần thiết phải bắt nó tốn quá nhiều thời gian, công sức cho tiếng Anh, chỉ nên coi tiếng Anh như 1 môn học như các môn học khác.
Đứa đầu nhà em sang Đức khi mới 2 tuổi, 2 tuần sau đi nhà trẻ, chỉ hơn tháng sau đã thấy nó ngồi cầu thang buôn dưa lê với 1 ông mũi lõ. Lúc đi học, về nhà nghe mẹ nó nói tiếng Đức bồi với nó nó bịt tai. Khi về VN vẫn gọi điện buôn dưa lê với tụi bạn ở Đức. Cấp III nó học lớp chuyên tiếng Đức ở Việt Đức, nhưng bây giờ nửa từ tiếng Đức không nhớ.
Bản thân em, lần đầu tiên được tiếp xúc với ngoại ngữ là lúc đã tốt nghiệp phổ thông, thi xong ĐH, hơn 17 tuổi, nhưng bây giờ vẫn đọc, viết, nghe, nói thạo 3 ngoại ngữ (được chứng nhận ĐH và tương đương) và đọc, nghe được 1 ngoại ngữ nữa. Cả 4 ngoại ngữ đều là những thứ tiếng chính thức của LHQ!