Maybayfun - Nơi trao đổi tất tần tật các vấn đề liên quan đến máy bay

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực
Muốn hiểu trưa này mời em ra gà Lộc Vừng gần nhà mời em em giải thích cho :D độ 2 con gà với 1 két bia chứ mầy, muốn hỏi gì cũng được :-"
Thấy cụ Việt trả lời đây là yên tâm rồi, sợ lại là cụ ở dưới thì khổ:
Kíp trưởng Nguyễn Thành Trung và 2 nhân viên không lưu Nguyễn Thành Hưng và Nguyễn Tiến Việt (thuộc Công ty Bảo đảm hoạt động bay miền Bắc) đã bị Cảng vụ miền Bắc tạm tước chứng chỉ hành nghề sau sự cố máy bay suýt “đè” ô tô ở sân bay Nội Bài.
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Dạo này em vào OF bằng IE toàn bị treo, mãi mới vào được.

Em xin phép được trả lời, V1 là tốc độ quyết định việc cất cánh. Khi đạt đến V1 tức là đã có đủ lực nâng cần thiết để cất cánh, cho nên V1 là tốc độ lớn nhất khi MB ở dưới mặt đất và là nhỏ nhất khi rời đất. Vậy, tại sao phải cất cánh khi tốc độ >V1:

- Thông thường thì chỉ hỏng 1 trong số nhiều động cơ thôi (2,4 hoặc 6), nên dùng 1 động cơ vẫn bay bình thường, mỗi tội MB bị lệch, phải chống và tuyệt đối không vòng bên phía động cơ hỏng. Mà bây giờ MB hiện đại, cài Autopilot vào là nó giữ chuẩn luôn ah.
- Nếu không cất cánh thì phải phanh với lực phanh lớn (do tốc độ max) và quãng đường còn lại quá ít (do phải chạy đà), sẽ gây nguy hiểm hơn.

Đấy là em hóng hớt được vậy, có gì các cụ bổ sung. :D
-
Hóng gì nữa, chuẫn lun rồi đới cụ. Khi đạt đến V1 rồi thì dù có phanh cũng không còn đủ đường băng để quay lại nên bắt buộc phải cất cánh, rồi thì vọng lại chứ muốn dừng cất cánh (reject take off) thì phải quyết định trước khi đạt V1. Em được "nhồi" như vậy, nhưng thực tế thì chưa chứng kiến pát nào:-))
 

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,114
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Em hỏi cái, người ta khử mùi trong máy bay bằng cái gì mà ngày ăn 5 - 6 lần trên máy bay mà nó vẫn thơm tho thế ạ? Các cụ có biết nó tẩy mùi bằng cái gì không để em nhét vào ô tô.
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
622
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
43
Thấy cụ Việt trả lời đây là yên tâm rồi, sợ lại là cụ ở dưới thì khổ:
Kíp trưởng Nguyễn Thành Trung và 2 nhân viên không lưu Nguyễn Thành Hưng và Nguyễn Tiến Việt (thuộc Công ty Bảo đảm hoạt động bay miền Bắc) đã bị Cảng vụ miền Bắc tạm tước chứng chỉ hành nghề sau sự cố máy bay suýt “đè” ô tô ở sân bay Nội Bài.
Em xin phép được miễn bình luận vụ này ạ :(
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Em hỏi cái, người ta khử mùi trong máy bay bằng cái gì mà ngày ăn 5 - 6 lần trên máy bay mà nó vẫn thơm tho thế ạ? Các cụ có biết nó tẩy mùi bằng cái gì không để em nhét vào ô tô.
Chẳng có cái gì khử đâu cụ ạ, chẳng qua cụ ngồi ở trỏng thì cụ không thấy, chứ ở ngoài vào thấy ngay:)). Thực ra thì hệ thống điều hòa không khí của khoang hành khác rất mạnh, có thể làm mất biến nhiều loại mùi đặc trưng không riêng gì thức ăn:)), nhưng theo em hiểu thì không có hệ thống hay cái gì đó tương tự sử dụng chất này hay chất khác:)

Em xin phép được miễn bình luận vụ này ạ :(
Vụ này chỉ có lão máy là "đủ tuổi" để bình loạn thôi, vì là quân nhà lão ấy:)
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
622
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
43
Chẳng có cái gì khử đâu cụ ạ, chẳng qua cụ ngồi ở trỏng thì cụ không thấy, chứ ở ngoài vào thấy ngay:)). Thực ra thì hệ thống điều hòa không khí của khoang hành khác rất mạnh, có thể làm mất biến nhiều loại mùi đặc trưng không riêng gì thức ăn:)), nhưng theo em hiểu thì không có hệ thống hay cái gì đó tương tự sử dụng chất này hay chất khác:)



Vụ này chỉ có lão máy là "đủ tuổi" để bình loạn thôi, vì là quân nhà lão ấy:)
Vầng, nhọ quá anh ạ o:-)
 

Tây Độc

Xe điện
Biển số
OF-3199
Ngày cấp bằng
23/1/07
Số km
2,793
Động cơ
581,490 Mã lực
Em có hai câu hỏi ạ:

1. Sao cái đường băng nó không làm dài mẹ nó ra độ 3, 4 lần cái đoạn cất cánh nhỉ? Để nếu có gì thì còn phanh kịp. Chứ như các bác nói, vận tốc đạt V1 rồi mà sự nhớ chưa khóa cửa máy bay thì vui nhỉ?

2. Cái vụ FedEx đè đầu ô tô kia, cái khoảng cách mà thằng FedEx nhìn thấy ô tô và VỌT LÊN trở lại, xuống thấp nhất là được bao nhiêu ạ?
 
Biển số
OF-28
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
963
Động cơ
591,448 Mã lực
Em có hai câu hỏi ạ:

1. Sao cái đường băng nó không làm dài mẹ nó ra độ 3, 4 lần cái đoạn cất cánh nhỉ? Để nếu có gì thì còn phanh kịp. Chứ như các bác nói, vận tốc đạt V1 rồi mà sự nhớ chưa khóa cửa máy bay thì vui nhỉ?

2. Cái vụ FedEx đè đầu ô tô kia, cái khoảng cách mà thằng FedEx nhìn thấy ô tô và VỌT LÊN trở lại, xuống thấp nhất là được bao nhiêu ạ?
Vụ 1 em chệu, nhưng thì em được hân hạnh bay vài chuyến tương tự thế (một lần ở Luton, máy bay chạm xuống đường băng rồi cất cánh trở lại ngay lập tức, một lần ở Nội Bài, cũng vừa chạm xuống đường băng rồi cất luôn, một hai lần nữa ở Huế, KUL..) nên em dự là máy bay có thể cất cánh trở lại kể cả lúc chạm xuống đến đường băng chứ không cần thấp nhất là bao nhiêu.

Các cụ có nhớ vụ Lufthansa hạ cánh gặp bão, cánh máy bay chạm xuống đường băng mà còn cất cánh được trở lại đấy.

Đây ạ [video]http://www.youtube.com/watch?v=gyw2vgJffqU[/video]
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
631
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Hóng gì nữa, chuẫn lun rồi đới cụ. Khi đạt đến V1 rồi thì dù có phanh cũng không còn đủ đường băng để quay lại nên bắt buộc phải cất cánh, rồi thì vọng lại chứ muốn dừng cất cánh (reject take off) thì phải quyết định trước khi đạt V1. Em được "nhồi" như vậy, nhưng thực tế thì chưa chứng kiến pát nào:-))
oh, thế là em hóng hớt cũng được việc phết cụ nhỉ! :D

Em có hai câu hỏi ạ:

1. Sao cái đường băng nó không làm dài mẹ nó ra độ 3, 4 lần cái đoạn cất cánh nhỉ? Để nếu có gì thì còn phanh kịp. Chứ như các bác nói, vận tốc đạt V1 rồi mà sự nhớ chưa khóa cửa máy bay thì vui nhỉ?
2. Cái vụ FedEx đè đầu ô tô kia, cái khoảng cách mà thằng FedEx nhìn thấy ô tô và VỌT LÊN trở lại, xuống thấp nhất là được bao nhiêu ạ?
1. Chưa khóa cửa thì vẫn phải lên thôi cụ ah, lúc đó độ cao vẫn thấp, chưa nguy hiểm gì cả.
Còn chuyện sao đường băng nó không x3, x4 vì dài quá nó cũng khó quản lý cụ ah. Như ở Nội bài, 1 đường 3.2km, 1 đường 3.8km. Bây giờ cụ x3, x4 lên toàn >10km thì phải bố trí 3-4 cái tháp chỉ huy không lưu để kiếm soát, hơn nữa là an ninh. Và thêm là thời tiết, >10km thì đầu đường nó mưa, cuối đường nó nắng, còn ở giữa có khi có ... tuyết nữa cụ ah. :D. Cho nên em dự là họ chỉ làm vừa đủ dùng thôi ah. :)

2. MB có Minimum khi phải bay lại cụ ah, vì khi Hạ cánh tốc độ khá nhỏ, muốn thốc ga lên để bay lại thì nó sẽ bị "chìm" xuống vài chục feet (cụ cứ hình dung nó là "độ trễ" ý). Cho nên Captain phải quyết định có bay lại hay không trước khi xuống đến độ cao Minimum. Còn trong trường hợp nào đó (có thể do xuôi gió, khi MB chạm đất thì khoảng còn lại của Runway không đủ để phanh chẳng hạn) thì MB sẽ "touch and go", cất cánh trở lại, mời các cụ làm 1 vòng tại sân. :D (nhưng cũng lo phết đấy :-")

Em mới hóng được chừng đó, hy vọng giải đáp được phần nào cho Cụ. :D
 

Longvh

Xe điện
Biển số
OF-2929
Ngày cấp bằng
31/12/06
Số km
2,181
Động cơ
581,500 Mã lực
Thích nhỉ ở đây hỏi gì được các bác chuyên môn giải đáp bao nhiêu thứ? Em tranh thủ hỏi thêm tí

1. Trước em nghe nói có 1 vụ hỏng kẹt càng trước, bánh không quay hay bị lệch (A320/A321 gì đó) của VNA, tổ lái hạ cánh và giữ cho nó bốc đầu đi 1 đoạn dài dài rồi mới thả mũi xuống khi tốc độ đã thấp, có vụ này không ạ và làm nó có dễ không ạ (như xe máy đi bốc đầu ấy). Em còn nghe nói phi công sau vụ đấy được khen thưởng nữa.

2. Hồi trước em còn nghe nói 1 vụ B767 hạ cánh thế nào xong bị gù lưng nó vồng lên ở giữa, thế là sao ạ, hạ mũi xuống trước ạ?
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
631
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Thích nhỉ ở đây hỏi gì được các bác chuyên môn giải đáp bao nhiêu thứ? Em tranh thủ hỏi thêm tí
1. Trước em nghe nói có 1 vụ hỏng kẹt càng trước, bánh không quay hay bị lệch (A320/A321 gì đó) của VNA, tổ lái hạ cánh và giữ cho nó bốc đầu đi 1 đoạn dài dài rồi mới thả mũi xuống khi tốc độ đã thấp, có vụ này không ạ và làm nó có dễ không ạ (như xe máy đi bốc đầu ấy). Em còn nghe nói phi công sau vụ đấy được khen thưởng nữa.
2. Hồi trước em còn nghe nói 1 vụ B767 hạ cánh thế nào xong bị gù lưng nó vồng lên ở giữa, thế là sao ạ, hạ mũi xuống trước ạ?
Em lại "bồ hóng" được để hầu Cụ ah! :D

1. Như trường hợp này phải không Cụ?! Cụ để ý, khi MB xuống thì càng Mũi và càng Chính nó gần như ngang nhau phải k ah? Nhưng khi xuống còn khoảng 20 feet (giây thứ 0:46), thì Pilot sẽ "bốc đầu" lên 1 chút (tầm 3 độ), để càng Chính chạm đất trước, sau đó càng Mũi do trọng lượng hoặc điều chỉnh là sẽ tự động xuống theo.

Quay lại câu hỏi của Cụ, theo em là dễ (đối với Pilot thôi, chứ em với Cụ thì chịu rồi :D). Em dự đoán là làm theo quy trình trên, giữ đầu MB ngóc lên, kéo dài thời gian ra 1 lúc để tốc độ nó giảm đi là xong. Thực tế thế nào em chịu :-".

2. Hạ cả 3 càng(1 Mũi + 2 Chính) xuống gần như 1 lúc Cụ ah. Do ngóc đầu ít hoặc ngóc đầu quá muộn. Vụ đó em nghe đồn, hở 1 khe, lọt cả ánh sáng vào được cơ Cụ ah! Chả biết thực hư thế nào!

Em hơi có dài dòng, hy vọng Cụ hiểu ý! :D
 

Clark Kent

Xe máy
Biển số
OF-7039
Ngày cấp bằng
13/7/07
Số km
70
Động cơ
541,670 Mã lực
Em có hai câu hỏi ạ:

1. Sao cái đường băng nó không làm dài mẹ nó ra độ 3, 4 lần cái đoạn cất cánh nhỉ? Để nếu có gì thì còn phanh kịp. Chứ như các bác nói, vận tốc đạt V1 rồi mà sự nhớ chưa khóa cửa máy bay thì vui nhỉ?


Hóng gì nữa, chuẫn lun rồi đới cụ. Khi đạt đến V1 rồi thì dù có phanh cũng không còn đủ đường băng để quay lại nên bắt buộc phải cất cánh, rồi thì vọng lại chứ muốn dừng cất cánh (reject take off) thì phải quyết định trước khi đạt V1. Em được "nhồi" như vậy, nhưng thực tế thì chưa chứng kiến pát nào:-))
Mạn phép các bác,em xin góp chút ít về vấn đề độ dài runway.
Theo em thì độ dài runway(khoảng 3-4km,dài nhất là khoảng 5km) như vậy đã đủ đảm bảo an toàn rồi,làm dài thêm nữa chỉ thừa chứ không phục vụ vào mục đích nào cả.Khi tiến hành xây dựng người ta đã tính toán đến khả năng phục vụ của runway rồi.Runway đủ để đảm bảo an toàn cho những loại máy bay mà trong kế hoạch người ta muốn đưa vào khai thác.
Em nghe nói là nhà mình chưa có runway tiêu chuẩn để đáp 1 con A380,vì vậy kế hoạch cho sân bay Long Thành đang được trông chờ rất nhiều.Có 1 dạo nghe các bác kêu là nhập A350 với A380,nhập A380 thay vì B787,nhưng hình như giờ lại có tin vẫn nhập 787.Mà cũng có nghe nói luôn là VNA có xu hướng phát triển dòng Boeing để phục vụ.

Máy bay bị sự cố kỹ thuật khi cất cánh lên thì phải chịu chứ như mấy bác nói theo kiểu quên đóng cửa nghe nó hơi vô lý.Để 1 máy bay bay được đâu chỉ có pc thôi,nó kéo theo hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhân lực để phục vụ 1 máy bay thân rộng cất cánh,các qui trình trước khi cất cánh được kiểm tra kỹ càng,nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản và thống nhất để đưa rủi ro về mức thấp nhất.Nói cho cùng,ko gì an toàn và nguy hiểm bằng cái thằng máy bay.Mấy bác làm airport thì biết đấy.

Thế e đố các cụ, tại sao MB dân dụng k thể nhào lộn được như MB chiến đấu, thể thao?! :^)

Kể cả loại nhỏ nhỏ như của bầu Đức cũng k làm được. E k tính đến câu trả lời nhào lộn được nhưng lao xuống đất đâu nhé! :P
(E xin gợi ý về cấu tạo các bác nhé)
Khai quật chuyện cũ tý!
Em đồ chừng là do cấu tạo cánh máy bay.Mỗi cánh có 1 chỉ số lực nâng khác nhau.Diện tích cánh cũng ảnh hưởng đến lực nâng. các máy bay được thiết kế chở khách cần phải mang tính ổn định,vì vậy sải cánh rộng=>lực nâng nhiều,lực cản nhiều.Còn những thằng fighter thì thiết kế sao cho phải linh hoạt=>sải cánh ngắn ,S của cánh nhỏ,ít lực cản,ít lực năng,nhưng nó bù lực nâng bằng cách tăng tốc độ(Turbine engine cơ mà!).Các bác có để ý thấy máy bay tiêm kích thời thế chiến cánh 2-3 tầng không?Đó là để làm tăng lực nâng và làm ngắn sải cánh,sải cánh ngắn thì ông này mới lượn lung tung được,chứ sải cánh dài,đố ông linh hoạt cho được đấy.Mà người ta phải làm cánh tầng vì thời điểm đó lực đẩy chưa thể bù đắp được cho lực nâng(toàn động cơ piston mà).
(Hiện ở trường SQ Không Quân Nha Trang vẫn sử dụng loại AN-2 có 2 tầng cánh phục vụ học viên nhảy dù.)

Để hiểu rõ nhất các bác tham khảo công thức tính Lift:

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]L = (1/2) d v2 s CL[/FONT]

trong đó d được hiểu là mật độ không khí (density of air)
v là vận tốc máy bay so với khối không khí xung quanh (Air speed được tính bằng knot. 1 knot = 1 Nm/h = 1,852 km/h )
S là diện tích cánh(feet vuông)
Cl( coefficient lift) Lực nâng cảm ứng (là 1 hằng số tùy thuộc vào nhà sản xuất cánh đưa ra.)

Vậy làm rõ được 1 số vấn đề các bác đã bàn luận từ trước như máy bay thỉnh thoảng bị tụt khi đi vào vùng không khí loãng,là do lực nâng giảm.Máy bay thương mại không bay nhanh là vì thiết kế của cánh không phục vụ việc vượt bức tường âm,tại vì S cánh quá lớn,mà V tăng lực đẩy (thrust)tăng thì lực cản (drag) cũng tăng,luôn luôn là như thế,bảo toàn mà.
 
Chỉnh sửa cuối:

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
535
Động cơ
464,440 Mã lực
Cụ Cờ lắc khai quật lên thì nhà cháu cũng xin đóng góp ý kiến dư lày:
Câu hỏi: " tại sao máy bay dân dụng không thể nhào lộn được như máy bay chiến đấu hoặc thể thao?" cũng như câu hỏi "tại sao Mà tịt không oánh võng được như Ferrari?" Giải thích cả ngày không hết. Câu trả lời chính xác nhất theo nhà cháu là: tùy chức năng!
Ngắn gọn về mặt kỹ thuật:
1. Do động cơ
Động cơ phản lực của máy bay chở khách được tính toán và thiết kế dành cho máy bay chở khách =)) do đó chỉ làm việc trong các chế độ nhất định. Bác phi công nào hứng lên oánh võng là động cơ làm việc không theo các chế độ đã được tính toán trước--> tèo động cơ--> tèo máy bay--> tèo phi công--> tèo tèo nhiều bác khác.
Chẳng hạn luồng khí vào cánh gió của máy nén khí với 1 góc nằm ngoài khoảng cho phép thì động cơ phản lực đi ngay. Su-27 oánh võng, Cobra Pugachev các tư thế cũng nhờ động cơ AL-31 được thiết kế tốt. Lắp động cơ khác vào dù cho Su-27 sở hữu thiết kế khí động học tuyệt hảo cũng không thể lộn lung tung như thế được.
Động cơ của máy bay thể thao là động cơ piston. Độ ổn định và linh hoạt hơn động cơ phản lực nhiều (nhưng cấm có vượt được tường âm thanh). Lộn đi lộn lại cũng không sợ hỏng động cơ.
2. Thiết kế khí động học
Máy bay chiến đấu dùng để lộn (càng ít lực cản càng tốt, càng linh hoạt càng tốt) máy bay chở khách càng bay ổn định càng tốt. Càng chở được nhiều hành khách càng tốt ;;)
3. Độ bền vững của các cấu trúc
Vd: Máy bay chở khách mà lượn gấp quá --> gẫy cánh...Máy bay chiến đấu lượn thoải mái con gà mái.
Túm lại cái gì cũng tùy chức năng của nó thôi các cụ ạ\:D/
 

Clark Kent

Xe máy
Biển số
OF-7039
Ngày cấp bằng
13/7/07
Số km
70
Động cơ
541,670 Mã lực
Theo bác ê ke thì là chức năng,tất nhiên nói chung là chức năng các loại MB khác nhau thì làm được những động tác khác nhau,máy bay cần linh hoạt thì khác máy bay cần ổn định, máy bay nhảy dù thì khác máy bay chở khách bình thường. Nhưng em thì muốn nói rõ hơn về mặt cấu tạo,mà quan trọng là chiều dài sải cánh, chứ động cơ cũng chưa được xếp loại quan trọng ảnh hưởng đến khả năng linh hoạt. Em đã nói với các bác về vấn đề sải cánh và thiết diện rồi,máy bay 2 tầng cánh vần làm động tác nhào lộn như thường,mặc dù xài động cơ piston,và mặc dù thiết diện cánh lớn.

Chẳng hạn luồng khí vào cánh gió của máy nén khí với 1 góc nằm ngoài khoảng cho phép thì động cơ phản lực đi ngay.
Em thì em chưa hiểu câu này của bác ạ. thực tình thì em cũng ko hiểu máy nén khí nó lấy khí kiểu gì mà phải phụ thuộc vào góc. Em nghĩ cái bộ phận cánh MB mới là cái chịu giới hạn về góc chứ.
 

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
535
Động cơ
464,440 Mã lực
Em đóng góp thêm ý kiến lữa cho ló máu:
Tất cả các bộ phận trên máy bay đều ảnh hưởng đến độ cơ động của máy bay và đều được thiết kế để phục vụ cho chức năng của máy bay, để oánh nhau, để dọa nhau, để biểu diễn hay để chở khứa...Mỗi bộ phận đều được thiết kế tối ưu nhất (chứ không phải là tối đa nhất) cho nhiệm vụ của mình và phù hợp với các bộ phận khác. Thay đổi 1 bộ phận là ảnh hưởng tới toàn bộ thiết kế của máy bay. Nên nói ông nào quan trọng cũng khó. Như kiểu xe bị trộm mất cái gạt mưa thôi thì chịu kô đi trời mưa to được ~X(
Sải cánh ngắn thì hi sinh lực nâng nhưng giảm lực cản và giảm lực tác động lên gốc của cánh. Nhưng dù máy bay chở khách có cắt bớt cánh đi nhưng với cái động cơ + thân máy bay như cái cống nước như thế thì cũng không thể nhào lộn nổi. Cũng như gắn cái động cơ của Su-27 vào A380 thì
lộn 1 phát máy bay cũng tan tành.
Xét máy bay chiến đấu với nhau thì động cơ ưu việt cực kỳ quan trọng. Khi Su-27 trình diễn Cobra lần đầu, ko ai hiểu được làm thế nào mà MB ưỡn ... ra phía trước, cửa hút gió của động cơ quay lên giời mà động cơ vẫn làm việc, vẫn tạo lực đẩy được cho máy bay để cánh, cánh tà, đuôi... thỏa sức vùng vẫy.
Khi không khí đi vào các tầng của máy nén khí với góc vào lớn hơn góc tới hạn thì ở các cánh gió (blade) luồng khí sẽ bị "tách" ra, tuột khỏi bề mặt blade-->rối loạn luồng khí--->hỏng động cơ.
Iem dự rằng sớm muộn gì động cơ phản lực cũng sẽ bị thay thế bởi loại động cơ khác. Bao nhiêu lâu thì iem không bít nhưng 100 năm nữa thì chắc chắn b-). Cụ nào không tin cứ đợi thì bít
 
Chỉnh sửa cuối:

Clark Kent

Xe máy
Biển số
OF-7039
Ngày cấp bằng
13/7/07
Số km
70
Động cơ
541,670 Mã lực
Vậy là phân chia 2 quan điểm,
quan điểm của em là về sải cánh
quan điểm bác e ke thì là động cơ là chính( dư lày đúng ko bác ê ke nhỉ )
Vậy mời các bác còn lại đóng góp thêm và đưa ra kết luận cuối cùng. Nhất là bác chevy đưa ra câu hỏi rồi thì trả lời cho em. Để anh em tò mò là ko được rồi.

nói nhỏ bác ê ke: bác chevy hỏi cả loại máy bay nhỏ như KingAir của bầu Đức nhé. Bác lôi 380 vào ví dụ em choáng quá, chịu luôn ko giải thích được cho bác nữa.

Quên ko nói chuyen cái vụ khí nén nữa. Em đồ là bác hiểu nhầm sự việc mất rồi,góc tới hạn ko ảnh hưởng đến engine mà ảnh hưởng luồng khí chạy trên bề mặt cánh.nhiễu động trên bề mặt cánh lớn tạo ra mất hiệu ứng chênh lệch áp suất giữa bề mặt trên và bề mặt dưới cánh máy bay=> mất lực nâng. Chứ ko phải engine tèo như bác hiểu.Engine nó lấy khí bằng cách hút rồi nén nhờ cái blade mà bác nói đấy.Em ko hiểu cái máy bay quân sự đời mới nó có cách khác nào lấy khí,chứ như máy bay thương mại là phải nhờ thằng blade này đấy ( Động cơ turbofan nhá ,turboprop thì em kiến thức còn nông, vẫn chưa biết )
Còn con Su của bác cobra mà ko chết engine thì chẳng có gì lạ, và các bề mặt điều khiển vẫn hoạt động bình thường vì nó đâu liên quan gì đến engine.Bởi engine có vài công việc thôi: tạo thrust ,có thể làm anti icy và làm cái air conditioner.
 
Chỉnh sửa cuối:

Longvh

Xe điện
Biển số
OF-2929
Ngày cấp bằng
31/12/06
Số km
2,181
Động cơ
581,500 Mã lực
Em lại nghe được mấy thứ nói tiếp này

Về quan điểm đầu tư của VNA theo em biết thì sẽ chưa có A380 đâu, khách đâu mà mua cái to thế cho nó lỗ thêm nhiều :)

Về A350 thì trước cũng có ý định nhưng hiện giờ vẫn chưa rõ lắm, còn xa

Không chọn riêng Boeing và cũng không riêng AIRBUS, cứ có cuộc gặp với US là sẽ phát sinh việc dùng BOEING, gặp với EU thì sẽ ra AIRBUS, điều này là có thật đấy :)

Về vụ mới này bác nào có tin gì hay không ạ? Em thấy thế này là phi công siêu đấy nhỉ?
http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2010/04/3BA1AD1F/

A330 này 12 năm tuổi, không rõ động cơ thì bao nhiêu năm rồi, nhưng em thấy là > 10 năm thì tỷ lệ trục trặc cũng nhiều hơn nhỉ?

Trước em nghe nói Engine Inflight Shutdown Rate cỡ 1 phần triệu phần tỷ gì đó mà bị thế này là hãn hữu lắm nhỉ?
http://www.planespotters.net/Production_List/Airbus/A330/244,B-HLL-Cathay-Pacific.php
 

Tây Độc

Xe điện
Biển số
OF-3199
Ngày cấp bằng
23/1/07
Số km
2,793
Động cơ
581,490 Mã lực
Bác Long cứ làm anh em run. Mấy con A330 của VNA hơn 12 năm nhiều lắm rồi. Em hóng hớt là dzững 20 năm cơ đấy. Ngồi trên máy bay mà thấy ghế sờn rách, tay vịn bung hết cả ra.

Ngoài lề tí, hôm nay em xem thời sự thấy anh Mạnh đi Lào chơi bay bằng ATR72 nhé. Em tưởng cỡ các anh í thì chí ít cũng phải làm con A320 chứ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top