[Funland] Mấy dòng tâm linh xin hỏi các cụ

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
3,369
Động cơ
201,368 Mã lực
Nơi ở
Neverland

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
168
Động cơ
3,086 Mã lực
Tuổi
53
Thời tiết lạnh ẩm mưa gió thấy mấy cụ có tuổi em biết ra đi cũng nhiều, có dự mấy đám nên có vài chuyện tham khảo các cụ OF ạ
1) Đưa tang thì có nên hay nhất thiết phải mang ảnh về qua nhà không, khi từ nhà tang lễ ra. Tại em thấy có đám thì qua nhà, có đám không chạy thẳng xuống hoàn vũ luôn.
Và khi nào thì bàn thờ vong ở nhà được thắp hương, khi liệm xong ở nhà tang lễ.
Vì phương án xe tang mà không qua nhà thì sau này phải làm lễ phục hồn về nhà à
2) Cúng 3 ngày thì tính từ ngày nào. Nhiều khi để nhà lạnh vài ngày thì tính thế nào
3) Một số kiêng khem khi cúng hàng tuần như là không được thắp hương vòng, một số loại hoa quả (chuối, dưa hầu, bún...) là căn cứ vào đâu. Không thắp hương vòng thì sao mà hương khói liên tục được
4) Thầy cúng ở VN mình là theo trường phái gì, em thấy trừ các nhà sư theo Phật giáo còn các Thầy khác là theo những trường pháo tâm linh nào?
5) Có nên gửi ảnh lên Chùa không nếu người mất không theo đạo. Ưu nhược điểm của việc đưa lên chùa gửi.
Vài tâm sự buồn, nhờ các cụ có tý trải nghiệm chia sẻ giúp
- Kiêng cúng chuối chỉ ở trong Huế, ngoài Bắc mình lễ tết vẫn cũng chuối bình thường, nhưng đám tang thì e lại k để ý có cúng hay không
- Nhà chùa là thờ Phật, kinh tế thị trường nhiều người giàu lên phú quý sinh lễ nghĩa nên thầy chùa mới đá sang cả sân cúng bái, pr ầm ỹ để khách thập phương đến nhờ cúng tăng cao thu nhập.
- Gửi lên chùa e thường thấy kiểu không có nhà, hoặc dữ gì đó mới gửi
- Rất nhiều lễ tiết cho đám tang, tốt nhất là nhờ một pháp sư giỏi nghề họ lo liệu cho từ đầu tới cúng 49 ngày.
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
4,409
Động cơ
324,525 Mã lực
Sau này em phải phải di chúc rõ ràng cho các f1 nhà em vv tang lễ, thờ cúng (có thể phải pốt lên fb, zl, ... trước để mọi người biết mà không kêu ca trách móc chúng nó):

Thân xác mang thiêu thành tro bụi, một phần rải ra cửa biển, một phần rải ra cuối sông, một phần ra ra đất ruộng; làm đám nhỏ nhẹ, hạn chế nhận phúng điếu, vòng hoa, ... để đỡ phiền hà dân làng/hàng xóm/ae; không cần thầy bà gì, chỉ cần làm lễ mọn lòng thành đọc cảm ơn trời phật và các thần linh nơi biển, sông, đất (văn em soạn sẵn).

Việc lập bát hương thờ cúng cũng chỉ cần đơn giản (em soạn văn sẵn), chủ yếu làm nơi để ae, con cháu có cớ tụ về gặp mặt cho tình cảm thôi.
làm gì do người sống quyết là chính, ông Cụ có di chúc cũng chưa chắc đã làm theo đâu, do nhiều lý do cả khách quan và chủ quan
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
4,409
Động cơ
324,525 Mã lực
Thực ra càng đơn giản càng tốt chứ cứ dựa vào 2 chữ tâm linh mà bày vẽ ra bao thứ vừa tốn kém lại vất vả chả có ý nghĩa gì. Nói thẳng ra là toàn trò lừa bịp kiếm tiền thôi.
Cái gì nó không rõ ràng thì đành chấp nhận để cho các Thầy kiếm thôi, món này hôm trước ngồi chém gió với mấy anh em nhậu, bảo là khó quản nhất, khó thu thuế nhất
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
4,409
Động cơ
324,525 Mã lực
Ở quê em, đến đời em đã được xây sẵn hố mộ, có thể đến đời f1 nhà em vẫn còn. Nhưng em lại nghĩ khác, nếu ai cũng có mộ thì hết đất người sống. Chết rồi thì thân xác trở về cát bụi thôi, đất đai dành cho người sống.
Cái này như ông bác em ở bển thì Địa phương họ tổ chức khoảng tháng một lần cho tầu rắc tro trên biển. Nhẹ nhàng, mát mẻ, siêu thoát, nhẹ cho con cháu đỡ phải phân biệt nội ngoại. VN mình chắc còn lâu mới học làm theo được
 

anphudong

Xe tăng
Biển số
OF-707972
Ngày cấp bằng
18/11/19
Số km
1,667
Động cơ
136,251 Mã lực
Tuổi
34
Cái gì nó không rõ ràng thì đành chấp nhận để cho các Thầy kiếm thôi, món này hôm trước ngồi chém gió với mấy anh em nhậu, bảo là khó quản nhất, khó thu thuế nhất
Dễ kiếm ăn nhất lại được giao đất ko mất đồng nào! chả thế mà các doanh nghiệp tâm linh ngày càng nở rộ với quy mô rất lớn.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,237
Động cơ
121,105 Mã lực
1. Nếu mất ở Viện mới cần đưa qua nhà, không đưa qua cũng không sao.
2. Cúng 3 ngày tính từ ngày mất, nếu để ở nhà lạnh quá 3 ngày thì cũng 7 ngày. Lễ cúng 3-7 ngày chủ yếu là cảm ơn những người vất cả vì tang lễ của người thân, ko đặt nặng phần cúng bái.
3. Lễ lạt việt nam theo khổng tử, sau bày các thầy chùa và các thầy cúng đẻ thêm ra rất rất nhiều thứ, nên theo thì theo ko theo thì thôi, trước đây người mất cúng tuần trong vòng 7 ngày, sau này đủ ăn đủ mặc bày ra ngày nào cũng cúng 3 bữa, lại bày ra trò ko được cúng cái này cái kia.
5. Phong trào đưa ảnh lên chùa là bắt chước thiên chúa giáo, khi có người trong giáo phận chết thì họ rung chuông nhà thờ và chôn xong đưa di ảnh về nhà thờ làm lễ, chùa triền trc đây ko có, mới đẻ ra vài năm gần đây với giá trên trời.
Tóm lại toàn các trò mê tín dị đoan, ko ông bà bố mẹ nào không thương con cháu cả,
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
13,190
Động cơ
1,202,578 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Thời tiết lạnh ẩm mưa gió thấy mấy cụ có tuổi em biết ra đi cũng nhiều, có dự mấy đám nên có vài chuyện tham khảo các cụ OF ạ
1) Đưa tang thì có nên hay nhất thiết phải mang ảnh về qua nhà không, khi từ nhà tang lễ ra. Tại em thấy có đám thì qua nhà, có đám không chạy thẳng xuống hoàn vũ luôn.
Và khi nào thì bàn thờ vong ở nhà được thắp hương, khi liệm xong ở nhà tang lễ.
Vì phương án xe tang mà không qua nhà thì sau này phải làm lễ phục hồn về nhà à
2) Cúng 3 ngày thì tính từ ngày nào. Nhiều khi để nhà lạnh vài ngày thì tính thế nào
3) Một số kiêng khem khi cúng hàng tuần như là không được thắp hương vòng, một số loại hoa quả (chuối, dưa hầu, bún...) là căn cứ vào đâu. Không thắp hương vòng thì sao mà hương khói liên tục được
4) Thầy cúng ở VN mình là theo trường phái gì, em thấy trừ các nhà sư theo Phật giáo còn các Thầy khác là theo những trường pháo tâm linh nào?
5) Có nên gửi ảnh lên Chùa không nếu người mất không theo đạo. Ưu nhược điểm của việc đưa lên chùa gửi.
Vài tâm sự buồn, nhờ các cụ có tý trải nghiệm chia sẻ giúp
Em đã đưa tiễn Song Thân về với Tổ Tiên, cũng tham gia các việc đưa tiễn anh chị ruột, ông bà, cậu ...

Đến giờ, với nhận thức của em, thì các thủ tục hiếu hỉ, thờ cúng, lễ lạt... Tuyệt đại đa số là thực hiện để : AN LÒNG (và có thể là đẹp mặt) CHO NGƯỜI SỐNG

Người mất là ra đi cõi khác, khuất mặt. Người sống ở lại đi tiếp đường đời. Và do đó, Người sống cần sự An Tâm để tiếp tục sống.

Do đó, các lễ nghi hoàn toàn là theo Truyền thống từng vùng miền, Gia phong từng Họ tộc và Quan điểm của mỗi cá nhân mà thôi.

Chốt lại, cứ TÂM THÀNH KÍNH TƯỞNG NHỚ là trọn vẹn nhất. Thầy bà chỉ phục vụ cho các nhu cầu của người sống mà thôi (trừ các trường hợp đặc biệt)

Cứ An lòng là được Cụ ạ
 

anphudong

Xe tăng
Biển số
OF-707972
Ngày cấp bằng
18/11/19
Số km
1,667
Động cơ
136,251 Mã lực
Tuổi
34
Cụ nào mà đưa ảnh lên chùa hàng năm nhớ cúng dường nhiều nhiều vào thì sẽ được để ở nơi trang trọng, dễ nhìn thấy nhất, ít thì bị đưa ra rìa còn vài năm ko cúng thì có khi tìm cả ngày ko ra nữa. Kinh tế thị trường nó lan rộng đến mọi ngõ ngách của cuộc sống rồi.
Em thấy cố TBT khi đưa linh cữu về Mai Dịch cũng đâu cần ghé nhà!
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,237
Động cơ
121,105 Mã lực
Cái này tùy theo thời gian, lại tùy theo từng địa phương, từng vùng miền cụ ạ....
Theo ghi chép của các giáo sĩ ở miền Bắc thời gian 1658, cho đến 1760, phong tục tang lễ được họ mô tả rất kỹ, xem ra những nét cơ bản thì vẫn duy trì đến bây, còn lại thì thay đổi liên tục mà.
Quan điểm cá nhân em: lúc sống hãy bao dung, tử tế với nhau, còn chết rồi thì nên tổ chức tang lễ đơn giản và nhẹ nhàng nhất, ví dụ các cụ đã quá thọ thì cũng không quá đau buồn.
---------
Thằng bạn nối khố của em, ở quê, làm thầy cúng tự bao giờ, hôm ông chú mất nó chủ trì đám tang từ lúc chết đến hỏa táng hạ huyệt, thủ tục cực kỳ chặt chẽ, ông chú không có con trai, em phải chống gậy, nó cúng bái, sắp đặt, quy định chặt quá, ....lúc cúng 3 ngày nó cúng từ sáng đến 11h30, con cháu quỳ lễ gần rụng chân, em bảo thầm:
- mày làm ơn cúng nhanh đi, khiếp, phiên phiến thôi....
Em bảo thầy cúng là em ko quỳ được lâu đâu mà các cụ nhà em cũng ko thích nghe cúng dài mọi thủ tục phải đủ, ko dân làng hàng xóm trách em nhưng nhanh nhanh thôi:x
Thế là 30’ xong hết mà thấy cũng đủ bài.

Ngoài bắc kiêng xê dịch bát hương chứ quê em tết đến là đem hết lư hương các thứ xuống đánh bóng sáng choang , lau bàn thờ sạch sẽ rồi hốt cát sạch cho vào rồi đặt bát hương lên lại . Chả thấy ai kiêng gì .
Trước quê em cũng vậy, tết là mang bát hương đồ thờ ra rửa sạch thay mới. Có lẽ phong tục này hay vì thay đổi cái đen đủi của năm cũ, chứ nhiều nhà mất mớ tiền bốc bát hươbg xong vẫn đen
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,992
Động cơ
514,238 Mã lực
Cái này tùy theo thời gian, lại tùy theo từng địa phương, từng vùng miền cụ ạ....
Theo ghi chép của các giáo sĩ ở miền Bắc thời gian 1658, cho đến 1760, phong tục tang lễ được họ mô tả rất kỹ, xem ra những nét cơ bản thì vẫn duy trì đến bây, còn lại thì thay đổi liên tục mà.
Quan điểm cá nhân em: lúc sống hãy bao dung, tử tế với nhau, còn chết rồi thì nên tổ chức tang lễ đơn giản và nhẹ nhàng nhất, ví dụ các cụ đã quá thọ thì cũng không quá đau buồn.
---------
Thằng bạn nối khố của em, ở quê, làm thầy cúng tự bao giờ, hôm ông chú mất nó chủ trì đám tang từ lúc chết đến hỏa táng hạ huyệt, thủ tục cực kỳ chặt chẽ, ông chú không có con trai, em phải chống gậy, nó cúng bái, sắp đặt, quy định chặt quá, ....lúc cúng 3 ngày nó cúng từ sáng đến 11h30, con cháu quỳ lễ gần rụng chân, em bảo thầm:
- mày làm ơn cúng nhanh đi, khiếp, phiên phiến thôi....
Đúng câu cuối là em ưng. Hôm cúng ông cậu em, thuê thầy cúng xã bên mà trẻ lắm. Cả nhà gọi thầy em cứ anh- em, đến lúc cúng lâu quá em bảo thầm: nhanh lên ko chết đói hết rồi. Haha!
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,676
Động cơ
944,184 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cái này như ông bác em ở bển thì Địa phương họ tổ chức khoảng tháng một lần cho tầu rắc tro trên biển. Nhẹ nhàng, mát mẻ, siêu thoát, nhẹ cho con cháu đỡ phải phân biệt nội ngoại. VN mình chắc còn lâu mới học làm theo được
Làm được thế này thì tốt quá!
 

anphudong

Xe tăng
Biển số
OF-707972
Ngày cấp bằng
18/11/19
Số km
1,667
Động cơ
136,251 Mã lực
Tuổi
34
Mỗi vùng miền một phong tục khác nhau. Ngoài Bắc thì tang lễ phải khóc lóc sầu bi. Trong Nam cần nhộn nhịp để linh hồn nhanh siêu thoát lên chốn thiên đường nên khi có người mất họ mời các vũ công chuyển giới đến nhảy múa um sùm. Vậy nên ko cần câu nệ quá mà làm khổ bản thân.
 

mimi2023

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-839631
Ngày cấp bằng
2/9/23
Số km
361
Động cơ
27,022 Mã lực
Thời tiết lạnh ẩm mưa gió thấy mấy cụ có tuổi em biết ra đi cũng nhiều, có dự mấy đám nên có vài chuyện tham khảo các cụ OF ạ
1) Đưa tang thì có nên hay nhất thiết phải mang ảnh về qua nhà không, khi từ nhà tang lễ ra. Tại em thấy có đám thì qua nhà, có đám không chạy thẳng xuống hoàn vũ luôn.
Và khi nào thì bàn thờ vong ở nhà được thắp hương, khi liệm xong ở nhà tang lễ.
Vì phương án xe tang mà không qua nhà thì sau này phải làm lễ phục hồn về nhà à
2) Cúng 3 ngày thì tính từ ngày nào. Nhiều khi để nhà lạnh vài ngày thì tính thế nào
3) Một số kiêng khem khi cúng hàng tuần như là không được thắp hương vòng, một số loại hoa quả (chuối, dưa hầu, bún...) là căn cứ vào đâu. Không thắp hương vòng thì sao mà hương khói liên tục được
4) Thầy cúng ở VN mình là theo trường phái gì, em thấy trừ các nhà sư theo Phật giáo còn các Thầy khác là theo những trường pháo tâm linh nào?
5) Có nên gửi ảnh lên Chùa không nếu người mất không theo đạo. Ưu nhược điểm của việc đưa lên chùa gửi.
Vài tâm sự buồn, nhờ các cụ có tý trải nghiệm chia sẻ giúp
Từ hiểu biết và góc độ trải nghiệm của các nhân em, em xin chia sẻ một số ý kiến sau. Các Cụ ko theo hệ tâm linh xin hoan hỉ, ko khẩu chiến ạ:)))

1. Các mục 1, 2,3 và 5 thì các Cụ đã trả lời hết rồi. Về cơ bản, nó chỉ là hình thức, phương tiện mà thông qua đó, người còn sống muốn thể hiện tình cảm cũng như thực hiện 1 số nghi thức về mặt tâm linh, nguyện cầu người đã mất sớm được siêu thoát. Phú quý sinh lễ nghĩa nhưng lề lối, nghi thức chuẩn chỉnh ntn thì ko phải ai cũng biết. Chưa kể, các thủ tục này còn bị "biến tướng", bị thương mại hóa rất nhiều bởi sự du nhập văn hóa 1 số quốc gia, thậm chí cả sự trục lợi của ko ít người hành nghề tâm linh; coi đây là NGHỀ để kinh doanh chứ ko nghĩ đó là NGHIỆP mà họ phải trả.

2. Tất cả 5 câu hỏi trên nếu e ko nhầm cũng chỉ mong cầu người mất sớm được siêu thoát, đầu thai cõi lành. Nhưng việc 1 người đã mất có siêu thoát nhanh hay ko thì lại phụ thuộc vào nghiệp quả luân hồi của chính họ. Người thân chỉ có thể hồi hướng âm đức cho họ phần nào còn mọi thứ tuân theo nhân quả hết. Sự hành thiện tích lũy công đức (chăm phóng sính, năng làm từ thiện, giúp đỡ ng nghèo khổ....) của người còn sống sẽ "hỗ trợ" phần nào cho người thân đã qua đời thôi chứ mâm cao cỗ đầy, dâng lễ, lập đàn phả độ hay cầu siêu, cầu an,,,, mời 1 đại đội thầy pháp, thầy sư tới cúng ròng rã truền miên cũng chỉ là hình thức, giải quyết khâu tinh thần thôi ạ!

3. Câu hỏi số 4 của Cụ hay nhưng khó trả lời chính xác vì nó quá rộng. Thầy cúng (thầy pháp) nôm na là người có khả năng đặc biệt, có thể kết nối âm - dương, muốn đi CÚNG độ âm được thì bắt buộc phải có SẮC PHẨM. Mà muốn có sắc phẩm, họ phải được đào tạo bài bản về kiến thức, lề lối, lễ nghi của 1 khóa CÚNG, phải biết phận sự của mình có khả năng làm tới đâu.... nôm na là phải có cái CHỮ trong đầu với cả cái TÂM nữa. Đi cúng mà cứ kiểu chập chập cheng cheng chăm chăm con gà trống thiến dành riêng cho thầy thì chỉ chiêu tà ma tới thôi, dễ toang đấy.

Còn tùy theo từng vùng miền, tùy nét văn hóa mà tên gọi và khóa cúng của các thầy pháp sẽ khác nhau. VD dân tộc MƯỜNG, họ hay gọi là thầy MO, cúng Mo Mường, khi cúng khao thì thầy cúng sẽ thường dùng 1 chiếc quạt rất quyền năng nha. Cụ lên mạn Hòa Bình thấy rất rõ, đặc biệt được chứng kiến tận mắt các thầy Mo Mường chuẩn cúng thì thấy từ cách bài trí mâm cỗ tới khóa cúng cũng khá đặc biệt.

Còn ở 1 số vùng dân tộc Tày, Nùng (cộng đồng người Choang), Dao, Thái ở các lũng, các khe... như khu Lạng Sơn e từng qua thì mn hay gọi là thầy TÀO, là người được nhân dân tin cậy, coi họ như cầu nối âm - dương, là người có thể "bắc thang" lên tới tận thiên, có biết các phép câu hồn, xem bói, chữa bệnh.... Cái này gắn liền với tín ngưỡng thờ bà Chúa Then (tổ nghề bói Then), đọc chệch của từ Thiên; ai nghiên cứu sâu về đạo Mẫu sẽ biết....

Có điều là thầy Mo Mường hay thầy Tào... mà thuộc dòng nội đạo chuẩn, muốn theo học cúng thì phải có lễ nhập môn, theo thầy học đạo gian nan đầy khổ ải chứ ko phải như hiện nay à uôm cứ khoác áo vào auto thành thầy cúng ê a mấy tiếng sau thu tiền gia chủ đâu ạ! Còn về đạo Phật, trc giờ e vẫn cho rằng thậm chí cả ĐỨC PHẬT cũng ko can thiệp nhân quả nên việc mời nhà sư về cúng cũng chỉ là 1 hình thức độ âm chứ ko thể giải quyết dc vấn đề GỐC nghiệp quả của 1 con người. "Phật sự không phải là đi độ đám mà là giúp đỡ dạy dỗ tất cả chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui."
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top