[Funland] Máy bay trong chiến tranh Việt Nam

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
Phi công Mỹ bay từ biển vào tránh rada nên bay rất thấp. Hoặc khi bổ nhào ném bom mục tiêu, cắt bom xong phơi bụng bay lên. Dân quân trực chiến dùng súng bộ binh đón lõng có thể bắn cháy máy bay Mỹ. Dân quân thời ấy được huấn luyện cách bắn đón rất hiệu quả.
Từ biển vào để tránh sự phát hiện của radar nhiều khi máy bay Mỹ bay theo các con sông, độ cao chỉ loanh quanh 2-300m. Dân quan được sự hướng dẫn của bộ đội phòng không, tổ chức các trận địa đón bắn các đường bay này. Thời gian đó người ta phát hành quyển Sổ tay Bắn máy bay cho dân quân. Trong đó có hình ảnh để nhận dạng từng loại máy bay Mỹ (và tốc độ bay của chúng), cách nhìn phù hiệu, cốc pit,... để đoán độ cao và cách bắn đón 2 thân, 3 thân,... với các loại súng bộ binh.
Trong nhiều đoạn film thời sự, người ta chỉ được cả vết đạn trên thân máy bay bị bắn rơi (tất nhiên cũng có nhiều cái máy bay bị bắn hạ được bộ đội phòng không nhường cho dân quân để lấy phong trào).
Có 6 cái F111 bị bắn rơi ở MB VN thời đó, thì 3 cái trong cuộc CT phá hoại lần thứ nhất, có cả tên lửa, nhưng 3 cái sau chỉ do súng bộ binh bắn rơi. Loại máy bay này được coi là hiện đại nhất thời đó. Chúng có thể bay cách mặt đất chỉ 50m nên radar không thể nào phát hiện được (và như vậy tên lửa cũng không thể bắn hạ chúng). Nhưng để bay được thấp, chúng phải bay theo những đường bay gần như được chọn trước theo địa hình. Thời đó bộ đội phòng không không chỉ có mỗi radar, mà có rất nhiều trạm quan sát bằng mắt thường. Họ nhận biết được đường bay của F111 và tổ chức các trận địa bắn đón bằng 12ly7 của dân quân. Súng gần như được ghim các phần tử bắn và khi thấy tín hiệu (chớp đạn do các trận địa phía trước) thì họ chỉ việc bóp cò. Có 1 trận địa 12ly7 ở cầu Sắt (Xuân Mai) cũng được ghi nhận bắn hạ F111. Các ông dân quân bảo chỉ kịp bắn được 1 loạt ngắn 6 viên là nó đã biến mất.
Cái F111 do bay thấp, ban đêm dưới ánh trăng trông nó như 1 cái thuyền nan đen vụt qua trên đầu rất nhanh rồi mất hút, phải đến cả chục giây sau mới nghe tiếng động như sét đi qua.
Có mấy bác ở cali bảo thời gian sau Mỹ dùng bom laser chính xác hơn làm người dân MB VN hoảng sợ!
Dịp đầu tháng 12/1972 biết trước Mỹ sẽ ném bom hủy diệt HN thành phố có lệnh sơ tán tuyệt đối, chỉ có dân quân và bộ đội được phép ở lại. Nhưng dân không chịu đi, CQ đã dùng xe ô tô tải cùng tự vệ đi dọc các phố, thấy người là bốc lên xe đổ hết ra ngoại thành. Hồi đó nhà em chỉ có mỗi ông ngoại trốn được ở lại (nhà em ở ngõ Văn Hương - phố này song song với Khâm Thiên bị B52 hủy diệt).
Còn tụi em ở nơi sơ tán, thấy máy bay Mỹ đến không kịp leo lên đồi thì leo lên cây để xem súng phòng không và tên lửa bắn nhau với máy bay.
Trận cứu phi công F111 ở Lương Sơn có cả trực thăng Mỹ bay ra thì em được chứng kiến khi kịp leo lên đồi. Về nhà kể chuyện ông già không tin. Nhưng tảng sáng thì tự vệ của Nhà máy lại bị huy động tìm bắt phi công tiếp khi được báo về là trong cái trực thăng bị rơi gần biên giới không có phi công F111.
Có hồi sơ tán ở Vân Đình, có 1 trận địa tên lửa ở gần. Cứ nghe thấy tiếng còi báo động hú của trận địa là tụi em chạy ra rìa làng nấp để xem tên lửa bắn lên. Tên lửa SAM2 không đuổi máy bay ngoằn nghèo như trong film, mà thường chúng bay khá thẳng đến cái máy bay.
Lớp học em bị rocket bắn tróc hết các nóc hầm. Hồi ở Xuân Mai thì máy bay Mỹ đến ném bom cả chiều hôm trước và sáng hôm sau, nhà em bị bay hết các vách, nhưng may hôm ấy tụi em lại về HN thăm ông bà. Trận ấy để lại gần 100 hố bom, nhưng chỉ giết chết 1 con bò và chị chăn bò bị thương nhẹ. Trận sau thì chính xác là 180 quả bom. Tụi em hôm ấy đến trường đào hầm. Thằng bạn cùng lớp đứng cạnh nhìn báy bay Mỹ chúc xuống, rồi khói đen đặc đùn lên phía nhà nước mắt nó giàn dụa, nhưng cũng chỉ bị chết 1 người, 6 người bị thương chỉ phải đi trạm xá!
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35
Screenshot_2021-01-03-08-23-45-085_com.android.chrome.jpg


Em xin đính chính là trong suốt Việt Nam War, Soviet viện trợ 95 hệ thống, 7, 658 tên lửa, bài trc viết 95 bệ phóng.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
E thấy có hướng dẫn này: bắn khi mb bổ nhào (bắn trực tiếp) & bắn đón ạ.

FB_IMG_1609636909538.jpg


Quanh các trận địa bố trí súng 12.7, 14.5 hay dàn trận địa đại liên, K44, người ta bố trí cắm sào có gắn các mô hình máy bay trên đỉnh sào, nhất là các hướng bắn dự kiến máy bay bay ngang vào (hay bay đến) sao cho khi so ngắm qua thước ngắm của súng, có tỷ lệ hình ảnh mô hình với máy bay thật tương đương trùng nhau, tức là dự đoán được ở vị trí hình ảnh mô hình đó, có cự ly và góc bắn mà các súng có thể bắn tới trúng mục tiêu. Kỹ hơn thì còn các quy định bắn đón 1/2 thân hay 1 thân, hồi đó quy ước gọi là thân thu nhỏ (TTN) khi so trong kính ngắm.
Phi công Mỹ bay từ biển vào tránh rada nên bay rất thấp. Hoặc khi bổ nhào ném bom mục tiêu, cắt bom xong phơi bụng bay lên. Dân quân trực chiến dùng súng bộ binh đón lõng có thể bắn cháy máy bay Mỹ. Dân quân thời ấy được huấn luyện cách bắn đón rất hiệu quả.
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
806
Động cơ
282,019 Mã lực
Phục mấy cụ tranh cãi với nick thanhliencusi thật.

Cho nó vào giỏ cua cho nhanh.
 

acdo

Xe tải
Biển số
OF-70384
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
383
Động cơ
427,095 Mã lực
Nơi ở
Vùng than
So với vnch được mỹ viện trợ và trợ giúp thì chỉ là muỗi thôi. Vậy mà vnch vẫn còn nhiều hàng Vip không được mỹ viện trợ. Hàng viện trợ ít khi là model mới nhất hay quốc bảo cụ ạ.
Nhiều cụ ăn mày đòi xôi gấc cụ nhỉ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
F-8 Crusader (0).jpg

Vought F-8 Crusader, máy bay hải quân, ra đời 1957, dài 16,53 m, sải cánh 10,87 m, cao 4,8 m, nặng 8 tấn kg, tốc độ 915 km/h, tốc độ max 1.975 km/h (1,86 Mach); tầm bay 2.795 km, bán kính chiến đấu 730 km, thùng dầu 5.100 lít, MTOW 13 tấn, 1 động cơ Pratt & Whitney J57-P-20A cho lực đẩy 47,6 kN (4,8 tấn lực), và 8,2 tấn lực khi đốt sau, sản xuất 1.261 chiếc, mang được 2,3 tấn vũ khí gồm 4 pháo 20 mm Colt Mk 12 gắn dưới thân, với 125 quả đạn mỗi khẩu, 4 tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder, 2 tên lửa đối đất AGM-12 Bullpup, 8 Rocket Zuni gắn trên 4 đế cánh, 12 bom 110 kg hoặc 4 bom 450 kg, hoặc 2 bom 900 kg
F-8 là máy bay tiêm kích cuối cùng sử dụng pháo làm vũ khí chính, sau 1969 được rút khỏi cuộc chiến cải biến thành máy bay trinh sát RF-8.
F-8 là máy bay đầu tiên tham chiến với Bắc Việt Nam chiều ngày 2/8/1964 ngoài khơi Thanh Hoá trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ba tàu phóng lôi ta đánh đuổi tuần dương hạm Maddox bị F-8 tấn công (em sẽ nói thêm dưới đây)
F-8 là tiêm kích chủ lực trong những ngày đầu chiến dịch Sấm Rền ném bom Bắc Việt Nam năm 1965
F-8 lần đầu tiên đối đầu với MiG-17 vào tháng 8 năm 1965 , bị rơi một chiếc F-8
Cho dù là "máy bay tiêm kích bắn pháo" cuối cùng, F-8 chỉ giành được 4 thắng lợi với pháo, còn lại là do tên lửa AIM-9 Sidewinder, một phần là do xu hướng dễ bị kẹt của cơ cấu nạp đạn trên khẩu pháo Colt Mark 12 dưới tác động của lực G khi cơ động cận chiến tốc độ cao.
Dù sao, Crusader được Hoa Kỳ ghi nhận có tỉ lệ thắng:thua cao nhất trong mọi máy bay Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, 19:3.
Trong số 19 máy bay bị hạ, có 16 chiếc MiG-17 và 3 chiếc MiG-21.
Tuy nhiên các phi công Việt Nam lại tuyên bố đã bắn rơi 11 chiếc F-8.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Vụ ghim sẵn phần tử bắn & cách bóp cò bắn đón theo dấu hiệu e rất đồng ý với cụ, vì nó rất phù hợp với đối tượng không chuyên (dân thường, tự vệ, thậm chí dân quân), ai cũng làm được & ko gây đạn lạc nguy hiểm.

Từ biển vào để tránh sự phát hiện của radar nhiều khi máy bay Mỹ bay theo các con sông, độ cao chỉ loanh quanh 2-300m. Dân quan được sự hướng dẫn của bộ đội phòng không, tổ chức các trận địa đón bắn các đường bay này. Thời gian đó người ta phát hành quyển Sổ tay Bắn máy bay cho dân quân. Trong đó có hình ảnh để nhận dạng từng loại máy bay Mỹ (và tốc độ bay của chúng), cách nhìn phù hiệu, cốc pit,... để đoán độ cao và cách bắn đón 2 thân, 3 thân,... với các loại súng bộ binh.
Trong nhiều đoạn film thời sự, người ta chỉ được cả vết đạn trên thân máy bay bị bắn rơi (tất nhiên cũng có nhiều cái máy bay bị bắn hạ được bộ đội phòng không nhường cho dân quân để lấy phong trào).
Có 6 cái F111 bị bắn rơi ở MB VN thời đó, thì 3 cái trong cuộc CT phá hoại lần thứ nhất, có cả tên lửa, nhưng 3 cái sau chỉ do súng bộ binh bắn rơi. Loại máy bay này được coi là hiện đại nhất thời đó. Chúng có thể bay cách mặt đất chỉ 50m nên radar không thể nào phát hiện được (và như vậy tên lửa cũng không thể bắn hạ chúng). Nhưng để bay được thấp, chúng phải bay theo những đường bay gần như được chọn trước theo địa hình. Thời đó bộ đội phòng không không chỉ có mỗi radar, mà có rất nhiều trạm quan sát bằng mắt thường. Họ nhận biết được đường bay của F111 và tổ chức các trận địa bắn đón bằng 12ly7 của dân quân. Súng gần như được ghim các phần tử bắn và khi thấy tín hiệu (chớp đạn do các trận địa phía trước) thì họ chỉ việc bóp cò. Có 1 trận địa 12ly7 ở cầu Sắt (Xuân Mai) cũng được ghi nhận bắn hạ F111. Các ông dân quân bảo chỉ kịp bắn được 1 loạt ngắn 6 viên là nó đã biến mất.
Cái F111 do bay thấp, ban đêm dưới ánh trăng trông nó như 1 cái thuyền nan đen vụt qua trên đầu rất nhanh rồi mất hút, phải đến cả chục giây sau mới nghe tiếng động như sét đi qua.
Có mấy bác ở cali bảo thời gian sau Mỹ dùng bom laser chính xác hơn làm người dân MB VN hoảng sợ!
Dịp đầu tháng 12/1972 biết trước Mỹ sẽ ném bom hủy diệt HN thành phố có lệnh sơ tán tuyệt đối, chỉ có dân quân và bộ đội được phép ở lại. Nhưng dân không chịu đi, CQ đã dùng xe ô tô tải cùng tự vệ đi dọc các phố, thấy người là bốc lên xe đổ hết ra ngoại thành.
Còn tụi em ở nơi sơ tán, thấy may bay Mỹ đến không kịp leo lên đồi thì leo lên cây để xem súng phòng không và tên lửa bắn.
Tên lửa SAM2 không đuổi máy bay ngoằn nghèo như trong film, mà thường chúng bay khá thẳng đến cái máy bay!
 

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35
Nhiều ông cứ mang nick cụ, nhớn, nhưng viết bài không có nội dung gì giá trị, chỉ đi chỉ trích cá nhân, người ta nhìn vào, toàn người lớn tuổi,...sẽ đánh giá rất thấp.
Nghèo hay gì ko ai nói, nhưng bị đánh giá thấp về thái độ, tư cách là điều rất tệ, quá tệ.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
MG34 8 ly


DShK 12ly7


ZPU-2 14.5 ly




ZSU-Type 63 37 ly


ZSU-57-2 57 ly
 
Chỉnh sửa cuối:

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Sam 2 không phải cổ nhất cụ ạ .
TLPK cổ nhất của LX là S -25 Berkut mà đến tận những năm 80 mới bị loại biên cụ nhé !

SAM-2 thời đấy vẫn thuộc dạng tốt nhất của LX rồi .
SAM 2 được mỗi cái tầm xa chứ tổ hợp Tlpk SAM 3 Goa hay hơn nhiều tuy tầm ngắn hơn (tầm trung)
Do gọn nhẹ nên số đạn nhiều hơn. Đạn nhiên liệu rắn nên ít đòi bảo trì bảo dưỡng, tính sẵn sàng chiến đấu cao hơn. Radar chống nhiễu tốt hơn, bắt bám được nhiều mục tiêu hơn và dắt được nhiều đạn hơn SAM2.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,446
Động cơ
867,659 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Đám ngẹo được ăn cơm ngoại bang, học cách đánh của ngoại bang để bắn giết trên đất Việt thì làm sao hiểu được Người Việt dùng cách đánh của Người Việt để giết giặc trên đất Việt

Em chính thức lock các nik đám đu càng hậu duệ
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
SAM3 ( S125) là 1 loại tên lửa phòng không dành cho phân khúc mục tiêu khác SAM2 (S75) bác ah.

SAM3 chỉ có tầm bắn bằng già 1/2 SAM2 ~ 25km ( SAM2 ~ 40-43km), tầm cao cũng thế 12-15km ( SAM2 ~ 25-27km).

Tuy nhiên SAM3 dùng nhiên liệu rắn không phải nạp nhiên liệu lỏng như SAM2 nên tính sẵn sàng chiến đấu cao hơn, nạp đạn nhanh hơn - trọng lượng SAM3 chỉ bằng hơn 1/4 SAM2 một chút.

Cái quan trọng SAM hơn SAM2 là nó bắn được mục tiêu bay thấp đến 20m trên mặt đất và có tính cơ động cao hơn SAM2.

SAM2 ban đầu chỉ bắn được mục tiêu bay cao hơn 1.5km. Sau này cải tiến thì cận dưới của độ cao mục tiêu của SAM2 cũng phải trên 500m.

SAM3 có tính kháng nhiễu tốt hơn SAM2!

Tất nhiên SAM3 ra đời sau SAM2 gần chục năm! SAM2 ra đời năm 1957 SAM3 ra đời năm 1962, 1965 gì đấy - có thể có sai số 1 vài năm , em không nhớ chính xác lắm.

SAM-3 SAM-2 con nào chẳng bắn được B-52
Có nhiều bài giải thích SAM-3 xịn hơn SAM-2 thế nào đó.

Còn đây là vài chiến công của nó nhé, xem SAM-2 có làm nổi không?

Hồi chiến tranh NAm Tư, SAM-3 còn bắn hạ được cả một chiếc F-16 vào ngày 2-5 (do trung tá David Goldfein, chỉ huy của phi đội tiêm kích 555, đã lái). Goldfein đã nhảy dù và được giải cứu bởi một nhiệm vụ tiêm kiếm và cứu nạn trong chiến đấu - CSAR. Hic, cái vụ này Mỹ khoe video công nghệ cứu nạn của mình rất xịn

Ngoài 1 chiếc F-117A đã bị Nam Tư bắn hạ (không rõ là SAM 3 hay SAM 6), còn có 1 chiếc F-117A thứ hai đã bị Nam Tư bắn hư hại nặng vào ngày 30/4/1999 trong một phi vụ ném bom, và dù quay về được căn cứ, nhưng đã bị hư hại nặng tới mức không bao giờ còn cất cánh được nữa, coi như là bị tiêu diệt. Phải đến đầu tháng 12 năm 2020, Trung tá Không quân Mỹ Charlie Tuna Heinlein, một cựu phi công F-117, mới tiết lộ chuyện này

Bổ sung thêm là năm 1965, LX đã có cả SAM-4 rồi
 

Chuẩn trai Nam

Xe điện
Biển số
OF-419180
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
2,041
Động cơ
236,055 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Thật sự là khâm phục các cụ ngày xưa , đánh trận toàn cửa dưới mà gan dạ mưu trí quá
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Trong phim này con F18 bị Strela 10 bắn - loại IR tự dẫn tên lửa phòng không chứ không phải SAM3 ( Petchora) - loại dẫn bằng lệnh điều khiển.

Hình như phim Behind Enemy Lines dựng theo câu chuyện này , trong phim là chiếc F18 SH bị Sam truy đuổi và tiêu diệt .
 

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35
SAM3 ( S125) là 1 loại tên lửa phòng không dành cho phân khúc mục tiêu khác SAM2 (S75) bác ah.

SAM3 chỉ có tầm bắn bằng già 1/2 SAM2 ~ 25km ( SAM2 ~ 40-43km), tầm cao cũng thế 12-15km ( SAM2 ~ 25-27km).

Tuy nhiên SAM3 dùng nhiên liệu rắn không phải nạp nhiên liệu lỏng như SAM2 nên tính sẵn sàng chiến đấu cao hơn, nạp đạn nhanh hơn - trọng lượng SAM3 chỉ bằng hơn 1/4 SAM2 một chút.

Cái quan trọng SAM hơn SAM2 là nó bắn được mục tiêu bay thấp đến 20m trên mặt đất và có tính cơ động cao hơn SAM2.

SAM2 ban đầu chỉ bắn được mục tiêu bay cao hơn 1.5km. Sau này cải tiến thì cận dưới của độ cao mục tiêu của SAM2 cũng phải trên 500m.

SAM3 có tính kháng nhiễu tốt hơn SAM2!

Tất nhiên SAM3 ra đời sau SAM2 gần chục năm! SAM2 ra đời năm 1957 SAM3 ra đời năm 1962, 1965 gì đấy - có thể có sai số 1 vài năm , em không nhớ chính xác lắm.
Chào cụ
Vậy Sam 3 và Sam 2 ai bắn tốt B52 hơn cụ, em thấy tầm cao mỗi cái lần lượt là 18km và 25km.
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
SAM-3 SAM-2 con nào chẳng bắn được B-52
Có nhiều bài giải thích SAM-3 xịn hơn SAM-2 thế nào đó.

Còn đây là vài chiến công của nó nhé, xem SAM-2 có làm nổi không?

Hồi chiến tranh NAm Tư, SAM-3 còn bắn hạ được cả một chiếc F-16 vào ngày 2-5 (do trung tá David Goldfein, chỉ huy của phi đội tiêm kích 555, đã lái). Goldfein đã nhảy dù và được giải cứu bởi một nhiệm vụ tiêm kiếm và cứu nạn trong chiến đấu - CSAR. Hic, cái vụ này Mỹ khoe video công nghệ cứu nạn của mình rất xịn

Ngoài 1 chiếc F-117A đã bị Nam Tư bắn hạ (không rõ là SAM 3 hay SAM 6), còn có 1 chiếc F-117A thứ hai đã bị Nam Tư bắn hư hại nặng vào ngày 30/4/1999 trong một phi vụ ném bom, và dù quay về được căn cứ, nhưng đã bị hư hại nặng tới mức không bao giờ còn cất cánh được nữa, coi như là bị tiêu diệt. Phải đến đầu tháng 12 năm 2020, Trung tá Không quân Mỹ Charlie Tuna Heinlein, một cựu phi công F-117, mới tiết lộ chuyện này

Bổ sung thêm là năm 1965, LX đã có cả SAM-4 rồi
Theo e hiểu thì để đào tạo tổ đội bắn tên lửa cũng phải mất 1-2 năm, chưa kể sam2 đẫ được lôi vào chiến trường B2 để thực hành bắt nhiễu b52, cách đánh b52 trước năm 72 rồi.
LX họ cung cấp cho mình sam2 cũng là điều dễ hiểu vì bản chất sam2 thừa sức bắn b52.
Cụ phải xem mục tiêu là diệt máy bay gì đã.
Cũng giống câu hỏi sao mỹ không đưa tank hạng nặng vào Vietnam, mà họ mang toàn tank bé vào vietnam làm gì ? Cái này nó phải phụ thuộc vào đk thực chiến, môi trường chiến tranh.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Mỹ nó sợ VNCH mang vũ khí viện trợ bán cho Việt cộng hoặc đổi cho Việt cộng nên đek dám chuyển vũ khí hiện đại cho VNCH như F4, AH1 Cobra....
Mỹ nó coi VNCH như giá áo, túi cơm thôi. Nó lạ đek gì đâu. Từ tổng thống, đến tướng tá VNCH nó cũng dựng hết cmn lên mà - bản chất thế nào nó biết hết rồi!:D:D:D

Mà thực tế thì những gì còn lại Việt cộng cũng đã lấy được hết từ UH1 đến F5 trước khi chiến tranh kết thúc 30/4/1975.... b-) b-) b-) :)) :)) :))

So với vnch được mỹ viện trợ và trợ giúp thì chỉ là muỗi thôi. Vậy mà vnch vẫn còn nhiều hàng Vip không được mỹ viện trợ. Hàng viện trợ ít khi là model mới nhất hay quốc bảo cụ ạ.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
SAM3 ( S125) là 1 loại tên lửa phòng không dành cho phân khúc mục tiêu khác SAM2 (S75) bác ah.
SAM3 chỉ có tầm bắn bằng già 1/2 SAM2 ~ 25km ( SAM2 ~ 40-43km), tầm cao cũng thế 12-15km ( SAM2 ~ 25-27km).
Tuy nhiên SAM3 dùng nhiên liệu rắn không phải nạp nhiên liệu lỏng như SAM2 nên tính sẵn sàng chiến đấu cao hơn, nạp đạn nhanh hơn - trọng lượng SAM3 chỉ bằng hơn 1/4 SAM2 một chút.
Cái quan trọng SAM hơn SAM2 là nó bắn được mục tiêu bay thấp đến 20m trên mặt đất và có tính cơ động cao hơn SAM2.
SAM2 ban đầu chỉ bắn được mục tiêu bay cao hơn 1.5km. Sau này cải tiến thì cận dưới của độ cao mục tiêu của SAM2 cũng phải trên 500m.
SAM3 có tính kháng nhiễu tốt hơn SAM2!
...
Như em trực tiếp trông thấy và đoán là cái trận ĐBP trên không này khả năng radar nhìn rõ mục tiêu không nhiều, nhưng do các kinh nghiệm cho đến thời điểm đó, thì nhận biết được B52.
Ngoài ta còn có các trạm quan sát trực tiếp bằng mắt thườngThời gian đó ở ngoài Bắc đang mùa hanh nên trời rất trong. Em thấy rất rõ từng tốp 3 cái một, các tốp cũng cách nhau không xa bay vào HN (ở chỗ em chỉ thấy được bay vào, không thấy bay ra).
Cậy súng phòng không thường không với tới, con với radar coi như bị mù nên B52 bay vào theo từng tốp, thắp đủ số đèn chúng có cho nên mắt thường nhìn rất rõ. Kết hợp tất cả các phương tiện quan sát tên lửa SAM2 vẫn bắn lên và được dẫn tiệm cận các tốp B52. Em đếm nhiều khi 1 loạt bắn có tới 15-16 quả kéo nhau lên, sau đó là chớp lia lịa và B52 cháy rơi xuống như những bó đuốc khổng lồ sáng rực cả bầu trời.
Do có cả các đài quan sát bằng mắt thường, đường bay của B52 không thể linh động do phải nấp trong các vùng nhiễu, phải nằm trong vùng bảo vệ của các máy bay hộ tống nên người ta dễ dàng đoán được vị trí của B52 tại các thời điểm khác nhau, không chỉ để dẫn SAM 2 lên mà các trạm radar cũng chỉ cần phát sóng ở không gian hẹp, thời gian ngắn tránh bị các tốp máy bay săn radar của Mỹ. Mặt khác, các tiểu đoàn tên lửa SAM 2 của VN thường có rất nhiều trận địa ở các vị trí khác nhau. Cứ bắn lên trong ngày là tối họ di chuyển luôn, Mỹ rất khó và không đủ máy bay để bao quát tất cả MB VN. Khi nói như thế này em vẫn bị các bác bên phòng không phản đối, chắc chẳng phải là bí mật nữa, nhưng chắc sẽ làm giảm oai phong công nghệ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Đạn về tới nơi thì Mỹ ngừng ném bom.
Từ 9.1971, sau khi tuyển lớp tân binh là sinh viên các trường ĐH (chủ yếu là BK, XD, TH) đầu 1972 lập 2 trung đoàn TLPK mới, đưa đi LX đào tạo học sử dụng vê hệ khí tài mới S125/Pechora. Tháng 10.1972 quân số 2 trung đoàn này hành quân về nước, nhưng toàn bộ khí tài đi sau mãi đến cuối tháng 12.1972 mới về để triển khai 1 hay 2 trận địa ở phía bắc HN, không kịp đánh trận nào năm 1972.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top