- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 32,658
- Động cơ
- 906,998 Mã lực
Từ biển vào để tránh sự phát hiện của radar nhiều khi máy bay Mỹ bay theo các con sông, độ cao chỉ loanh quanh 2-300m. Dân quan được sự hướng dẫn của bộ đội phòng không, tổ chức các trận địa đón bắn các đường bay này. Thời gian đó người ta phát hành quyển Sổ tay Bắn máy bay cho dân quân. Trong đó có hình ảnh để nhận dạng từng loại máy bay Mỹ (và tốc độ bay của chúng), cách nhìn phù hiệu, cốc pit,... để đoán độ cao và cách bắn đón 2 thân, 3 thân,... với các loại súng bộ binh.Phi công Mỹ bay từ biển vào tránh rada nên bay rất thấp. Hoặc khi bổ nhào ném bom mục tiêu, cắt bom xong phơi bụng bay lên. Dân quân trực chiến dùng súng bộ binh đón lõng có thể bắn cháy máy bay Mỹ. Dân quân thời ấy được huấn luyện cách bắn đón rất hiệu quả.
Trong nhiều đoạn film thời sự, người ta chỉ được cả vết đạn trên thân máy bay bị bắn rơi (tất nhiên cũng có nhiều cái máy bay bị bắn hạ được bộ đội phòng không nhường cho dân quân để lấy phong trào).
Có 6 cái F111 bị bắn rơi ở MB VN thời đó, thì 3 cái trong cuộc CT phá hoại lần thứ nhất, có cả tên lửa, nhưng 3 cái sau chỉ do súng bộ binh bắn rơi. Loại máy bay này được coi là hiện đại nhất thời đó. Chúng có thể bay cách mặt đất chỉ 50m nên radar không thể nào phát hiện được (và như vậy tên lửa cũng không thể bắn hạ chúng). Nhưng để bay được thấp, chúng phải bay theo những đường bay gần như được chọn trước theo địa hình. Thời đó bộ đội phòng không không chỉ có mỗi radar, mà có rất nhiều trạm quan sát bằng mắt thường. Họ nhận biết được đường bay của F111 và tổ chức các trận địa bắn đón bằng 12ly7 của dân quân. Súng gần như được ghim các phần tử bắn và khi thấy tín hiệu (chớp đạn do các trận địa phía trước) thì họ chỉ việc bóp cò. Có 1 trận địa 12ly7 ở cầu Sắt (Xuân Mai) cũng được ghi nhận bắn hạ F111. Các ông dân quân bảo chỉ kịp bắn được 1 loạt ngắn 6 viên là nó đã biến mất.
Cái F111 do bay thấp, ban đêm dưới ánh trăng trông nó như 1 cái thuyền nan đen vụt qua trên đầu rất nhanh rồi mất hút, phải đến cả chục giây sau mới nghe tiếng động như sét đi qua.
Có mấy bác ở cali bảo thời gian sau Mỹ dùng bom laser chính xác hơn làm người dân MB VN hoảng sợ!
Dịp đầu tháng 12/1972 biết trước Mỹ sẽ ném bom hủy diệt HN thành phố có lệnh sơ tán tuyệt đối, chỉ có dân quân và bộ đội được phép ở lại. Nhưng dân không chịu đi, CQ đã dùng xe ô tô tải cùng tự vệ đi dọc các phố, thấy người là bốc lên xe đổ hết ra ngoại thành. Hồi đó nhà em chỉ có mỗi ông ngoại trốn được ở lại (nhà em ở ngõ Văn Hương - phố này song song với Khâm Thiên bị B52 hủy diệt).
Còn tụi em ở nơi sơ tán, thấy máy bay Mỹ đến không kịp leo lên đồi thì leo lên cây để xem súng phòng không và tên lửa bắn nhau với máy bay.
Trận cứu phi công F111 ở Lương Sơn có cả trực thăng Mỹ bay ra thì em được chứng kiến khi kịp leo lên đồi. Về nhà kể chuyện ông già không tin. Nhưng tảng sáng thì tự vệ của Nhà máy lại bị huy động tìm bắt phi công tiếp khi được báo về là trong cái trực thăng bị rơi gần biên giới không có phi công F111.
Có hồi sơ tán ở Vân Đình, có 1 trận địa tên lửa ở gần. Cứ nghe thấy tiếng còi báo động hú của trận địa là tụi em chạy ra rìa làng nấp để xem tên lửa bắn lên. Tên lửa SAM2 không đuổi máy bay ngoằn nghèo như trong film, mà thường chúng bay khá thẳng đến cái máy bay.
Lớp học em bị rocket bắn tróc hết các nóc hầm. Hồi ở Xuân Mai thì máy bay Mỹ đến ném bom cả chiều hôm trước và sáng hôm sau, nhà em bị bay hết các vách, nhưng may hôm ấy tụi em lại về HN thăm ông bà. Trận ấy để lại gần 100 hố bom, nhưng chỉ giết chết 1 con bò và chị chăn bò bị thương nhẹ. Trận sau thì chính xác là 180 quả bom. Tụi em hôm ấy đến trường đào hầm. Thằng bạn cùng lớp đứng cạnh nhìn báy bay Mỹ chúc xuống, rồi khói đen đặc đùn lên phía nhà nước mắt nó giàn dụa, nhưng cũng chỉ bị chết 1 người, 6 người bị thương chỉ phải đi trạm xá!
Chỉnh sửa cuối: