View attachment 5812120
An-12, máy bay vận tải quân sự ra đời 1959, phi hành đoàn 5 người, trọng tải 20 tấn/90 lính dù, dài: 33,1 m, sải cánh 38 m, cao 10,53 m, nặng 28 tấn, trọng lượng cất cánh: 54 tấn, MTOW 61 tấn, 4 động cơ Progress AI-20L turboshaft, mỗi chiếc công suất 4.000 shp (3.000 kW), tốc độ hành trình: 670 km/h, tốc độ cực đại 777 km/h, tầm bay tối đa 5.700 km, sản xuất 1.248 chiếc
Tháng 2 năm 1979, chiến tranh biên giới Việt-Trung nổ ra, quân đội Việt Nam phải rút bớt quân từ Campuchia về nước. Liên Xô đã gửi An-12 để vận chuyển bộ đội và vũ khí từ Campuchia về Hà Nội để chống lại Trung Quốc ở phía bắc. Sau đó một số An-12 ở lại Việt Nam làm nhiệm vụ vận chuyển cố vấn Liên Xô, tướng tá và quan chức Việt Nam đi lại Bắc-Nam
Vụ tai nạn thảm khốc máy bay vận tải quân sự 4 động cơ cánh quạt AN-12 ngày 8-7-1989 tại phi trường Cam Ranh
Chiếc AN-12 xấu số bị gãy một bên càng khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất nên buộc phải bốc trở lại lên không trung và bay về phi trường Cam Ranh để hạ cánh. Chiếc An-12 này đã phải bay ra biển gần một giờ để xả hết dầu trong bụng. Tại phi trường Cam Ranh, người ta đã phun bọt giảm ma sát lên đường băng để máy bay thu càng vào và hạ cánh bằng bụng xuống, đồng thời đặt một xe cứu hoả không cài số, không kéo phanh trên đường băng với hi vọng máy bay sẽ tựa được bên cánh bị gãy càng lên đó. Tuy nhiên, do một chút thiếu chính xác, máy bay đã hạ xuống không phải ở đầu mà gần cuối đường băng nên bị trượt ra ngoài, gây cháy nổ. Tất cả phi hành đoàn và hành khách trên máy bay tử nạn, khoảng 40 người, trong đó 9 phụ nữ và trẻ em là vợ, con các sĩ quan hai bên bị thiệt mạng. Trong số những người hi sinh có Chuẩn đô đốc V.V Devyataykin, Cố vấn quân sự của Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam, ông M.N. Nokchev – Đồng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới (Việt – Xô) và hai Đại tá của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.