[Funland] Máy bay trong chiến tranh Việt Nam

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
AGM-45, tấn công theo cơ chế lần theo tín hiệu sóng radar đối phương. có trường hợp trận địa chưa kịp phóng đạn thì ăn nguyên con này gây thiệt hại toàn bộ kíp chiến đấu.

Việt Nam đối phó bằng cách bật tắt trạm phát sóng radar để vô hiệu hóa nó

thế là AGM-78 ra đời thêm chức năng ghi nhớ điểm phát sóng radar nên cơ chế bật tắt trạm radar không còn hiệu quả.

những tên lửa này đều được Mỹ sử dụng ở Việt Nam trước năm 1972.
Đến thời Nam Tư 1998 thì ra đa chỉ được phép bật 17 giây. Quá thời gian trên Mỹ sẽ dò được và ăn đạn.
Đòi hỏi phải hiện đại hóa máy tính xử lý số liệu. Cũng như phải lưu dữ liệu và mô tả được đường bay dự kiến để bật ra đa chiếu xạ đợt tiếp theo. Cái này máy tính số làm dễ. Tất nhiên phải hiện đại hóa hệ thống như VN đã làm.
Nhưng tới nay công nghệ đã thay đổi. Chắc chắn thời gian Mỹ dò ra ko phải 17s nữa mà ngắn hơn rất nhiều.
Có vài cách khác đánh lừa "Sơ rai" là có bộ phát tín hiệu giả lắp xung quanh đài thật. Khi bị bắn Sơ rai sẽ tắt đài thật nhưng vẫn phát tín hiệu đài giả để đánh lừa.
Tốt nhất vẫn cần một vài dàn Panstir hay Tor bắn chặn cho lành.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
may bay (173_2).jpg

4-1965— máy bay trinh sát McDonnell RF-101C bay thấp đến mức bóng in hình lên cầu Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội)
Mỹ Đức thời đấy có cái cầu to thế này cơ à? Cụ nào biết cây cầu này không?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
F-102 Delta Dagger (0).jpg

F-102 Delta Dagger ra đời 1956, máy bay tiêm kích đánh chặn 1 người lái, cánh hình tám giác, dài 20,83 m, sải cánh 11,61 m, cao 6,45 m, nặng 8.8 tấn, MTOW 14,3 tấn, nhiên liệu 4.107 lít + 2 thùng dầu phụ mỗi thùng 815 lít, tốc độ max 1.304 km/h, tầm bay tối đa: 2.175 km. Một động cơ Pratt & Whitney J57-P-25 turbo cho lực đẩy 52,0 kN (5,2 tấn lực), có đốt sau 76,5 kN (7,7 tấn lực) mang 2,3 tấn vũ khí: 24 rockets 2,75 in, 6 tên lửa không-đối-không AIM-4 Falcon hoặc 3 tên lửa AIM-4 Falcon. Sản xuất 1.000 chiếc
F-102 thường đóng ở Đà Nẵng phòng hờ MiG hoặc máy bay ném bom Il-28 của Bắc Việt Nam tấn công.
Do Il-28 của Bắc Việt Nam bị máy bay Mỹ ném bom dứ dội, phải sang Trung Quốc gửi nhờ, hiểm hoạ không còn nên F-102 lại được huy động yểm trợ mặt đất, một chức năng tréo ngoe.
F-102 tuần tra tiêm kích và hộ tống ném bom B-52 ném bom ở Lào và Khu 4. Chính ở một trong những phi vụ này mà một chiếc F-102 đã bị một chiếc MiG-21 của Bắc Việt Nam sử dụng tên lửa tầm nhiệt Vympel 13 (phương Tây gọi là AA-2 Atoll) bắn rơi. Những chiếc MiG đã tiếp cận mà không bị phát hiện, và một chiếc F-102 bị bắn rơi. Phi công của chiếc F-102 kia đã cố gắng bắn vài tên lửa AIM-4 Falcon vào chiếc MiG-21 đang thoát đi, nhưng không phát nào trúng đích. Đây trở thành tổn thất trong không chiến duy nhất của F-102 trong Chiến tranh Việt Nam
Điều thú vị là, chiếc F-102 lại được sử dụng khá nhiều trong vai trò tấn công mặt đất. Chiếc máy bay đánh chặn được trang bị 24 rocket FFAR 2,75 inch ở cửa khoang chứa vũ khí, và các vũ khí này được sử dụng có hiệu quả trên nhiều loại mục tiêu khác nhau tại Bắc Việt Nam. Thêm vào đó, các tên lửa tầm nhiệt Falcon được sử dụng phối hợp với thiết bị dò tìm và theo dõi hồng ngoại (IRST) gắn trước mũi chiếc F-102 trong các cuộc tấn công đêm dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Đây có lẽ là lần duy nhất một tên lửa không-đối-không được sử dụng trong các phi vụ tấn công mặt đất.
Có tổng cộng 15 chiếc F-102 mất tại Việt Nam, 1 chiếc trong không chiến, 14 chiếc còn lại do hỏa lực mặt đất và số còn lại do tai nạn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực

3-1965 – máy bay tiêm kích cánh tam giác F-102 Delta Dagger xuất kích tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Larry Burrows

F-102 Delta Dagger (2).jpg

F-102 cất cánh từ căn cứ không quân Đà Nẵng (1967-1968)


F-102 tại căn cứ không quân Đà Nẵng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
F-102 Delta Dagger (5).jpg

1966. – máy bay tiêm kích đánh chặn F-102 của Mỹ thực hiện nhiệm vụ bay tuần tra lúc bình minh, Ảnh: Larry Burrows (1926-1971)
F-102 Delta Dagger (6).jpg

1966. – máy bay tiêm kích đánh chặn F-102 của Mỹ thực hiện nhiệm vụ bay tuần tra lúc bình minh, Ảnh: Larry Burrows (1926-1971)
F-102 Delta Dagger (7).jpg

9-9-1965 - bao cát che chở máy bay phản lực F-101 và 102 trên đường băng có bảo vệ ở sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Ảnh: Albert Moldvay
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
những hình ảnh F-102 không dính líu đến chiến tranh Việt Nam
F-102 Delta Dagger (8).jpg
F-102 Delta Dagger (9).jpg
F-102 Delta Dagger (10).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
những hình ảnh F-102 không dính líu đến chiến tranh Việt Nam
F-102 Delta Dagger (13).jpg
F-102 Delta Dagger (14).jpg
F-102 Delta Dagger (15).jpg
F-102 Delta Dagger (16).jpg
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
5,672
Động cơ
320,739 Mã lực
Sách cuộc tập kích Sơn Tây cũng đã dịch và in ở VN: cái trực thăng hỏng là vướng vào dây thép phơi quần áo , còn bay lạc là do cây mọc nhanh quá nên nhìn nhầm mục tiêu. Cái quan trọng là do nước sông cạnh trại lên to quá đe dọa ngập lụt , nên phi công bị bốc đi trước đó vài ngày , nhưng tình báo Mỹ không tính tới.Thế là xôi hỏng bỏng không
Thông tin nước sông lên to nghe là lạ, thế thì sao wiki lại viết thế này cụ nhỉ?
"Thực ra, ngay từ sớm, an ninh và tình báo Việt Nam đã nắm được sơ bộ về vụ tập kích này. Trong cuốn sách “Phi công Mỹ ở Việt Nam”, ông Gia Huy - một sĩ quan tình báo của Bộ Công an cho biết, từ giữa tháng 10/1970 ông đã nhận được tin tức rằng Mỹ sắp tập kích vào phía Tây Hà Nội để giải cứu tù binh phi công. Tin tức đến từ một cựu sĩ quan DIA Mỹ có cảm tình với cuộc kháng chiến của Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an quyết định chuyển tù nhân đến 1 trại dự bị nằm cách đó 15 km. Ông Huy còn kể: Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nói rằng đã bố trí một lực lượng mai phục ở trại (có thể phán đoán, những bức ảnh hồng ngoại của Mỹ chụp trước khi tấn công vẫn thấy có người ở trong trại là do binh lính Việt Nam phục kích). Nhưng vì không biết chính xác ngày giờ nên sau khi chờ mấy tuần không thấy, tưởng Mỹ đã từ bỏ kế hoạch nên bộ đội Việt Nam đã rút đi. Việc Việt Nam rút quân đã bỏ lỡ cơ hội phục kích, tiêu diệt lực lượng biệt kích này để gây tiếng vang trên trường quốc tế"
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Thông tin nước sông lên to nghe là lạ, thế thì sao wiki lại viết thế này cụ nhỉ?
"Thực ra, ngay từ sớm, an ninh và tình báo Việt Nam đã nắm được sơ bộ về vụ tập kích này. Trong cuốn sách “Phi công Mỹ ở Việt Nam”, ông Gia Huy - một sĩ quan tình báo của Bộ Công an cho biết, từ giữa tháng 10/1970 ông đã nhận được tin tức rằng Mỹ sắp tập kích vào phía Tây Hà Nội để giải cứu tù binh phi công. Tin tức đến từ một cựu sĩ quan DIA Mỹ có cảm tình với cuộc kháng chiến của Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an quyết định chuyển tù nhân đến 1 trại dự bị nằm cách đó 15 km. Ông Huy còn kể: Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nói rằng đã bố trí một lực lượng mai phục ở trại (có thể phán đoán, những bức ảnh hồng ngoại của Mỹ chụp trước khi tấn công vẫn thấy có người ở trong trại là do binh lính Việt Nam phục kích). Nhưng vì không biết chính xác ngày giờ nên sau khi chờ mấy tuần không thấy, tưởng Mỹ đã từ bỏ kế hoạch nên bộ đội Việt Nam đã rút đi. Việc Việt Nam rút quân đã bỏ lỡ cơ hội phục kích, tiêu diệt lực lượng biệt kích này để gây tiếng vang trên trường quốc tế"
Việc phục kích của ta là có. Nó là gói giải pháp khi có thông tin mơ hồ về việc Mỹ giải cứu phi công.
- Di chuyển phi công đi nơi khác cho.. chắc ăn.
- Điều lực lượng phục kích. Có cả 14,5ly phòng không.
Nếu Mỹ đến sớm thì vui. Sẽ có vụ Black How Down sớm năm 1970 chứ ko đợi tới 1993

Tiếc rằng Mỹ đánh muộn. Hơn nữa, thời gian hành động cực hiểm. Đó là đêm trăng trước cơn bão vào miền Bắc. Thời tiết cực đẹp với Mỹ công nghệ vệ tinh nhưng với người VN lại đang lo chống bão thì ưu tiên đang lo đi chống lụt.
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
866
Động cơ
221,543 Mã lực

3-1965 – máy bay tiêm kích cánh tam giác F-102 Delta Dagger xuất kích tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Larry Burrows

View attachment 5792180
F-102 cất cánh từ căn cứ không quân Đà Nẵng (1967-1968)


F-102 tại căn cứ không quân Đà Nẵng
Thưa cụ Ngao! Ngày 10 Tết Mậu thân 1968 có 6 chiếc IL-14 của KQ ta chi viện cho chiến trường Trị thiên với nhiệm vụ là cường kích mặt trận, thả hàng và thả lính dù. Tuy nhiên chỉ có một chiếc quay trở về.

Cụ có thông tin gì về lực lượng nào (phiên hiệu đơn vị, loại vũ khí) đã bắn rơi IL-14 của ta trong trận này không ạ?
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Nếu thực sự Phạm Tuân nói thế vào năm 1978 thì hoặc là thiếu hiểu biết hoặc nói phét thôi bác ah!

Mig 23 thì các nước Đông Âu có từ những năm 1975. Còn bọn Ả rập thì Ai cập có từ năm 1973 ( sau khi Ai cập quay sang với Mỹ năm 1978 thì Ai cập đã bán mấy con Mig23 cho tàu béo để nó nghiên cứu), Syria cũng có cùng thời gian, Irac và Lybia có Mig23 muộn hơn khoảng 1-2 năm.

Cuối cùng VN không có MIG 23 mà chỉ có tại Cam ranh trong lực lượng LX đóng ở đó vào những năm 80 - loại Mig23 version cuối cùng Mig23MLD - 1 phi đội 12 con để bảo vệ căn cứ này.
Khi LX rút về thì họ cũng mang theo mà không để lại!

Thực ra sau chiến tranh Triều Tiên thì không chỉ Trung Quốc, là cả Liên Xô đều rất sợ Mỹ.
Lựa chọn đấu tranh vũ trang của VN đã bị họ phản đối kịch liệt, cho nên thời gian đầu gần như Quân đội ND VN không được họ viện trợ cho loại vũ khí nào (trước đó chỉ là 1 ít sung bộ binh thu được trong CT TG II).
Nhưng Liên Xô-Trung Quốc xảy ra mâu thuẫn, bằng chính sách khôn khéo nên VN đã yêu cầu được cả 2 bên hỗ trợ và tăng lên khá nhanh khi chiến tranh phát hoại xảy ra (Mỹ sử dụng không quân đánh phá MB VN) và thấy chiến tranh không bị lan rộng như họ sợ. Tuy vậy các loại vũ khí có thể viện trợ vẫn được cam kết giới hạn với Mỹ. Nếu trong MN (VN) mà có tên lửa vác vai A72 thì sẽ không bao giờ có thể có mấy cái chiến thuật "Trực tăng vận" hay "Phượng hoàn vồ mồi". Pháo giàn cũng mãi tới gần cuối cuộc chiến tranh VN mới được tiếp nhận, mà tới năm 1971 cũng chủ yếu là các giàn pháo H12 và với tên lửa cũng vậy.
Năm 1978 ông Phạm Tuân nói "VN và Cuba là 2 nước duy nhất có Mig23", nhưng hình như ông ấy chỉ nói trước, chứ Mig23 chắc chưa bao giờ có ở VN!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,347
Động cơ
899,784 Mã lực
Thông tin nước sông lên to nghe là lạ, thế thì sao wiki lại viết thế này cụ nhỉ?
...
Tháng 11 dương lịch thì ngoài Bắc đã là mùa của gió heo may, hết mưa gần tháng rồi nên nước các con sông chỉ cạn đi, chứ không lên được.
Mà tối hôm đó trời rất đẹp. Vì là ngày 20 tháng 11, QT các nhà giáo nên trường em tổ chức trại, chưng đèn măng sông hát văn nghệ, không hề có 1 giọt mưa nào.
Họ viết như thế là để những người không sống bao giờ ở MB VN đọc.
 

Von Stierlitz

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745026
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
1,200
Động cơ
71,721 Mã lực
Việc phục kích của ta là có. Nó là gói giải pháp khi có thông tin mơ hồ về việc Mỹ giải cứu phi công.
- Di chuyển phi công đi nơi khác cho.. chắc ăn.
- Điều lực lượng phục kích. Có cả 14,5ly phòng không.
Nếu Mỹ đến sớm thì vui. Sẽ có vụ Black How Down sớm năm 1970 chứ ko đợi tới 1993

Tiếc rằng Mỹ đánh muộn. Hơn nữa, thời gian hành động cực hiểm. Đó là đêm trăng trước cơn bão vào miền Bắc. Thời tiết cực đẹp với Mỹ công nghệ vệ tinh nhưng với người VN lại đang lo chống bão thì ưu tiên đang lo đi chống lụt.
Thông tin Việt nam biết trước về vụ tập kích Sơn Tây chỉ đến duy nhất từ một sĩ quan tình báo cấp thấp ở VN. Rất ko đáng tin cậy và không thể kiểm chứng

Nhưng ta có thể gián tiếp xác minh bằng một sự kiện. Đó là vào thời điểm cuộc tấn công xảy ra, thi hài của Hồ Chủ tịch đang được lưu giữ tại Đá Chông, Ba Vì với mật danh K84, cách Sơn Tây tầm 20km về phía Tây. Có nghĩa là vị trí K84 nằm ngay trên hành lang bay từ Lào sang của nhóm đặc nhiệm Mĩ. Sau đêm đó, thi hài phải cấp tốc rời K84 để quay về HN. Giả sử nếu Hà nội biết trước về vụ tập kích, không đời nào những người có trách nhiệm lại chịu mạo hiểm di sản tinh thần có ý nghĩa vô cùng quan trọng với hàng triệu người VN như thế. Rất phi logic nếu HN chỉ di tản tù binh chiến tranh mà lại bỏ qua K84 ngay sát vùng nguy hiểm như vậy. Thế nhỡ Sơn Tây là mục tiêu giả còn K84 là mục tiêu thật thì sao, lãnh đạo Việt nam sẽ phải nghĩ đến tình huống đấy chứ?

Cụ nào ko tin có thể tìm đọc hồi kí của những người canh giữ di hài HCT, có đoạn nói đến sự kiện Sơn Tây tại Đá chông đấy. Nếu ko thì Gúc cũng ra thông tin tương tự.
 
Chỉnh sửa cuối:

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
2,655
Động cơ
405,753 Mã lực
Thưa cụ Ngao! Ngày 10 Tết Mậu thân 1968 có 6 chiếc IL-14 của KQ ta chi viện cho chiến trường Trị thiên với nhiệm vụ là cường kích mặt trận, thả hàng và thả lính dù. Tuy nhiên chỉ có một chiếc quay trở về.

Cụ có thông tin gì về lực lượng nào (phiên hiệu đơn vị, loại vũ khí) đã bắn rơi IL-14 của ta trong trận này không ạ?
Em có thấy thông tin trên google về chiến dịch này mời cụ tham khảo:

6 Chiếc IL-14 xuất kích 3 đợt vào 3 ngày khác nhau, mỗi đợt rơi 1-2 chiếc, cuối cùng chỉ còn 1 tổ bay sống sót.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Sao Mr Thận ko đi cổng chính ? Tông làm gì cổng phụ nhỉ ?

Hay họp giao ban là chỉ đi vào cổng phụ, đi vào cổng chính sẽ bị kỉ luật.
Đặc tình đứng chờ sẵn, cắt điện cao áp rào bảo vệ ra hiệu cho xe húc vào cổng phụ, không phải tự nhiên ông ấy húc vào đấy. Có phối hợp với đặc công lót ổ cả rồi. ( trong video ông ấy giật mình nhảy lùi lại đó).
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Thông tin Việt nam biết trước về vụ tập kích Sơn Tây chỉ đến duy nhất từ một sĩ quan tình báo cấp thấp ở VN. Rất ko đáng tin cậy và không thể kiểm chứng

Nhưng ta có thể gián tiếp xác minh bằng một sự kiện. Đó là vào thời điểm cuộc tấn công xảy ra, thi hài của Hồ Chủ tịch đang được lưu giữ tại Đá Chông, Ba Vì với mật danh K84, cách Sơn Tây tầm 20km về phía Tây. Có nghĩa là vị trí K84 nằm ngay trên hành lang bay từ Lào sang của nhóm đặc nhiệm Mĩ. Sau đêm đó, thi hài phải cấp tốc rời K84 để quay về HN. Giả sử nếu Hà nội biết trước về vụ tập kích, không đời nào những người có trách nhiệm lại chịu mạo hiểm di sản tinh thần có ý nghĩa vô cùng quan trọng với hàng triệu người VN như thế. Rất phi logic nếu HN chỉ di tản tù binh chiến tranh mà lại bỏ qua K84 ngay sát vùng nguy hiểm như vậy. Thế nhỡ Sơn Tây là mục tiêu giả còn K84 là mục tiêu thật thì sao, lãnh đạo Việt nam sẽ phải nghĩ đến tình huống đấy chứ?

Cụ nào ko tin có thể tìm đọc hồi kí của những người canh giữ di hài HCT, có đoạn nói đến sự kiện Sơn Tây tại Đá chông đấy. Nếu ko thì Gúc cũng ra thông tin tương tự.
Như đã nói. Thông tin Mỹ tập kích rất mơ hồ, ko được chứng thực.
Do đó, các biện pháp đối phó cũng ko quyết liệt, và ko phổ biến. Chủ yếu là phòng tránh (di chuyển tù binh đi chỗ khác). Phục kích chỉ là biện pháp tạm thời, hời hợt.
Thực sự lúc đó ko ai nghĩ tới chuyện Mỹ tập kích thi hài HCM. Dù về mặt kỹ thuật máy bay Mỹ toàn bay dọc sông Đà, lấy Ba Vì làm mốc chuẩn.
Nhưng ko có nghĩa chúng ta ko biết. Lý luận của cụ sai. Bằng chứng năm 1972, khi Mỹ đánh phá lại miền Bắc. Do nguy cơ Mỹ có thể đáng phá vị trí K84 Đá Chông, chúng ta di chuyển thi hài tới vị trí mới cách đá chông có... 15km, cũng bên bờ sông Đà.
Nghĩa là trong mọi trường hợp, ko phải vì ta sợ Mỹ đổ bộ tập kích thi hài. Lực lượng bảo vệ mặt đất ta tự tin ăn được đặc nhiệm Mỹ.
Chẳng qua năm 1970 ta ko nghĩ đến chuyện bảo vệ, sau vụ tập kích Sơn Tây ta có lo lắng 1 thời gian nên rút về HN thôi.
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
866
Động cơ
221,543 Mã lực
Em có thấy thông tin trên google về chiến dịch này mời cụ tham khảo:

6 Chiếc IL-14 xuất kích 3 đợt vào 3 ngày khác nhau, mỗi đợt rơi 1-2 chiếc, cuối cùng chỉ còn 1 tổ bay sống sót.
Về sự kiện thì em biết, nhưng em muốn tìm thêm thông tin từ phía bên kia trong tình huống 5 chiếc bị rơi. Nhất là có chiếc nào bị tiêm kích bắn rơi hãy không?
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Hồi đó mẽo mà có tên lửa chống rada ( kg rõ hồi đó mẽo đã có hàng này chưa ?? ) vào cuộc chơi . thì hệ thống Sam2 kể cả lúc đó có Sam3 đi nữa thì em nghĩ là hệ thống trận địa tên lửa Sam 2 cũng toang thôi
Rất may là mẽo kg có hoặc kg tung dòng tên lửa chống rada vào cuộc
Cụ tìm đọc cho tử tế đi, có phiên âm tiếng Việt " Sơ-rai" đấy. Cứ ngồi gốc sung thì không hiểu được cây sung nó thế nào đâu :(
 

nhada

Xe đạp
Biển số
OF-373062
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
42
Động cơ
249,602 Mã lực
Hồi đó mẽo mà có tên lửa chống rada ( kg rõ hồi đó mẽo đã có hàng này chưa ?? ) vào cuộc chơi . thì hệ thống Sam2 kể cả lúc đó có Sam3 đi nữa thì em nghĩ là hệ thống trận địa tên lửa Sam 2 cũng toang thôi
Rất may là mẽo kg có hoặc kg tung dòng tên lửa chống rada vào cuộc
Mời cụ gõ "sơ rai"
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top