Trước khi vào chiên dịch 12 ngày đêm đánh B52, QC PKKQ đã có thực hiện nhiều khâu chuẩn bị, trong đó co các bài:
"... Để huấn luyện cho bộ đội TLPK, từ đầu tháng 12 đã tổ chức và thực hiện thường xuyên diễn tập một-hai cấp. Trong các bài diễn tập đã sử dụng những kinh nghiệm thu được trong tháng 11 tại Quân khu 4, tại đó khi chuẩn bị cho chiến dịch “Linebacker-2", người Mỹ đã thực hành tấn công bằng một lực lượng lớn không quân chiến lược (đôi khi tham gia không kích có 15-18 máy bay B-52). Một trong những hướng trọng tâm của diễn tập là tập trung hỏa lực của 2 hoặc 3 tiểu đoàn tên lửa PK vào một mục tiêu (một tốp B-52) trong điều kiện trên không và điều kiện nhiễu rất phức tạp khi đối phương sử dụng đạn chống radar.
Việc các máy bay tiêm kích bảo vệ các mục tiêu ở trung tâm VNDCCH được lên kế hoạch thực hiện bằng toàn bộ các trung đoàn KQTK xuất phát từ 4 sân bay.
Trong các trung đoàn tiêm kích, người ta lựa chọn kỹ càng các phi công được đào tạo tốt nhất. Người ta tổ chức huấn luyện cho họ theo một chương trình đặc biệt, dự kiến các trận không chiến với B-52 (do máy bay IL-18 mô phỏng), cất cánh đường băng ngắn với sự trợ giúp của tên lửa bổ trợ cất cánh (ракетных пороховых ускорителей), hạ cánh trên sân không có trang thiết bị, v.v...."
Trước 12 ngày đêm. Về tâm lý ko ai dám tin tưởng các phương án đánh B52 có hiệu quả.
Đặc biệt các tiểu đoàn quanh HN lại là "lính mới". Ko có nhiều kinh nghiệm như các đơn vị vào miền Trung.
Đó cũng là cái tréo nghoe thực tế. Nhiều khi tầm nhìn lãnh đạo hơi lằng nhằng.
Như năm 75, đã có chỉ thị QĐ1 tập trung để tạo nắm đấm vào Nam. Thực tế đi kiểm tra thấy bộ đội phải... đắp đê.
Có 3 phương án bắn B52.
Hạ sách: tập trung đạn bắn cả loạt vào vùng nhiễu.
Nhược, tốn đạn, hiệu suất thấp. Dự đoán cả chiến dịch hạ được vài cái B52 lấy thành tích lên báo đài lên dây cót tinh thần là tốt rồi.
Ưu: Chắc chắn sẽ hạ được vài em theo bài toán xác suất.
Trung sách: Vạch nhiễu tìm thù như trong hướng dẫn sách đỏ.
Ưu: đỡ tốn đạn.
Nhược: ko khẳng định có thành công hay ko, trước đó chỉ mới có 1 trường hợp ở khu 4 thành công. Đặc biệt, lính tên lửa quanh HN toàn lính mới.
Thêm nữa, phương án này có nguy cơ ăn Sơ rai hơi bị cao.
PA3: Dùng đài ra đa K8-60 của pháo 57 bổ trợ
Ưu: bí mật bất ngờ. Xác suất cao
Nhược: chưa được kiểm chứng trên thực tế
Lãnh đạo cũng ko mặn mà với phương án này. Chỉ có 2 bộ ra đa cả tiến được bố trí.
Cũng ko lấy thêm các đài ra đa bên pháo sang làm nhiệm vụ trinh sát phát hiện mục tiêu thật giả.
Thực tế ban đầu chúng ta đánh chủ yếu theo PA1. Tốn đạn ko hiệu quả.
Sau 2 ngày, khi chúng ta có kinh nghiệm và tinh thần do đã hạ được vài chiếc. Chúng ta mới áp dụng cgur yếu PA2. Còn PA3 dù muốn nhưng ko thể áp dụng đại trà ( chỉ có 2 tiểu đoàn trang bị)