Lời của cụ Hồ là Mỹ chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội.
Thực ra không hẳn là giỏi hơn, mà góc nhìn, tư duy khác nhau.
Nga-Mỹ là các cường quốc về công nghệ quân sự, cái nhìn của họ thiên về công nghệ. Mỹ là nước mang tư tưởng "vũ khí luận" mạnh.
Trong khi VN thì k thể dựa vào tư tưởng đó, nên phải kết hợp cả chiến thuật, phương pháp để bù lại cái yếu kia.
Cái tư duy "gà chọi" của VN vẫn bị ảnh hưởng bởi những tiểu thuyết chương hồi kiểu Tam QUốc diễn nghĩa, coi đánh nhau là ra trận chọi gà giữa 2 tướng, nên lại đem áp dụng theo kiểu đánh nhau giữa 2 máy bay.
Thực ra, không ai chế tạo máy bay này để đánh máy bay kia cả, mỗi máy bay được chế theo những nhiệm vụ riêng của nó, phù hợp với hoàn cảnh, triết lý quân sự của quốc gia đó, vì vậy mỗi máy bay có những phẩm chất riêng. Nếu có được cách đánh để phát huy các phẩm chất của mình thì bác thắng, k thì sẽ bại.
Nếu bác tìm cách buộc được đối thủ đánh theo lối của mình thì bác thắng, không thì out.
Ngày nay, Mỹ cũng hay tuyên truyền về triết lý của mình, kiểu máy bay hay nói chung là phương tiện vũ khí phải thế A thế B mới là hiện đại, là xịn, etc. không thì là dở. Và thế A, thế B đó chính là các đặc điểm của Mỹ. Họ đưa vào đầu những thế hệ nhỏ những giá trị theo kiểu của họ, sau này lớn lên nếu họ làm trong quân đội, thì tự nhiên lại phát triển các phương tiên kỹ thuật quan sự theo lối đó, như vậy là Mỹ đã khiến người khác phải chơi theo cách của họ rồi đó.
Còn lại thì dĩ nhiên, có những yếu tố căn bản phải xấp xỉ như nhau thì mới đánh được, dù có chênh lêch thì cũng không được quá nhiều. Ví dụ nếu đem máy bay thế chiến 2 đánh với máy bay phản lực thì hiển nhiên phải khác, đúng k?