[Funland] Máy bay trong chiến tranh Việt Nam

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,149
Động cơ
893,763 Mã lực
Tầm bay quá ngắn kể cả đánh chặn cũng khó hiệu quả, nên CCCP dùng Su-15 làm đánh chặn chứ không phải Mig-21 hay Mig-23. Nếu dùng Mig thì có thể xuất kích các tốp luân phiên, nhưng như thế thì quá nhiều. Vì vậy ở chiến trường Bắc VN, không quân VN co cụm lại, Mig chỉ tập trung đánh chặn mb Mỹ trước khi vào vùng trời Hà Nội. Nếu mở ra đánh chặn cả vùng trời CCCP rộng lớn thì Mig càng đuối (thời đó).
Phi công Mỹ mô tả bầu trời MB VN "Sơ ý kéo cần lái là vượt qua biên giới Lào hay Trung Quốc!".
Ngay cả bị bắn rơi trong đất liền, phi công Mỹ cùng được hướng dẫn cố lái dù ra biển.
Ngay cả phi công VN cũng bị yêu cầu không bám theo máy bay Mỹ ra biển, nhưng không ít lần quá ham họ đã quần nhau với may bay Mỹ trên biển.
Em hay ngồi với 1 bác phi công được mang biệt danh "chọc ong vò vẽ" vì bác ấy quần nhau với 1 tốp F4 bên Lào, bắn rơi 1 cái và làm cho 2 cái đâm nhau.
Bầu trời MB VN rất hẹp cho máy bay phản lực!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,666
Động cơ
1,118,821 Mã lực
F-100 Super Sabre (6).jpg

Trung sĩ Robert D. Gray hướng dẫn máy bay F-100 Super Sabre của phi đoàn 31 chiến thuật. Trong một năm phi đoàn đă xuắt kích ném bom 23.069 lần trên chiến trường Nam Việt Nam

Ninh Thuận (3_22).jpg

15-1-1971, đội hình máy bay F-100 bay qua Tháp Chàm (Phan Rang)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,666
Động cơ
1,118,821 Mã lực
F-100 Super Sabre (3).jpg

16-8-1968 - Hai Thiếu tá John Overlock và Michael McElhanon lái North American F-100F-10-NA Super Sabre, № 56-3865, thuộc Phi đội không quân chiến thuật 309 bị bắn rơi hôm 6-8-1968 trong một phi vụ trinh sát Bắc Việt Nam, cả hai tử trận
(đây là phiên bản trinh sát hai chỗ ngồi)
F-100 Super Sabre (4).jpg

Thiếu tá Michael McElhanon tử trận hôm 16 tháng 8 năm 1968
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,954
Động cơ
22,680 Mã lực
View attachment 5791097
16-2-1965, phi đoàn F-100D Super Sabre tại Đà Nẵng sử dụng để ném bom Bắc Việt Nam
View attachment 5791105
3-1966 - máy bay F-100 thuộc Phi đội chiến đấu chiến thuật số 90 ném bom napalm xuồng vị trí Việt Cộng ở Nam Việt Nam

View attachment 5791110
1968 - North American F-1ôC thuộc Phi đội 188 chiến thuật, Vệ binh New Mexico (ANG) bay đến căn cứ không quân Tuy Hòa. ANG dự kiến triển khai ba phi đội F-100 khác đến Nam Việt Nam trong 1968-1969
50 năm sb Tuy Hòa vẫn vậy nhỉ

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,666
Động cơ
1,118,821 Mã lực
F-100 Super Sabre (26).jpg

3-1967 - North American F-100 Super Sabre xuất phát từ Căn cứ không quân Đà Nẵng đi ném bom Bắc Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows
F-100 Super Sabre (25).jpg

1969 — North American F-100D-85-NH Super Sabre № 56-3456 của Phi đội chiến thuật 355 của Không lực VNCH tại sân bay Tuy Hoà
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,666
Động cơ
1,118,821 Mã lực
Những hình ảnh F-100 không dính líu đến chiến tranh Việt Nam
F-100 Super Sabre (27).jpg
F-100 Super Sabre (28).jpg
F-100 Super Sabre (29).jpg
F-100 Super Sabre (30_1).jpg
F-100 Super Sabre (30_2).jpg
F-100 Super Sabre (30_3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,666
Động cơ
1,118,821 Mã lực
F-100 Super Sabre (30_4).jpg
F-100 Super Sabre (30_5).jpg
F-100 Super Sabre (30_6).jpg
F-100 Super Sabre (30_7).jpg
F-100 Super Sabre (30_8).jpg
F-100 Super Sabre (30_9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,666
Động cơ
1,118,821 Mã lực
F-100 Super Sabre (31).jpg
F-100 Super Sabre (37).jpg
F-100 Super Sabre (40).jpg
F-100 Super Sabre (41).jpg
F-100 Super Sabre (42).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,666
Động cơ
1,118,821 Mã lực
F-100 Super Sabre (43).jpg
F-100 Super Sabre (45).jpg
F-100 Super Sabre (46).jpg
F-100 Super Sabre (47).jpg
F-100 Super Sabre (49).jpg
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Trên kia em đã viết là không tin radar thời đó đã nhìn rõ B52 và khóa được để dẫn tên lửa!
Điều diễn ra là ngay trên đài radar của tiểu đoàn tên lửa đã được trang bị máy ngắm bắn quang học.
Nhưng B52 đánh HN và ban đêm nên cái máy quang học ấy chắc không có giá trị, mà là các trạm quan sát bằng mắt thường nằm ở dọc các hướng B52 bay vào. Thời gian đó MB đang hanh nên trời rất trong nên có thể nhìn rất rõ các tốp B52 bay vào (chúng đều bật đèn).
Nhờ các trạm quan sát này mà người ta đã biết rõ vị trí của các tốp B52 để không chỉ hướng sóng radar, mà tập trung tìm chúng trên màn hình bị nhiễu (bằng những kinh nghiệm đã được đúc kết trong các năm trước để in thành giáo trình).
Và tên lửa được bắn lên thành loạt (tụi em đếm, có những loạt tới 15-16 quả) được hướng đến các tốp B52 rồi nổ chùm lên vị trí của chúng.
Cách bắn này thì đầu nổ của SAM 2 sẽ phát huy nhiều uy lực hơn SAM 3. Do được bắn chụm, nên sóng radar dẫn tên lửa cũng chỉ phải chiếu ở vùng hẹp, tránh bị tên lửa sơ rai bắn lại!
Thực ra, lúc LX viện trợ cho VN, họ cũng chưa nghĩ là sẽ phải đối đầu với B-52 đâu, có thể họ cũng chưa nghĩ được chiến tranh lại leo thang đến quy mô đó. Khi Mỹ đánh Hà Nội 12 ngày đêm, Mỹ cũng tin rằng SAM-2 khó bắn được B-52 vì thế nên họ mới mở chiến dịch này, và còn thông qua TQ gây khó dễ cho SAM-3, khiến cho SAM-3 không về kịp nữa, như vậy cho thấy Mỹ thực sự lo ngại SAM-3 hơn SAM-2 đấy.
Còn SAM-2 bắn được là nhờ cách đánh, và nhờ ở việc phát hiện ra điểm yếu trong gây nhiễu của B-52, đó là các máy gây nhiễu chủ động của không quân Mỹ chỉ tập trung trấn áp các tần số sóng của radar tên lửa và không quân mà không để ý đến các radar điều khiển các cỡ pháo cao xạ phòng không khác, vì họ cho rằng các loại súng này không thể gây nguy hại cho B-52.
Nhờ đó VN mới khai thác điểm này, tuy các radar của pháo phòng không không thể tích hợp vào điều khiển tên lửa, nhưng sử dụng số liệu của nó cho phép cân nhắc để khẳng định mục tiêu B-52, kết hợp nó với những điểm yếu trong chiến thuật sử dụng B-52 khi họ phát tín hiệu vô tuyến và bật đèn, đồng thời với lối quan sát đám nhiễu tín hiệu mịn trôi theo tốc độ di chuyển của B-52, mà đánh được.
Hơn nữa, radar của pháo phòng không này còn giúp phát hiện thủ thuật của không quân Hoa Kỳ tạo tín hiệu B-52 giả để tiêu hao đạn tên lửa của VN.

Tóm lại cho thấy, rõ ràng mình đánh được B-52 là nhờ nghiên cứu, phân tích khoa học, hợp lý, chứ bản thân radar của SAM-2, theo cách nhìn của giới quân sự Mỹ và LX, là không đánh được B-52, mà phải là SAM-3. Mỹ họ biết rõ VN chỉ có SAM-2 nên họ mới quyết đánh chiến dịch đó
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,954
Động cơ
22,680 Mã lực
Chê Mig quá các cụ lại phê nên mình khen :D Mig nồi đồng cối đá có thể cất cánh từ sân bay dã chiến.

Trinh sát Mỹ do rất hạn chế trinh sát mặt đất (biệt kích gốc dân tộc Tày Thái Nùng gửi ra đều không hiệu quả, không thiết lập được, chân rết trong dân bị hệ thống triệt tiêu) nên phải dựa hoàn toàn trinh sát không ảnh. Tất cả các lưới phòng không (kể cả không quân) đều dựa đặc điểm này lập mục tiêu giả, di chuyển liên tục, dã chiến (trong đó có sb dã chiến) để đánh lừa trinh sát không ảnh.



Ngược lại, Bắc VN mạnh về trinh sát mặt đất, gửi cả đặc công và đào tạo người Thái gốc Việt thành trinh sát đếm mb cất cánh từ căn cứ quân sự Mỹ trên đất Thái. Căn cứ khác có lực lượng trinh sát khác.
 

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35
Screenshot_2021-01-03-22-44-50-008_com.android.chrome.jpg

So sánh F4 và Mig 21, rõ ràng Mig ...hơi lạc hậu thật, không có rada tầm xa long range và mang được quá ít vũ khí, ko có tên lửa Một người nghiệp dư cũng thấy rõ.

Đối đầu kiểu1 1 với F4 thì chỉ có chết, may ra nấp ở dã chiến, rình bắn rồi chạy, kết hợp phòng không thì còn ăn được.

Nhưng dù gì dùng Mig 17, 21 hạ đc F4 thì cũng tài thật. Trong khi trước đó Đại tá Odd gì đó dùng chiến dịch Bolo, bắn Mig ko có đói thủ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuẩn trai Nam

Xe tăng
Biển số
OF-419180
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
1,567
Động cơ
236,055 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Em biết nhiều khi tình hình thực tế gần hết đạn hoặc có khi chỉ còn mỗi một đạn trên bệ phóng thì phải chịu.

Tuy nhiên theo tài liệu LX về chiến tránh VN thì họ rất phàn nàn về tư duy của cán bộ chỉ huy VN kiểu con nhà nghèo thường hay cải tiến 1 cách không suy nghĩ thấu đáo và thiếu hiểu biết sâu sa về kỹ thuật nên cũng làm giảm nhiều hiệu suất của vũ khí.

Theo thống kê về tên lửa S75 thì thể hiện rất rõ việc này - tất nhiên ngoại từ những trường hợp như đã nói ở trên cùng!
Các cụ mình xưa giỏi và bản lĩnh quá , đạn mà thoải mái thì Mẽo chắc đi thêm cơ số B-52 nữa . Đúng kiểu liệu cơm gắp mắm sở trường của dân Việt ta
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,954
Động cơ
22,680 Mã lực
Thực ra, lúc LX viện trợ cho VN, họ cũng chưa nghĩ là sẽ phải đối đầu với B-52 đâu, có thể họ cũng chưa nghĩ được chiến tranh lại leo thang đến quy mô đó. Khi Mỹ đánh Hà Nội 12 ngày đêm, Mỹ cũng tin rằng SAM-2 khó bắn được B-52 vì thế nên họ mới mở chiến dịch này, và còn thông qua TQ gây khó dễ cho SAM-3, khiến cho SAM-3 không về kịp nữa, như vậy cho thấy Mỹ thực sự lo ngại SAM-3 hơn SAM-2 đấy.
Còn SAM-2 bắn được là nhờ cách đánh, và nhờ ở việc phát hiện ra điểm yếu trong gây nhiễu của B-52, đó là các máy gây nhiễu chủ động của không quân Mỹ chỉ tập trung trấn áp các tần số sóng của radar tên lửa và không quân mà không để ý đến các radar điều khiển các cỡ pháo cao xạ phòng không khác, vì họ cho rằng các loại súng này không thể gây nguy hại cho B-52.
Nhờ đó VN mới khai thác điểm này, tuy các radar của pháo phòng không không thể tích hợp vào điều khiển tên lửa, nhưng sử dụng số liệu của nó cho phép cân nhắc để khẳng định mục tiêu B-52, kết hợp nó với những điểm yếu trong chiến thuật sử dụng B-52 khi họ phát tín hiệu vô tuyến và bật đèn, đồng thời với lối quan sát đám nhiễu tín hiệu mịn trôi theo tốc độ di chuyển của B-52, mà đánh được.
Hơn nữa, radar của pháo phòng không này còn giúp phát hiện thủ thuật của không quân Hoa Kỳ tạo tín hiệu B-52 giả để tiêu hao đạn tên lửa của VN.

Tóm lại cho thấy, rõ ràng mình đánh được B-52 là nhờ nghiên cứu, phân tích khoa học, hợp lý, chứ bản thân radar của SAM-2, theo cách nhìn của giới quân sự Mỹ và LX, là không đánh được B-52, mà phải là SAM-3. Mỹ họ biết rõ VN chỉ có SAM-2 nên họ mới quyết đánh chiến dịch đó
Trong bài học quân sự Mỹ cuối năm 1975 về thất bại của Không lực VNCH điểm đáng lưu ý nhất là Không lực thiếu sự chỉ huy tập trung.

Cấu trúc chỉ huy của Không lực VNCH:


Còn phân tích & tầm nhìn chiến lược, Đại tướng có kể, từ năm 1968 Cụ Hồ đã nói đại ý Mỹ chỉ chịu thua khi B-52 đánh Hà Nội.

Tại sao giỏi thế, Bắc VN giỏi hơn Nga-Mỹ? có thể vì đúc kết từ Sấm Rền, và suốt ngày "nghe đài địch" từ cái máy radio của Mac Sin (kỹ thuật viên OSS - tiền thân CIA) mang từ Côn Minh về Bắc Bó từ năm 1945
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35


Vũ khí Nga đang bị chê khắp nơi, Ấn chê vấn đề như Mig là tầm bay kém, Rafael gấp đôi tầm bay.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Trong bài học quân sự Mỹ cuối năm 1975 về thất bại của Không lực VNCH điểm đáng lưu ý nhất là Không lực thiếu sự chỉ huy tập trung.

Cấu trúc chỉ huy của Không lực VNCH:


Còn phân tích chiến lược, Đại tướng có kể, từ năm 1968 Cụ Hồ đã nói đại ý Mỹ chỉ chịu thua khi B-52 đánh Hà Nội.

Tại sao giỏi thế, Bắc VN giỏi hơn Nga-Mỹ? có thể vì đúc kết từ Sấm Rền, và suốt ngày "nghe đài địch" từ cái máy radio của Mac Sin (kỹ thuật viên OSS - tiền thân CIA) mang từ Côn Minh về Bắc Bó từ năm 1945 :D
Lời của cụ Hồ là Mỹ chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội.
Thực ra không hẳn là giỏi hơn, mà góc nhìn, tư duy khác nhau.
Nga-Mỹ là các cường quốc về công nghệ quân sự, cái nhìn của họ thiên về công nghệ. Mỹ là nước mang tư tưởng "vũ khí luận" mạnh.
Trong khi VN thì k thể dựa vào tư tưởng đó, nên phải kết hợp cả chiến thuật, phương pháp để bù lại cái yếu kia.

Cái tư duy "gà chọi" của VN vẫn bị ảnh hưởng bởi những tiểu thuyết chương hồi kiểu Tam QUốc diễn nghĩa, coi đánh nhau là ra trận chọi gà giữa 2 tướng, nên lại đem áp dụng theo kiểu đánh nhau giữa 2 máy bay.
Thực ra, không ai chế tạo máy bay này để đánh máy bay kia cả, mỗi máy bay được chế theo những nhiệm vụ riêng của nó, phù hợp với hoàn cảnh, triết lý quân sự của quốc gia đó, vì vậy mỗi máy bay có những phẩm chất riêng. Nếu có được cách đánh để phát huy các phẩm chất của mình thì bác thắng, k thì sẽ bại.
Nếu bác tìm cách buộc được đối thủ đánh theo lối của mình thì bác thắng, không thì out.

Ngày nay, Mỹ cũng hay tuyên truyền về triết lý của mình, kiểu máy bay hay nói chung là phương tiện vũ khí phải thế A thế B mới là hiện đại, là xịn, etc. không thì là dở. Và thế A, thế B đó chính là các đặc điểm của Mỹ. Họ đưa vào đầu những thế hệ nhỏ những giá trị theo kiểu của họ, sau này lớn lên nếu họ làm trong quân đội, thì tự nhiên lại phát triển các phương tiên kỹ thuật quan sự theo lối đó, như vậy là Mỹ đã khiến người khác phải chơi theo cách của họ rồi đó.

Còn lại thì dĩ nhiên, có những yếu tố căn bản phải xấp xỉ như nhau thì mới đánh được, dù có chênh lêch thì cũng không được quá nhiều. Ví dụ nếu đem máy bay thế chiến 2 đánh với máy bay phản lực thì hiển nhiên phải khác, đúng k?
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,149
Động cơ
893,763 Mã lực
...
Còn lại thì dĩ nhiên, có những yếu tố căn bản phải xấp xỉ như nhau thì mới đánh được, dù có chênh lêch thì cũng không được quá nhiều. Ví dụ nếu đem máy bay thế chiến 2 đánh với máy bay phản lực thì hiển nhiên phải khác, đúng k?
Thực ra trong cuộc chiến tranh này Mig17 đã làm việc đó đấy!
Bị Mig17 bắn hạ, không chỉ không quân mà cả hải quân Mỹ tìm mọi cách trả thù, vì Mig17 quá lạc hậu so với máy bay của họ, nhưng vẫn bị bắn hạ.
Sau họ mới nhận ra, nếu bỏ qua Mig17 tiếp tục hành trình thì Mig17 không có cửa đuổi theo họ và phi công của họ đã được lệnh không tham gia quần nhau với Mig17 nữa!
 

Von Stierlitz

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745026
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
1,200
Động cơ
71,721 Mã lực
Thực ra, lúc LX viện trợ cho VN, họ cũng chưa nghĩ là sẽ phải đối đầu với B-52 đâu, có thể họ cũng chưa nghĩ được chiến tranh lại leo thang đến quy mô đó. Khi Mỹ đánh Hà Nội 12 ngày đêm, Mỹ cũng tin rằng SAM-2 khó bắn được B-52 vì thế nên họ mới mở chiến dịch này, và còn thông qua TQ gây khó dễ cho SAM-3, khiến cho SAM-3 không về kịp nữa, như vậy cho thấy Mỹ thực sự lo ngại SAM-3 hơn SAM-2 đấy.
Còn SAM-2 bắn được là nhờ cách đánh, và nhờ ở việc phát hiện ra điểm yếu trong gây nhiễu của B-52, đó là các máy gây nhiễu chủ động của không quân Mỹ chỉ tập trung trấn áp các tần số sóng của radar tên lửa và không quân mà không để ý đến các radar điều khiển các cỡ pháo cao xạ phòng không khác, vì họ cho rằng các loại súng này không thể gây nguy hại cho B-52.
Nhờ đó VN mới khai thác điểm này, tuy các radar của pháo phòng không không thể tích hợp vào điều khiển tên lửa, nhưng sử dụng số liệu của nó cho phép cân nhắc để khẳng định mục tiêu B-52, kết hợp nó với những điểm yếu trong chiến thuật sử dụng B-52 khi họ phát tín hiệu vô tuyến và bật đèn, đồng thời với lối quan sát đám nhiễu tín hiệu mịn trôi theo tốc độ di chuyển của B-52, mà đánh được.
Hơn nữa, radar của pháo phòng không này còn giúp phát hiện thủ thuật của không quân Hoa Kỳ tạo tín hiệu B-52 giả để tiêu hao đạn tên lửa của VN.

Tóm lại cho thấy, rõ ràng mình đánh được B-52 là nhờ nghiên cứu, phân tích khoa học, hợp lý, chứ bản thân radar của SAM-2, theo cách nhìn của giới quân sự Mỹ và LX, là không đánh được B-52, mà phải là SAM-3. Mỹ họ biết rõ VN chỉ có SAM-2 nên họ mới quyết đánh chiến dịch đó
Cụ phải tìm đọc quyển Lịch sử quân chủng PK KQ của NXB Quân đội nhân dân, in từ những năm cuối thập kỉ 80 ấy. Đọc để biết VN chuẩn bị cho phương án đánh B52 từ rất sớm, giữa thập kỉ 60 đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống radar và cảnh báo từ xa, đưa phương tiện và khí tài ra vùng giới tuyến để tìm cách phát hiện B52 trên màn hiện sóng. Rồi mấy lần chọn lọc các tiểu đoàn tên lửa đặc biệt tinh nhuệ theo đường Trường Sơn vượt Quảng Trị rình phục đánh B52. Có những lần nhìn rõ 3 chiếc B52 dàn hàng ngang trên radar mà ko bắn được vì điều kiện kĩ thuật tên lửa ko đảm bảo (xe bị đánh phá dọc đường, đường xấu, độ ẩm cao ...). Nhưng cuối cùng cũng đúc kết được một số kinh nghiệm trong việc phát hiện, bắt bám mục tiêu trên nền nhiễu, tạo tiền đề cho chiến thắng B52 sau này.

Đọc quyển đấy xong thì cụ sẽ ko phát biểu như trên đâu.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,001
Động cơ
590,795 Mã lực
Lời của cụ Hồ là Mỹ chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội.
Thực ra không hẳn là giỏi hơn, mà góc nhìn, tư duy khác nhau.
Nga-Mỹ là các cường quốc về công nghệ quân sự, cái nhìn của họ thiên về công nghệ. Mỹ là nước mang tư tưởng "vũ khí luận" mạnh.
Trong khi VN thì k thể dựa vào tư tưởng đó, nên phải kết hợp cả chiến thuật, phương pháp để bù lại cái yếu kia.

Cái tư duy "gà chọi" của VN vẫn bị ảnh hưởng bởi những tiểu thuyết chương hồi kiểu Tam QUốc diễn nghĩa, coi đánh nhau là ra trận chọi gà giữa 2 tướng, nên lại đem áp dụng theo kiểu đánh nhau giữa 2 máy bay.
Thực ra, không ai chế tạo máy bay này để đánh máy bay kia cả, mỗi máy bay được chế theo những nhiệm vụ riêng của nó, phù hợp với hoàn cảnh, triết lý quân sự của quốc gia đó, vì vậy mỗi máy bay có những phẩm chất riêng. Nếu có được cách đánh để phát huy các phẩm chất của mình thì bác thắng, k thì sẽ bại.
Nếu bác tìm cách buộc được đối thủ đánh theo lối của mình thì bác thắng, không thì out.

Ngày nay, Mỹ cũng hay tuyên truyền về triết lý của mình, kiểu máy bay hay nói chung là phương tiện vũ khí phải thế A thế B mới là hiện đại, là xịn, etc. không thì là dở. Và thế A, thế B đó chính là các đặc điểm của Mỹ. Họ đưa vào đầu những thế hệ nhỏ những giá trị theo kiểu của họ, sau này lớn lên nếu họ làm trong quân đội, thì tự nhiên lại phát triển các phương tiên kỹ thuật quan sự theo lối đó, như vậy là Mỹ đã khiến người khác phải chơi theo cách của họ rồi đó.

Còn lại thì dĩ nhiên, có những yếu tố căn bản phải xấp xỉ như nhau thì mới đánh được, dù có chênh lêch thì cũng không được quá nhiều. Ví dụ nếu đem máy bay thế chiến 2 đánh với máy bay phản lực thì hiển nhiên phải khác, đúng k?
Tiêm kích thiết kế ra là để đánh nhau, cụ lại bảo ko ai thiết kế máy bay này đánh máy bay kia. Khó hiểu quá!
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,530
Động cơ
654,005 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Khó nhất chính là radar đó bác, vì B-52 gây nhiễu ác. Thực ra, SAM-3 không về, nên khó đánh giá, nhưng chắc chắn với SAM-3 thế trận của VN sẽ linh hoạt hơn, vì SAM-3 cơ động được, thiệt hại sẽ ít đi.
Nhưng ở đây ý tôi muốn nói là SAM-2 không phải hiện đại nhất của Nga lúc đó. Nếu đọc bài viết kiểu phương Tây, thì lúc nào họ cũng nói họ đánh với cái mạnh nhất của đối thủ họ, chứ đời nào lại nói cái hiện đại nhất của họ thua cái không phải hiện đại nhất của đối phương
Cụ nhầm rồi
Sam 2 - Dvina
Sam 3 - Petrora
Đều là loại TL phải lắp trên bệ phóng cố định khi bắn
Bắn xong, có thể di chuyển trận địa sang vị trí mới.
Vì vậy không thể nói Sam 3 là loại cơ động

Cơ động phải là loại đạn TL lắp trên xe mang - phóng như Buk, S-300...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top