Đây là chiến lược không quân mới của Mỹ cụ ợ, dựa trên sự áp đảo về công nghệ, điện tử và định vị của Mỹ đối với phần còn lại của thế giới. Các máy bay Gen 5 của Mỹ như F-35, F-22 đều là tiêm cường kích, vừa đối đất vừa đối không. Nó dựa trên khả năng tàng hình và tác nghiệp từ xa, có nghĩa là phát hiện và tấn công từ hàng chục đến trăm km không để đối phương phát hiện hoặc lại gần. Vì thế ko đặt nặng khả năng dogfight.
Nga và Châu Âu thì vẫn theo chiến lược cũ, nghĩa là coi trọng cận không chiến. Các mẫu Rafale, EF, SU-30, SU-35 đều dogfight tốt, tuy nhiên chúng đều là thế hệ 4++ chứ chưa phải là Gen 5. SU-57 chưa ra nên không thể nói về khả năng dogfight của nó.
Đó là suy nghĩ của Mỹ sau vài năm toàn gặp Mig29 và Mig 21 cổ lỗ.
Thực tế F35 và F22 không tàng hình trước ra đa cảnh giới sóng m. Vấn đề của ra đa cảnh giới là độ chính xác kém (lệch 0,5-1km) không dẫn bắn TLPK được. Nhưng dùng dẫn đường cho máy bay tiêm kích đánh chặn vô tư.
Với tính năng bay làng nhàng nếu ko tính tàng hình. F35 sẽ không thể chiếm ưu thế trên không được. Bỏ chạy khẩn cấp.
Thế thì lấy gì để bảo kê cho tên lửa hành trình, bom lượn bay cận âm tới được mục tiêu. Đám đó lại giống bom bay V1 bị Anh bắn rụng như sung thôi.
Hải quân Mỹ bất đắc dĩ phải dùng F35 vì tương lai ko có sự lựa chọn khác. Họ chán đến mức vẫn đặt mua mới F18 chuyên nhiệm vụ gây nhiễu để hỗ trợ F35. Coi như biện pháp chữa cháy trong lúc chờ máy bay mới hoàn thiện hơn.
Một điều buồn cười nữa từ thực tế không chiến. Tên lửa đối không Mỹ được quảng cáo tinh vi nhất thế giới nhưng với loại tầm xa đầu dò ra đa chủ động lại bị lóa khi Mig25 Irak bật gây nhiễu cổ lỗ. Tên lửa tầm gần đầu dò hồng ngoại vừa bị Su22 siêu cổ Syria gây lóa khi phóng mồi nhiệt (dù bị bắn trộm).
Buồn cười là tên lửa tầm xa đầu dò ra đa AIM 120 lại được dùng hiệu quả khi bắn gần (bắn thằng Su22 ko có gây nhiễu, mồi bẫy ra đa)
Cho nên, quảng cáo tên lửa bắn trước trúng trước của F35 chỉ là quảng cáo. Đặc biệt khi máy bay đánh chặn như Su27, Su30 được các đài ra đa cảnh giới sóng m, ra đa thụ động hỗ trợ cảnh báo hướng đối đầu, tên lửa khai hỏa..
Lịch sử lại lặp lại khi tên lửa đối không hóa ra không trăm phát trăm trúng. 2 máy bay vừa bắn tên lửa vào nhau vừa cơ động né đạn. Rồi 2 máy bay sẽ vào phạm vi trong tầm nhìn. Lúc đó máy bay nào cơ động hơn, nhiều tên lửa hơn sẽ thắng.
F35 ko mạnh cận chiến, đeo ít tên lửa, cũng ko dám lắp gây nhiễu. Thế thì chỉ có nước bỏ chạy thôi.