[Funland] Máy bay trong chiến tranh Việt Nam

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,324
Động cơ
96,648 Mã lực
Tuổi
50
Cụ Ngao làm cháu nhớ đến bộ phim rất yêu thích của cháu Top Gun, thích diện viên Tom Cuire từ ngày xem bộ phim này, đang hóng phim Top Gun phiên bản 2020 quá.
Ông anh thằng bạn thân cháu hy sinh khi lái Mic 17, nếu anh ý còn sống giờ khéo lái Su 30. Tiếc quá
Ông anh thằng bạn thân cụ còn sống, thì bây giờ đang ở viện dưỡng lão nhé, vì đã sấp sỉ 70 tuổi

Chiến tranh chống Mỹ đã trôi qua 45 năm + 20 tuổi làm phi công + MIG17 dừng bay từ năm 1970 và đã thay thế bằng MIG21
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Sao bác chủ topic ko cho máy bay trung quốc vào đây? cả đám ấy đều cùng 1 duộc cả mà, trung quốc thì khác gì mĩ pháp chứ mà còn tệ hơn, bởi chúng vẫn đang xâm chiếm 1 phần lãnh thổ nước ta
Mình và TQ chưa bao giờ thực sự đánh nhau không quân. Chỉ có không quân tham gia đánh đệ của TQ là Polpot ở ct K. Trong chiến tranh biên giới phía bắc may cho TQ là thời tiết quá xấu máy bay mình không bay được, nếu không thì khả năng cao là các trận địa pháo TQ tan nát, vì không quân của mình lúc đó rất mạnh.
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,069
Động cơ
348,267 Mã lực
Ông anh thằng bạn thân cụ còn sống, thì bây giờ đang ở viện dưỡng lão nhé, vì đã sấp sỉ 70 tuổi

Chiến tranh chống Mỹ đã trôi qua 45 năm + 20 tuổi làm phi công + MIG17 dừng bay từ năm 1970 và đã thay thế bằng MIG21
Cụ ạ, Ông anh Tôi hy sinh vì không muốn máy bay rơi vào thành phố trong luc bay huấn luyện cũng mới mất vài năm thôi. Tôi đã giải thích là tôi nhầm MiG21 thành Mig 17 cụ ạ
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ Ngao có lẽ là hàng xóm với nhà a Núi. E fun tý.

Đây là chiếc UH-1 ở Dinh 3 Đà Lạt, dòng này nghe nói chở tối đa 12 người, ko kể phi công. E nhìn trong khoang cũng ko thấy rộng rãi lắm, điều khiển khoang lái cũng khá cơ bản.

IMG_20201123_111431.jpg


Nhìn cách ăn mặc của ae cụ & thấy hình căn nhà của cụ thì gđ cụ thời đấy cũng ko phải đậu vừa rang. Hy vọng gđ cụ bình yên.
Năm ngoái thấy hình vợ chồng cụ trong thớt e mới biết cụ đã lớn tuổi.
 

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,613
Động cơ
329,663 Mã lực
E trả lời như này:
- tk sau nhưng xấu hơn hẳn ktruc cũ Pháp xây
- so với vh Việt chả có gì gần gũi, 1 khối bê tông khô cứng gần gũi phong cách xô viết
Chắc chắn chả ai thấy nó ấn tượng, nổi trội gì cả, chỉ cái khuôn viên cũ xung quanh là ok thôi
Hi hi,
Thôi đừng làm loãng thớt cụ Ngao.
Kiến trúc cũng là nghệ thuật nên cần nhìn theo cách khác, gắn với bối cảnh và cần có một sự hiểu biết nhất định về chuyên môn và thẩm mỹ để phân tích.
1. “Kiến trúc cũ Pháp” xây trên đất Việt Nam chả là cái đinh gì so với kiến trúc Gô tích, Phục Hưng, Tân cổ điển, Ba rốc... của Pháp, thứ cụ nhìn thấy phần lớn là thứ kiến trúc Pháp xuề xoà đề cao công năng hơn nghệ thuật và chịu chi phối bởi tính thực tế của quân đội hoặc tính thực dụng của nhà thầu dân sự cho thị trường. Tạo nên một cái “kiến trúc Pháp” rẽ nhánh có ít giá trị về nghệ thuật hơn được gọi là “kiến trúc thuộc địa”. Còn hiếm hoi những công trình cần tử tế hơn, thì bị giới hạn bởi cả tài chính lẫn quy mô nên chả có cái nào xứng đáng được coi là đỉnh cao cả. Nó cũng là sự lỗi thời về tư duy kiến trúc ngay thời điểm sinh ra, vì tự thân vốn chỉ là sao chép, ví dụ nhà hát Lớn thành phố HN.
Còn dinh Độc Lập, thời điểm nó được xây dựng thì Việt Nam có công trình gì đáng kể, phong cách có dấu ấn gì? Đến tận bây giờ, trên tổng thể nền kiến trúc Việt Nam vẫn loay hoay sử dụng các mô típ cóp nhặt chắp vá của các công trình kiến trúc Pháp.

2. Vấn đề sau cụ nêu ra còn phức tạp hơn và nó tương đương với 3-4 buổi lên lớp của sinh viên kiến trúc để ngộ ra. Nên em không có ý định phân tích trong thớt này. Nhưng chỉ xin nhắc cụ là nếu coi bê tông là khô cứng thì chính phong cách của cung VX là bố của khô cứng nếu cụ có đủ cảm nhận cần thiết để nhìn nhận. Đơn giản nhất: nhìn luôn hàng cột và sự nhấn mạnh cảm giác vững chãi mà nó tạo ra.

Thế thôi cụ nhé. Từ từ rồi lúc nào đó có duyên phân tích tiếp.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,139
Động cơ
455,038 Mã lực
Con F8 này có cấu tạo lắp đặt cánh với thân máy bay rất đặc biệt - chắc cũng là duy nhất trong giòng máy bay phản lực chiến đấu từ trước tới nay.
Nguyên mảng cánh máy bay liên kết với thân máy bay không cố định mà qua 1 hệ thống con đội ( kích ) thủy lực. Nó đặc biệt ở chỗ trong khi bay có thể thay đổi góc tấn của toàn bộ 2 cánh máy bay và tăng khả năng cơ động của máy bay lên rất lớn mà không bị thất tốc.

Có thể cách này quá phức tạp nên sau này các loại máy bay chiến đấu dùng cách khác như dùng cánh tà trước, cánh tà sau và điều khiển tự động theo các cảm biến tốc độ, góc tấn....

Thậm chí Mig17 của ta cũng rất khó chịu khi gặp bọn này cho dù khả năng cơ động của Mig 17 trong mặt phẳng ngang cũng rất tốt.

Trong các ACE của KQND VN thì cũng chỉ có 1 vài người bắn rơi được F8 - trong đó có AHLLVT Nguyễn văn Bảy và AHLLVT Lê Hải.

Tuy nhiên sau này trên cơ sở con F8 này đã có biến thể máy bay cường kích A-7 Corsair II có khả năng mang bom lớn ( ~ 7 tấn) và đặc biệt có hệ thống dẫn đường quán tính và radar mapping rất tốt, ném bom chính xác trong mọi thời tiết, đêm tối...

Liên xô cũng đã thu thập được nhiều tài liệu sống ( xác máy bay A7 ở VN) để là các hệ thống dẫn đường ném bom sau này cho Mig27, Su22 các version từ M2-M4.

Em đọc thấy người ta viết rằng tính năng bay của con F8 Thập tự quân này rất tốt.
Phi công chiến đấu ta ngán con F8 này hơn F4, F105 trong không chiến.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
Bell UH-1H Iroquois (205) (1).jpg

UH-1H của Không quân Việt Nam
Bell UH-1H Iroquois (205) (1a).jpg



Bell UH-1H Iroquois (205) (2).jpg

UH-1H của Nguyễn Văn Thiệu
Bell UH-1H Iroquois (205) (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
Nguyễn Cao Kỳ (4_124).jpg

Trực thăng của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ hôm 1/10/1970
Nguyễn Cao Kỳ (2_1).jpg

Nguyễn Cao Kỳ lái trực thăng riêng của ông chở Trung tướng Ngô Quang Trưởng đáp xuống tàu sân bay Midway hôm 29/4/1975
Sai gon 1975_4_29 (18_1) Nguyen Cao Ky.jpg

Tướng Nguyễn Cao Kỳ (cựu phó Tổng thống Nam Việt Nam) và Trung tưởng Ngô Quang Trưởng tới tàu sân bay Midway (CVA-41) bắng trực thăng riêng ngày 29-4-1975. Ảnh: C.M. King
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
Sai gon 1975_4_29 (17_53).jpg

29-4-1975 – vì quá chật, trực thăng bị đẩy xuống biển từ boong tàu sân bay USS Midway. Ảnh: Dirck Halstead

Sai gon 1975_4_29 (20_1) USS Okinawa.jpg

29-4-1975— trực thăng VNCH trên USS Okinawa bị đẳy xuống biển để lấy chỗ cho trực thăng khác hạ xuống
Sai gon 1975_4_29 (22_2).jpg

29-4-1975 - trực thăng VNCH trên USS Blue Ridge bị đẩy xuống biển để lấy chỗ cho trực thăng khác hạ xuống
Sai gon 1975_4_29 (22_4).jpg

29-4-1975 - trực thăng VNCH trên USS Blue Ridge bị đẩy xuống biển để lấy chỗ cho trực thăng khác hạ xuống
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
Sai gon 1975_4_29 (24_12).jpg

29-4-1975 - trực thăng VNCH trên tàu sân bay Hoa Kỳ bị đẩy xuống biển để lấy chỗ cho trực thăng khác hạ xuống

Sai gon 1975_4_29 (24_13).jpg

Sai gon 1975_4_29 (24_14).jpg


Sai gon 1975_4_29 (24_20).jpg

Sai gon 1975_4_29 (24_21).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
Sai gon 1975_4_29 (24_57).jpg


Sai gon 1975_4_29 (24_58).jpg


Sai gon 1975_4_29 (24_59).jpg

Sai gon 1975_4_29 (24_60).jpg
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,117
Động cơ
471,240 Mã lực
Thớt này
Mình và TQ chưa bao giờ thực sự đánh nhau không quân. Chỉ có không quân tham gia đánh đệ của TQ là Polpot ở ct K. Trong chiến tranh biên giới phía bắc may cho TQ là thời tiết quá xấu máy bay mình không bay được, nếu không thì khả năng cao là các trận địa pháo TQ tan nát, vì không quân của mình lúc đó rất mạnh.
Có choảng nhau rồi đó cụ. Nhầm lẫn trong thời chiến tranh đường không miền bắc và trong thời gian sau 79
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,139
Động cơ
455,038 Mã lực
Cuối tập kỷ 50, đầu tập kỷ 60 thế kỷ 20 , Mỹ có những máy bay của hải quân có hiệu suất rất cao về sức mang như A4, A6, A7, B66...

Tuy nhiên những loại này lại có nhược điểm rất lớn là rất dễ bị bắn hạ khả năng phòng thủ kém đối với máy bay tiêm kích đối phương cũng như hệ thống phòng không ( pháo phòng không, tên lửa....).

Sau 1 thời gian ngắn đánh phá miềm bắc VN bị rơi rụng nhều ( 1965-1967) thì phần lớn các loại trên được tăng cường khả năng phòng thủ EW và chuyển chức năng khác như EW và tiến hành đánh phá ban đêm, nhưng nơi có phòng không yếu.
Có 1 ví dụ con A6 chỉ một mình và mang nhiều thiết bị EW kèm theo 4 tấn bom vào đánh phá các mục tiêu ở Ninh bình ban đêm mà ta cũng đã bắn hơn chục quả tên lửa lên cũng không bắn hạ được. Một phần hệ thống EW gây nhiêu radar phòng không, 1 phần con A6 này có hệ thống dẫn đường bay thấp theo địa vật ( một trong những hệ thống Terrain following radar TFR đầu tiên) với độ cao 60-200m mà tên lửa SAM2 ban đầu chỉ bắn được các mục tiêu bay cao hơm 1km.

Con A4 là con máy bay rất đặc biệt vì kích cỡ nhỏ. Không quân và Hải quân Mỹ đã lấy con này làm kích cỡ đơn vị ( unit) để so sánh với các các loại máy bay sau này. A4 có khả năng cơ động rất cao khi không mang nặng bom - tính năng này sau này được dùng trong TOPGUN đóng giả máy bay khối soviet.
Trong chiến tranh Anh - Arhentina 1982 con A4 này đóng vai trò rất lớn trong không quân Arhentina đánh biển cũng đã đánh chìm 1 số chiến hạm Anh chỉ bằng bom ngu.

Cấu tạo ống xả sau buồng đốt của dộng cơ A4 rất dài và đã có trường hợp dính tên lửa IR vào đuôi nhưng A4 vẫn không bị hư động cơ và bay về được.


Thằng này xuất thân dường như được thiết kế cho nhiệm vụ cường kích (ném bom chiến trường - mã định danh Axx) thì phải Lão nhệ
Nhưng khi chiến đấu thực tế, chính cái khung thân kiểu cá chày của nó đã đem lại không gian hoàn hảo cho việc đưa các thiết bị điện tử lên đó
Và nó chuyển sang nhiệm vụ tác chiến điện tử là chủ yếu (EAxx)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
5127410-7e0079ea4da06986232271171b3ddb1b.jpg

Dòng trực thăng tấn công AH-1
Thoạt đầu trực thăng UH-1 chỉ để chuyên chở quân, tải thương. Trong chiến đấu với du kích ở Việt Nam nảy sinh vấn đề bảo vệ, khiến người Mỹ tính đến trang bị súng máy 12.7 mm, sau đó đến rockets cho UH-1
Hiệu quả bất ngờ, trực thăng từ trên cao đã dọn dẹp mặt đất trước khi đổ bộ và truy kích du kích trong rừng rậm
Nhưng thân xác UH-1 to kềnh càng tốc độ chậm dễ bị sơi đạn du kích, khiến người Mỹ thiết kế riêng một loại trực thăng vũ trang chỉ chuyên tấn công và chuyên môn bảo vệ toán trực thăng chở quân khi đổ bộ
Thế là ra đời AH-1 Cobra
AH-1 Cobra (2).jpg
AH-1 Cobra (3).jpg

Pháo Vulcan 20 mm (sáu nòng, 5000 phát/phút) và tên lửa 2.75 inch trên AH-1 Cobra
 
Chỉnh sửa cuối:

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Con F8 này có cấu tạo ặt cánh với thân máy bay rất đặc biệt - chắc cũng là duy nhất trong giòng máy bay phản lực chiến đấu từ trước tới nay.
Nguyên mảng ánh máy bay liên kết với thân máy bay không cố định mà qua 1 hệ thống con đội ( kích ) thủy lực. Nó đặc biệt ở chỗ trong khi bay có tể thay đổi góc tấn của toàn bộ 2 cánh máy bay và tăng khả năng cơ động của máy bay lên rất lớn mà không bị thất tốc.
Em google thì thấy kiểu cánh thay đổi góc tấn này đã có ở những máy bay cánh quạt từ trước đó rất lâu, từ cỡ thế chiễn 1 thì phải. Tuy nhiên F8 là loại máy bay cánh dạng này đầu tiên được sản xuất hàng loạt và trang bị chính thức trong quân đội.
Tuy nhiên việc thay đổi góc tấn của cánh như vậy chỉ có lợi khi cất hạ cánh, để tăng sức nâng ở tốc độ thấp trong điều kiện đó.
Ở tốc độ chiến đấu và điều kiện bay quần vòng nhiều thì tải hay gia tốc lên cánh lớn có thể làm hỏng cơ cấu nâng cánh/ thay đổi góc tấn khi gạt cần đẩy mỏm cánh lên để thay đổi góc tấn trong điều kiện đó. Thay đổi góc tấn quá nhiều ở tốc độ cao cũng có thể làm mất lực nâng.

Tính năng bay của con này tốt hơn có lẽ vì khả năng gập diềm cánh trước lớn cũng như hạ diềm cánh sau lớn - em chẳng biết gọi mấy cái diềm cánh là gì. Đây cũng là những công cụ để giúp tăng lực nâng, khả năng gập diềm cánh trước sâu giúp cánh máy bay đón luồng khí đi lên phía bề mặt trên của cánh tốt hơn khi lượn vòng.
F8 cũng là máy bay đầu tiên áp dụng qui tắc tiết diện đồng đều ở các phần khác nhau của máy bay giúp ổn định khi bay ở tốc độ cao. Cụ nào xem phim The Right Stuff sẽ thấy đề cập cái vụ máy bay rung lắc dữ dội và tèo khi tiến dần tới tốc độ âm thanh. Một phần lý do là do không đạt được qui tắc này. Nhiều mẫu thử nghiệm và nhiều phi công ra đi trong những cuộc thử nghiệm vượt bức tường âm thanh chắc cũng góp phần để dẫn tới việc tìm ta qui tắc này.

Cửa gió ở xa phía trước cũng giúp luồng khí đi vào miệng cửa hút gió của máy bay dễ dàng hơn, ít bị chắn bởi thân máy bay, nên động cơ được cấp khí tốt hơn khi quần vòng.

A7 thì đã bỏ cá cánh thay đổi góc tấn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
AH-1G Cobra (1).jpg
AH-1G Cobra (2).jpg
AH-1G Cobra (3).jpg
AH-1G Cobra (4).jpg
AH-1G Cobra (5).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
Bell AH-1F Cobra (209) (1).jpg

Bell AH-1F Cobra (209) - trực thăng tấn công - ra đời 1967, số lượng 1.136 chiếc, tốc độ 300 km/h, tầm bay 571 km, một động cơ Lycoming T53-L-703 turboshaft công suất 1.800 hp (1.300 kW)
Bell AH-1F Cobra (209) (2).jpg
Bell AH-1F Cobra (209) (3).jpg
Bell AH-1F Cobra (209) (4).jpg
Bell AH-1F Cobra (209) (5).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,952 Mã lực
Bell AH-1F Cobra (209) (7).jpg
Bell AH-1F Cobra (209) (8).jpg
Bell AH-1F Cobra (209) (9).jpg
Bell AH-1F Cobra (209) (10).jpg

Bell AH-1F Cobra (209) - trực thăng tấn công - ra đời 1967, số lượng 1.136 chiếc, tốc độ 300 km/h, tầm bay 571 km, một động cơ Lycoming T53-L-703 turboshaft công suất 1.800 hp (1.300 kW
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,881
Động cơ
1,354,012 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Cháu nhớ trên of cũng có 1 bài của 1 cụ là cựu phi công bên vnch. Nếu có những ý kiến và đóng góp tài liệu của cụ ấy thì tuyệt vời.
 
  • Vodka
Reactions: dpl
Thông tin thớt
Đang tải
Top