TRỰC THĂNG UH-1
Ký tự H là trực thăng
Ký tự U là Ultility (đa nhiệm)
Trực thăng UH-1 nguyên thuỷ ra đời năm 1955, sau 4 năm thử nghiệm được đưa sản xuất đại trà, số lượng 142 chiếc đặt tên UH-1A
UH-1A có động cơ Lycoming T53-L-1 cho công suất 860 shp (mã lực), được đưa đến Nam Việt Nam tháng 3/1962 làm nhiệm vụ tải thương và thử nghiệm
UH-1B với động cơ Lycoming T53-L-5 công suất 960 shp (720 kW), sau này các model UH-1B thay máy Lycoming T53-L-9 và L-11 cho công suất 1.100 shp (820 kW). Trực thăng nặng 2,047 kg, trọng lượng cất cánh 3.900 kg. Về sau UH-1B có khoang chở kéo dài thêm 105 cm, mang tên UH-1D
UH-1C giống như UH-1B nhưng có gắn rockets và tháp sung và bình chứa dầu tăng lên 920 lít để bay lâu hơn, trọng lượng cất cánh cũng tăng lên 4.300 kg. Về sau nhiều UH-1C được lắp máy mạnh hơn, công suất đạt 1.400 shp (1,000 kW), mang tên mới UH-1M
UH-1D chính là khung UH-1B nhưng kéo dài thân thêm 105 cm để có khoảng không gian lớn hơn và tăng khả năng tải thương, động cơ Lycoming T53-L-13 cho công suất 1,400 shp (1,000 kW)
Khoảng 2.561 UH-1D được sản xuất, cung cấp cho Lục quân Mỹ 2.008 chiếc từ 1962 đến 1966. Số còn lại chủ yếu cho quân đội Úc và Nam Việt Nam
Phiên bản HH-1D dung trong chữa cháy
UH-1E phiên bản dành cho Thuỷ quân lục chiến trên cơ sở UH-1B với động cơ Lycoming T53-L-11 cho công suất 1.100 shp (820 kW), sau được nâng cấp 1,400 shp (1,000 kW)
UH-1F trên cơ sở UH-1B với động cơ của hang khác cho công suất 1,250 hp (932 kW) so với UH-1B nguyên bản 1.100 hp (820 kW)
Trong chiến tranh Việt Nam
7.013 chiếc UH-1 tham chiến ở Việt Nam, chiếm 59,3% tổng số trực thăng tham chiến. Số máy bay này gồm nhiêu phiên bản như UH-1 nguyên bản (80 chiếc), UH-1A (8 chiếc), UH-1B (729 chiếc), UH-1C (696 chiếc), UH-1D (1.926 chiếc), UH-1E (156 chiếc), UH-1F (31 chiếc), UH-1H (3.375 chiếc), UH-1L (2 chiếc), UH-1M (5 chiếc), UH-1N (2 chiếc), UH-1P (3 chiếc)
Phần lớn các máy bay UH-1B và hầu như tất cả số UH-1C đều được sử dụng như các phiên bản vũ trang yểm hộ hỏa lực. UH-1H là phiên bản được sử dụng phổ biến nhất để chở quân, tải thương… Hầu hết số máy bay tham chiến ở Việt Nam đều thuộc biên chế lục quân Mỹ.
Ngoài ra, 914 chiếc UH-1 được Mỹ viện trợ cho không quân Sài Gòn, chiếm 34% trong tổng số 2.750 máy bay mà Mỹ viện trợ cho quân đội này.
Gần 4.200 chiếc UH-1 đã bị quân đội Việt Nam bắn rơi, phá hủy hoặc bị tịch thu, bao gồm 3.305 chiếc UH-1 của quân đội Mỹ, khoảng 800 chiếc UH-1 của quân đội Sài Gòn và một số chiếc của quân đội Úc. Tống số phi công UH-1 của Mỹ bị chết là 2.165 người, chiếm 5% trong số hơn 40.000 phi công trực thăng Mỹ tham chiến.