Tây bây giờ không cạnh tranh nổi với Trung Quốc nên chỉ biết nói xấu “trong cái máy bay đấy (hay cái máy tính, hay cái ABC gì đấy) có cái xyz là Trung Quốc vẫn phải nhập của Tây”. Trên thế giới giờ có nước nào làm 100% đâu, kể cả các nước phát triển nhất. Mỹ còn phụ thuộc vào Nhật, Đức, Hàn, Đài và cả Trung Quốc cho một số thiết bị / linh kiện / phụ tùng / vật tư, cũng như ngày xưa Liên Xô cũng phụ thuộc khá nhiều vào Đông Đức / Tiệp / Ba Lan ... cho một số thiết bị chính xác và thiết bị điện tử.
Nói chung là lười hơn, dốt hơn, tay nghề kém hơn thì làm sao cạnh tranh được về dài hạn. Đông Á chẳng qua có 200 – 300 năm đình trệ do sa lầy chính trị, đồng thời lại không xâm chiếm thuộc địa như phương Tây nên phương Tây mới có cơ hội vượt lên.
Trong “Văn hóa Việt Nam” của cụ Trần Quốc Vượng, tuy cụ không thích văn minh Trung Hoa nhưng cũng thừa nhận “Người thợ Trung Quốc khi làm ra một sản phẩm chất lượng kém thì đập bỏ, cương quyết không dùng, còn người thợ Việt Nam nếu làm ra sản phẩm chất lượng kém thì giữ lại, nghĩ là không dùng được vào việc này thì dùng cho việc khác”. Hai thái độ đối với chất lượng sản phẩm khác nhau một trời một vực, nên mặc dù về mặt trí tuệ, người VIệt Nam (miền Bắc) có thể không kém hơn nhiều so với người Trung Quốc, nhưng về mặt tay nghề thì kém hơn (không chỉ với chất lượng sản phẩm chế tạo, mà sự tùy tiện, đại khái của người Việt thời phong kiến cũng được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác), dẫn đến hàng chế tạo (đồ sứ, tơ lụa,...) Trung Quốc đã được xuất khẩu sang phương Tây từ hàng ngăn năm trước theo con đường tơ lụa, nhưng giao thương của Việt Nam với nước ngoài thời phong kiến chủ yếu chỉ là xuất hàng thô, hầu như không có hàng chế biến chế tạo (đây đó có thể có ví dụ về đồ sứ Bát Tràng chẳng hạn nhưng số lượng cực kỳ ít).