Đúng thế, công bằng là chia đều.
Vậy là cào bằng cụ ạ, chứ ko phải công bằng đâu:
- Con cả thường đc chiều chuộng, hưởng hết mọi ưu đãi của bố mẹ ông bà...cho đến khi có em.
- Đứa em ra đời chắc chắn ko đc hưởng như ...thằng anh, vì ít nhất là cũng có 2 đứa rồi.
- Chưa kể sức khỏe, giới tính, trí thông minh, kỹ năng kiếm sống....mỗi đứa 1 khác
- Sau khi trưởng thành, mỗi đứa 1 số phận, đứa nghèo đứa giàu, đứa khỏe đứa ốm...
- Công sức đóng góp vào tài sản của bố mẹ mỗi đứa 1 khác, đứa nhiều, đứa ít, đứa chả góp gì lại còn phá.
- Đứa ở với bố mẹ, đứa thoát ly, chưa kể trách nhiệm với tổ tiên: cúng bái giỗ chạp họ hàng...
Sơ sơ với cụ hàng chục những lí do trên, để nói rằng việc chia đều ko phải là công bằng, mà là cào bằng vô trách nhiệm, chia cho xong. Hợp lý nhất là cha mẹ nên chủ động bàn bạc công khai với con cái việc phân chia tài sản khi còn sống. Khi đó cần giải thích rõ lý do tại sao đứa nhiều đứa ít, dẫn tới sự đồng thuận của các con để đảm bảo sự phân chia di sản của mình sau khi mất được các con tôn trọng và hiểu được mong muốn của cha mẹ (luôn có xu hướng bù đắp cho đứa nào nghèo, vất vả, bệnh tật hay thật thà nhất nhà...).
Và em vẫn cho rằng, nếu ko xác định đc việc của cải là trong 2 bàn tay mình, mà chỉ nhăm nhăm nhìn đến tài sản của cha mẹ, thì ko có cách chia nào là công bằng, và niềm vui của đứa này sẽ là nỗi buồn của đứa khác. Haizz.