Ở Đức , việc quản lý lao động luôn đặt năng suất lao động lên hàng đầu ở hầu hết mọi ngành nghề , từ sản xuất hàng hóa đến dịch vụ công.....
Tất cả các hợp đồng lao động đều ký theo dạng giờ công/tháng . Có thể là bán thời gian , đủ thời gian ( 120-160-200 h/tháng ).
Vì tính theo giờ công , nên nó đẻ ra cái thẻ quẹt giờ làm . Bắt đầu vào làm, nghỉ giải lao hay ra về đều phải quẹt thẻ . Cuối tháng , nếu thiếu giờ thì tháng sau phải làm bù . Nếu thừa giờ thì nghỉ bù hoặc được thanh toán bằng tiền .
Tất cả mọi lao động đều có thẻ này , từ viên chức nhà nước đến công nhân.
Hầu hết công việc đều được khoán. Nên chủ không cần phải kè kè bên cạnh mà chỉ cần thuê quản lý . Quản lý cũng không nhất thiết phải luôn luôn ở chỗ làm . Người lao động tự sắp xếp công việc của mình với nhau làm sao để đảm bảo công việc được trôi .
Đầu tiên ông trưởng nhóm ( Team ) chịu trách nhiệm chung của nhóm , sau đó mỗi thành viên tự hoàn thành với phần việc của mình. Nếu công việc không trôi , thì đầu tiên quản lý nó sẽ hỏi thăm thằng trưởng nhóm . Sau đó rờ đến từng thằng nhân viên . Vì việc chung của cả nhóm nên tất cả phải có trách nhiệm hoàn thành . Dĩ nhiên , nếu ông nào đó lười hoặc kỹ năng làm việc tồi là sẽ bị đào thải , bởi những ông còn lại phải gánh thêm việc . Vì không có tình trạng nhất thân, nhì quen nên không làm được việc thì tự phải ra đi hay buộc phải ra đi. Quản lý mà không công bằng thì cũng bị tẩy chay . Một khi Team nó không phục thì chúng nó đồng loạt chơi lại quản lý . Khi đó thì quản lý cũng phải ra đứng đường . Vì tiền luôn luôn có chủ , chủ bỏ tiền túi ra trả công . Không có tiền chùa để trả , nên ông nào làm việc không hiệu quả thì dù to hay bé cũng phải ra đi.
Vâng , chủ nó rất thích " bóc lột " . Nhưng dù bóc lột kiểu gì chúng nó cũng tính đến cửa giữ sức cho người lao động . Bởi nó thừa biết rằng , khi người lao động nó lăn quay ra ốm, nó kiệt sức xin nghỉ ....thì quả là họa vì guồng máy bị xáo trộn, ảnh hưởng đến năng suất . Vì kiếm được một người lao động lành nghề không có dễ .
Tỉ dụ như mảng đưa thư của bưu điện . Thì một ngày nó khoán mỗi nhân viên phải quăng độ một ngàn thư , gói hàng ( nhỏ ) các loại . Sau nhiều tuần , nhiều tháng , năm...nó thống kê ra rằng , với số lượng như thế thì chỉ cần 8 tiếng giờ làm . Mới vào làm thì có thể nó giao ít hơn hoặc cho phép kéo dài thời gian hơn . Nhưng ông nào sau vài tháng , cả năm vẫn cần nhiều thời gian hơn 8 tiếng , thì rõ ràng là không hoàn thành nhiệm vụ . Hợp đồng sẽ chấm dứt .
Dĩ nhiên là số lượng thư từ , gói hàng thì phụ thuộc khách hàng . Nên ngày nào ít thì chủ nó sẽ nhận thêm tờ rơi, quảng cáo...nhét kèm vào cho người lao động đi quăng....Đại khái là kiểu gì cũng phải xoay đủ doanh số/đầu người/ngày làm.
Vào dịp cuối năm thư từ, bưu thiếp, gói quà nhiều....thì chủ nó sẽ tăng cường thêm người làm . Đảm bảo cho công việc trôi và người lao động không bị gục vì quá sức .
Về mảng nhà hàng thì cũng tương tự . Với doanh số như này thì cần ngần này người trong bếp và phụ bàn . Trong bếp tự bảo nhau mà làm, đông khách thì tất cả xúm vào làm với tốc độ nhanh nhất . Vắng khách thì quẹt thẻ giải lao hay về sớm . Cuối tháng tổng cộng giờ làm thanh toán tiền ( nếu ăn lương theo giờ ) hoặc bù trừ giờ công ( nếu ăn lương tháng ).
Về mảng viên chức thì nó khoán trong tháng Team, cá nhân phải giải quyết được ngần này hồ sơ . Ai không hoàn thành thì chuyển vị trí hoặc buộc thôi việc.
Trong mảng siêu thị , cửa hàng....thì nhân viên vừa thu ngân , vừa sắp xếp hàng hóa . Đông khách thì ra thu tiền . Vắng khách thì thay nhau dọn, bày hàng...
Quản lý lao động thì ở đâu cũng cần cây gậy và củ cà rốt . Làm tối ( sau 8h ), ngày lễ thì nó trả tiền phụ trội ( 25-50-75-100% ) . Cuối năm thì có tiền giáng sinh hoặc tháng lương thứ 13 .
Tất cả đã vào guồng , cứ thế mà chạy .