[Funland] Made in Germany

Boeing-787

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-53849
Ngày cấp bằng
29/12/09
Số km
2,017
Động cơ
468,811 Mã lực
Thế cái từ " Verfasssung " là cái gì vậy cụ ? Grundgesetz nó cũng nằm trong đó đấy . Mà bản thân khi học về đại cương luật ở Việt Nam nó cũng định nghĩa " Hiến pháp là văn bản luật ( cơ sở ) cao nhất " mà.

Nói thiệt ảnh của cụ nhiều cái xấu lắm , nên cụ lựa cái nào đẹp lung linh hay có mặt cụ thì cho vào . Không thì , hoặc là tốn tài nguyên diễn đàn . Hoặc các cụ khác có thể hiểu lầm là quăng rác phá thớt . DLV ba củ hay dụng võ này .
Cụ mắng quá chuẩn !...
Với DLV ba củ thì chỉ có đoảng này với thiên đường này mới là đỉnh cao !...
 

bvc

Xe tăng
Biển số
OF-11349
Ngày cấp bằng
1/11/07
Số km
1,439
Động cơ
543,734 Mã lực
Nơi ở
TRAI trên GÁI dưới
Bên này đang là 2 giờ kém 15 sáng. Em buồn ngủ , bổ đầu vào bàn phím mấy lần . Mai ngày nghỉ tỉnh táo , em hầu tiếp các cụ .
Con cụ vẫn chưa thi vào STk à, học tiếng thêm nếu ko cố gắng và chăm chỉ, tự giác thì cũng ko lên được bao nhiêu. F1 nhà em sang gần cuói tháng 7 thi đỗ STK Uni và học từ đầu tháng 10 rồi
Con em sang đầu tháng 9 ạ nên chậm mất mấy tháng, đang học tiếng b2 và ôn thi dự bị, cháu thi dự bị hanover và leizig cùng 2 trường nữa ở kolz, con cụ ở vùng nào ạ, con trai hay con gái, cháu nhà em con trai đang ở halmen cách hanover 40-50km thì phải, nếu các cháu gần nhau cho chúng nó kết nối cho đỡ buồn thì hay quá
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,389
Động cơ
481,318 Mã lực
Con em sang đầu tháng 9 ạ nên chậm mất mấy tháng, đang học tiếng b2 và ôn thi dự bị, cháu thi dự bị hanover và leizig cùng 2 trường nữa ở kolz, con cụ ở vùng nào ạ, con trai hay con gái, cháu nhà em con trai đang ở halmen cách hanover 40-50km thì phải, nếu các cháu gần nhau cho chúng nó kết nối cho đỡ buồn thì hay quá
F1 nhà mình (con gái) sang hồi gần cuối tháng 7, thỉ 3 trường (trong đó có 1 ở VN) đều đỗ cả. Hiện đang học ở STK Hannover, nó thuê nhà cùng bạn học TQ, ĐL ở ngay trong Hannover, đi đến trường mất khoảng 20-30 phút
 

bvc

Xe tăng
Biển số
OF-11349
Ngày cấp bằng
1/11/07
Số km
1,439
Động cơ
543,734 Mã lực
Nơi ở
TRAI trên GÁI dưới
F1 nhà mình (con gái) sang hồi gần cuối tháng 7, thỉ 3 trường (trong đó có 1 ở VN) đều đỗ cả. Hiện đang học ở STK Hannover, nó thuê nhà cùng bạn học TQ, ĐL ở ngay trong Hannover, đi đến trường mất khoảng 20-30 phút
Cháu nhà bác chắc bằng cháu nhà em sinh năm 96 hả bác, cấp 3 cháu học trường nào mà thi o VN, có phải cháu học cấp 3 Việt đức thì mới có thi dự bị ở VN chứ nhỉ, thế cháu nhà bác ở cũng gần nhà cháu nhà em rồi, cháu nhà em ở với bác ruột
 

vuphong

Xe tải
Biển số
OF-16704
Ngày cấp bằng
27/5/08
Số km
379
Động cơ
512,410 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
Một góc nhìn khác về người Việt ở Đức (em paste từ Pham Thị Hoài)
..........
Người Việt ở Đức hoàn toàn vắng mặt trong những tội phạm cỡ lớn như khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia; rất khiêm tốn trong những tội phạm tài chính và công nghệ cao; khá thứ yếu trong những lĩnh vực như ma túy, mại dâm...; quả thật không thể sánh vai các bạn thuộc khối Đông Âu cũ do Nga dẫn đầu; nhưng lừng danh trước hết với mafia thuốc lá lậu và ngay sau đó có thứ hạng đáng kể là những người ăn trộm, có lẽ chỉ đứng sau Rumani. Trong ba năm gần đây, mỗi năm cộng đồng 84.000 người Việt ở Đức phạm khoảng 5000 vụ hình sự, trong đó trên dưới 1000 vụ là tội ăn cắp. Để so sánh: cộng đồng Trung Quốc 110.000 người, mỗi năm trên dưới 200 vụ ăn cắp. Trừ tranh tượng nghệ thuật và bí mật công nghệ, nói chung không có thứ gì mà người Việt ở đây không thể và không nỡ ăn cắp, từ mèo nhà hàng xóm, xe nôi, xe đạp, hộ chiếu, thẻ tín dụng, điện, nước, biển số, đến nhân thân, vịt trời...; làm nấm ăn cắp nấm, làm xúc xích ăn cắp xúc xích, làm quán ăn cắp tất cả những gì không còn nguyên niêm phong; song phổ biến nhất là ăn cắp trong cửa hàng. Có thời, đồ ăn cắp được bày ngang nhiên ở nhiều góc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, khu chợ Việt Nam nổi tiếng tại quận Lichtenberg. Đồng bào xúm xít mua đồ tốt giá rẻ, từ hộp thuốc đánh răng, kem dưỡng da, rượu, cà-phê đến túi xách, áo da, quần bò hàng hiệu. Sự nghiệp bán thuốc lá lậu đã góp phần xây dựng cộng đồng người Việt ở miền Đông nước Đức trong 25 năm qua, song thời hoàng kim của nó đã là dĩ vãng, trong khi ăn cắp thì tương lai còn khá vững bền.

Ta hãy nhớ lại: Ngày 10/5/1996, cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường thuốc lá lậu ở Berlin giữa các băng đảng Việt Nam - mở màn ngày 6/12/1992 với một xác người Việt ở một bãi đậu xe tại quận Marzahn, Đông Berlin - đạt tới đỉnh cao ghê rợn: sáu người Việt bị hành hình trong một căn hộ chung cư cũng ở quận Marzahn, tất cả tay đều bị trói, mỗi người lĩnh chính xác hai viên đạn của băng Ngọc Thiện bắn vào đầu. Bốn ngày sau, để "tháng Năm đẫm máu" đi vào lịch sử tội phạm của thành phố này, băng Quảng Bình "bị hại" đáp lễ bằng ba xác người Việt vứt ở đường tàu quận Lichtenberg

Mafia Việt Nam một thuở, nghe thì kinh, đếm xác nạn nhân càng kinh, song diện mạo thật thì thô sơ đến bất ngờ. Một số lính, được trìu mến hay trọng thị hay e sợ hay tất cả trộn lại – chỉ trừ không giễu nhại - gọi là "bộ đội", quân chủ lực của băng Quảng Bình, sa vào tay cảnh sát Berlin không phải như trong phim hình sự, sau những pha săn lùng, đột nhập nghẹt thở. Mà đơn giản là ngớ ngẩn. Sau một phiên tòa xử tội ăn trộm một chiếc sơ-mi, một bộ đồ tắm và một chiếc quần short trị giá gần 500 DM trong cửa hàng xa xỉ KaDeWe, bị cáo là một phụ nữ Việt nhất định không chịu rời khỏi phòng xét xử. Cô run rẩy bảo, "bộ đội" đang chờ trước cửa tòa án, "bộ đội" sẽ bắt cóc cô để tra khảo, dù cô không khai gì trước tòa. Một trong những "bộ đội" ấy, súng giắt cạp quần ngẩn ngơ, gần như lao thẳng vào tay cảnh sát, và ngay trong ngày hôm ấy sào huyệt của Quảng Bình bị lật tung, một trong hai khẩu Kalashnikov thu được ở đó chính là vũ khí đoạt mạng ba người ở đường tàu. Vài hôm sau, một trong những "bộ đội" đang bị truy nã cũng dính lưới, không phải trong khi chôn sống một ai đó ngoài rừng, mà trong khi ăn trộm tại một cửa hàng ở quận Lichtenberg.

Ăn cắp vậy là đã góp phần thanh toán mafia thuốc lá, chuyện của người Việt thường trớ trêu như thế. Không bao giờ nghề buôn lậu thuốc lá của người Việt ở đây còn đạt tới quy mô huy hoàng của những năm chín mươi đó nữa. Đức không còn là điểm đến hấp dẫn nhất. Chính ở thời điểm đó, Anh quốc nổi lên, với lợi nhuận kếch xù từ nghề trồng cỏ. Người Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Họ muốn giàu, nhưng phải là giàu một cục, thật nhanh, thật xổi. Chắt chiu những đồng tiền lẻ để khấm khá dần lên từng đời như người Tàu ở nước ngoài thì chẳng bõ.

Tuy một bước đổi đời bằng nghề cầm nhầm thì khó, song ăn trộm ở đây một ngày vẫn hơn đi cày ở nhà cả tháng. Và khác xa huyền thoại, đồng bào tôi – nhất là thế hệ hai chàng Nike và Dolce Gabbana – còn thiếu cần cù hơn cả thiếu kiên nhẫn. Ăn trộm là nghề nhàn, dạo phố, tia hàng, đi làm như đi chơi mà thu nhập không thua đứng đường bán thuốc lá từ sáng sớm đến tối mịt, tức mỗi tháng trên dưới một ngàn Euro, chưa kể tiền nhà, tiền bảo hiểm y tế và khoảng 350 Euro trợ cấp tị nạn, tất cả do nhà nước trả. Môi trường lại vô tận, nhân loại còn thì siêu thị còn, siêu thị còn thì người Việt còn. Và gần như không mất vốn. Một cái kìm cắt tem từ. Một cái túi lót lớp giấy bạc để tránh báo động khi qua cổng từ, gần đây người Việt giàu sáng kiến còn khâu luôn lớp giấy bạc vào mặt trong áo khoác. Và không cần qua đào tạo. Hôm trước theo đàn anh đàn chị đi tia, hôm sau tự mình đã ngon lành khánh thành công ty một thành viên hai ngón. Và ít mạo hiểm. Khung hình phạt cao nhất là năm năm, nhưng có ăn cắp cả Nữ thần Chiến thắng lẫn bốn con ngựa trên cổng thành Brandenburger Tor cũng chưa chắc được tuyên bản án ấy. Xã hội càng yên thì luật pháp càng hiền. Trong thực tế, không mấy người Việt phải ngồi nhiều hơn vài ba tháng. Phần lớn chỉ phạt tiền, mỗi tháng trả dần vài ba chục, án tù thường chuyển thành chế độ hưởng án treo. Thanh thiếu niên chưa tròn hai mốt tuổi thường chỉ bị cảnh cáo, phạt lao động công ích, tức dọn dẹp lau chùi ngay trong trại, hay quản thúc cuối tuần. Có lần tôi suýt phì cười vì bản án dành cho một thanh niên Việt Nam ăn cắp 17 gói cà-phê: bắt về trại đi học tiếng Đức!

Thế là hôm ấy khi ra cửa, tôi bảo, hai cháu chịu khó đi học tiếng Đức nhé, đừng ăn trộm nữa.

Chàng Dolce Gabbana đáp, bọn phát-xít, nó xử oan, cháu có cầm đồ đâu.

Cầm đồ ở đây không phải là cầm đồ mà là cầm đồ. Tôi đã tưởng mình khá thông thạo ngôn ngữ của đồng bào ở Berlin, song có lần hỏi một chị làm nghề gì và nghe câu trả lời, em nhặt tay nhặt chân, tôi vẫn hơi sững sờ. Ám ảnh của chiến tranh mấy chục năm trước vụt hiện về: đó là một buổi sáng, từ hầm trú ẩn nơi sơ tán chui lên, đứa trẻ khi ấy là tôi cùng người lớn và những đứa trẻ khác lặng lẽ đi nhặt những mẩu chân tay vô danh, có cái là nguyên một tảng ở khúc hông và bẹn, văng rải rác gần một hố bom mới toanh. Nhưng ở Berlin, người phụ nữ Việt Nam nọ là chủ một tiệm làm móng, việc thường trực là lấy khóe, tỉa da thừa ở móng tay móng chân.

Tôi hỏi, cái gì cầm đồ?
Chàng Nike nhanh nhẹn giải thích, đồ thì cháu cầm, thằng này – hất hàm về phía Dolce Gabbana – chỉ bóc tem thôi. Nhưng cháu đã ra đến cửa đâu. Luật pháp *** gì, bất công!

Tôi bảo, bóc tem với cầm đồ thì đúng là định ăn trộm rồi, oan với ai nữa.
Dolce Gabbana trừng mắt: Cô bênh bọn Đức lợn hử? Người Việt thì phải giúp người Việt chứ! Cô có phải người Việt không hử?
........
 

hgb

Xe container
Biển số
OF-66600
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
7,157
Động cơ
415,112 Mã lực
Em mượn bài viết bên vnexpress đưa sang đây.

Thu vàng nước Đức qua ống kính người Việt
Tháng 10 về cũng là lúc cây cối ở Đức chuyển từ màu xanh sang vàng, mang theo những cơn gió lạnh đầu tiên của năm.





Hàng cây vàng tôn lên nét đẹp cổ kính và trầm mặc của nhà thờ lớn Berlin.



Tháp truyền hình, một trong những biểu tượng nổi tiếng của thủ đô Berlin, lấp ló giữa những tán lá và bầu trời thu


Những ngày mùa thu, thời tiết ở Đức cũng đỏng đảnh hơn. Có ngày u ám nhưng cũng có ngày màu nắng và màu lá hòa làm một

Văn phòng hiện đại của thủ tướng Angela Merkel cũng được tô điểm bằng những hàng cây vàng, đỏ, và những mảng tường phủ đầy lá.

Nguồn: http://vnexpress.net/photo/nguoi-viet-5-chau/thu-vang-nuoc-duc-qua-ong-kinh-nguoi-viet-3303280.html

Em mời mợ Seduxen , cụ Huuminh vào thăm lại nơi xưa :)
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,389
Động cơ
481,318 Mã lực
Cháu nhà bác chắc bằng cháu nhà em sinh năm 96 hả bác, cấp 3 cháu học trường nào mà thi o VN, có phải cháu học cấp 3 Việt đức thì mới có thi dự bị ở VN chứ nhỉ, thế cháu nhà bác ở cũng gần nhà cháu nhà em rồi, cháu nhà em ở với bác ruột
Đúng rồi, năm nay sang bên đó đều lứa 96 cả. F1 nhà mình học PĐP, bắt đầu học tiếng từ tháng 10 (sau khi thi ĐH 3 tháng), trước khi sang đã xong B2. Việc thi ở VN là trường Kassel (dù vẫn gửi hồ sơ sang bên kia đăng ký), nhưng do có anh bạn quen đ/c Việt - DAD nên họ đồng ý cho thi ở VN hồi cuối tháng 6. Trước khi sang bên kia F1 đã biết kết quả đỗ ở đó, nhưng vì trường đó yêu cầu nhập học sớm gần cuối tháng 8 nên F1 nhà mình bỏ để thi chỗ Coburg và Hannover.
Sang bên kia mình cũng có gia đình anh bạn thân thiết cho cháu ở cùng giai đoạn đầu sau đó tự tách ra thuê nhà riêng để ổn định và đảm bảo "tự do" vì dù là người Việt nhưng sông ở trời Tây thì sinh hoạt kiểu "giúp đỡ" nhau như ở nhà ko thích hợp lắm. Do vậy F1 tự đi thuê nhà, vừa rồi cũng hai bạn gái trong lớp tìm được căn hộ thuê mỗi đứa 1 buồng để sinh hoạt ổn định hơn Có lẽ như vậy cũng tự chủ và năng động hơn
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,570
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Em mượn bài viết bên vnexpress đưa sang đây.

Thu vàng nước Đức qua ống kính người Việt
Tháng 10 về cũng là lúc cây cối ở Đức chuyển từ màu xanh sang vàng, mang theo những cơn gió lạnh đầu tiên của năm.





Hàng cây vàng tôn lên nét đẹp cổ kính và trầm mặc của nhà thờ lớn Berlin.



Tháp truyền hình, một trong những biểu tượng nổi tiếng của thủ đô Berlin, lấp ló giữa những tán lá và bầu trời thu


Những ngày mùa thu, thời tiết ở Đức cũng đỏng đảnh hơn. Có ngày u ám nhưng cũng có ngày màu nắng và màu lá hòa làm một

Văn phòng hiện đại của thủ tướng Angela Merkel cũng được tô điểm bằng những hàng cây vàng, đỏ, và những mảng tường phủ đầy lá.

Nguồn: http://vnexpress.net/photo/nguoi-viet-5-chau/thu-vang-nuoc-duc-qua-ong-kinh-nguoi-viet-3303280.html

Em mời mợ Seduxen , cụ Huuminh vào thăm lại nơi xưa :)
E cám ơn cụ! Những hình ảnh Thu vàng đẹp quá,thật thanh bình cụ nhỉ?
Qua những tấm ảnh,những ký ức kỷ niệm của e chợt ùa về. Đó là những lần đi thăm thú các nơi,nhất là Berlin. Cái tháp truyền hình trong ảnh vẫn chẳng thay đổi tý gì dù đã gần 30 năm rồi. Đợt e đến tháp này vào tầm 11-12h,cũng ở độ thời gian này vì những hình ảnh buổi hôm đó vẫn gợi nhớ trong e. 1 quảng trường đi bộ nho nhỏ xung quanh tháp,dân bản xứ đã khoác những chiếc áo của mùa đông. Lính Nga với chiếc áo dạ màu cỏ úa dài kiểu măng tô đi lại nườm nượp. Bọn e còn xếp hàng ở 1 quán Imbis cạnh chân tháp để làm mỗi người 1 chiếc Bratwurt nóng hổi lẫn nước jem( mù tạt vàng) dưới lên nó. :)
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,389
Động cơ
481,318 Mã lực
Mỗi mùa đều có cái đẹp mê hồn của nó. Mùa đông thì có tuyết và sau khi tuyết rơi bám trên cành cây tạo thành những tác phẩm khó có thể quên. Mùa hè thì cây cối xanh và con người ăn mặc thoải mái theo phong cách Tây cũng rất ấn tượng. Còn mùa xuân, chỉ sao 1 đêm có khi cả thảm cỏ xanh rờn và đầy hoa, khó có ở VN
 

Huong sang

Xe hơi
Biển số
OF-359734
Ngày cấp bằng
24/3/15
Số km
108
Động cơ
260,776 Mã lực
Góp với các cụ bản tin mới đây nhất về vấn đề nan giải đó là làn sóng người tị nạn tràn vào nước Đức đang đe doạ đến chiếc ghế Thủ tướng của bà A.Merkel.

CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH VỀ TỴ NẠN KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN NÀO
01.11.2015 18:41
Sáng hôm nay 01.11.2015, vào lúc 9.00 giờ đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo Chính phủ Đức tại Phủ Thủ tướng ở Berlin gồm 3 nhân vật chủ chốt là bà Thủ tướng Angela Merkel thủ lĩnh đảng CDU, Phó Thủ tướng ông Sigmar Gabriel thủ lĩnh đảng SPD và ông Horst Seehofer thủ lĩnh đảng CSU, bàn về những vấn đề quan trọng trong chính sách với những người tỵ nạn.


Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Đảng CDU ký Thỏa thuận với đại diện hai đảng đối lập gồm CSU và SPD ngày 27.11.2013 để thành lập một chính phủ liên hiệp. Ảnh: AFP/TTXVN


Đáng tiếc chỉ sau 2 tiếng đồng hồ, cuộc họp đã kết thúc mà không đi tới một thoả thuận nào. Thứ Năm tuần này có thể những vấn đề này sẽ được tiếp tục đưa ra bàn thảo trước thềm Hội nghị các Bộ trưởng. Điểm mấu chốt dẫn đến cuộc họp hôm nay bất thành là đề nghị của Liên minh Thiên chúa giáo thành lập khu tập trung (khu trung chuyển) giữ những người tỵ nạn chưa đăng ký và đợi xét đơn tỵ nạn. Ngoài ra còn một số điểm bất đồng chưa thoả thuận được còn để ngỏ.

Theo đánh giá của nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước thì kết quả cuộc họp này sẽ quyết định đến con đường sự nghiệp của bà Angela Merkel. Trong vài tuần qua đã có nhiều dự đoán được lan truyền, ai sẽ là người lên thay bà Angela Merkel khi bà không còn ở cương vị Thủ tướng nữa. Một vài nhân cử được đưa ra phân tích nhưng cuối cùng có vẻ như ông Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schäuble (CDU) sẽ là nhân cử thích hợp nhất. Ông Schäuble có đầy đủ kinh nghiệm và khôn khéo để thế chỗ của bà Merkel. Hiện nay tuy không có những phát biểu có tính chất quá khích chỉ trích đường lối lãnh đạo của bà Merkel trong vấn đề tỵ nạn nhưng ông Schäuble cũng đã phát biểu tỏ rõ quan điểm của mình, yêu cầu bà Thủ tướng chậm nhất đến dịp Noel năm nay phải có biện pháp mạnh để nhằm giảm thiểu có hiệu quả số lượng người tỵ nạn tràn vào Đức. Ngoài ra ông Schäuble đang rất khôn khéo giữ mình ở thế không xuất đầu lộ diện quá sớm. Nên nhớ bà Merkel còn một món nợ với ông Schäuble chưa được ông tính sổ trong thời kỳ trước khi bà trúng cử chức vụ Thủ tướng. Món nợ này ông không dễ quên.

Cuộc họp ngày hôm nay bàn đến một số vấn đề mấu chốt như: Thành lập những trung tâm cho người tỵ nạn vừa vào biên giới Đức trong thời gian chờ đăng ký và xét đơn. Chỉ tiêu phân bổ người tỵ nạn về các tiểu bang của Đức. Biện pháp tiến hành trục xuất nhanh những người không đủ tiêu chuẩn xét tỵ nạn. Có đóng cửa đường biên giới hay không?

Vài vấn đề đươc bàn tới mang tính chất xoa dịu dân chúng, bà Merkel cũng biết như vậy khi cuộc khủng hoảng tỵ nạn xảy ra, nhưng bà vẫn phải đối diện với những vấn đề này. Thủ lĩnh CSU, ông Seehofer lại đang ép bà Thủ tướng phải có những biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa với những người tỵ nạn. Ông Gabriel thì lại phản đối.

Trong không khí căng thẳng này bà Merkel phải khéo léo giữ được hoà khí và điều khiển cuộc họp. Ông Seehofer đã gây áp lực là Liên minh Thiên chúa giáo giữa đảng CDU và đảng CSU có khả năng bị chia rẽ nếu không tìm được tiếng nói chung. Nhưng nếu kết quả của cuộc tranh luận này bất lợi cho bà Merke cũng đồng nghĩa với bà có thể vì thế mà phải rời khỏi ghế Thủ tướng. Nếu đạt được thoả thuận chung giữa bà Merkel và ông Seehofer, bà có thể tiếp tục cùng với sự ủng hộ của đảng CSU lãnh đạo đất nước. Nhưng có 4 lý do mà bà Merkel rất khó có thể vượt qua.

1.- Bà Merkel không có thể thực hiện được những yêu cầu của đảng CSU.

Hiện nay những đảng viên của CSU đang chỉ trích đường lối lãnh đạo của bà Merkel rất gay gắt. Không chỉ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của CSU mà ngay cả một vị dân biểu đảng CSU là ông Hans Peter Uhl đã phát biểu: „Biên giới Đức sẽ phải đóng cửa để ngăn chặn làn sóng tỵ nạn tràn vào không thể kiểm soát được với sự đồng ý hay không đồng tình của bà Merkel!“ Quan điểm này không chỉ là của riêng tiểu bang Bayern.

Nhiều người dân Đức cũng muốn phải có những biện pháp cứng rắn hơn để chấm dứt tình trạng hiện nay. Nếu bà Merkel không cùng chung đi theo hướng này thì „ bà sẽ không không còn là Thủ tướng Đức nữa!“, nhưng trên thực tế bà Merkel lại rất muốn làm Thủ tướng đến hết nhiệm kỳ này. Những phát biểu như trên tạo áp lực rất lớn đối với bà Thủ tướng. Tuyên bố của ông Seehofer, có thể đảng CSU sẽ tách ra khỏi Liên minh với CDU nếu không đạt được thoả thuận, cũng đã đủ làm cho những người bất đồng có lý do tạo ra biến động để lật đổ bà Thủ tướng.

2.- Đảng SPD ngáng đường.

Một đề nghị hiện đang được đưa ra bàn thảo: Thành lập khu tập trung (gọi là khu trung chuyển) ngay gần biên giới tạm thời giữ những người tỵ nạn trong thời gian đợi đăng ký và xét đơn. Sau đó nếu không được công nhận thì sẽ trục xuất thẳng từ đây hoặc sẽ được chuyên chở đến nơi cư trú trong nước Đức nếu được chấp nhận cho tỵ nạn. Đây là đề nghị từ phía Liên minh CSU và CDU nhưng thủ lĩnh đảng liên minh cầm quyền là SPD,ông Gabriel lại vừa phát biểu hôm thứ bảy: „ Khu vực rộng lớn giam giữ người tỵ nạn như vậy không thể tổ chức thực hiện được và cũng không có nền tảng pháp lý hiện hành nào cho phép làm việc này!“

Lãnh đạo đảng SPD nhìn nhận khu vực này giống như nhà tù giam giữ người tỵ nạn nên nhất quyết không đồng ý với đề nghị này. Nhưng đây lại là chủ đề được đưa ra tranh luận nhiều nhất trong những ngày qua. Đây quả là vấn đề rất nan giải gần như không thể vượt qua được của bà Merkel

3.- Những vấn đề được đưa ra bàn thảo trong cuộc họp đã bị truyền thông, dư luận làm phức tạp hoá rất nhiều.

Rất nhiều những cuộc tranh luận công khai đã làm nóng lên những vấn đề được đưa ra bàn thảo trong cuộc họp. Nghị viên Peter Dreier của Huyện Landshuter mới đây đã nói với bà Thủ tướng qua một cuộc trao đổi bằng điện thoại: „Nếu nước Đức tiếp nhận 1 triệu người tỵ nạn thì theo tỷ lệ phân bổ, Huyện chúng tôi sẽ chỉ nhận 1800 người, nếu có thêm người tỵ nạn đến thì tôi sẽ cho họ lên xe Bus và chuyển thẳng họ đến Phủ Thủ tướng tại Berlin!“. Tuyên bố này ông cũng đã nói với tờ nhật báo „Thế giới ngày Chủ nhật“.

Đương nhiên bà Merkel đã có những trả lời dứt khoát về vấn đề này nhưng điều đó cũng cho thấy niềm tin cũng như sự cảm thông tại hạ tầng cơ sở vào sự lãnh đạo của bà Thủ tướng đã hầu như không còn nữa. Sự mất tín nhiệm này đã từ hạ tầng lan lên đến thượng tầng quyền lực của chính phủ.

4. Bà Thủ tướng đang phải chạy đua với thời gian.

Áp lực hiện nay đối với bà Merkel là rất lớn. Ông Seehofer đã tuyên bố một hạn định cho bà Merkel, hạn định này hết hạn ngày hôm nay. Hết ngày hôm nay bà Merkel phải có một hoạch định cụ thể để giải quyết tình trạng khủng hoảng. Điều này nghe rất nghịch lý. Lẽ ra người có vị thế có thể ra một yêu cầu có hạn định trong Liên minh Thiên chúa giáo cầm quyền hiện tại phải là bà Thủ tướng, người lãnh đạo. Thế nhưng thực tế lại ngược lại, bà Thủ tướng đang bị chỉ trích và nhận áp lực một cách công khai.

Thêm vào đó ông Bộ trưởng tài chính Wolfgang Schäuble cũng đang gây sức ép với bà Merkel. Ông đưa ra yêu cầu số lượng người tỵ nạn phải được giảm thiểu đáng kể chậm nhất là vào dịp lễ Giáng sinh năm nay và đến khi đó chính phủ phải có khả năng kiểm soát được tình trạng hỗn loạn này. Đó là một yêu cầu mà bà Thủ tướng phải nghiêm túc thực hiện. Nếu điều này không được thực hiện thì có thể chính ông Schäuble sẽ là người xô đổ ghế Thủ tướng của bà Merkel. Chắc chắn ông Schäuble không phải là người duy nhất muốn làm chuyện này.

Theo Mạnh Thái tổng hợp từ báo Đức hôm nay 01.11.2015.
 

sondh73

Xe hơi
Biển số
OF-145193
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
147
Động cơ
363,020 Mã lực
Thưa cụ , nghề giáo viên bên này cũng có nhiều dạng , có thể là công chức ( Beamte, hầu hết những giáo viên làm từ thời trước khi thống nhất ), và cũng có thể là viên chức ( Angestellte , những giáo viên mới ở các bang đông Đức sát nhập sau này ).
Ở bên này khi đã nhận hợp đồng vô thời hạn ( tự động sau hai năm ) , bất kể làm công việc gì ( dù là bảo vệ hay rửa bát...) , làm bất cứ cho doanh nghiệp nào ( tư nhân hay nhà nước ....) , thì khi cho người lao động nghỉ việc đều phải bồi thường . Số tiền bồi thường nhiều hay ít thì phụ thuộc vào số năm cống hiến nhiều hay ít , phụ thuộc vào mức lương người đó hưởng khi đang tại vị . Đại khái là tất cả người lao động đều bình đẳng trên phương diện pháp luật.

Ở Đức có riêng hẳn một toà án Lao động chuyên trách xử các vụ có liên quan tranh chấp giữa chủ lao động và người lao động cũng như các sự vụ liên quan đến vấn đề lao động .
Thanks cụ đã cho em hiểu phần nào về cuộc sống người lao động bên đó. Cụ cho em lạm dụng time của cụ chút về vấn đề nhà ở. Bọn em ở nhà cày cuốc được tý chỗ ở là mất 1/2 cuộc đời. Đi toi tuổi trẻ. Em thấy bên đó tụi kỹ sư trẻ nó mua xe pkl chơi thoả thích, sau đó mới lấy vợ mà cuộc sống nó hình như ko phải đầu tắt mặt tối như mình. Mà em cũng thích cái cách làm hết sức chơi hết mình của tụi nó. Em đã từng được đến Stenanfelt rồi cụ ạ ( ko biét em viét đúng tên địa danh).
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,623
Động cơ
550,294 Mã lực
Đúng rồi, năm nay sang bên đó đều lứa 96 cả. F1 nhà mình học PĐP, bắt đầu học tiếng từ tháng 10 (sau khi thi ĐH 3 tháng), trước khi sang đã xong B2. Việc thi ở VN là trường Kassel (dù vẫn gửi hồ sơ sang bên kia đăng ký), nhưng do có anh bạn quen đ/c Việt - DAD nên họ đồng ý cho thi ở VN hồi cuối tháng 6. Trước khi sang bên kia F1 đã biết kết quả đỗ ở đó, nhưng vì trường đó yêu cầu nhập học sớm gần cuối tháng 8 nên F1 nhà mình bỏ để thi chỗ Coburg và Hannover.
Sang bên kia mình cũng có gia đình anh bạn thân thiết cho cháu ở cùng giai đoạn đầu sau đó tự tách ra thuê nhà riêng để ổn định và đảm bảo "tự do" vì dù là người Việt nhưng sông ở trời Tây thì sinh hoạt kiểu "giúp đỡ" nhau như ở nhà ko thích hợp lắm. Do vậy F1 tự đi thuê nhà, vừa rồi cũng hai bạn gái trong lớp tìm được căn hộ thuê mỗi đứa 1 buồng để sinh hoạt ổn định hơn Có lẽ như vậy cũng tự chủ và năng động hơn
Em cũng đang tìm hiểu cho con đi du học Đức, bác có thể liệt kê sơ bộ chi phí, thời gian, thủ tục từ VN sang Đức và chi phí hàng tháng ở Đức cho em tham khảo được không ạ ?
Cảm ơn bác trước.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,389
Động cơ
481,318 Mã lực
Em cũng đang tìm hiểu cho con đi du học Đức, bác có thể liệt kê sơ bộ chi phí, thời gian, thủ tục từ VN sang Đức và chi phí hàng tháng ở Đức cho em tham khảo được không ạ ?
Cảm ơn bác trước.
Kể hết thì nhiều thứ, chưa kể qui đinh cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên mình có thể tóm tắt mấy điểm sau:
1. F1 phải thi đỗ một trường ĐH ở VN với số điểm nhất định (năm trước chỉ cần >15 và ko có môn 4, năm rồi hình như 24 cho 4 môn và ko có môn 4)
2. Sau khi có KQ thi ĐH và giấy gọi nhập trường thì đem đến ĐSQ để làm thủ tục xin APS (tạm gọi giấy đủ điều kiện có thể sang Đức), phí mất đâu khoảng 900K, F1 được cấp 10 tờ giấy APS
3. Học tiếng Đức, nói chung bên kia đều yêu cầu tối thiểu bằng B1, có trường đòi hỏi B2. Học B1 liên tục (ngày nào cũng học 1-2 buổi) thì mất cỡ khoảng 5-6 tháng. Thi B1 và B2 đều 4 kỹ năng. Điểm đỗ mỗi kỹ năng là 60, tốt nhất là đõ từ 70 trở lên để việc xét visa sau này thuận tiện. Học tiếng ở Goeth, hay Trung tâm .... là tùy. Goeth thì đông và theo lớp, chuyển giữa các trình độ lại phải đợi 1-2 tuần cho đủ người.
4. Sau khi có B1 thì bắt đầu làm hồ sơ gửi sang bên kia để xin Zulassung (tạm gọi giấy báo đi thi đầu vào). Có 2 loại trường: nhận thẳng hồ sơ hoặc nhận qua Uni-Assist. Nhận thẳng thì phải lên trang web của trường để biết các yêu cầu giấy tờ cần nộp, kê khai và gửi sang + lệ phí (nếu có). Còn qua Uni thì có trang web lên kê khai trực tuyến, quét hồ sơ up lên, nộp tiền lệ phí (cái đầu 30 E, tiếp theo 15E).
5. Đối với trường đăng ký qua Uni thì đăng ký bao nhiêu trường thì chuyển tiền bấy nhiêu và gửi hồ sơ gốc sang cho họ
6. Tùy từng trường, thời điểm xét hồ sơ khoảng sau 1 tuần cho đến 1 tháng ... họ sẽ gửi giấy Zulassung về theo địa chỉ mình đăng ký. Tốt nhất đăng ký địa chỉ nhận bên Đức để nhận nhanh, sau đó nhờ quét gửi qua email cũng OK. Nhận ở VN qua thư thường có khi quá lịch thi.
7. Trong lúc chờ Zu có thể đi mở TK ngân hàng cho F1. Nếu mở TK bên Deutch Bank (DB) thì phải khai mẫu và đến ĐSQ để xác nhận chữ ký trong tờ khai và xác nhận pho to HC. Cái này mất đâu khoảng 900K. Sau đó gửi sang bên DB ở Đức, đợi họ cấp TK. Có thể đăng ký NH VN là Vietin Ban nhưng nghe nói việc tiêu rút tiền bên kia khó khăn vì ít chi nhánh.
NH yêu cầu nộp hơn 8000 Eu và đâu khoảng 50Eu phí mở TK. Hàng tháng F1 chỉ được rút tối đa 670 Eu. Mỗi năm học thì TK đều phải đủ 8K Eu.
8. Sau khi có Zu thì các cụ mang tiền ra NH chuyển vào TK của mình. Nếu NH DB thì sau 1-2 ngày có email thông báo xác nhận TK có tiền. Còn NH VN thì em ko biết vì em ko làm
9. Có Zu, có thông báo xác nhận TK NH .... cụ đi làm visa cho F1. Theo qui định 3 tuần trở ra sẽ được thông báo (nếu ko có trục trặc) đem bảo hiểm DL 3 tháng đến để lấy visa.
10. Chuẩn bị lên đường đến miền đất hứa có nhiều rủi ro cũng như may mắn tùy theo từng hoàn cảnh và nỗ lực của các F1

Có mấy điểm lưu ý:
1. Thời gian nhanh và thuận lợi thì thường sau khi thi đõ ĐH cho đến khi đi là khoảng gần 1 năm. F1 nhà mình tháng 8/2014 báo đỗ ĐH, học tiếng đến tháng 3 có B1, tháng 5 có B2 và giữa tháng 7/2015 mới sang. Nếu xác định quyết tâm đi thì nên bảo lưu ĐH hoặc bỏ luôn ko học. Vì ko thể bắt cá hai tay.
2. Nay có nhiều cháu đi học, làm điều dưỡng nên lịch đăng ký visa qua mạng khá khó khăn do vậy các cụ nên lưu ý.
3. Về cơ bản hồ sơ tự mình khai được, ko khó. Nhưng nếu cụ nào ko có thời gian thì có thể thuê một số trung tâm tư vấn khai hồ sơ, chuyển sang bên kia, đóng lệ phí hộ. Họ sẽ nhận Zu (nếu được) và chuyển về cho mình. Theo em ko nên làm trọn gói: học tiếng, lo hồ sơ, làm visa, đưa sang bên kia .... Nghe có vẻ tốt nhưng khi sang bên kia rồi, có nhiều F1 ko được sự hỗ trợ của cái gọi là trọn gói.
4. Dù có B1 nhưng sang bên kia vẫn có đ/c thi đầu vào (chỉ Toán và tiếng Đức) vẫn bị tạch vì thực sự B1 nhà mình chưa tốt. Các F1 cần phải chủ động luyện thêm qua giao tiếp
 

TrungPhong.

Xe điện
Biển số
OF-181112
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
2,100
Động cơ
351,849 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Khánh Nhac-Yên Khánh- Ninh Bình.
Em vẫn đọc theo rõi thớt, mong cụ DE-VN dành thời gian chia sẻ sâu rộng hơn về giáo dục Đức từ cấp mầm non đến đại học cụ nhé, cảm ơn cụ.
 

giangthu1998

Xe tăng
Biển số
OF-63686
Ngày cấp bằng
9/5/10
Số km
1,091
Động cơ
442,831 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tư vấn của cụ Cairong-2011 quá chuẩn và chi tiết. Em cũng đã tìm hiểu quy trình. F1 nhà em sinh năm 98 vừa nhận kết quả TestAS hôm qua, đạt xếp hạng 73% core test và 84% Economics. Sang năm thi ĐH xong F1 sẽ tập trung học tiếng Đức . Cần gì em nhờ cụ Cairong tư vấn thêm nhé
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,389
Động cơ
481,318 Mã lực
Tư vấn của cụ Cairong-2011 quá chuẩn và chi tiết. Em cũng đã tìm hiểu quy trình. F1 nhà em sinh năm 98 vừa nhận kết quả TestAS hôm qua, đạt xếp hạng 73% core test và 84% Economics. Sang năm thi ĐH xong F1 sẽ tập trung học tiếng Đức . Cần gì em nhờ cụ Cairong tư vấn thêm nhé
Bổ sung thêm phần thi TestAS: Cái này về nguyên tắc trong hồ sơ ko yêu cầu nhưng có và kết quả cao thì vẫn tốt (cũng như có IELTS, SAT, TOFLE, tham gia các khóa từ thiện, thể dục thể thao .... càng tốt).
TestAS thi ở Trung tâm Việt Đức trong ĐH BK, có thể thi bằng tiếng Anh, Đức tùy theo yêu cầu. Việc đăng ký thi bao nhiêu lần ko bị hạn chế (trước đây miễn phí thì OK, nay phải nộp đâu 30 Eu/thi thì phải vì đông quá). Dự kiến đi theo khối nào thì thi TestAS theo khối đó. F1 hồi đó thi 2 lần đều bằng tiếng Anh
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,623
Động cơ
550,294 Mã lực
Kể hết thì nhiều thứ, chưa kể qui đinh cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên mình có thể tóm tắt mấy điểm sau:
1. F1 phải thi đỗ một trường ĐH ở VN với số điểm nhất định (năm trước chỉ cần >15 và ko có môn 4, năm rồi hình như 24 cho 4 môn và ko có môn 4)
2. Sau khi có KQ thi ĐH và giấy gọi nhập trường thì đem đến ĐSQ để làm thủ tục xin APS (tạm gọi giấy đủ điều kiện có thể sang Đức), phí mất đâu khoảng 900K, F1 được cấp 10 tờ giấy APS
3. Học tiếng Đức, nói chung bên kia đều yêu cầu tối thiểu bằng B1, có trường đòi hỏi B2. Học B1 liên tục (ngày nào cũng học 1-2 buổi) thì mất cỡ khoảng 5-6 tháng. Thi B1 và B2 đều 4 kỹ năng. Điểm đỗ mỗi kỹ năng là 60, tốt nhất là đõ từ 70 trở lên để việc xét visa sau này thuận tiện. Học tiếng ở Goeth, hay Trung tâm .... là tùy. Goeth thì đông và theo lớp, chuyển giữa các trình độ lại phải đợi 1-2 tuần cho đủ người.
4. Sau khi có B1 thì bắt đầu làm hồ sơ gửi sang bên kia để xin Zulassung (tạm gọi giấy báo đi thi đầu vào). Có 2 loại trường: nhận thẳng hồ sơ hoặc nhận qua Uni-Assist. Nhận thẳng thì phải lên trang web của trường để biết các yêu cầu giấy tờ cần nộp, kê khai và gửi sang + lệ phí (nếu có). Còn qua Uni thì có trang web lên kê khai trực tuyến, quét hồ sơ up lên, nộp tiền lệ phí (cái đầu 30 E, tiếp theo 15E).
5. Đối với trường đăng ký qua Uni thì đăng ký bao nhiêu trường thì chuyển tiền bấy nhiêu và gửi hồ sơ gốc sang cho họ
6. Tùy từng trường, thời điểm xét hồ sơ khoảng sau 1 tuần cho đến 1 tháng ... họ sẽ gửi giấy Zulassung về theo địa chỉ mình đăng ký. Tốt nhất đăng ký địa chỉ nhận bên Đức để nhận nhanh, sau đó nhờ quét gửi qua email cũng OK. Nhận ở VN qua thư thường có khi quá lịch thi.
7. Trong lúc chờ Zu có thể đi mở TK ngân hàng cho F1. Nếu mở TK bên Deutch Bank (DB) thì phải khai mẫu và đến ĐSQ để xác nhận chữ ký trong tờ khai và xác nhận pho to HC. Cái này mất đâu khoảng 900K. Sau đó gửi sang bên DB ở Đức, đợi họ cấp TK. Có thể đăng ký NH VN là Vietin Ban nhưng nghe nói việc tiêu rút tiền bên kia khó khăn vì ít chi nhánh.
NH yêu cầu nộp hơn 8000 Eu và đâu khoảng 50Eu phí mở TK. Hàng tháng F1 chỉ được rút tối đa 670 Eu. Mỗi năm học thì TK đều phải đủ 8K Eu.
8. Sau khi có Zu thì các cụ mang tiền ra NH chuyển vào TK của mình. Nếu NH DB thì sau 1-2 ngày có email thông báo xác nhận TK có tiền. Còn NH VN thì em ko biết vì em ko làm
9. Có Zu, có thông báo xác nhận TK NH .... cụ đi làm visa cho F1. Theo qui định 3 tuần trở ra sẽ được thông báo (nếu ko có trục trặc) đem bảo hiểm DL 3 tháng đến để lấy visa.
10. Chuẩn bị lên đường đến miền đất hứa có nhiều rủi ro cũng như may mắn tùy theo từng hoàn cảnh và nỗ lực của các F1

Có mấy điểm lưu ý:
1. Thời gian nhanh và thuận lợi thì thường sau khi thi đõ ĐH cho đến khi đi là khoảng gần 1 năm. F1 nhà mình tháng 8/2014 báo đỗ ĐH, học tiếng đến tháng 3 có B1, tháng 5 có B2 và giữa tháng 7/2015 mới sang. Nếu xác định quyết tâm đi thì nên bảo lưu ĐH hoặc bỏ luôn ko học. Vì ko thể bắt cá hai tay.
2. Nay có nhiều cháu đi học, làm điều dưỡng nên lịch đăng ký visa qua mạng khá khó khăn do vậy các cụ nên lưu ý.
3. Về cơ bản hồ sơ tự mình khai được, ko khó. Nhưng nếu cụ nào ko có thời gian thì có thể thuê một số trung tâm tư vấn khai hồ sơ, chuyển sang bên kia, đóng lệ phí hộ. Họ sẽ nhận Zu (nếu được) và chuyển về cho mình. Theo em ko nên làm trọn gói: học tiếng, lo hồ sơ, làm visa, đưa sang bên kia .... Nghe có vẻ tốt nhưng khi sang bên kia rồi, có nhiều F1 ko được sự hỗ trợ của cái gọi là trọn gói.
4. Dù có B1 nhưng sang bên kia vẫn có đ/c thi đầu vào (chỉ Toán và tiếng Đức) vẫn bị tạch vì thực sự B1 nhà mình chưa tốt. Các F1 cần phải chủ động luyện thêm qua giao tiếp
Cảm ơn bác.
Em hỏi thêm là bác và cháu nhà tự chọn trường theo tiêu chí nào hay qua trung tâm hay người quen giới thiệu. Rồi ăn ở như thế nào cho tiết kiệm chi phí và đi lại thuận tiện nhất (cháu nhà em là con gái).
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,389
Động cơ
481,318 Mã lực
Cảm ơn bác.
Em hỏi thêm là bác và cháu nhà tự chọn trường theo tiêu chí nào hay qua trung tâm hay người quen giới thiệu. Rồi ăn ở như thế nào cho tiết kiệm chi phí và đi lại thuận tiện nhất (cháu nhà em là con gái).
Về nguyên tắc chọn trường ban đầu chủ yếu là để học dự bị (là điều bắt buộc cho các HS nưóc thứ ba như VN sang Đức học).
Hệ thống của Đức có hai hệ là Uni (kiểu ĐH tổng hợp, chuyên nghiên cứu nhiều), FH (ĐH thực hành, đi thực hành nhiều). Học Uni có thể chuyển xuống FH, ngược lại thì hơi khó. Học Uni có thể làm Thạc sỹ, TS, còn FH có thể ko được hoặc phải bổ sung thêm môn.
Do vậy em khi chọn cùng F1 chủ yếu chọn trường tại thành phố có thuận lợi, cũng có tên tuổi 1 chút (nhưng ko phải top). Cũng có bác chọn trường TOP thì áp lực học sẽ nặng nề hơn. Sau khi hết một năm dự bị (thường gọi là STK, stukoleg) thì lúc đó các F1 căn cứ kết quả thi và qui đổi điểm học ở VN để có thể aply chính thức vào các trường ĐH Uni hay FH. Khi đó mới bắt đầu học chính thức ĐH, nhưng vì ĐH bên Đức chỉ khoảng 3,5-4 năm nên so với các bạn VN cũng tương đương (trừ các bạn thi ko được phải học lại).
Do vậy theo em có lẽ tốt nhất là chọn trường ở khu vực có người thân giúp đỡ (nếu có), thuận lợi đi lại, học ko quá khó. Vì sang đó tiếng chưa tốt, cũng lạ nưóc lạ cái học khó quá sẽ vất vả. Em cũng tự tím hiểu và tham khảo, nhưng cũng tương đối thôi vì như em nói, còn 1 năm học STK để có thể lựa chọn lại (với điều kiện F1 cố gắng học đạt kết quả tốt)
Về ăn ở thì hiện nay việc thuê KTX khá khó khăn vì đông, F1 nhà mình ở Hannover lên đăng ký nhận được lắc đầu ko có. Có lẽ do TP này đông. Còn ở Kassel thì lại có thoải mái. Do vậy khi đó phải cùng nhau thuê nhà ngoài để ở, hoặc ở nhờ người thân (thường chỉ giai đoạn đầu vì nhiều bất tiện). Hiện F1 nhà mình cũng với 2 bạn gái trong lớp là ĐL, TQ có thuê chung một căn hộ, mỗi người một buồng riêng. Giá đâu khoảng 260 Eu/tháng (tính tất cả điện nưóc, Internet). Cũng tự mày mò tìm trên mạng, đến thỏa thuận thôi. Ăn có lẽ cũng ko khó lắm, chịu khó mua đồ về nấu thôi. Còn ăn trong KTX cũng rẻ hơn so bên ngoài. Đi lại thì được miễn vé tàu, bus trong bang mình đang học (tất nhiên chỉ miễn loại tàu thường, còn tàu nhanh ICE, IC thì vẫn mất tiền). Về cơ bản nếu ko ăn chơi, tiêu xài thì số tiền hàng tháng được rút theo qui định là 670 Eu cũng có thể đủ để thuê nhà, ăn uống
 
Biển số
OF-389984
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
327
Động cơ
240,176 Mã lực
Tuổi
34
hay nhỉ
nhưng vn mình thì ...
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
4. Dù có B1 nhưng sang bên kia vẫn có đ/c thi đầu vào (chỉ Toán và tiếng Đức) vẫn bị tạch vì thực sự B1 nhà mình chưa tốt. Các F1 cần phải chủ động luyện thêm qua giao tiếp
Tôi cũng từng học nhiều năm bên đó. Góp ý cùng các cụ:
Cái B1 của ta ở đây nó ko có ý nghĩa gì đâu. Chỉ hỏi được đường, gọi đồ ăn.
So sánh: Tôi học 10 tháng ở ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, chỉ tiếng Đức, 5 buổi / tuần.
Qua bển cầy tiếp 8 tháng nữa, cũng toàn tiếng Đức, chuyên sâu hơn vào các khái niệm Toán Lý Hóa, kiểu: Khai căn là gì, tổ hợp là gì, chất điểm....

Và vào giảng đường dek hiểu gì luôn, toàn nhờ tụi nó chép hộ. Vì học cùng dân bản xứ, nên giáo viên giảng bài như cho người Đức.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top