Cám ơn Cụ DE-VN đã cho nhiều thông tin về người Việt ở giai đoạn chuyển tiếp của nước Đức 198x-199x và nước Đức hiện tại. Cụ cho hỏi thêm là:
Người có quốc tịch Đức là gốc Việt, bây giờ vẫn hoặc có được mang Hộ chiếu VN phải không?
Cụ mới đề cập đến phần lớn số người Việt ở phía "đông" Đức (hay các nước đông Âu sang). Vậy cụ có thể đề cập như vậy về người Việt ở phía "tây" từ trước 1989 không?
Thưa cụ, luật Đức cho đến nay vẫn không cho phép mang hai quốc tịch . Vì thế cụ nào muốn vào quốc tịch Đức thì phải bỏ quốc tịch Việt Nam . Phải có xác nhận của nhà nước VN đã thôi quốc tịch thì hồ sơ xin vào quốc tịch Đức mới được xét . Tất nhiên trẻ em sinh ra ở Đức có bố mẹ mang quốc tịch VN thì vẫn được công nhận là có quốc tịch Đức . Nhưng đến năm 18 tuổi là Đức nó gọi ra bắt phải trọn một trong hai quốc tịch .
Tuy nhiên ngoại trừ người mang hộ chiếu tị nạn như em đã kể bên trên thì khi xin vào quốc tịch Đức không cần phải bỏ quốc tịch Việt Nam . Vì trên lý thuyết và nguyên tắc thì trường hợp này không thể contact với chính quyền VN . Và khi nhận giấy chứng nhận là công dân Đức , sẽ nhận kèm theo một tờ khuyến cáo của chính quyền Đức là không nên về VN , vì nếu về VN có gặp vấn đề pháp lý , thì sẽ phải chịu chế tài của VN , nước đức có thể không can thiệp được vì bạn vẫn là công dân Việt .
Vâng , lại tuy nhiên . Vì bằng cách nào đó người lập hồ sơ xin tị nạn có đủ lý do và bằng chứng đủ sức thuyết phục chính quyền Đức chấp nhận cho tị nạn , mà vẫn không có vấn đề gì với chính quyền VN . Thì người đã có hộ chiếu Đức sau khi rũ bỏ hộ chiếu xanh , vẫn có thể lén lút xin lại hộ chiếu Việt . Nhưng chính quyền Đức thì không thích điều này vì đã vi phạm pháp luật và có thể thu lại hộ chiếu Đức bất cứ lúc nào ,khi đủ bằng chứng cáo buộc .
Người Việt ở phía Tây trước 1989 là những thành phần du học sinh của chính quyền VNCH , ngoài ra còn các thành phần thuyền nhân vượt biển cuối những năm 7x , đầu 8x , được tàu của tổ chức bác sỹ không biên giới Đức cứu vớt từ ngoài phao số không của VN và trên các vùng biển khác .
Nhóm người Việt này được phía Đức tiếp đón rất ân cần vì họ hiểu những người này cần giúp đỡ thật sự . Mặt khác lúc này chưa vỡ tường cũng như lủng đông Âu , nên cũng chưa có di dân đông Âu , cũng như dân Việt từ đông Đức và từ Việt Nam tràn qua . Nên người Việt thuyền nhân dễ có cơ hội được định cư , cũng như kiếm việc làm . Nhóm này đã dốc tất tay để ra đi , nên xác định Đức là quê hương thứ hai , cũng như xác định khi thác đi thì thân xác gửi vào lòng Đức , còn hồn bay về đâu thì tùy . Không như nhóm người Việt học nghề hay lao động tại đông Đức cũ cũng như nhóm rừng nhân sau này , số đông ( em nhắc lại là số đông, chứ không phải là tất cả , để tránh cho cụ nào đó đọc còm thì chớt quớt, nhưng thích vặn vẹo câu chữ khỏi càm ràm ) chỉ tâm niệm là sống ở Đức chỉ là tạm thời , kiếm đủ tiền thì về VN sống cho sướng . Nhiều cụ nghĩ vậy , nhưng đời không đơn giản là vậy , khi các cụ đã cắm dễ F1, F2...nơi xứ người . Tình cha , con máu mủ ...đâu dễ phủi để về VN . Càng già càng đi lại khó khăn, càng già càng muốn ở gần con cháu . Mà khoảng cách Đức - Việt thì đường xa vạn dặm....Sức khoẻ nó đâu có chiều ý các cụ rong chơi . Vả lại đi cũng lâu ngày , đổi môi trường sống cũng chẳng dễ chịu tí nào , kể cả có là về nơi chôn nhau, cắt rốn của mình đi chăng nữa . Cụ nào chỉ đơn giản rời quê lên phố hay từ tỉnh nọ chuyển qua tỉnh kia sống nhiều năm là đã ngại về nơi mồ mả ông cha rồi. Nói gì đây , đường xa vạn lý .
Vâng , em lại quay về nhóm thuyền nhân tây Đức . Nhóm này sau khi ổn định cuộc sống mới thì ( phần đông ) hoặc xin vào các hãng làm , hoặc mở quán ăn....Hồi mới qua thì cũng hay tụ tập nhậu nhẹt , giờ thì thưa dần do cuộc sống gia đình vợ con , bìu ríu , thêm vào tuổi già không thể húng hò ,dzô ..như thời trẻ trâu được nữa . Vì công việc lệch giờ nhau , vì ý thức hệ ....nên nhóm này cũng không ham lập hội , đoàn , hương khói ....như nhóm đông Đức làm tự do , chủ nhật tất cả đều nghỉ để đi " họp" và dễ đi " họp ". Nói chung nhóm người Việt tây đc không có gì phức tạp lắm , vì nhóm này cũng ít đón người nhà qua sau này . Còn nhóm đông Đức thì hầu như nhà nào cũng cẩu thêm một vài thành viên ( nhiều khi cả họ ) ở Việt sang theo nhiều con đường khác nhau . Nên độ phức tạp và vui, buồn, uất , hận...cũng nhiều hơn .