Đến hẹn lại lên, cứ mỗi khi đến kỳ Olympic là lại có các bài viết chê bai các đội tuyển "gà chọi" "luyện gà" "không thực chất" "ra đời chả làm được việc gì"
Em dám chắc, tác giả các bài viết đó đều là dân auto chửi, chắc chắn chưa ai tham gia các đội tuyển và tất nhiên cũng chả có con tham gia đội tuyển thi quốc tế bao giờ.
Những khái niệm mà các bạn ấy bôi ra để chửi cho sướng mồm, âu cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng và niềm uất hận chưa từng được học giỏi nên hạ thấp bọn học giỏi để trả thù
Vậy thực tế là gì?
1. Việc ôn luyện để thi đội tuyển quốc tế chả ảnh hưởng gì đến "nền giáo dục quốc gia", bởi vì quy mô và tầm ảnh hưởng của nó quá nhỏ bé. Trong hàng triệu học sinh cấp 3 thì chỉ có vài chục em đủ trình độ tham gia thi quốc tế, tính trung bình thì cả một tỉnh mới có 1 em tham gia được một đội tuyển quốc tế nào đó. Vì thế chi phí cho đội tuyển (thời gian, công sức) của ngành giáo dục bỏ ra là quá quá nhỏ chả ảnh hưởng gì đến việc chăm sóc các em học sinh khác, hay là tiền thuế của dân, hay là nồi cơm nhà nào.
2. Việc thi đội tuyển cũng không gây ra "phong trào luyện gà" hay cái quái gì tương tự. Bởi lẽ cho dù có muốn cũng không kiếm đâu ra nhiều học sinh giỏi đến thế để mà thành phong trào. Vịt thì không luyện được thành gà. Học chăm thì có thể đạt kết quả tốt trong lớp, nhưng để thi đội tuyển tầm quốc gia với quốc tế thì phải có tài năng, đam mê và giỏi thật sự. Đừng lầm tưởng là nhồi nhét học sinh cật lực thì sẽ có giải. Gớm nếu dễ thế thì nước ta 100% đoạt giải vàng từ lâu rồi.
3. Học chơi chơi, vui vẻ là thành tài. Ở Mỹ nó thế???
Không có môn học nào, không có ngành nghề nào không có sự cạnh tranh, không có đỉnh cao nào dành cho người chơi vui. Có thể học sinh Mỹ không quá chú ý đến các kỳ thi Olympic bởi vì ở đấy có nhiều đỉnh cao khác cho bọn nó thử sức, nhưng đừng nghĩ là chúng nó không phấn đấu cho các kỳ thi và đừng nghĩ là học sinh giỏi quốc tế không được vinh danh bằng thành viên đội tuyển thể dục
Chẳng qua là với dân số Mỹ hơn 300 triệu, thì tỷ lệ gặp được một thằng có giải vàng IMO quá quá hiếm, tỷ lệ trường nào có huy chương IMO cũng cực hiếm luôn nên cụ thớt không biết chúng nó được tôn trọng thế nào. Còn mấy cái đội tuyển trường, hạt, quận gì gì đó thì đúng là chơi vui thật, chả khác gì đội bóng
4. Ai cũng biết thành công chưa hẳn chỉ là một tấm huy chương mà là cả một quá trình. Nhưng vì thế mà coi thường tấm huy chương quốc tế thì thật là buồn cười. Không có khởi đầu thì nói gì đến tiếp nối? 18 tuổi có thành công của tuổi 18, 30 có thành công tuổi 30... không ai lại đi lấy thành công của một nhà khoa học lớn tuổi ra để coi thường thành công của một em học sinh cả. Chỉ cần nhớ là thành công đó triệu người không có một, vậy là đủ rồi.
5. Thi quốc tế không giúp gì cho đất nước?
Đa phần những người kêu cái câu này thì cũng chả ai giúp gì cho đất nước hơn được các em học sinh đội tuyển. Học trước hết là để có cơ hội cho bản thân mình, sau là chăm lo cho gia đình. Còn đất nước? Sau này làm tốt việc của mình và đóng thuế đầy đủ (nếu ở trong nước) hay vinh danh Việt Nam với cộng đồng khoa học thế giới, hỗ trợ khoa học trong nước (nếu ở nước ngoài)... thế là quá đủ rồi.