[Funland] Luyện gà nòi hay học cho vui hiệu quả hơn??

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
2,397
Động cơ
141,336 Mã lực
Bỏ luyện gà nòi là chuẩn, nhìn mặt mấy thằng đoạt giải người TQ như dị dạng hay ho cái gì. Học toán thì cứ theo Âu Mỹ là chuẩn phát triển đều, thể chất khoẻ mạnh hàng họ hoành tráng nhìn nó ra thằng đàn ông. Chứ mấy nước đoạt giải olympic toán cao như TQ, HQ, TL toàn loại dặt dẹo trym 10 cm, rồi lại lấy làm tự hào dẫn đến suy thoái giống nòi, tự sướng thành tích ảo. Mỹ nó trọng cả thể thao cả trí tuệ là rất khoa học, cân bằng được độ dài trym và nếp nhăn não, như dân châu Á học nhiều đầu to chân như que tăm mặt như thằng dị dạng trym bằng quả ớt, lấy vợ hai buổi là nó chán
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,138
Động cơ
606,753 Mã lực
Bỏ luyện gà nòi là chuẩn, nhìn mặt mấy thằng đoạt giải người TQ như dị dạng hay ho cái gì. Học toán thì cứ theo Âu Mỹ là chuẩn phát triển đều, thể chất khoẻ mạnh hàng họ hoành tráng nhìn nó ra thằng đàn ông. Chứ mấy nước đoạt giải olympic toán cao như TQ, HQ, TL toàn loại dặt dẹo trym 10 cm, rồi lại lấy làm tự hào dẫn đến suy thoái giống nòi, tự sướng thành tích ảo. Mỹ nó trọng cả thể thao cả trí tuệ là rất khoa học, cân bằng được độ dài trym và nếp nhăn não, như dân châu Á học nhiều đầu to chân như que tăm mặt như thằng dị dạng trym bằng quả ớt, lấy vợ hai buổi là nó chán
- Thứ nhất, kể cả đang ở trong chuyên toán cũng chẳng ai bắt được ai đi theo đường IMO cả. Thế nên ở Việt Nam cũng thế thôi, bạn nào (hoặc gia đình nào) muốn chiến thì theo, thì luyện. Còn đầy nhà tập trung vào TOEFL hay IELTS, vào SAT ... để săn học bổng đi du học. Số lượng theo nghiệp toán quốc tế từ trước đến nay chẳng bao giờ nhiều cả. Tầm mấy chục học sinh từ các trường chuyên thi cử chọn lọc được tầm 6 bạn đi thi quốc tế rõ ràng là quá bé, quá ít để đến mức ảnh hưởng cả một nền giáo dục. Kể cả ở bắc Mỹ hay châu Âu, đội tuyển cũng được lựa chọn từ các bạn hứng thú với toán. Hội đấy học cũng trâu bò chẳng kém ở Việt Nam, thậm chí còn hơn nhiều.
- Thứ hai, đội tuyển Mỹ dạo này toàn châu Á, lấy đâu ra mà trym dài với cả chân to.
- Thứ ba, em thấy các bạn đội mình đi thi sáng sủa phết đấy chứ, cụ cứ lôi TQ, HQ với cả TL để gián tiếp chê các bạn thi toán quốc tế nhà mình, em nghĩ hơi ngoa :). Năm nay em thấy bạn Đăng siêu phết, lớp 10 đã được vào đội tuyển, rổi thi được HCV 36/42. Bình thường đội toàn các bạn lớp 11 và 12.

Thực ra có thay đổi thì nên thay đổi truyền thông, thay đổi cách đưa tin. Được giải là tốt, là đáng mừng, nhưng cũng không có nghĩa là giáo dục Việt Nam tốt hơn nước khác, học sinh Việt Nam nổi trội hơn nước khác. Tiếp nữa, được giải IMO cũng chỉ là các bước thành công đầu tiên, có người sau này đi tiếp trong khoa học, có người không, do đó cũng không nhất thiết phải tung hô quá hoàng tráng. (Mặc dù đội thi toán quốc tế đa phần ra đời chú nào cũng ngon cả, ít chú lẹt đẹt lắm).
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Trong khi Việt Nam ( hạng 17 toàn đoàn) rầm rộ trên báo chí đăng tin hàng loạt về thành tích của đội tuyển Olympic Toán thì đội tuyển Mỹ ( hạng 3 toàn đoàn năm nay) chả có 1 dòng nào trên báo và cũng chả có hình ảnh gì luôn. Mà có hạng 1 thì cũng vậy nốt.
Leo lên Gúc gồ tìm thì thấy năm nào vinh dự lắm, đứng hạng 1 toàn đoàn thì đội tuyển Mỹ được một bài nhỏ tí kèm ảnh trên website của Hội Toán học Mỹ và may ra thêm 1 bài trên website của trường Carnegie Mellon là mừng hú.
Còn không thì chìm nghỉm. Mặc dù Mỹ nhiều năm nay hạng toàn đoàn đứng 1 ,2,3 và cùng lắm là 4. Đi thi chỉ có 6 bạn thì 5 bạn lãnh huy chương vàng còn 1 thì huy chương bạc, đại khái vậy.
View attachment 5505702
Ra đường hỏi dân hay học sinh coi học sinh Mỹ nào lãnh huy chương vàng Toán hay bất cứ môn nào khác năm nay thì coi chừng toi đặc. Vì đảm bảo là hỏng ai bít là chính. Vì báo chí không đưa tin và thật sự trừ một ít người quan tâm thì tìm hiểu tí, còn lại chả ma nào quan tâm.
Thay vào đó chỉ cần hỏi tên cầu thủ bóng chày, bóng bầu dục hay bóng rổ hay ca sĩ trẻ nào lãnh thành tích cao nhất năm nay thì sẽ có cả núi người nói ro ro.
Mà nhìn vào đội tuyển Toán của Mỹ đi thi Olympic quốc tế dưới đây ( năm 2019, 2018 và 2015) có thể thấy giống như đội tuyển nước Á châu nào đó. Bởi toàn là mặt Á châu. Thực ra đều là người gốc Á quốc tịch Mỹ là chính, và chủ yếu là gốc Tàu và gốc Ấn rất giỏi và thông minh.
Cũng có 1 huấn luyện viên là phó giáo sư tại đại học Carnegie Mellon. Mà ông này dựa theo tên thì gốc Sing và xa xôi hơn nữa thì chắc là gốc Tàu qua Sing ở mà gia đình đã ở Mỹ và có quốc tịch Mỹ từ nhỏ. Po-Shen Loh là tên ổng ( trong hình). Ông này từng đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán năm 1999. Yêu Toán và tốt nghiệp hạng xuất sắc tại CalTech danh giá, sau đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Princeton rồi qua dạy tại Carnegie Mellon.
Cách chọn học sinh vào đội tuyển đại khái là dễ ẹc. Học sinh Mỹ muốn tham gia các kỳ thi toán giỏi ( hay bất cứ kỳ thi học sinh giỏi môn gì) thì cứ việc đăng ký với Hiệp hội quốc gia Mỹ của môn đó cũng là nhà tổ chức qua mạng và tìm coi nơi nào thi gần nhà mình nhất thì phi tới, nạp vài chục usd lệ phí là xong.
Thi hết vòng này qua vòng khác thoải mái, miễn đậu thì vào vòng trong. Không có đội tuyển đội tiếc gì và chả có ma nào luyện chưởng. Ông nào thích thì bò ra mà học toán. Nếu cần thì đăng ký tham gia vào các chương trình sinh hoạt của cộng đồng yêu Toán của Hội Toán học Mỹ, đại loại nạp phí hội viên thì sẽ đi sinh hoạt chung hay hội thảo, và nhận các tài liệu chuyên về Toán để ngâm cú và tán dóc với nhau về Toán.
Khi nào thi vào vòng cuối thì sẽ chọn ra tùy năm chừng vài chục bạn có thành tích cao nhất tham dự trại hè MAA’s Mathematical Olympiad Summer của Hội Toán học Mỹ vào tháng 6 hàng năm. Đại loại để cho nó có tính quốc tế thì thường có 70 học sinh tham gia, trong đó ngoài học sinh Mỹ thì mời cả học sinh giỏi Toán của 10 nước khác tới. Các bạn này sẽ cùng nhau ăn chơi nhảy múa trong cái trại đó kèm theo học và giải Toán rồi trao đổi và tranh luận, thi thố cho vui. Trại hè mà. Như vậy thì học sinh vừa được học vừa được chơi vừa được học hỏi từ các bạn giỏi Toán nhất nước Mỹ và thế giới. Trại này cũng thường chỉ diễn ra 2-3 tuần thôi. Tiền bạc thì không mất vì được tài trợ.
Rồi hết trại hè chọn ra chừng 6 bạn đi thi. Túm lại 6 bạn này sẽ là những người giỏi nhất. Mà tiêu chí của giỏi nhất ở đây không phải là gà chọi đã được vỗ nhiều năm và tung vào sới chọi chết thôi như kiểu ta. 6 bạn này là những người thông minh và đam mê Toán nhất. Do chủ yếu là tự học nên sức bật và khả năng tự khám phá, tự ngâm cú của các bạn này là cực kỳ cao cường. Thành ra năm nào đi thi chủ yếu là gặt huy chương vàng, buồn buồn lãnh thêm 1 cái huy chương bạc.
Vậy mà về nước ngoài gia đình cha mẹ và 1 ít người thân quen thì chả ma nào đón rước. Và cũng chả báo chí nào thèm tới quay phim chụp hình lăng xê gì ráo. Mà các cháu này cũng không thấy buồn bã gì vì thi Olympic thì cũng chỉ là 1 kỳ thi năng khiếu thôi có gì ghê gớm đâu. Muốn là nhà toán học hay nhà khoa học gì đó còn phải lao động cật lực vài chục năm nữa.
View attachment 5505704
Trường trung học của Vịt Bầu và Chim Sẻ nhà mình ở Mỹ có 1 đội tuyển thể thao năm nào cũng hạng 1 toàn Mỹ. Khi mà vô địch xong thì cả trường dàn quân ra từ trong ra tận cổng hân hoan chào đón, phụ huynh nở mày nở mặt sướng lắm. Nhưng mà học sinh nào thi đậu các giải Toán Lý Hóa gì đó thì may ra được đưa lên FB của trường là vinh dự lắm rồi.
Vì sao vậy? Vì Mỹ họ quan niệm rằng thành tựu của học thuật thật ra chỉ có thể vinh danh sau nhiều năm miệt mài khám phá, nghiên cứu, sáng tạo. Đại khái như là giải Nobel. Còn nếu chỉ dừng lại tại 1 kỳ thi quốc tế kể cả danh giá như Olympic thì cũng chỉ là bước khởi đầu. Hơn nữa việc truyền cảm hứng từ thành tích của một kỳ thi học thuật thì nó cũng hạn chế trong cộng đồng các tín đồ của môn đó thôi vì có phải ai cũng yêu Toán hay Lý, Hóa, Sinh gì đâu.
Nhưng thành tựu thể thao hay nghệ thuật thì lại được vinh danh ác liệt. Là vì những môn này phổ biến ai chả thích nên họ quan tâm. Và các ngôi sao thể thao hay nghệ thuật có thể hành nghề ngay từ rất sớm và mau chóng lên đài vinh quang của nghề đó nếu có tài và đủ sự khổ luyện. Và hơn nữa những tài năng này thường mau chóng bị đào thải do các điều kiện cần và đủ ở nhiều môn chính là trẻ và khỏe.
Nhưng dù như vậy, các tài năng Toán học hay bất cứ môn khoa học nào tại Mỹ sau này rất giỏi và họ sẽ trở thành các nhà khoa học, các nhà phát minh sáng chế tuyệt vời cho thế giới. Đó là vì họ thực sự yêu thích và hơn cả yêu thích là đam mê cháy bỏng môn mà họ theo đuổi. Họ cũng biết rằng vinh quang của khoa học cần phải trả giá bằng sự nghiêm túc tìm tòi, khám phá, học hỏi nhiều năm. Họ không phải là gà chọi mà là tinh hoa của nước Mỹ.
Đào tạo tài năng kiểu gà chọi chỉ có ích cho việc tự sướng, còn sau này sẽ làm thui chột tài năng và thậm chí tạo ra những con người sống dở chết dở vì bị thổi phồng quá mức từ khi còn nhỏ và mắc kẹt trong cái bẫy của danh vọng hão huyền.

Nguồn: https://www.facebook.com/anhthianna
Trump là kém đấy chứ em em đuổi cmn bộ chửng bộ 4T đi tội không đưa tin tử tế. Học tập xứ ta, đến cái tin đi vớt bèo còn phải đưa tận lên giờ vàng cơ mà. Bọn Mẽo này vớ vẩn thật.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Chúng ta giỏi: Cái này ngấm vào não nhiều thế hệ và rất nguy hiểm. Thực ra là do mình hay đi ngủ sớm và cho tay vào quần chứ sự thật ngược lại. Chúng ta không giầu: Cũng lại từ bệnh hay đi ngủ sớm thò tay vào quần mà ra, đó là kiểu THUA TRÊN THẾ THẮNG. Ta ko giầu nhưng ta hạnh phích hơn bọn giàu nhá.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Khoa học không giới hạn biên giới cụ ạ. Ngay bên LX nó cũng không quản. Mà nghe đồn là bọn tư bản phải trả tiền cho LX để được mời các trí thức đi dạy.

Bọn tư bản nó tiếp cận các nghiên cứu sinh có vẻ khá kỳ công. Ông già em lúc đầu thì được mời sang Đông Đức, Tiệp, rồi bắc Âu. Dần về sau thấy xuôi xuôi thì bọn đầu sỏ giãy chết nó cũng rước sang đi dạy.
Thế mà lúc LX tan là ổng bị gọi về ngồi ở 1 xó viện ở HN. Bọn Thụy điển nó gởi thư bảo lãnh gia đình sang mà ổng từ chối vì nghĩ là đi rồi khó mà về VN được. Thế là trở thành ông giáo luyện thi còn khoa học thì cất vào tủ :D
Ông nhà cụ mà sang Thuỵ Điển có khi cụ giờ sánh ngang với Ibrahimovic ấy chứ nhỉ. Kakaka.
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,265
Động cơ
212,479 Mã lực
Quan trọng là môi trường cho tương lai khi các chú học sinh này về rồi thì được tiếp tục chăm lo ra sao. Còn nếu chăm không xong bọn nó biến mất thành ra quốc tịch Síp hết cũng coi như không.
 

Ghebango123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744333
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
629
Động cơ
65,329 Mã lực
Tuổi
35
Ở xứ ta đang nhầm lẫn giữa kiến thức sơ cấp, như kiểu học sinh, học sinh giỏi với nghiên cứu chuyên sâu. Nghiên cứu chuyên sâu nó khác. Tây nó chả thèm quan tâm, vì chúng nó thừa biết khi nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng thực tế thì nó mới là bá.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,299
Động cơ
74,627 Mã lực
Các Cụ cứ bàn luận cao siêu làm gì ......Thành tích cao, huy chương vàng, Top nọ Top chai nhưng có câu hỏi : " Tại sao chúng ta giỏi nhưng không giàu "...???????????
Bọn học giỏi vẫn giàu cụ ah. Xung quanh em có mấy người đạt giải quốc gia, quốc tế bây giờ đều ổn định, có vị trí, có thu nhập, lương khoảng 10k/tháng.
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,418
Động cơ
2,116,942 Mã lực
Em vừa gúc xong, e nghĩ đây làm kiểu bệnh dị nhân và hoang tưởng, chắc gọi bệnh tâm thần phân liệt. Chứ cụ bảo tâm thần thì ko đúng, em thấy ông này là dị nhân và giỏi từ nhỏ đấy chứ, thần đồng đấy:


“Tuổi trẻSửa đổi

Nash sinh vào 13/06/1928, ở Bluefield, West Virginia. Jr. John Forbes Nash ra đời trong một gia đình trí thức có cha là kỹ sư điện tử tại Công ty Điện lực Appalachian, mẹ (Marganet) là giáo viên dạy tiếng Anh và tiếng La Tinh. Từ bé Nash đã tỏ ra lập dị khác người, tính tình hướng nội, không ham chơi đùa mà chỉ thích đọc sách. Ở trường tiểu học, cậu bị thầy giáo chê là đầu óc "có vấn đề" vì hay dùng những cách kỳ quặc để giải các bài toán. Lên trung học, biểu hiện đó càng khiến mọi người ngạc nhiên: có lần khi giải bài tập toán, thầy giáo viết đầy bảng, thế mà Nash chỉ dùng vài thao tác đơn giản là tìm ra lời giải.
Thấy con có năng khiếu toán, cha mẹ cho Nash học chương trình toán cao cấp ngay khi cậu còn đang ở trung học. Nhờ học giỏi, Nash nhận được học bổng của Học viện Công nghệ Carnegie (nay là trường đại học Carnegie Mellon University). Tại đây anh được thầy giáo toán gọi là Gauss trẻ, một cái tên đầy vinh dự, vì mọi người đều biết trong giới toán học xưa nay chưa ai vượt qua được thần đồng toán học người Đức Carl Friedrich Gauss (1777-1855).
Năm đầu tiên Nash học ngành hóa, năm sau chuyển sang học toán. Một lần anh đến gặp thầy hướng dẫn khoa học là giáo sư R.J. Duffin, trình bày một phát hiện toán học mới của mình. Ông thầy vô cùng ngạc nhiên khi thấy cậu học trò trẻ này đã tự chứng minh được Định lý điểm bất động Brouwer (Brouwer Fixpoint Theorem) mà cậu chưa biết rằng trước đây đã có nhà toán học làm được điều đó.
Thì đúng bị tâm thần còn gì cụ! Tay viết sách không gặp đúng người để chém thôi :))
 

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
9,008
Động cơ
415,109 Mã lực
Ở xứ ta đang nhầm lẫn giữa kiến thức sơ cấp, như kiểu học sinh, học sinh giỏi với nghiên cứu chuyên sâu. Nghiên cứu chuyên sâu nó khác. Tây nó chả thèm quan tâm, vì chúng nó thừa biết khi nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng thực tế thì nó mới là bá.
Bảo bọn tây không quan tâm cái này cũng không đúng , vì chúng nó đẻ ra trò thi thố này mà :D
Thực tế là do nguồn lực không đủ để áp dụng cho tất cả nên phải đẻ ra trường chuyên lớp chọn , đội tuyển đi thi để đào tạo tập trung :))
Như thể hô hào thể dục , thể thao học đường cho hssv nhưng có trường lìn nào có khoảng trống đâu ( chưa nói khu tập luyện , thi đấu thể thao ) =))
Nhiều thành phần cứ tự huyễn hoặc là người giàu toàn gốc gác hs cá biệt nhưng đâu biết rằng đa số hssv có thành tích học tập tốt thường thành đạt hơn nhóm còn lại :D
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
606
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Trong khi Việt Nam ( hạng 17 toàn đoàn) rầm rộ trên báo chí đăng tin hàng loạt về thành tích của đội tuyển Olympic Toán thì đội tuyển Mỹ ( hạng 3 toàn đoàn năm nay) chả có 1 dòng nào trên báo và cũng chả có hình ảnh gì luôn. Mà có hạng 1 thì cũng vậy nốt.
Leo lên Gúc gồ tìm thì thấy năm nào vinh dự lắm, đứng hạng 1 toàn đoàn thì đội tuyển Mỹ được một bài nhỏ tí kèm ảnh trên website của Hội Toán học Mỹ và may ra thêm 1 bài trên website của trường Carnegie Mellon là mừng hú.
Còn không thì chìm nghỉm. Mặc dù Mỹ nhiều năm nay hạng toàn đoàn đứng 1 ,2,3 và cùng lắm là 4. Đi thi chỉ có 6 bạn thì 5 bạn lãnh huy chương vàng còn 1 thì huy chương bạc, đại khái vậy.
View attachment 5505702
Ra đường hỏi dân hay học sinh coi học sinh Mỹ nào lãnh huy chương vàng Toán hay bất cứ môn nào khác năm nay thì coi chừng toi đặc. Vì đảm bảo là hỏng ai bít là chính. Vì báo chí không đưa tin và thật sự trừ một ít người quan tâm thì tìm hiểu tí, còn lại chả ma nào quan tâm.
Thay vào đó chỉ cần hỏi tên cầu thủ bóng chày, bóng bầu dục hay bóng rổ hay ca sĩ trẻ nào lãnh thành tích cao nhất năm nay thì sẽ có cả núi người nói ro ro.
Mà nhìn vào đội tuyển Toán của Mỹ đi thi Olympic quốc tế dưới đây ( năm 2019, 2018 và 2015) có thể thấy giống như đội tuyển nước Á châu nào đó. Bởi toàn là mặt Á châu. Thực ra đều là người gốc Á quốc tịch Mỹ là chính, và chủ yếu là gốc Tàu và gốc Ấn rất giỏi và thông minh.
Cũng có 1 huấn luyện viên là phó giáo sư tại đại học Carnegie Mellon. Mà ông này dựa theo tên thì gốc Sing và xa xôi hơn nữa thì chắc là gốc Tàu qua Sing ở mà gia đình đã ở Mỹ và có quốc tịch Mỹ từ nhỏ. Po-Shen Loh là tên ổng ( trong hình). Ông này từng đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán năm 1999. Yêu Toán và tốt nghiệp hạng xuất sắc tại CalTech danh giá, sau đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Princeton rồi qua dạy tại Carnegie Mellon.
Cách chọn học sinh vào đội tuyển đại khái là dễ ẹc. Học sinh Mỹ muốn tham gia các kỳ thi toán giỏi ( hay bất cứ kỳ thi học sinh giỏi môn gì) thì cứ việc đăng ký với Hiệp hội quốc gia Mỹ của môn đó cũng là nhà tổ chức qua mạng và tìm coi nơi nào thi gần nhà mình nhất thì phi tới, nạp vài chục usd lệ phí là xong.
Thi hết vòng này qua vòng khác thoải mái, miễn đậu thì vào vòng trong. Không có đội tuyển đội tiếc gì và chả có ma nào luyện chưởng. Ông nào thích thì bò ra mà học toán. Nếu cần thì đăng ký tham gia vào các chương trình sinh hoạt của cộng đồng yêu Toán của Hội Toán học Mỹ, đại loại nạp phí hội viên thì sẽ đi sinh hoạt chung hay hội thảo, và nhận các tài liệu chuyên về Toán để ngâm cú và tán dóc với nhau về Toán.
Khi nào thi vào vòng cuối thì sẽ chọn ra tùy năm chừng vài chục bạn có thành tích cao nhất tham dự trại hè MAA’s Mathematical Olympiad Summer của Hội Toán học Mỹ vào tháng 6 hàng năm. Đại loại để cho nó có tính quốc tế thì thường có 70 học sinh tham gia, trong đó ngoài học sinh Mỹ thì mời cả học sinh giỏi Toán của 10 nước khác tới. Các bạn này sẽ cùng nhau ăn chơi nhảy múa trong cái trại đó kèm theo học và giải Toán rồi trao đổi và tranh luận, thi thố cho vui. Trại hè mà. Như vậy thì học sinh vừa được học vừa được chơi vừa được học hỏi từ các bạn giỏi Toán nhất nước Mỹ và thế giới. Trại này cũng thường chỉ diễn ra 2-3 tuần thôi. Tiền bạc thì không mất vì được tài trợ.
Rồi hết trại hè chọn ra chừng 6 bạn đi thi. Túm lại 6 bạn này sẽ là những người giỏi nhất. Mà tiêu chí của giỏi nhất ở đây không phải là gà chọi đã được vỗ nhiều năm và tung vào sới chọi chết thôi như kiểu ta. 6 bạn này là những người thông minh và đam mê Toán nhất. Do chủ yếu là tự học nên sức bật và khả năng tự khám phá, tự ngâm cú của các bạn này là cực kỳ cao cường. Thành ra năm nào đi thi chủ yếu là gặt huy chương vàng, buồn buồn lãnh thêm 1 cái huy chương bạc.
Vậy mà về nước ngoài gia đình cha mẹ và 1 ít người thân quen thì chả ma nào đón rước. Và cũng chả báo chí nào thèm tới quay phim chụp hình lăng xê gì ráo. Mà các cháu này cũng không thấy buồn bã gì vì thi Olympic thì cũng chỉ là 1 kỳ thi năng khiếu thôi có gì ghê gớm đâu. Muốn là nhà toán học hay nhà khoa học gì đó còn phải lao động cật lực vài chục năm nữa.
View attachment 5505704
Trường trung học của Vịt Bầu và Chim Sẻ nhà mình ở Mỹ có 1 đội tuyển thể thao năm nào cũng hạng 1 toàn Mỹ. Khi mà vô địch xong thì cả trường dàn quân ra từ trong ra tận cổng hân hoan chào đón, phụ huynh nở mày nở mặt sướng lắm. Nhưng mà học sinh nào thi đậu các giải Toán Lý Hóa gì đó thì may ra được đưa lên FB của trường là vinh dự lắm rồi.
Vì sao vậy? Vì Mỹ họ quan niệm rằng thành tựu của học thuật thật ra chỉ có thể vinh danh sau nhiều năm miệt mài khám phá, nghiên cứu, sáng tạo. Đại khái như là giải Nobel. Còn nếu chỉ dừng lại tại 1 kỳ thi quốc tế kể cả danh giá như Olympic thì cũng chỉ là bước khởi đầu. Hơn nữa việc truyền cảm hứng từ thành tích của một kỳ thi học thuật thì nó cũng hạn chế trong cộng đồng các tín đồ của môn đó thôi vì có phải ai cũng yêu Toán hay Lý, Hóa, Sinh gì đâu.
Nhưng thành tựu thể thao hay nghệ thuật thì lại được vinh danh ác liệt. Là vì những môn này phổ biến ai chả thích nên họ quan tâm. Và các ngôi sao thể thao hay nghệ thuật có thể hành nghề ngay từ rất sớm và mau chóng lên đài vinh quang của nghề đó nếu có tài và đủ sự khổ luyện. Và hơn nữa những tài năng này thường mau chóng bị đào thải do các điều kiện cần và đủ ở nhiều môn chính là trẻ và khỏe.
Nhưng dù như vậy, các tài năng Toán học hay bất cứ môn khoa học nào tại Mỹ sau này rất giỏi và họ sẽ trở thành các nhà khoa học, các nhà phát minh sáng chế tuyệt vời cho thế giới. Đó là vì họ thực sự yêu thích và hơn cả yêu thích là đam mê cháy bỏng môn mà họ theo đuổi. Họ cũng biết rằng vinh quang của khoa học cần phải trả giá bằng sự nghiêm túc tìm tòi, khám phá, học hỏi nhiều năm. Họ không phải là gà chọi mà là tinh hoa của nước Mỹ.
Đào tạo tài năng kiểu gà chọi chỉ có ích cho việc tự sướng, còn sau này sẽ làm thui chột tài năng và thậm chí tạo ra những con người sống dở chết dở vì bị thổi phồng quá mức từ khi còn nhỏ và mắc kẹt trong cái bẫy của danh vọng hão huyền.

Nguồn: https://www.facebook.com/anhthianna
Ý thớt đọc rất rõ, nhưng mà lạ. Lạ vì VN mình là nước được phổ cập internet rất sớm và quản lý mạng cũng ở mức độ, rất mở, nhưng tại sao không học hỏi từ đó để nuôi dạy con theo đúng nhận thức của mình đi? Biết, hiểu nhưng không dám làm và đặc biệt hơn là lại chưởi xh
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Nhà cháu lượm lặt được share cho các cụ: Nguồn fb Chung Nguyen

Nỗi sỉ nhục quốc gia.
Đoàn Olympic toán của Việt Nam năm nay xếp thứ 17, thậm chí không nằm trong top 10, thậm chí xếp dưới cả Thái Lan - một Ấn Quyển quốc mà xưa nay mỗi khi nhắc tới trong các debates về giáo dục, người Hoa Hạ Sông Hồng chúng tôi chỉ khẽ nhếch mép trái một góc 45 độ, nheo đôi mắt có nếp rẻ quạt hình cong trong hệ tọa độ Descartes mà cười nhàn - nhạt. Thế mà giờ chúng ta đang phải chịu đựng cái nỗi sỉ nhục xếp dưới người Thái không chỉ vài mà là tới 12 bậc ngay chính tại ngôi đền của tri thức nhân loại: Toán học.
Điều này không chỉ là một một nỗi xấu hổ, mà còn là báo động, thức tỉnh lương tri cho 17 triệu người Hoa Hạ Sông Hồng - cái chủng dân ưu tú nhất của Đại Đông Á, và của cả thế giới, mà kẻ già này là đại diện cho tinh thần, trí tuệ, tiếng nói và lợi ích.
Chúng ta cần nhận ra rằng mình đã bị lừa. Sau bao nhiêu năm khoán chữ cho lũ con buôn, với cái tên "xã hội hóa giáo dục", đồng thời cổ vũ tinh thần "học nhẹ", "nhân văn" và "khai phóng", kết quả là từ một hình mẫu giáo dục không chỉ của các nước thế giới thứ 3, mà còn từng khiến các nước phát triển kinh ngạc vì sự hiệu quả, đã trở thành một nền giáo dục ngang tầm Lào Cam Thái Miến, và vật vã chưa thấy lối ra.
Vấn đề với giáo dục Việt Nam thực ra rất đơn giản, nó đã được giải quyết từ hơn 70 năm trước bởi những thế hệ người làm giáo dục đầu tiên của VNDCCH. Với một nước nghèo đói hậu thuộc địa, con đường nhanh nhất và duy nhất để đi lên, đó là tập trung vào các môn tự nhiên, bằng truyền thống học tập chăm chỉ của Nho Giáo.
Nước Châu Á đã áp dụng chính xác con đường này thành công nhất, chính là Hàn Quốc. Nho Giáo là tôn giáo của học tập, toán học là căn bản của khoa học kỹ thuật. Hơn nữa một nền giáo dục trọng toán học sẽ tạo ra các công dân có kỷ luật và logic, và người ta đã chứng minh rằng quốc gia có nền giáo dục tập trung vào các môn tự nhiên thì công dân sẽ chỉ số IQ cao hơn, điều này đúng với các quốc gia Đông Âu, thời CNXH sụp đổ vẫn có IQ cao hơn các nước Tây Âu. Phần lớn các chuyên gia trong các ngành khoa học đỉnh cao của Mỹ, hay các chuyên gia IT tuyệt đỉnh của phố Wall là người Nga - nước vẫn duy trì nền giáo dục ưu tiên toán học của thời Xô Viết.
Lũ con buôn đã lừa chúng ta rằng toán (và các môn tự nhiên nói chung) không quan trọng, cái học sinh cần là "giỏi toàn diện". Đây là lý luận cực kỳ đần độn, chắc chắn là từ mồm những đứa dốt tất cả mọi thứ, bao gồm cả toán. Người giỏi toán không bao giờ gặp khó khăn với học bất kỳ một thứ gì, chỉ cần họ thích, mà thôi. Người giỏi toán, chắc chắn sẽ giỏi thêm cả nhạc, vẽ, nấu ăn và cả làm thơ nữa. Những người giỏi toán mà không giỏi thêm những thứ kia, thì lý do duy nhất, là do họ chưa thèm thử.
Ngược lại bọn dốt toán sẽ dốt tất cả mọi thứ, hoặc ít nhất là không thể giỏi ra tấm ra món được. Bạn có thể học python đủ làm công nhân cốt đinh (lương 5 chiệu) mà không cần giỏi toán, nhưng làm được kỹ sư phần mềm ( lương >100k đô/năm) thì không thể. Bạn có thể không thuộc bảng cửu chương vẫn có học đánh bolero 2 hợp âm với cây guitar gỗ ép trong 1h, nhưng chơi âm nhạc cổ điển thì lại phải đòi hỏi kiến thức nhạc lý (vốn là toán học) cao ngang trình viện sĩ.
Beethoven - nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, bị điếc. Ông sáng tác các bản nhạc huyền thoại của mình như Sonata Ánh Trăng, hoàn toàn bằng các phép toán về nhạc lý. Tỉ lệ vàng (golden ratio) của toán học được sử dụng trong hội họa và kiến trúc từ gần 5 nghìn năm qua. Big Data - lĩnh vực quyết định tương lai nhân loại và nền kinh tế, sản xuất toàn cầu, vốn là một nhánh của môn thống kê.
Ấy thế mà bọn cartel buôn chữ vô liêm sỉ vẫn cứ dạy rằng chỉ cần cho trẻ học nhè nhẹ, chơi nhiều nhiều để có tuổi thơ, bồi đắp nhân - văn, nói cái tình - người, là sau này lớn lên cứ vậy mà đẽo ra mà ăn dần được ấy, thế mà lũ phụ huynh Đông Lào vẫn cứ tin được mới tài. Giáo dục của Việt Nam đang đi xuống, và nó sẽ tiếp tục bị Saigon hóa nếu thượng tầng không kịp thức tỉnh và hành động kiên quyết ngay.
Các thế hệ giỏi toán 6x, 7x từng là động lực cho tăng trưởng thần kỳ trong 20 năm đầu thế kỷ 21, là thế hệ tạo ra những doanh nhân, nhà khoa học xuất sắc nhất, đang mỗi ngày một ít đi, hoặc dần phải vật lộn với trông cháu, mỡ máu và đái tháo đường tuýp 2, không còn dư địa trí lực để tiếp tục phụng sự được đất nước trong những thập kỷ tới. Tương lai đất nước đang phải trông chờ vào thế hệ trẻ này, và nếu chúng dốt toán, sịp cầu vồng, nghiện nhạc Hàn và drama cổ trang Tàu, giang sơn ta, *** biết rồi sẽ đi đâu, về đâu...

Quả là:
Tránh xa bọn tư nhân bán chữ,
Chăm chỉ học, ắt tự lớn khôn:
"Làm trai giữa đất Côn Lôn,

Dốt toán thì chỉ ăn lon mà thôi.
Tác giả FB này chắc cũng dốt toán. Nó ko hiểu Mỹ họ giáo dục kiểu gì. Học, Ăn và Chơi. Phát huy tối đa khả năng của cá nhân. Chứ ko phải giỏi toán hay cái khỉ gió gì để mà biết tuốt.
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,484
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Học kiểu cào bằng và làng nhàng thì lấy đâu ra Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn...
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Các Cụ cứ bàn luận cao siêu làm gì ......Thành tích cao, huy chương vàng, Top nọ Top chai nhưng có câu hỏi : " Tại sao chúng ta giỏi nhưng không giàu "...???????????
Giỏi đâu, em thấy tổng kết trong đông nam Á thì vn ta luôn thua Thái và Sing. Năm nay ta đứng thứ 17 thì Thái đứng thứ 5 thì phải.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
- Thứ nhất, kể cả đang ở trong chuyên toán cũng chẳng ai bắt được ai đi theo đường IMO cả. Thế nên ở Việt Nam cũng thế thôi, bạn nào (hoặc gia đình nào) muốn chiến thì theo, thì luyện. Còn đầy nhà tập trung vào TOEFL hay IELTS, vào SAT ... để săn học bổng đi du học. Số lượng theo nghiệp toán quốc tế từ trước đến nay chẳng bao giờ nhiều cả. Tầm mấy chục học sinh từ các trường chuyên thi cử chọn lọc được tầm 6 bạn đi thi quốc tế rõ ràng là quá bé, quá ít để đến mức ảnh hưởng cả một nền giáo dục. Kể cả ở bắc Mỹ hay châu Âu, đội tuyển cũng được lựa chọn từ các bạn hứng thú với toán. Hội đấy học cũng trâu bò chẳng kém ở Việt Nam, thậm chí còn hơn nhiều.
- Thứ hai, đội tuyển Mỹ dạo này toàn châu Á, lấy đâu ra mà trym dài với cả chân to.
- Thứ ba, em thấy các bạn đội mình đi thi sáng sủa phết đấy chứ, cụ cứ lôi TQ, HQ với cả TL để gián tiếp chê các bạn thi toán quốc tế nhà mình, em nghĩ hơi ngoa :). Năm nay em thấy bạn Đăng siêu phết, lớp 10 đã được vào đội tuyển, rổi thi được HCV 36/42. Bình thường đội toàn các bạn lớp 11 và 12.

Thực ra có thay đổi thì nên thay đổi truyền thông, thay đổi cách đưa tin. Được giải là tốt, là đáng mừng, nhưng cũng không có nghĩa là giáo dục Việt Nam tốt hơn nước khác, học sinh Việt Nam nổi trội hơn nước khác. Tiếp nữa, được giải IMO cũng chỉ là các bước thành công đầu tiên, có người sau này đi tiếp trong khoa học, có người không, do đó cũng không nhất thiết phải tung hô quá hoàng tráng. (Mặc dù đội thi toán quốc tế đa phần ra đời chú nào cũng ngon cả, ít chú lẹt đẹt lắm).
món này cũng giống thể thao thôi, đạt thành tích thì tung hô, kém một chút là đòi dẹp. Đạt thành tích cao thì "trí tuệ việt nam siêu việt" không đạt thành tích thì "thi thố gà nòi, hay ho gì" để chữa thẹn.
 

meo_con_xinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-380375
Ngày cấp bằng
31/8/15
Số km
409
Động cơ
248,225 Mã lực
Em cũng ko đồng tình việc nhiều người dè bỉu việc luyện gà nòi. Đấy là họ đang nhìn nhận vấn đề dưới góc độ tiêu cực. Thực tế đấy là sự lựa chọn của gia đình căn cứ vào năng lực của cá nhân đứa trẻ. Nếu con có tố chất và đam mê thì mới luyện đc, chứ ko thì có luyện bằng mắt.

Nó cũng giống i hệt như các bộ môn, lĩnh vực khác như thể thao, âm nhạc. Muốn có thể thành tài thì phải khổ luyện từ rất sớm và mất rất nhiều thời gian. Các tài năng bơi lội, tennis, cờ vua, piano ở VN và trên thế giới có ai thành tài mà ko khổ luyện đâu. Đối với các mônkhoa học thì cũng vậy thôi.
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
771
Động cơ
73,552 Mã lực
Mất một mớ thời gian để có hoặc trượt mấy cái danh hão- là lựa trọn tồi của thằng đi thi và phụ huynh chúng. Làm công cụ/ bậc thang để thằng khác lên cao. Một mục tiêu quá phù phiếm và thiếu nội hàm
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
5,529
Động cơ
440,270 Mã lực
Bọn Mỹ nó học trâu lắm , tất nhiên nó không kiểu lên trung tâm học tập trung rồi đi thi như mình nhưng đừng bảo nó học chơi .
Truyền thông chúng nó nhiều cái quan tâm hơn nên đếu đưa tin nhiều về cuộc thi này thôi

Thực ra Mỹ chúng nó không rầm rộ vì 3 điểm:

+ Xã hội & con người nó có quá nhiều cái để tự hào.

+ Các cuộc thi cho con trẻ chỉ là tiền đề để đóng góp cho xã hội, chưa phải là đóng góp cho xã hội.

+ Người Mỹ thực dụng, không háo danh bao giờ.


Vậy đấy, còn nơi nào ngược lại với Mỹ, nhất là khoản danh phận & thiếu thốn cái hào thì rầm rộ thôi. ;))
 

Hn07

Xe tăng
Biển số
OF-180195
Ngày cấp bằng
7/2/13
Số km
1,306
Động cơ
350,790 Mã lực
Mục đích , và cách làm của nước Mỹ với những tài năng toán học của họ khác với ta khiến nhiều cụ bức xúc cũng dễ hiểu .
Họ là một nước giàu , có mọi điều kiện để các tài năng trong mọi lĩnh vực tìm đến để cống hiến cho nước của họ ( đó là vì sao ko chỉ học sinh Trung Quốc , Ấn Độ , Nga , và nhiều nước khác tìm đến nước Mỹ , mà không thấy chiều ngược lại ).
Tiện đây em hơi lạc đề , cụ /mợ nào cho em hỏi ở Hà Nội / Sài Gòn có cái thư viện mở nào có cơ sở vật chất ổn ổn ko nhỉ ? ( không giới hạn tuổi tác , hay phải là sinh viên học sinh trường ĐH ) .
Thu phí membership cao em cũng ok . Em tìm mà thấy khó quá . Ở SG có mỗi cái thư viện doanh nhân nằm trong thư viện tổng hợp quốc gia là tạm được . Nhưng đáng tiếc nó lại nằm ở vị trí giữa trung tâm thường xuyên kẹt xe , và giờ mở cửa tương đối giới hạn .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top