- Biển số
- OF-30644
- Ngày cấp bằng
- 5/3/09
- Số km
- 14,178
- Động cơ
- 678,653 Mã lực
E né thớt này, gạch đá chắc bay vèo vèo.
Chúng ta giỏi ? Bao giờ thếCác Cụ cứ bàn luận cao siêu làm gì ......Thành tích cao, huy chương vàng, Top nọ Top chai nhưng có câu hỏi : " Tại sao chúng ta giỏi nhưng không giàu "...???????????
Em đọc trên báo ạ......Chúng ta giỏi ? Bao giờ thế
Vui mà cụ, em thấy tranh luận trên OF có lẽ là diễn đàn có nhiều ý kiến đa chiều nhất các diễn đàn ở ta. Rất nhiều cái để ngâm cứu và học hỏi thêmE né thớt này, gạch đá chắc bay vèo vèo.
Rác fb thôi cụ. Giả sử top 3 lại chửi bệnh thành tích. Thi cao thế mà mặt bằng như... ồn àoNhà cháu lượm lặt được share cho các cụ: Nguồn fb Chung Nguyen
Nỗi sỉ nhục quốc gia.
Đoàn Olympic toán của Việt Nam năm nay xếp thứ 17, thậm chí không nằm trong top 10, thậm chí xếp dưới cả Thái Lan - một Ấn Quyển quốc mà xưa nay mỗi khi nhắc tới trong các debates về giáo dục, người Hoa Hạ Sông Hồng chúng tôi chỉ khẽ nhếch mép trái một góc 45 độ, nheo đôi mắt có nếp rẻ quạt hình cong trong hệ tọa độ Descartes mà cười nhàn - nhạt. Thế mà giờ chúng ta đang phải chịu đựng cái nỗi sỉ nhục xếp dưới người Thái không chỉ vài mà là tới 12 bậc ngay chính tại ngôi đền của tri thức nhân loại: Toán học.
Điều này không chỉ là một một nỗi xấu hổ, mà còn là báo động, thức tỉnh lương tri cho 17 triệu người Hoa Hạ Sông Hồng - cái chủng dân ưu tú nhất của Đại Đông Á, và của cả thế giới, mà kẻ già này là đại diện cho tinh thần, trí tuệ, tiếng nói và lợi ích.
Chúng ta cần nhận ra rằng mình đã bị lừa. Sau bao nhiêu năm khoán chữ cho lũ con buôn, với cái tên "xã hội hóa giáo dục", đồng thời cổ vũ tinh thần "học nhẹ", "nhân văn" và "khai phóng", kết quả là từ một hình mẫu giáo dục không chỉ của các nước thế giới thứ 3, mà còn từng khiến các nước phát triển kinh ngạc vì sự hiệu quả, đã trở thành một nền giáo dục ngang tầm Lào Cam Thái Miến, và vật vã chưa thấy lối ra.
Vấn đề với giáo dục Việt Nam thực ra rất đơn giản, nó đã được giải quyết từ hơn 70 năm trước bởi những thế hệ người làm giáo dục đầu tiên của VNDCCH. Với một nước nghèo đói hậu thuộc địa, con đường nhanh nhất và duy nhất để đi lên, đó là tập trung vào các môn tự nhiên, bằng truyền thống học tập chăm chỉ của Nho Giáo.
Nước Châu Á đã áp dụng chính xác con đường này thành công nhất, chính là Hàn Quốc. Nho Giáo là tôn giáo của học tập, toán học là căn bản của khoa học kỹ thuật. Hơn nữa một nền giáo dục trọng toán học sẽ tạo ra các công dân có kỷ luật và logic, và người ta đã chứng minh rằng quốc gia có nền giáo dục tập trung vào các môn tự nhiên thì công dân sẽ chỉ số IQ cao hơn, điều này đúng với các quốc gia Đông Âu, thời CNXH sụp đổ vẫn có IQ cao hơn các nước Tây Âu. Phần lớn các chuyên gia trong các ngành khoa học đỉnh cao của Mỹ, hay các chuyên gia IT tuyệt đỉnh của phố Wall là người Nga - nước vẫn duy trì nền giáo dục ưu tiên toán học của thời Xô Viết.
Lũ con buôn đã lừa chúng ta rằng toán (và các môn tự nhiên nói chung) không quan trọng, cái học sinh cần là "giỏi toàn diện". Đây là lý luận cực kỳ đần độn, chắc chắn là từ mồm những đứa dốt tất cả mọi thứ, bao gồm cả toán. Người giỏi toán không bao giờ gặp khó khăn với học bất kỳ một thứ gì, chỉ cần họ thích, mà thôi. Người giỏi toán, chắc chắn sẽ giỏi thêm cả nhạc, vẽ, nấu ăn và cả làm thơ nữa. Những người giỏi toán mà không giỏi thêm những thứ kia, thì lý do duy nhất, là do họ chưa thèm thử.
Ngược lại bọn dốt toán sẽ dốt tất cả mọi thứ, hoặc ít nhất là không thể giỏi ra tấm ra món được. Bạn có thể học python đủ làm công nhân cốt đinh (lương 5 chiệu) mà không cần giỏi toán, nhưng làm được kỹ sư phần mềm ( lương >100k đô/năm) thì không thể. Bạn có thể không thuộc bảng cửu chương vẫn có học đánh bolero 2 hợp âm với cây guitar gỗ ép trong 1h, nhưng chơi âm nhạc cổ điển thì lại phải đòi hỏi kiến thức nhạc lý (vốn là toán học) cao ngang trình viện sĩ.
Beethoven - nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, bị điếc. Ông sáng tác các bản nhạc huyền thoại của mình như Sonata Ánh Trăng, hoàn toàn bằng các phép toán về nhạc lý. Tỉ lệ vàng (golden ratio) của toán học được sử dụng trong hội họa và kiến trúc từ gần 5 nghìn năm qua. Big Data - lĩnh vực quyết định tương lai nhân loại và nền kinh tế, sản xuất toàn cầu, vốn là một nhánh của môn thống kê.
Ấy thế mà bọn cartel buôn chữ vô liêm sỉ vẫn cứ dạy rằng chỉ cần cho trẻ học nhè nhẹ, chơi nhiều nhiều để có tuổi thơ, bồi đắp nhân - văn, nói cái tình - người, là sau này lớn lên cứ vậy mà đẽo ra mà ăn dần được ấy, thế mà lũ phụ huynh Đông Lào vẫn cứ tin được mới tài. Giáo dục của Việt Nam đang đi xuống, và nó sẽ tiếp tục bị Saigon hóa nếu thượng tầng không kịp thức tỉnh và hành động kiên quyết ngay.
Các thế hệ giỏi toán 6x, 7x từng là động lực cho tăng trưởng thần kỳ trong 20 năm đầu thế kỷ 21, là thế hệ tạo ra những doanh nhân, nhà khoa học xuất sắc nhất, đang mỗi ngày một ít đi, hoặc dần phải vật lộn với trông cháu, mỡ máu và đái tháo đường tuýp 2, không còn dư địa trí lực để tiếp tục phụng sự được đất nước trong những thập kỷ tới. Tương lai đất nước đang phải trông chờ vào thế hệ trẻ này, và nếu chúng dốt toán, sịp cầu vồng, nghiện nhạc Hàn và drama cổ trang Tàu, giang sơn ta, *** biết rồi sẽ đi đâu, về đâu...
Quả là:
Tránh xa bọn tư nhân bán chữ,
Chăm chỉ học, ắt tự lớn khôn:
"Làm trai giữa đất Côn Lôn,
Dốt toán thì chỉ ăn lon mà thôi.
Đến giờ vẫn nhiều người ko phân biệt được giữa “giỏi” và “thi giỏi” cụ ạ :-DChúng ta giỏi ? Bao giờ thế
Các nước phát triển gà nòi nó giấu tiệt (nhân tài-bí mật quốc gia), cho đội tb khá đi thi để kiểm tra mặt bằng giáo dục cụ ạ. Đảm bảo đa dạng văn hóa và chủng tộc.Người viết bài này biết 1 mà không biết 10.
Cứ chém gió người Mỹ không quan tâm học hành này kia chứ biết khỉ khô gì về kỳ thi Toán ở Mỹ đâu. Có đủ cả thi thành phố, thi bang và liên bang. Người Mỹ học Toán Lý Hóa đỉnh cao thực sự và sâu sắc.
Nhìn đội tuyển Olympic IMO, IPhO, IChO của Mỹ thì toàn da vàng tóc đen rồi đánh giá là dân Mỹ không chịu học hành để dân gốc Á đi thi thì rất là ấu trĩ. Bọn học sinh top ten các môn học của Mỹ nó không đi thi Olympic mà nó đang ngồi nghiên cứu ở các viện rồi. Nó còn là thầy của các đội gốc Á này đấy.
Chỉ lên fb đọc rồi đánh giá khoa học giáo dục các nước thì khỉ nó cũng làm được
Em cũng ngạc nhiên.Người viết bài này biết 1 mà không biết 10.
Cứ chém gió người Mỹ không quan tâm học hành này kia chứ biết khỉ khô gì về kỳ thi Toán ở Mỹ đâu. Có đủ cả thi thành phố, thi bang và liên bang. Người Mỹ học Toán Lý Hóa đỉnh cao thực sự và sâu sắc.
Nhìn đội tuyển Olympic IMO, IPhO, IChO của Mỹ thì toàn da vàng tóc đen rồi đánh giá là dân Mỹ không chịu học hành để dân gốc Á đi thi thì rất là ấu trĩ. Bọn học sinh top ten các môn học của Mỹ nó không đi thi Olympic mà nó đang ngồi nghiên cứu ở các viện rồi. Nó còn là thầy của các đội gốc Á này đấy.
Chỉ lên fb đọc rồi đánh giá khoa học giáo dục các nước thì khỉ nó cũng làm được
Chuẩn đấy cụ.Các nước phát triển gà nòi nó giấu tiệt (nhân tài-bí mật quốc gia), cho đội tb khá đi thi để kiểm tra mặt bằng giáo dục cụ ạ. Cho đội đa dạng sắc tộc đi đảm bảo đa dạng văn hóa và chủng tộc.
Ông già em làm PhD Vật Lý ở Tiệp đầu những năm 7x thế quái nào cũng bị bọn tư bản nó mua chuộc. Đến thời những năm 8x ông đi dạy khắp nơi, mà em cũng ko nhớ sao ông lại đi cả các nước tư bản (Pháp, Anh...) chứ ko chỉ đi dạy ở các nước XHCN anh em.Chuẩn đấy cụ.
Ông già em làm PhD Toán ở Liên xô từ 83-89, sau này kể lại là đội IMO của bọn Nga và các nước SNG chỉ là các đội phong trào chọn qua 2 kỳ thi toàn quốc.
Còn bọn học sinh đỉnh cao về Toán thì nó đã học và nghiên cứu ở các Viện luôn chứ không bao giờ tham gia các kỳ thi. Bọn mới thì nghiên cứu cùng PhD các nước như VN, còn bọn đỉnh hơn thì nó giảng dạy luôn.
Các nước thuộc LX mà cho bọn top đi thi là tư bản nó chèo kéo ngay.
Cấp 3 đã thế rồi ạ. Con nhà em cấp 3 đã định hướng chọn môn học theo nghề nó thích, lớp 11 đã xong hết các môn cần thiết, lớp 12 đã đi thực tập nghề và chỉ sau 1 tháng đầu năm lớp 12 nó đã được 5 trường ĐH nhận rồi.Em là dân gà chọi, từ cấp 2 được luyện để thi cấp TP, cấp 3 thì học trường chuyên top TP lớn, luyện thi quốc ra. Sau lên ĐH thì trúng học bổng đi ngoài.
Cái em thấy khác biệt giữa dục ở ta và dục ở "bển" là mục đích của việc học. Ở ta thường học với mục đích "đỗ đạt", học với một mục đích rất chung chung, mơ hồ. "gà chọi" bọn em luyện để nhắm đến 1 cuộc thi nào đó, nào là luyện đề, luyện mẫu bài tập, luyện dạng toán, luyện mẹo... Em nhớ có lần em hỏi ông thầy luyện gà, cũng là nhà ráo nhăn răng gì đấy, rằng học "mí thứ ni học để mần răng, thi hết rồi con làm được chi mô?" thì thầy cũng chỉ nở 1 nụ cười buồn rười rượi mà rằng "thì mi lại giống tau, đi mần thầy".
Khi em học ở "bển", thành phần sinh viên rất đa dạng, thấy sinh viên quá tuổi là bình thường. Mục đích học của họ cũng rất cụ thể như "tao muốn làm kỹ sư này, vị trí này nghề này", "tao muốn thi vào cty này", "tập đoàn cần tao lấy cái bằng này"... Cũng có mấy cậu ấm cô chiêu bố mẹ trả tiền cho học nên chưa có quyết định nghề nghiệp. Mấy tay học cao học gần như 100% có mục tiêu nghề nghiệp cả, tới mùa tốt nghiệp là chạy xin thư giới thiệu loạn cả lên.
Túm cái váy lại, xứ ta học để "thành danh", để "oai". Còn ở "bển" học để làm việc, để kiếm tiền. Em cũng không biết cái nào tốt hơn cái nào, để các cụ xét
Giỏi so với Lào Cam thôi. Năm nay thành tích còn thua TháiEm đọc trên báo ạ......