[Funland] Luyện gà nòi hay học cho vui hiệu quả hơn??

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,874
Động cơ
262,191 Mã lực
khoa học cơ bản nó là cơ sở của khoa học ứng dụng, khoa học cơ bản có mạnh mới mong có phát minh sáng chế, trở thành nước giầu, với đk vn hiện nay thì nên giáo dục vẫn phải tập trung vào toán lý hóa sinh...còn các cụ nhà giầu nuôi con đc cả đời chỉ cần con vui khỏe, văn thể mỹ kỹ năng tốt thì cũng có lý do của các cụ ấy, đất nước có giầu mạnh hay ko là việc của đất nước, đâu có liên quan đến tôi :D
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,981
Động cơ
103,063 Mã lực
Tuổi
41
Ông già em làm PhD Vật Lý ở Tiệp đầu những năm 7x thế quái nào cũng bị bọn tư bản nó mua chuộc. Đến thời những năm 8x ông đi dạy khắp nơi, mà em cũng ko nhớ sao ông lại đi cả các nước tư bản (Pháp, Anh...) chứ ko chỉ đi dạy ở các nước XHCN anh em.
Khoa học không giới hạn biên giới cụ ạ. Ngay bên LX nó cũng không quản. Mà nghe đồn là bọn tư bản phải trả tiền cho LX để được mời các trí thức đi dạy.

Bọn tư bản nó tiếp cận các nghiên cứu sinh có vẻ khá kỳ công. Ông già em lúc đầu thì được mời sang Đông Đức, Tiệp, rồi bắc Âu. Dần về sau thấy xuôi xuôi thì bọn đầu sỏ giãy chết nó cũng rước sang đi dạy.
Thế mà lúc LX tan là ổng bị gọi về ngồi ở 1 xó viện ở HN. Bọn Thụy điển nó gởi thư bảo lãnh gia đình sang mà ổng từ chối vì nghĩ là đi rồi khó mà về VN được. Thế là trở thành ông giáo luyện thi còn khoa học thì cất vào tủ :D
 

longsd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124483
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
1,608
Động cơ
388,395 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Khoa học không giới hạn biên giới cụ ạ. Ngay bên LX nó cũng không quản. Mà nghe đồn là bọn tư bản phải trả tiền cho LX để được mời các trí thức đi dạy.

Bọn tư bản nó tiếp cận các nghiên cứu sinh có vẻ khá kỳ công. Ông già em lúc đầu thì được mời sang Đông Đức, Tiệp, rồi bắc Âu. Dần về sau thấy xuôi xuôi thì bọn đầu sỏ giãy chết nó cũng rước sang đi dạy.
Thế mà lúc LX tan là ổng bị gọi về ngồi ở 1 xó viện ở HN. Bọn Thụy điển nó gởi thư bảo lãnh gia đình sang mà ổng từ chối vì nghĩ là đi rồi khó mà về VN được. Thế là trở thành ông giáo luyện thi còn khoa học thì cất vào tủ :D
Mà thường các cụ đã có dính tí Tây Âu, khó mà về hoà nhập được với môi trường ưu việt của ta. :(
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,304
Động cơ
339,136 Mã lực
Mùa thi cuốc tế năm nào cũng có bài này, nào là bọn Mẽo học như chơi, nó không luyện gà chọi như mình đâu, đội tuyển thành tích cao thì bảo luyện gà, không có thực tế chả có gì tự hào, xếp hạng xuống tí thì cay cú chửi. Rặt những thứ nhảm nhí.
Năm nay lên truyền thông thấy đội tuyển có cháu lớp 10 học giỏi mà nhìn sắc mặt vẫn vui vẻ, có thể hy vọng vào 1 chuyên gia tương lai cho lĩnh vực nào đó.
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,645
Động cơ
484,098 Mã lực
Các cụ tranh cãi làm em nhớ tới 1 câu của Donald Trump, đại ý rằng: sau cùng thì, bạn được đánh giá bằng những thứ bạn hoàn thành, chứ không phải số lượng thứ bạn thực hiện. Ở trên có 1 cụ nói về “mục tiêu” rất hay và chuẩn rồi ah. Khi không cùng mục tiêu thì so sánh để làm gì đâu, các cụ nhỉ?
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,245
Động cơ
1,978,750 Mã lực
Túm cái váy lại, xứ ta học để "thành danh", để "oai". Còn ở "bển" học để làm việc, để kiếm tiền. Em cũng không biết cái nào tốt hơn cái nào, để các cụ xét
Thực ra mục đích cái học mỗi giai đoạn nó khác nhau, với mỗi nhóm người cũng cần khác nhau. Nên đưa một, hai ý đơn giản e là cũng phiến diện.

Giờ nhà trường và xã hội cũng nhận thức khác xưa nhiều lắm rồi. Nên chắc không cần lo lắng quá, hihi.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,071
Động cơ
630,701 Mã lực
Nước giàu rồi thì không phải áp lực học hành thi cử nữa, ai có tư chất và chí khí thì tự vươn lên. Nước nghèo, lạc hậu thì phải thúc vào đít.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
3,197
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Em có gặp một bạn người Mỹ, nói viết được tiếng việt.
Đưa thử cho nó đề thi toán tốt nghiệp THPT... Cứ tưởng nó sẽ khó khăn về ngôn ngữ, nhưng thật bất ngờ luôn.
Lúc đó mới nghĩ, có thể kiến thức cơ bản nó được học khá tốt.
 

tienlong

Xe tăng
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
1,055
Động cơ
165,529 Mã lực
Các cụ đừng chém, biết là nghèo nhưng mà giỏi thì còn có nhiều cơ hội chứ vừa nghèo lại dốt thì ít cơ hội lắm
 

tienlong

Xe tăng
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
1,055
Động cơ
165,529 Mã lực
Xem phim Một tâm hồn đẹp thì cụ John Nash bị tâm thần vẫn làm toán và đoạt giải Nobel. Sách này viết nom bậy bạ!
Chuyện đó chỉ có trong phim thôi cụ ơi, hehehe
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,842
Động cơ
1,263,639 Mã lực
Tuổi
49
Trong khi Việt Nam ( hạng 17 toàn đoàn) rầm rộ trên báo chí đăng tin hàng loạt về thành tích của đội tuyển Olympic Toán thì đội tuyển Mỹ ( hạng 3 toàn đoàn năm nay) chả có 1 dòng nào trên báo và cũng chả có hình ảnh gì luôn. Mà có hạng 1 thì cũng vậy nốt.
Leo lên Gúc gồ tìm thì thấy năm nào vinh dự lắm, đứng hạng 1 toàn đoàn thì đội tuyển Mỹ được một bài nhỏ tí kèm ảnh trên website của Hội Toán học Mỹ và may ra thêm 1 bài trên website của trường Carnegie Mellon là mừng hú.
Còn không thì chìm nghỉm. Mặc dù Mỹ nhiều năm nay hạng toàn đoàn đứng 1 ,2,3 và cùng lắm là 4. Đi thi chỉ có 6 bạn thì 5 bạn lãnh huy chương vàng còn 1 thì huy chương bạc, đại khái vậy.
View attachment 5505702
Ra đường hỏi dân hay học sinh coi học sinh Mỹ nào lãnh huy chương vàng Toán hay bất cứ môn nào khác năm nay thì coi chừng toi đặc. Vì đảm bảo là hỏng ai bít là chính. Vì báo chí không đưa tin và thật sự trừ một ít người quan tâm thì tìm hiểu tí, còn lại chả ma nào quan tâm.
Thay vào đó chỉ cần hỏi tên cầu thủ bóng chày, bóng bầu dục hay bóng rổ hay ca sĩ trẻ nào lãnh thành tích cao nhất năm nay thì sẽ có cả núi người nói ro ro.
Mà nhìn vào đội tuyển Toán của Mỹ đi thi Olympic quốc tế dưới đây ( năm 2019, 2018 và 2015) có thể thấy giống như đội tuyển nước Á châu nào đó. Bởi toàn là mặt Á châu. Thực ra đều là người gốc Á quốc tịch Mỹ là chính, và chủ yếu là gốc Tàu và gốc Ấn rất giỏi và thông minh.
Cũng có 1 huấn luyện viên là phó giáo sư tại đại học Carnegie Mellon. Mà ông này dựa theo tên thì gốc Sing và xa xôi hơn nữa thì chắc là gốc Tàu qua Sing ở mà gia đình đã ở Mỹ và có quốc tịch Mỹ từ nhỏ. Po-Shen Loh là tên ổng ( trong hình). Ông này từng đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán năm 1999. Yêu Toán và tốt nghiệp hạng xuất sắc tại CalTech danh giá, sau đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Princeton rồi qua dạy tại Carnegie Mellon.
Cách chọn học sinh vào đội tuyển đại khái là dễ ẹc. Học sinh Mỹ muốn tham gia các kỳ thi toán giỏi ( hay bất cứ kỳ thi học sinh giỏi môn gì) thì cứ việc đăng ký với Hiệp hội quốc gia Mỹ của môn đó cũng là nhà tổ chức qua mạng và tìm coi nơi nào thi gần nhà mình nhất thì phi tới, nạp vài chục usd lệ phí là xong.
Thi hết vòng này qua vòng khác thoải mái, miễn đậu thì vào vòng trong. Không có đội tuyển đội tiếc gì và chả có ma nào luyện chưởng. Ông nào thích thì bò ra mà học toán. Nếu cần thì đăng ký tham gia vào các chương trình sinh hoạt của cộng đồng yêu Toán của Hội Toán học Mỹ, đại loại nạp phí hội viên thì sẽ đi sinh hoạt chung hay hội thảo, và nhận các tài liệu chuyên về Toán để ngâm cú và tán dóc với nhau về Toán.
Khi nào thi vào vòng cuối thì sẽ chọn ra tùy năm chừng vài chục bạn có thành tích cao nhất tham dự trại hè MAA’s Mathematical Olympiad Summer của Hội Toán học Mỹ vào tháng 6 hàng năm. Đại loại để cho nó có tính quốc tế thì thường có 70 học sinh tham gia, trong đó ngoài học sinh Mỹ thì mời cả học sinh giỏi Toán của 10 nước khác tới. Các bạn này sẽ cùng nhau ăn chơi nhảy múa trong cái trại đó kèm theo học và giải Toán rồi trao đổi và tranh luận, thi thố cho vui. Trại hè mà. Như vậy thì học sinh vừa được học vừa được chơi vừa được học hỏi từ các bạn giỏi Toán nhất nước Mỹ và thế giới. Trại này cũng thường chỉ diễn ra 2-3 tuần thôi. Tiền bạc thì không mất vì được tài trợ.
Rồi hết trại hè chọn ra chừng 6 bạn đi thi. Túm lại 6 bạn này sẽ là những người giỏi nhất. Mà tiêu chí của giỏi nhất ở đây không phải là gà chọi đã được vỗ nhiều năm và tung vào sới chọi chết thôi như kiểu ta. 6 bạn này là những người thông minh và đam mê Toán nhất. Do chủ yếu là tự học nên sức bật và khả năng tự khám phá, tự ngâm cú của các bạn này là cực kỳ cao cường. Thành ra năm nào đi thi chủ yếu là gặt huy chương vàng, buồn buồn lãnh thêm 1 cái huy chương bạc.
Vậy mà về nước ngoài gia đình cha mẹ và 1 ít người thân quen thì chả ma nào đón rước. Và cũng chả báo chí nào thèm tới quay phim chụp hình lăng xê gì ráo. Mà các cháu này cũng không thấy buồn bã gì vì thi Olympic thì cũng chỉ là 1 kỳ thi năng khiếu thôi có gì ghê gớm đâu. Muốn là nhà toán học hay nhà khoa học gì đó còn phải lao động cật lực vài chục năm nữa.
View attachment 5505704
Trường trung học của Vịt Bầu và Chim Sẻ nhà mình ở Mỹ có 1 đội tuyển thể thao năm nào cũng hạng 1 toàn Mỹ. Khi mà vô địch xong thì cả trường dàn quân ra từ trong ra tận cổng hân hoan chào đón, phụ huynh nở mày nở mặt sướng lắm. Nhưng mà học sinh nào thi đậu các giải Toán Lý Hóa gì đó thì may ra được đưa lên FB của trường là vinh dự lắm rồi.
Vì sao vậy? Vì Mỹ họ quan niệm rằng thành tựu của học thuật thật ra chỉ có thể vinh danh sau nhiều năm miệt mài khám phá, nghiên cứu, sáng tạo. Đại khái như là giải Nobel. Còn nếu chỉ dừng lại tại 1 kỳ thi quốc tế kể cả danh giá như Olympic thì cũng chỉ là bước khởi đầu. Hơn nữa việc truyền cảm hứng từ thành tích của một kỳ thi học thuật thì nó cũng hạn chế trong cộng đồng các tín đồ của môn đó thôi vì có phải ai cũng yêu Toán hay Lý, Hóa, Sinh gì đâu.
Nhưng thành tựu thể thao hay nghệ thuật thì lại được vinh danh ác liệt. Là vì những môn này phổ biến ai chả thích nên họ quan tâm. Và các ngôi sao thể thao hay nghệ thuật có thể hành nghề ngay từ rất sớm và mau chóng lên đài vinh quang của nghề đó nếu có tài và đủ sự khổ luyện. Và hơn nữa những tài năng này thường mau chóng bị đào thải do các điều kiện cần và đủ ở nhiều môn chính là trẻ và khỏe.
Nhưng dù như vậy, các tài năng Toán học hay bất cứ môn khoa học nào tại Mỹ sau này rất giỏi và họ sẽ trở thành các nhà khoa học, các nhà phát minh sáng chế tuyệt vời cho thế giới. Đó là vì họ thực sự yêu thích và hơn cả yêu thích là đam mê cháy bỏng môn mà họ theo đuổi. Họ cũng biết rằng vinh quang của khoa học cần phải trả giá bằng sự nghiêm túc tìm tòi, khám phá, học hỏi nhiều năm. Họ không phải là gà chọi mà là tinh hoa của nước Mỹ.
Đào tạo tài năng kiểu gà chọi chỉ có ích cho việc tự sướng, còn sau này sẽ làm thui chột tài năng và thậm chí tạo ra những con người sống dở chết dở vì bị thổi phồng quá mức từ khi còn nhỏ và mắc kẹt trong cái bẫy của danh vọng hão huyền.

Nguồn: https://www.facebook.com/anhthianna
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi khi đến kỳ Olympic là lại có các bài viết chê bai các đội tuyển "gà chọi" "luyện gà" "không thực chất" "ra đời chả làm được việc gì"

Em dám chắc, tác giả các bài viết đó đều là dân auto chửi, chắc chắn chưa ai tham gia các đội tuyển và tất nhiên cũng chả có con tham gia đội tuyển thi quốc tế bao giờ.

Những khái niệm mà các bạn ấy bôi ra để chửi cho sướng mồm, âu cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng và niềm uất hận chưa từng được học giỏi nên hạ thấp bọn học giỏi để trả thù =))

Vậy thực tế là gì?

1. Việc ôn luyện để thi đội tuyển quốc tế chả ảnh hưởng gì đến "nền giáo dục quốc gia", bởi vì quy mô và tầm ảnh hưởng của nó quá nhỏ bé. Trong hàng triệu học sinh cấp 3 thì chỉ có vài chục em đủ trình độ tham gia thi quốc tế, tính trung bình thì cả một tỉnh mới có 1 em tham gia được một đội tuyển quốc tế nào đó. Vì thế chi phí cho đội tuyển (thời gian, công sức) của ngành giáo dục bỏ ra là quá quá nhỏ chả ảnh hưởng gì đến việc chăm sóc các em học sinh khác, hay là tiền thuế của dân, hay là nồi cơm nhà nào.

2. Việc thi đội tuyển cũng không gây ra "phong trào luyện gà" hay cái quái gì tương tự. Bởi lẽ cho dù có muốn cũng không kiếm đâu ra nhiều học sinh giỏi đến thế để mà thành phong trào. Vịt thì không luyện được thành gà. Học chăm thì có thể đạt kết quả tốt trong lớp, nhưng để thi đội tuyển tầm quốc gia với quốc tế thì phải có tài năng, đam mê và giỏi thật sự. Đừng lầm tưởng là nhồi nhét học sinh cật lực thì sẽ có giải. Gớm nếu dễ thế thì nước ta 100% đoạt giải vàng từ lâu rồi.

3. Học chơi chơi, vui vẻ là thành tài. Ở Mỹ nó thế???
Không có môn học nào, không có ngành nghề nào không có sự cạnh tranh, không có đỉnh cao nào dành cho người chơi vui. Có thể học sinh Mỹ không quá chú ý đến các kỳ thi Olympic bởi vì ở đấy có nhiều đỉnh cao khác cho bọn nó thử sức, nhưng đừng nghĩ là chúng nó không phấn đấu cho các kỳ thi và đừng nghĩ là học sinh giỏi quốc tế không được vinh danh bằng thành viên đội tuyển thể dục =)) Chẳng qua là với dân số Mỹ hơn 300 triệu, thì tỷ lệ gặp được một thằng có giải vàng IMO quá quá hiếm, tỷ lệ trường nào có huy chương IMO cũng cực hiếm luôn nên cụ thớt không biết chúng nó được tôn trọng thế nào. Còn mấy cái đội tuyển trường, hạt, quận gì gì đó thì đúng là chơi vui thật, chả khác gì đội bóng :))

4. Ai cũng biết thành công chưa hẳn chỉ là một tấm huy chương mà là cả một quá trình. Nhưng vì thế mà coi thường tấm huy chương quốc tế thì thật là buồn cười. Không có khởi đầu thì nói gì đến tiếp nối? 18 tuổi có thành công của tuổi 18, 30 có thành công tuổi 30... không ai lại đi lấy thành công của một nhà khoa học lớn tuổi ra để coi thường thành công của một em học sinh cả. Chỉ cần nhớ là thành công đó triệu người không có một, vậy là đủ rồi.

5. Thi quốc tế không giúp gì cho đất nước?
Đa phần những người kêu cái câu này thì cũng chả ai giúp gì cho đất nước hơn được các em học sinh đội tuyển. Học trước hết là để có cơ hội cho bản thân mình, sau là chăm lo cho gia đình. Còn đất nước? Sau này làm tốt việc của mình và đóng thuế đầy đủ (nếu ở trong nước) hay vinh danh Việt Nam với cộng đồng khoa học thế giới, hỗ trợ khoa học trong nước (nếu ở nước ngoài)... thế là quá đủ rồi.
 

tienlong

Xe tăng
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
1,055
Động cơ
165,529 Mã lực
Cụ gúc gờ là ra! Người thật của họ hẳn hoi! :))
Em vừa gúc xong, e nghĩ đây làm kiểu bệnh dị nhân và hoang tưởng, chắc gọi bệnh tâm thần phân liệt. Chứ cụ bảo tâm thần thì ko đúng, em thấy ông này là dị nhân và giỏi từ nhỏ đấy chứ, thần đồng đấy:


“Tuổi trẻSửa đổi

Nash sinh vào 13/06/1928, ở Bluefield, West Virginia. Jr. John Forbes Nash ra đời trong một gia đình trí thức có cha là kỹ sư điện tử tại Công ty Điện lực Appalachian, mẹ (Marganet) là giáo viên dạy tiếng Anh và tiếng La Tinh. Từ bé Nash đã tỏ ra lập dị khác người, tính tình hướng nội, không ham chơi đùa mà chỉ thích đọc sách. Ở trường tiểu học, cậu bị thầy giáo chê là đầu óc "có vấn đề" vì hay dùng những cách kỳ quặc để giải các bài toán. Lên trung học, biểu hiện đó càng khiến mọi người ngạc nhiên: có lần khi giải bài tập toán, thầy giáo viết đầy bảng, thế mà Nash chỉ dùng vài thao tác đơn giản là tìm ra lời giải.
Thấy con có năng khiếu toán, cha mẹ cho Nash học chương trình toán cao cấp ngay khi cậu còn đang ở trung học. Nhờ học giỏi, Nash nhận được học bổng của Học viện Công nghệ Carnegie (nay là trường đại học Carnegie Mellon University). Tại đây anh được thầy giáo toán gọi là Gauss trẻ, một cái tên đầy vinh dự, vì mọi người đều biết trong giới toán học xưa nay chưa ai vượt qua được thần đồng toán học người Đức Carl Friedrich Gauss (1777-1855).
Năm đầu tiên Nash học ngành hóa, năm sau chuyển sang học toán. Một lần anh đến gặp thầy hướng dẫn khoa học là giáo sư R.J. Duffin, trình bày một phát hiện toán học mới của mình. Ông thầy vô cùng ngạc nhiên khi thấy cậu học trò trẻ này đã tự chứng minh được Định lý điểm bất động Brouwer (Brouwer Fixpoint Theorem) mà cậu chưa biết rằng trước đây đã có nhà toán học làm được điều đó.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
.............
3. Học chơi chơi, vui vẻ là thành tài. Ở Mỹ nó thế???
Không có môn học nào, không có ngành nghề nào không có sự cạnh tranh, không có đỉnh cao nào dành cho người chơi vui. Có thể học sinh Mỹ không quá chú ý đến các kỳ thi Olympic bởi vì ở đấy có nhiều đỉnh cao khác cho bọn nó thử sức, nhưng đừng nghĩ là chúng nó không phấn đấu cho các kỳ thi và đừng nghĩ là học sinh giỏi quốc tế không được vinh danh bằng thành viên đội tuyển thể dục =)) Chẳng qua là với dân số Mỹ hơn 300 triệu, thì tỷ lệ gặp được một thằng có giải vàng IMO quá quá hiếm, tỷ lệ trường nào có huy chương IMO cũng cực hiếm luôn nên cụ thớt không biết chúng nó được tôn trọng thế nào. Còn mấy cái đội tuyển trường, hạt, quận gì gì đó thì đúng là chơi vui thật, chả khác gì đội bóng :))
.............
Cụ phải phóng to cỡ chữ của đoạn này ra!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top