em nghĩ bác chính đang nghĩ sai về kts nội thất.bác nghĩ kts xịn là phải có ý tưởng sáng tạo,làm ra sản phẩm nội thất sáng tạo độc đáo,cái bàn độc đáo,cái ghế độc đáo,cái giường độc đáo cho mỗi căn nhà mình thiết kế.thiết kế xong thì chính công ty đó làm luôn.
ko biết ở thị tr Việt Nam có công ty nào ko ?,nhưng dù có thì cũng là 2 kts khác nhau trong 1 công ty.kts nội thất là thiết kế không gian sống,việc họ chọn đồ lắp ghép thì có vấn đề gì nhỉ ? quan trọng chất lượng như thế nào? giá cả như thế nào ? thẩm mỹ như thế nào ? lúc thi công thực tế giống bản vẽ như thế nào ? độ độc đáo không gian họ thiết kế ra sao.
chứ bác đòi thiết kế ra 1 cái bàn mới hẳn,cái ghế mới hẳn,cái giường mới hẳn,vvv điều đó là bất khả thi.mỗi 1 sp nội thất mới của chính công ty đó ra đời,là họ phải tập cho thợ làm biết bao nhiêu thời gian.
bác tùng ko có xưởng nhưng chính điều đó làm cho lựa chọn của bác tùng khách quan hơn,đa dạng hơn,ý tưởng bay bổng hơn.Đổi lại => gía đắt.đắt từ thiết kế(đã thế còn ko có dc giảm giá khi thi công)
còn mấy kts có xưởng,dù họ tk đẹp thế nào nhưng sp của họ sẽ mang tính độc đáo trên thị trường.khó tìm mua ở các showroom bán đại trà.có thể có những sp nhìn hao hao nhưng ko thể giống y dc.nói chung là họ sẽ mang hơi hướng cho sp công ty bên mình vào hoặc những sản phẩm chỉ có công ty họ biết chỗ mua ở đâu (thường là ở nước ngoài).nó giống thuốc tây vậy.anh mua thuốc ở bệnh viện,nếu anh tìm đúng cái nhãn thuốc đó thì nhiều khi những chỗ khác ko có,phải sử dụng nhãn thuốc khác nhưng thành phần thì y xì nhau.họ để làm vậy để họ bán độc quyền,có thể kê giá thoang thoáng dc.chứ chỗ nào cũng bán, dân đi dò giá thì còn gì lợi nhuận ? cho nên công ty tk thường chọn phong cách họ hay làm,sp nội thất họ hay làm và họ chỉ căn chỉnh kích thước cho vừa vặn mỗi không gian của chúng ta.
Nếu có công ty mà thiết kế độc đáo không gian và mỗi 1 sp nội thất cho mỗi khách hàng.giá cũng ko rẻ đâu.mà còn chưa chắc đẹp.nhưngx sp nội thất trên thị trường bây giờ toàn theo mẫu các sp cực kỳ nổi tiếng thế giới.đúc kết của trí tuệ tinh hoa của những kts nổi tiếng nhất thế giới.ở nước ngoài các công ty ko dám bán hàng nhái chứ ở Việt Nam thì quá đơn giản.tại sao ta phải bỏ ra 1 số tiền lớn trong khi hoàn toàn có thể bỏ ra số tiền nhỏ hơn để dc hưởng ké kết tinh và chất xám của những ông kts đẳng cấp thế giới đó ?
1. Tôi đã đưa ra quan niệm ở trên rằng: người thiết kế nội thất (có thể là KTS có bằng, có thể có bằng KTS lĩnh vực khác với nội thất nhưng hành nghề thiết kế nội thất, có thể không có bằng nhưng làm thiết kế nội thất) là người làm thiết kế không gian sống cho căn nhà, tức là chọn (hay sáng tạo ra đồ vật) + bố trí sắp đặt các đồ vật + thiết kế các mảng màu trong không gian (trần, sàn, tường) + thiết kế ánh sáng, thông gió và điều hòa nhiệt độ môi trường. Nghề đó nằm giữa 2 nghề nữa: 1 ở tầm chi tiết là nhà thiết kế ra các đồ vật (mỹ thuật công nghiệp) và 1 ở tầm rộng hơn là thiết kế phong cảnh và kiến trúc bên ngoài căn nhà (thiết kế không gian chung của khu nhà, khối phố...).
2. Chủ đề topic của tôi là bàn về thiết kế nội thất. Topic chỉ bàn đến thiết kế đồ vật (mỹ thuật công nghiệp) và thiết kế bên ngoài và không gian khu phố trong chừng mực phục vụ cho thiết kế nội thất. Ví dụ không thể kê cái sập gụ tủ chè vào không gian nội thất hiện đại; hoặc không thể làm quá đắt tiền và xa xỉ cho một căn hộ ở giữa khu tái định cư toàn dân thu nhập thấp.
3. Ở trên ta đã thống nhất: người vẽ mỹ thuật công nghiệp giỏi (thiết kế đồ vật) thì khó, thậm chí không thiết kế nội thất được. Anh ta không có nghệ thuật sắp đặt tầm không gian gia đình, không biết phối sáng phối màu ở tầm căn hộ... Ngược lại, người thiết kế nội thất giỏi thường chỉ biết dùng đồ vật đó do anh đó làm, hay kiểu dáng đó thì đẹp cho không gian nhưng thiết kế chi tiết đồ vật thì anh ta không làm được...
4. Dịch vụ thiết kế nội thất ở Việt Nam giờ cũng đòi hỏi: dù họ thuê 250k/ 1m2 (giá này do chính thị trường cạnh tranh mà ra) thì người cung cấp dịch vụ phải là một KTS có bằng cấp đúng chuyên ngành hoặc gần chuyên ngành (tốt nghiệp kiến trúc xây dựng hay mỹ thuật công nghiệp cũng đựơc), nhưng phải có kinh nghiệm và có bằng chứng đã từng thiết kế các công trình trên thực tế. Chả thế mà các công ty thiết kế nội thất giờ đăng tuyển KTS thiết kế nội thất rất nhiều. Sản phẩm của thiết kế nội thất gồm: 1. Bản vẽ mặt bằng công năng; 2. bản vẽ 3D; 3. bản vẽ chi tiết các đồ vật, điện, nước, trần và chỉ định vật liệu sàn, sơn, cửa kèm tính toán sơ bộ chi phí với phương án 1 chỉ định vật liệu của người thiết kế ; 4. Dịch vụ cùng chủ nhà chọn các vật liệu và thiết bị cơ bản; 5. Giám sát tác giả (có thể gọi là giám sát kiến trúc) đối với các bên thi công; 6. Bản vẽ hoàn công sau khi thi công.
5. Công ty nhận dịch vụ thiết kế nội thất thường sẵn sàng nhận thi công công trình (về nội thất) luôn, họ có thể làm tổng thi công tất cả các công việc, có thể làm những phần chính (đồ gỗ luôn là trọng tâm), khi đó đa số các công ty đều có chính sách sẽ khuyến khích việc này bằng cách khấu trừ 30 đến 100% chi phí thiết kế đã trả. Thực ra, việc khấu trừ là công ty lấy chênh giá (có thể gọi là lãi khá cao) ở khâu thi công bù vào chi phí thiết kế.
Tuy nhiên, do không có công ty nội thất nào có đủ các đội thợ các ngành nghề, do sự chuyên môn hóa nên thị trường luôn có những công ty chuyên sâu làm rất giỏi, giá thành thấp ở các lính vực cần chuyên sâu như lắp điều hòa, lắp điện, làm gương kính nhôm... , các công ty nội thất thường chỉ có một xưởng mộc đủ để nuôi quân và hành nghề, còn lại họ mời các đơn vị cùng đồng hành với họ. Ví dụ, đơn vị lớn như Morehome thì họ có xưởng và đội thợ cả trăm người với đủ máy móc mộc sản xuất cho các dự án họ đảm nhận, các công ty nhỏ chỉ có 1 xưởng vài người làm, nhiều công ty không hề có xưởng riêng, có thể "tay không bắt giặc"
Vấn đề là tay không bắt giặc chưa chắc đã kém hơn so với công ty có xưởng có thợ của mình.
Tất cả là do năng lực quản trị của công ty, trình độ và năng lực của KTS phụ trách công việc, văn hóa, năng lực và chữ tín của các thầu phụ mà quyết định chất lượng công trình.
6. Nghề thiết kế nội thất: ngòai việc phân bậc về năng lực tạo ra không gian đẹp, còn có phân tầng về mức độ can thiệp của KTS vào các công việc.
Tôi có nói bậc cao nhất là như Gaudi (xin lỗi lại lấy ví dụ Gaudi) hay Ngô Viết Thụ của Việt Nam: KTS không chỉ vẽ sáng tạo ra không gian sắp đặt, mà còn sáng tạo ra hầu hết các đồ vật sử dụng trong không gian. dạy thợ để làm, lăn lôn với thợ để làm. hãy thăm công trình của Gaudi, dù chỉ là 1 cái nhà ống nhưng từ cái móc cửa, cái song sắt, cái đinh vít, cái mảng trát tường, ông tạo ra cái độc đáo, sáng tạo mang dấu ấn riêng ông mà hơn 100 năm nay không ai có thể thay thế cái gì trong công trình. Chúng không chỉ đẹp, độc đáo, mà còn bền với thời gian, càng dùng càng tăng giá trị...
Bậc thấp hợn là sử dụng những đồ vật quy chuẩn, ví dụ cái cửa nhôm singfa hay Huge, cái sàn gỗ kronoswiss, cái sofa các hãng Ý đã đóng, chỉ cái gì không dùng đồ quy chuẩn được thì mới sáng tạo thiết kế ra, chỉ đạo sản xuất ra nó. Hoặc sử dụng đồ quy chuẩn 90% nhưng nghệ thuật sắp đặt sáng tạo cũng tạo ra không gian sáng tạo, chỉ cần 10% chỗ điểm nhấn, điểm quan trọng mới đóng đinh dấu ấn KTS vào cho ra thương hiệu của mình vưới tự hào và trách nhiệm nghề nghiệp.
Nếu sao chép 100%, copy trên mạng các mẫu bài trí, sắp đặt rồi đưa về không gian mình vẽ sao gọi là sáng tạo? Đó chỉ là thợ vẽ 3D.
Nếu có chút tinh ranh trong chọn đồ vật có sẵn, coi bí mật nơi bán đồ hay sản xuất đồ là bí quyết hành nghề của mình thì sao gọi là sáng tạo, sao gọi là KTS?. Đó đích thực là KTS "thu lượm đồ" như bác gì đo ở trên đã đặt tên.
7. Kết: Tôi cho rằng các KTS và người thiết kế nội thất nói chung biết khẳng định thương hiệu, uy tín, đẳng cấp của mình bằng việc tăng đần tỷ lệ sáng tạo, dám khẳng định và bảo vệ những % sáng tạo thực sự của mình, dám công khai những chỗ sao chép tầm phào cho khách hàng thì chúng ta dần dần mới có càng ngày càng nhiều nhà đẹp, phố đẹp...