(Tiếp)
Với sự giúp đỡ của Nga, chế độ của Kim Jong Un có khả năng gia tăng tốc độ phát triển năng lực hạt nhân. Từ đó khiến Mỹ phản ứng gay gắt hơn, và trong trường hợp xấu nhất cho Trung Quốc, quá trình phát triển năng lực hạt nhân của Triều Tiên có thể dẫn đến việc hình thành “NATO châu Á” do Mỹ lãnh đạo, như cách Trung Quốc thường gọi, và nhắm mục tiêu vào Trung Quốc.
Ngoài ra, một Triều Tiên không bị kiềm chế sẽ làm tăng khả năng các hành vi khiêu khích và gây hấn xảy ra, từ đó có nguy cơ khiến nước này đẩy mạnh thử vũ khí, hoặc đáng lo ngại hơn, tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 7. Viễn cảnh này chắc chắn sẽ đặt Trung Quốc vào tình thế leo thang xung đột mà nước này muốn tránh. Kết quả là Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sức ép quốc tế gay gắt, đặc biệt từ phía Washington, để bày tỏ lập trường rõ ràng hơn chống lại chế độ của Kim Jong Un.
Chính quyền Trump đóng vai trò như một lời cảnh báo rõ ràng về việc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể khiến các xung đột song phương sẵn có trầm trọng hơn và mở rộng sang các lĩnh vực khác trong quan hệ Trung-Mỹ. Vào năm 2017, việc Trung Quốc không có động thái đối với Triều Tiên đã góp thêm vào mối lo ngại của Mỹ liên quan đến các hoạt động thương mại của nước này, dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại và các biện pháp trừng phạt vẫn tiếp tục kéo dài cho đến hiện tại.
Ưu tiên chiến lược lâu dài của Trung Quốc – duy trì sự ổn định thay vì theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa – đã tạo điều kiện cho Triều Tiên nâng cao năng lực hạt nhân đến mức khó có thể ngăn chặn tiến trình này. Về mặt chính thức, Trung Quốc luôn tuân thủ 3 nguyên tắc “không chiến tranh, không bất ổn, không vũ khí hạt nhân”, phản ánh thứ tự ưu tiên của nước này liên quan đến vấn đề bán đảo Triều Tiên. Nhưng theo thời gian, rõ ràng không thể đồng thời theo đuổi cả 3 mục tiêu này, vì 2 mục tiêu đầu tiên sẽ làm suy yếu mục tiêu thứ ba và ngược lại. Bắc Kinh nhận thức rõ rằng nếu không phi hạt nhân hóa, thì sẽ không thể đạt được hòa bình và sự ổn định bền vững ở bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á. Về vấn đề này, mối quan hệ ngày càng mở rộng của Triều Tiên với Nga đã làm phức tạp hóa tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Khi nền chính trị thế giới ngày càng được coi là cuộc đấu tranh giữa nền dân chủ và chủ nghĩa độc tài, thì một xu hướng dần được hình thành, theo đó, coi mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Nga và Triều Tiên được coi như một phần của mô hình trục 3 bên với Trung Quốc nhằm đối trọng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối, gọi xu hướng này là sự hồi sinh của “tâm lý Chiến tranh Lạnh” và “chính trị khối”, cáo buộc Mỹ nỗ lực chia rẽ khu vực theo các đường lối ý thức hệ nhằm xây dựng một mặt trận chống Trung Quốc. Giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan ngại về quan hệ hợp tác ngày càng tăng giữa Nhật Bản, Hàn Quốc với Mỹ.
Thay vì có thái độ thù địch với các nước láng giềng, Trung Quốc lại chú trọng cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm giảm thiểu xung đột và đối trọng với tầm ảnh hưởng của Mỹ. Hợp tác kinh tế và thương mại được coi là đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy hồi phục kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc, cũng như duy trì nền hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn là vấn đề nan giải và các hành động gây hấn của nước này đang cản trở nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng một môi trường tăng cường hợp tác ở Đông Bắc Á. Mặc dù Bắc Kinh hỗ trợ về mặt kinh tế và ngoại giao cho Bình Nhưỡng, nhưng 2 bên vẫn xa cách. Rõ ràng, việc điểm đến trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Kim Jong Un sau đại dịch là Nga thay vì Trung Quốc đã làm dấy lên câu hỏi về trạng thái hiện tại của mối quan hệ giữa 2 nước. Trong khi Kim Jong Un hiện đã tổ chức 2 cuộc gặp thượng đỉnh với Putin chỉ trong chưa đầy một năm, thì Tập Cận Bình vẫn chưa có cuộc gặp mặt nào với nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ năm 2019.
Ngoài ra, nỗ lực tăng cường quan hệ của Triều Tiên với Iran đã giảm bớt tình trạng bị cô lập của nước này, báo hiệu một nỗ lực chiến lược nhằm đa dạng hóa đồng minh và củng cố hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Những động lực mới này đã làm phức tạp đáng kể động thái cân bằng của Trung Quốc trong khu vực.
Với sự giúp đỡ của Nga, chế độ của Kim Jong Un có khả năng gia tăng tốc độ phát triển năng lực hạt nhân. Từ đó khiến Mỹ phản ứng gay gắt hơn, và trong trường hợp xấu nhất cho Trung Quốc, quá trình phát triển năng lực hạt nhân của Triều Tiên có thể dẫn đến việc hình thành “NATO châu Á” do Mỹ lãnh đạo, như cách Trung Quốc thường gọi, và nhắm mục tiêu vào Trung Quốc.
Ngoài ra, một Triều Tiên không bị kiềm chế sẽ làm tăng khả năng các hành vi khiêu khích và gây hấn xảy ra, từ đó có nguy cơ khiến nước này đẩy mạnh thử vũ khí, hoặc đáng lo ngại hơn, tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 7. Viễn cảnh này chắc chắn sẽ đặt Trung Quốc vào tình thế leo thang xung đột mà nước này muốn tránh. Kết quả là Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sức ép quốc tế gay gắt, đặc biệt từ phía Washington, để bày tỏ lập trường rõ ràng hơn chống lại chế độ của Kim Jong Un.
Chính quyền Trump đóng vai trò như một lời cảnh báo rõ ràng về việc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể khiến các xung đột song phương sẵn có trầm trọng hơn và mở rộng sang các lĩnh vực khác trong quan hệ Trung-Mỹ. Vào năm 2017, việc Trung Quốc không có động thái đối với Triều Tiên đã góp thêm vào mối lo ngại của Mỹ liên quan đến các hoạt động thương mại của nước này, dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại và các biện pháp trừng phạt vẫn tiếp tục kéo dài cho đến hiện tại.
Ưu tiên chiến lược lâu dài của Trung Quốc – duy trì sự ổn định thay vì theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa – đã tạo điều kiện cho Triều Tiên nâng cao năng lực hạt nhân đến mức khó có thể ngăn chặn tiến trình này. Về mặt chính thức, Trung Quốc luôn tuân thủ 3 nguyên tắc “không chiến tranh, không bất ổn, không vũ khí hạt nhân”, phản ánh thứ tự ưu tiên của nước này liên quan đến vấn đề bán đảo Triều Tiên. Nhưng theo thời gian, rõ ràng không thể đồng thời theo đuổi cả 3 mục tiêu này, vì 2 mục tiêu đầu tiên sẽ làm suy yếu mục tiêu thứ ba và ngược lại. Bắc Kinh nhận thức rõ rằng nếu không phi hạt nhân hóa, thì sẽ không thể đạt được hòa bình và sự ổn định bền vững ở bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á. Về vấn đề này, mối quan hệ ngày càng mở rộng của Triều Tiên với Nga đã làm phức tạp hóa tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Khi nền chính trị thế giới ngày càng được coi là cuộc đấu tranh giữa nền dân chủ và chủ nghĩa độc tài, thì một xu hướng dần được hình thành, theo đó, coi mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Nga và Triều Tiên được coi như một phần của mô hình trục 3 bên với Trung Quốc nhằm đối trọng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối, gọi xu hướng này là sự hồi sinh của “tâm lý Chiến tranh Lạnh” và “chính trị khối”, cáo buộc Mỹ nỗ lực chia rẽ khu vực theo các đường lối ý thức hệ nhằm xây dựng một mặt trận chống Trung Quốc. Giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan ngại về quan hệ hợp tác ngày càng tăng giữa Nhật Bản, Hàn Quốc với Mỹ.
Thay vì có thái độ thù địch với các nước láng giềng, Trung Quốc lại chú trọng cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm giảm thiểu xung đột và đối trọng với tầm ảnh hưởng của Mỹ. Hợp tác kinh tế và thương mại được coi là đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy hồi phục kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc, cũng như duy trì nền hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn là vấn đề nan giải và các hành động gây hấn của nước này đang cản trở nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng một môi trường tăng cường hợp tác ở Đông Bắc Á. Mặc dù Bắc Kinh hỗ trợ về mặt kinh tế và ngoại giao cho Bình Nhưỡng, nhưng 2 bên vẫn xa cách. Rõ ràng, việc điểm đến trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Kim Jong Un sau đại dịch là Nga thay vì Trung Quốc đã làm dấy lên câu hỏi về trạng thái hiện tại của mối quan hệ giữa 2 nước. Trong khi Kim Jong Un hiện đã tổ chức 2 cuộc gặp thượng đỉnh với Putin chỉ trong chưa đầy một năm, thì Tập Cận Bình vẫn chưa có cuộc gặp mặt nào với nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ năm 2019.
Ngoài ra, nỗ lực tăng cường quan hệ của Triều Tiên với Iran đã giảm bớt tình trạng bị cô lập của nước này, báo hiệu một nỗ lực chiến lược nhằm đa dạng hóa đồng minh và củng cố hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Những động lực mới này đã làm phức tạp đáng kể động thái cân bằng của Trung Quốc trong khu vực.