(Tiêp)
Học thuyết
Học thuyết đối phó UAV nhỏ đã tiến bộ đáng kể trong thập kỉ vừa qua. Bộ Quốc phòng Mỹ đã bắt đầu phát triển chiến thuật, kĩ thuật và qui trình đối phó UAV nhỏ từ cuối những năm 2010 khi mối đe dọa UAV nhỏ trở nên phổ biến. Lục quân đã ban hành 3 tài liệu trung tâm trong giai đoạn này. Tài liệu thứ nhất là Ấn phẩm Kĩ thuật Lục quân (ATP) 2016 3-01.8, Các Kĩ thuật Binh chủng hợp thành trong Phòng không. ATP 3-01.8 hướng dẫn cách thức các lực lượng binh chủng hợp thành có thể tự bảo vệ trước các cuộc tấn công từ trên không, bao gồm cả mối đe dọa UAV nhỏ.
Tài liệu thứ hai là 2017 ATP 3-01.81, Các kĩ thuật đối phó hệ thống máy bay không người lái. Tài liệu này hướng dẫn lập kế hoạch phòng thủ, huấn luyện và chuẩn bị đối phó mối đe dọa UAV nhỏ khu vực. Nó nêu bật những vấn đề cơ bản như định danh các mối đe dọa UAV cụ thể và các kĩ thuật đối phó UAV, đồng thời đưa ra một số hướng dẫn rõ ràng nhất về đối phó UAV nhỏ đã có cho đến nay. Tài liệu cung cấp cho lực lượng phòng không những nguyên tắc giao chiến đã được thiết lập, cùng với hướng dẫn về độ cao, tốc độ cụ thể và những hành động cần thiết để xác định một UAV có phải là mối đe dọa. Các biện pháp phòng thủ cũng được giải thích xuống các cấp lực lượng và phân chia theo chủng loại, như lực lượng vận động, hàng không, lực lượng đặc biệt, pháo dã chiến, và trinh sát tình báo (xem bảng 13). Nhờ đó làm rõ vai trò và trách nhiệm giữa các ngành lực lượng.
Bảng 13: Học thuyết đối phó UAV nhỏ Lục quân
Quan ngại hàng đầu là học thuyết thường không được chia sẻ, được bao gộp, hoặc được áp dụng một cách phù hợp trong các hoạt động hoặc trong phát triển các hệ thống vật tư. Một yếu tố có thể góp thêm vào vấn đề này là thiếu một học thuyết liên quân. Nhận thức được điểm yếu này, Ấn phẩm Liên quân (JP) 2018 3-01, Đối phó các mối đe dọa trên không và tên lửa đã yêu cầu qui trình chi tiết hơn về phát hiện mối đe dọa, định danh và giao chiến liên quân với UAV. Tuy nhiên, kể từ đó, các tiến triển vẫn còn chậm chạp. Ví dụ, trong phần nói về đối phó UAV nhỏ, tài liệu JP 3-30 cập nhật năm 2021 mới chỉ lưu ý tính phức tạp của việc đánh bại UAV nhỏ và sự cần thiết phải phân biệt được UAV nhỏ của ta và của địch. Nó cũng không đưa ra những chi tiết như trong học thuyết của Lục quân. Khi JCO đã lựa chọn những xen-xơ, hệ thống C2 và phương tiện tạo hiệu quả đối phó UAV nhỏ hàng đầu thì một ấn phẩm liên quân mới đã có thể bao gồm những phương tiện và hoạt động đối phó UAV nhỏ cụ thể để làm rõ ràng vai trò của từng quân chủng thành viên.
Bộ Quốc phòng Mỹ cần phải đầu tư cho những tư duy tương lai để giữ cho học thuyết luôn tươi mới khi những thách thức mới nổi lên. Điều này đòi hỏi đầu tư cho chỉ huy lãnh đạo ở cả trong và ngoài lĩnh vực đối phó UAV nhỏ. JCO - hay một cơ quan có thẩm quyền trung tâm khác - có thể phối hợp và đầu tư cho công việc này và gửi đi những phát hiện tìm tòi mới của nó. Điều này có thể thực hiện thông qua đối thoại, trò chơi chiến tranh, mô phỏng xung đột, thu thập và phân tích tình báo nguồn công khai liên hợp giữa quân đội và giới học giả về các công nghệ và hoạt động đối phó UAV nhỏ. Những nỗ lực liên hợp giữa quân đội, giới học giả, và ngành công nghiệp quốc phòng có thể hỗ trợ cho sự phát triển học thuyết hơn nữa theo nhịp độ cần thiết.
Tổ chức
Nhiệm vụ hàng đầu của các quân chủng là tổ chức, huấn luyện, trang bị và cung cấp lực lượng cho các chỉ huy chiến đấu. Dưới ánh sáng của mục đích này, các quân chủng sẽ tổ chức các đơn vị hay các lực lượng như thế nào để thực hiện nhiệm vụ đối phó UAV nhỏ? Liệu cơ cấu lực lượng cho những đơn vị chuyên phòng không nằm trong mỗi quân chủng sẽ tăng lên hay liệu trách nhiệm về nhiệm vụ cho các lực lượng hiện nay thực sự mở rộng? và liệu các quân chủng có sẽ xác định phần trách nhiệm đối với nhiệm vụ giữa các đơn vị chuyên về phòng không và tất cả các đơn vị khác để rồi theo đó mà trang bị phù hợp cho từng đơn vị?
Rõ ràng, nhiệm vụ đối phó UAV nhỏ dẫn đến sự gia tăng trong cơ cấu lực lượng chuyên về phòng không trong các quân chủng Lục quân, Hải quân đánh bộ và Không quân, nhưng nhiệm vụ này cũng đòi hỏi cách tiếp cận tổng lực để đánh bại mối đe dọa UAV. Các đơn vị phòng không chuyên và không chuyên phải được chuẩn bị để thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ tích cực và áp dụng các kĩ thuật phòng thủ thụ động để đối phó mối đe dọa UAV. Việc phân bổ khả năng đối phó UAV nhỏ phải cân đối với phần trách nhiệm đối với nhiệm vụ, và tính phức tạp của các giải pháp về vật tư. Với bối cảnh hoạt động nhất định, cần thông báo xem khả năng đối phó sẽ đòi hỏi một kíp phòng không chuyên biệt hay một người vận hành không chuyên biệt. Không được đánh mất khái niệm về một cách tiếp cận binh chủng hợp thành dành cho phòng không (CAFAD) trên toàn bộ các quân chủng khi Bộ Quốc phòng tổ chức cho tập hợp nhiệm vụ này.
Tương tự, với chiều rộng và qui mô những thách thức của UAV, Bộ Quốc phòng không được lơ là với thực tế rằng họ là một cơ quan phối hợp và chỉ đạo sự phát triển các năng lực đối phó UAV nhỏđể chúng trở nên có giá trị. Từ tháng 1/2020, JCO đã phục vụ như là người điều phối trung tâm về đối phó UAV nhỏ trong Bộ Quốc phòng, và đã tập trung vào thiết lập hệ thống huấn luyện liên quân, phát triển học thuyết liên quân, đồng bộ hóa sự phát triển vật tư liên quân. Vì không có được giải pháp “một kích cỡ vừa cho tất cả” trong đối phó UAV nhỏ ở tất cả các quân chủng, nên JCO đã thúc đẩy sự phát triển vật tư và chính sách đặc thù của từng quân chủng đồng thời nỗ lực làm giảm sự khác biệt và đầu tư thừa thãi cho nhiệm vụ. Kết quả là Bộ Quốc phòng đã tránh bị đầu tư cho một số lượng lớn hơn các phương tiện, sự dư thừa lớn hơn trong các phương tiện hiện có, và gia tăng bảo trì, huấn luyện và hậu cần.
Tuy nhiên, mô hình thống nhất về đối phó UAV nhỏ cần phải tiến lên theo thời gian. Yêu cầu hiện tại về một sự đồng thuận rộng rãi liên quân chủng trong đầu tư cho đối phó UAV nhỏ có thể cản trở sự chuyển đổi tương lai của bộ máy phòng không để đáp ứng mối đe dọa. Trong dải phổ giữa sự phát triển dưới sự lãnh đạo JCO nắm mọi quyền lực ở một đầu với Lục quân và Hải quân đánh bộ có trách nhiệm hoàn toàn với các kế hoạch khác biệt của họ ở đầu kia, thì bộ máy mua sắm hiện nay có thể đã ngả quá nhiều vào đầu kia. Quốc hội và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ cần xem xét lại những thẩm quyền của JCO và mối quan hệ với các cơ quan mua sắm của các quân chủng nhằm cải thiện qui trình đặt yêu cầu và các mốc thời gian mua sắm. Điều này có thể có nghĩa là trao quyền cho JCO về đặt yêu cầu, và được thừa nhận bởi Hệ thống Phát triển và Tích hợp các năng lực Liên quân (JCIDS), là hệ thống đủ rộng lớn để hiệu quả trong đáp ứng các yêu cầu đối phó UAV nhỏ tức khắc. Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện trong sự phối hợp với lãnh đạo các quân chủng nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng biệt của từng quân chủng và tránh sự chồng chéo quá nhiều với các cơ quan phát ra yêu cầu khác, như Nhóm chức năng chéo Phòng không và Phòng thủ tên lửa (AMD CFT) thuộc Bộ chỉ huy Tương lai của Lục quân, là những cơ quan có thể sẽ tập trung nhiều hơn vào các yêu cầu dài hạn đối với đối phó UAV nhỏ.
Ngoài các thẩm quyền mua sắm, JCO còn có quyền dẫn dắt sự phối hợp đối phó UAV nhỏ giữa Mỹ và các đồng minh. Quân đội Mỹ đã dành những nguồn lực đáng kể cho huấn luyện và liên kết các lực lượng phòng không của họ với các đồng minh và đối tác. Những nỗ lực này đã làm cho các hoạt động liên quân trở nên an toàn hơn và hiệu quả hơn trên nhiều chiến trường. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đối phó UAV nhỏ, việc bán hàng và các mối quan hệ đối tác liên quân vẫn còn chậm chạp và các đồng minh tỏ ra lệ thuộc hầu hết vào các phương tiện đánh bại và cảm biến dựa trên RF. Một vài nước NATO đã đầu tư cho phòng thủ tích cực, nhưng hóa ra vẫn dựa vàobiện pháp đối phó và phòng thủ thụ động, và răn đe chung. Khi các đối tác của Mỹ nhận thức được mối đe dọa UAV nhỏ đang gia tăng – nhất là dưới ánh sáng của cuộc xung đột Nga-Ukraina – thì JCO có thể tham dự vào các cuộc đối thoại và workshop để thúc đẩy các cơ hội xuất khẩu, cùng phát triển, và huấn luyện chung.
................
Học thuyết
Học thuyết đối phó UAV nhỏ đã tiến bộ đáng kể trong thập kỉ vừa qua. Bộ Quốc phòng Mỹ đã bắt đầu phát triển chiến thuật, kĩ thuật và qui trình đối phó UAV nhỏ từ cuối những năm 2010 khi mối đe dọa UAV nhỏ trở nên phổ biến. Lục quân đã ban hành 3 tài liệu trung tâm trong giai đoạn này. Tài liệu thứ nhất là Ấn phẩm Kĩ thuật Lục quân (ATP) 2016 3-01.8, Các Kĩ thuật Binh chủng hợp thành trong Phòng không. ATP 3-01.8 hướng dẫn cách thức các lực lượng binh chủng hợp thành có thể tự bảo vệ trước các cuộc tấn công từ trên không, bao gồm cả mối đe dọa UAV nhỏ.
Tài liệu thứ hai là 2017 ATP 3-01.81, Các kĩ thuật đối phó hệ thống máy bay không người lái. Tài liệu này hướng dẫn lập kế hoạch phòng thủ, huấn luyện và chuẩn bị đối phó mối đe dọa UAV nhỏ khu vực. Nó nêu bật những vấn đề cơ bản như định danh các mối đe dọa UAV cụ thể và các kĩ thuật đối phó UAV, đồng thời đưa ra một số hướng dẫn rõ ràng nhất về đối phó UAV nhỏ đã có cho đến nay. Tài liệu cung cấp cho lực lượng phòng không những nguyên tắc giao chiến đã được thiết lập, cùng với hướng dẫn về độ cao, tốc độ cụ thể và những hành động cần thiết để xác định một UAV có phải là mối đe dọa. Các biện pháp phòng thủ cũng được giải thích xuống các cấp lực lượng và phân chia theo chủng loại, như lực lượng vận động, hàng không, lực lượng đặc biệt, pháo dã chiến, và trinh sát tình báo (xem bảng 13). Nhờ đó làm rõ vai trò và trách nhiệm giữa các ngành lực lượng.
Bảng 13: Học thuyết đối phó UAV nhỏ Lục quân
Các hành động đối phó UAV nhỏ | ||||
Các lực lượng vận động | Các lực lượng đường không | Lực lượng đặc biệt | Lực lượng pháo dã chiến | Lực lượng trinh sát tình báo |
|
|
|
|
|
Quan ngại hàng đầu là học thuyết thường không được chia sẻ, được bao gộp, hoặc được áp dụng một cách phù hợp trong các hoạt động hoặc trong phát triển các hệ thống vật tư. Một yếu tố có thể góp thêm vào vấn đề này là thiếu một học thuyết liên quân. Nhận thức được điểm yếu này, Ấn phẩm Liên quân (JP) 2018 3-01, Đối phó các mối đe dọa trên không và tên lửa đã yêu cầu qui trình chi tiết hơn về phát hiện mối đe dọa, định danh và giao chiến liên quân với UAV. Tuy nhiên, kể từ đó, các tiến triển vẫn còn chậm chạp. Ví dụ, trong phần nói về đối phó UAV nhỏ, tài liệu JP 3-30 cập nhật năm 2021 mới chỉ lưu ý tính phức tạp của việc đánh bại UAV nhỏ và sự cần thiết phải phân biệt được UAV nhỏ của ta và của địch. Nó cũng không đưa ra những chi tiết như trong học thuyết của Lục quân. Khi JCO đã lựa chọn những xen-xơ, hệ thống C2 và phương tiện tạo hiệu quả đối phó UAV nhỏ hàng đầu thì một ấn phẩm liên quân mới đã có thể bao gồm những phương tiện và hoạt động đối phó UAV nhỏ cụ thể để làm rõ ràng vai trò của từng quân chủng thành viên.
Bộ Quốc phòng Mỹ cần phải đầu tư cho những tư duy tương lai để giữ cho học thuyết luôn tươi mới khi những thách thức mới nổi lên. Điều này đòi hỏi đầu tư cho chỉ huy lãnh đạo ở cả trong và ngoài lĩnh vực đối phó UAV nhỏ. JCO - hay một cơ quan có thẩm quyền trung tâm khác - có thể phối hợp và đầu tư cho công việc này và gửi đi những phát hiện tìm tòi mới của nó. Điều này có thể thực hiện thông qua đối thoại, trò chơi chiến tranh, mô phỏng xung đột, thu thập và phân tích tình báo nguồn công khai liên hợp giữa quân đội và giới học giả về các công nghệ và hoạt động đối phó UAV nhỏ. Những nỗ lực liên hợp giữa quân đội, giới học giả, và ngành công nghiệp quốc phòng có thể hỗ trợ cho sự phát triển học thuyết hơn nữa theo nhịp độ cần thiết.
Tổ chức
Nhiệm vụ hàng đầu của các quân chủng là tổ chức, huấn luyện, trang bị và cung cấp lực lượng cho các chỉ huy chiến đấu. Dưới ánh sáng của mục đích này, các quân chủng sẽ tổ chức các đơn vị hay các lực lượng như thế nào để thực hiện nhiệm vụ đối phó UAV nhỏ? Liệu cơ cấu lực lượng cho những đơn vị chuyên phòng không nằm trong mỗi quân chủng sẽ tăng lên hay liệu trách nhiệm về nhiệm vụ cho các lực lượng hiện nay thực sự mở rộng? và liệu các quân chủng có sẽ xác định phần trách nhiệm đối với nhiệm vụ giữa các đơn vị chuyên về phòng không và tất cả các đơn vị khác để rồi theo đó mà trang bị phù hợp cho từng đơn vị?
Rõ ràng, nhiệm vụ đối phó UAV nhỏ dẫn đến sự gia tăng trong cơ cấu lực lượng chuyên về phòng không trong các quân chủng Lục quân, Hải quân đánh bộ và Không quân, nhưng nhiệm vụ này cũng đòi hỏi cách tiếp cận tổng lực để đánh bại mối đe dọa UAV. Các đơn vị phòng không chuyên và không chuyên phải được chuẩn bị để thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ tích cực và áp dụng các kĩ thuật phòng thủ thụ động để đối phó mối đe dọa UAV. Việc phân bổ khả năng đối phó UAV nhỏ phải cân đối với phần trách nhiệm đối với nhiệm vụ, và tính phức tạp của các giải pháp về vật tư. Với bối cảnh hoạt động nhất định, cần thông báo xem khả năng đối phó sẽ đòi hỏi một kíp phòng không chuyên biệt hay một người vận hành không chuyên biệt. Không được đánh mất khái niệm về một cách tiếp cận binh chủng hợp thành dành cho phòng không (CAFAD) trên toàn bộ các quân chủng khi Bộ Quốc phòng tổ chức cho tập hợp nhiệm vụ này.
Tương tự, với chiều rộng và qui mô những thách thức của UAV, Bộ Quốc phòng không được lơ là với thực tế rằng họ là một cơ quan phối hợp và chỉ đạo sự phát triển các năng lực đối phó UAV nhỏđể chúng trở nên có giá trị. Từ tháng 1/2020, JCO đã phục vụ như là người điều phối trung tâm về đối phó UAV nhỏ trong Bộ Quốc phòng, và đã tập trung vào thiết lập hệ thống huấn luyện liên quân, phát triển học thuyết liên quân, đồng bộ hóa sự phát triển vật tư liên quân. Vì không có được giải pháp “một kích cỡ vừa cho tất cả” trong đối phó UAV nhỏ ở tất cả các quân chủng, nên JCO đã thúc đẩy sự phát triển vật tư và chính sách đặc thù của từng quân chủng đồng thời nỗ lực làm giảm sự khác biệt và đầu tư thừa thãi cho nhiệm vụ. Kết quả là Bộ Quốc phòng đã tránh bị đầu tư cho một số lượng lớn hơn các phương tiện, sự dư thừa lớn hơn trong các phương tiện hiện có, và gia tăng bảo trì, huấn luyện và hậu cần.
Tuy nhiên, mô hình thống nhất về đối phó UAV nhỏ cần phải tiến lên theo thời gian. Yêu cầu hiện tại về một sự đồng thuận rộng rãi liên quân chủng trong đầu tư cho đối phó UAV nhỏ có thể cản trở sự chuyển đổi tương lai của bộ máy phòng không để đáp ứng mối đe dọa. Trong dải phổ giữa sự phát triển dưới sự lãnh đạo JCO nắm mọi quyền lực ở một đầu với Lục quân và Hải quân đánh bộ có trách nhiệm hoàn toàn với các kế hoạch khác biệt của họ ở đầu kia, thì bộ máy mua sắm hiện nay có thể đã ngả quá nhiều vào đầu kia. Quốc hội và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ cần xem xét lại những thẩm quyền của JCO và mối quan hệ với các cơ quan mua sắm của các quân chủng nhằm cải thiện qui trình đặt yêu cầu và các mốc thời gian mua sắm. Điều này có thể có nghĩa là trao quyền cho JCO về đặt yêu cầu, và được thừa nhận bởi Hệ thống Phát triển và Tích hợp các năng lực Liên quân (JCIDS), là hệ thống đủ rộng lớn để hiệu quả trong đáp ứng các yêu cầu đối phó UAV nhỏ tức khắc. Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện trong sự phối hợp với lãnh đạo các quân chủng nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng biệt của từng quân chủng và tránh sự chồng chéo quá nhiều với các cơ quan phát ra yêu cầu khác, như Nhóm chức năng chéo Phòng không và Phòng thủ tên lửa (AMD CFT) thuộc Bộ chỉ huy Tương lai của Lục quân, là những cơ quan có thể sẽ tập trung nhiều hơn vào các yêu cầu dài hạn đối với đối phó UAV nhỏ.
Ngoài các thẩm quyền mua sắm, JCO còn có quyền dẫn dắt sự phối hợp đối phó UAV nhỏ giữa Mỹ và các đồng minh. Quân đội Mỹ đã dành những nguồn lực đáng kể cho huấn luyện và liên kết các lực lượng phòng không của họ với các đồng minh và đối tác. Những nỗ lực này đã làm cho các hoạt động liên quân trở nên an toàn hơn và hiệu quả hơn trên nhiều chiến trường. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đối phó UAV nhỏ, việc bán hàng và các mối quan hệ đối tác liên quân vẫn còn chậm chạp và các đồng minh tỏ ra lệ thuộc hầu hết vào các phương tiện đánh bại và cảm biến dựa trên RF. Một vài nước NATO đã đầu tư cho phòng thủ tích cực, nhưng hóa ra vẫn dựa vàobiện pháp đối phó và phòng thủ thụ động, và răn đe chung. Khi các đối tác của Mỹ nhận thức được mối đe dọa UAV nhỏ đang gia tăng – nhất là dưới ánh sáng của cuộc xung đột Nga-Ukraina – thì JCO có thể tham dự vào các cuộc đối thoại và workshop để thúc đẩy các cơ hội xuất khẩu, cùng phát triển, và huấn luyện chung.
................