(Tiếp)
Cách Quân đội Nga sử dụng AI
Trên khắp chiến tuyến, có rất ít bằng chứng hơn và thậm chí còn có rất ít báo cáo hơn về việc Quân đội Nga sử dụng AI trong chiến tranh. Giống như Bộ Quốc phòng Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga trông cậy vào AI để cung cấp khả năng phân tích dữ liệu và ra quyết định cho binh sỹnhư là cách tiếp cận lấy nhân viên vận hành làm trung tâm-hoặc “con người trong chu trình” để định hướng và quyết định tốt hơn và nhanh hơn trong không gian chiến đấu. Một số chuyên gia quân sự ở Nga thậm chí còn hình dung rằng việc ra quyết định trong các hoạt động chiến đấu cuối cùng sẽ được thực hiện bởi các hệ thống robot, loại nhân viên vận hành là con ngườira khỏi các vai trò và trách nhiệm chính. Trong giới quân sự Nga, nỗ lực hướng tới sử dụng AI trong các hệ thống tự động, không người lái và robot là một trong những khía cạnh dễ nhận thấy nhất trong các nỗ lực nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá công nghệ cao của đất nước này. Công nghệ này được xem như là yếu tố nhân bội sức mạnh quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ để cuối cùng thay thế các chiến binh là con người trong các tình huống nguy hiểm. Ví dụ, Phó Giám đốc Quỹ Nghiên cứu Tiên tiến (tổ chức giống DARPA của Nga), nhận xét vào năm 2020 rằng các chiến binh là con người cuối cùng sẽ được thay thế bởi các robot quân sự có thể hành động nhanh hơn, chính xác hơn và có chọn lọc hơn con người.
Có rất ít ví dụ về ứng dụng AI rõ ràng trong thực tế của Nga trong cuộc chiến này. Hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển của Bộ Quốc phòng Nga tập trung vào các cơ quan và tổ chức chủ chốt liên quan đến tầm nhìn kỹ thuật, nhận dạng mẫu, ứng dụng AI trong chế tạo robot và cải tiến hệ thống thông tin xử lý các tập dữ liệu lớn như là cách giới thiệu thực tế nhất về công nghệ đó trong thời kỳ chiến sự đang diễn ra. Trên thực tế, cho đến nay có rất ít ví dụ chứng minh được mức độ tin cậy của các tuyên bố về AI của Quân đội Nga trong chiến đấu.
Vào tháng 6 năm 2023, các kênh Telegram tiếng Nga đã đưa tin rằng đạn bay lảng vảng Lancet-3 đang sử dụng mạng nơ ron nhân tạo chập để thu thập, phân loại và phân tích nội dung hình ảnh và video do UAV này thu thập khi đang bay.Bằng cách sử dụng mạng nơ ron nhân tạo như vậy, máy bay không người lái trinh sát Lancet rõ ràng có thể phát hiện mục tiêu của kẻ thù và truyền hình ảnh của các mục tiêu được xác định đến Lancet "tự sát-kamikaze" để sau đó thực hiện một cuộc tấn công.
Mặc dù điều này nghe có vẻ đáng tin cậy về mặt kỹ thuật, nhưng hoạt động trinh sát thực tế đối với Lancet thường được thực hiện bởi các máy bay không người lái khác của Nga như ZALA hoặc Orlan-10. Máy bay không người lái lảng vảng giống như Lancet, KUB-BLA, cũng gây lo ngại vào năm 2022 rằng nó có khả năng AI để tự động xác định mục tiêu, nhưng việc sử dụng tương đối hiếm và thường không hiệu quả của nó đã không khẳng định được các khả năng được cho là tiên tiến của loại máy bay không người lái này. Những tuyên bố như vậy thường thiếu bằng chứng rõ ràng hoặc thậm chí là sự thừa nhận công khai của Bộ Quốc phòng Nga hoặc của chính phủ, gây khó khăn cho việc xác định liệu AI trên thực tế có được Quân đội Nga sử dụng theo cách này hay không.
Một tuyên bố khác của Nga liên quan đến thử nghiệm phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái (UGV) Marker đang diễn ra ở miền đông Ukraine. Chiếc UGV này đã được chuyển giao cho một tổ chức tình nguyện có trụ sở tại đó để thử nghiệm và đánh giá trong điều kiện chiến trường. Cho đến nay, Marker vẫn là dự án hàng đầu của Nga về công nghệ thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dẫn đường, di chuyển tự động và điều khiển phương tiện theo nhóm. Mặc dù một số cuộc thử nghiệm được thực hiện vào năm 2021 được cho là đã cho phép một nhóm Markers di chuyển tự động trên các địa hình phức tạp, nhưng vẫn chưa rõ liệu phương tiện này trên thực tế có thể được sử dụng cho các vai trò như vậy ở Ukraine hay không.
Một kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn đối với Marker là một phương tiện cố định dành cho máy bay không người lái trinh sát có dây buộc, thay vì các phương tiện chiến đấu di chuyển tự động đến các địa điểm mục tiêu tự xác định. Quân đội Nga đang tìm cách sử dụng AI trong chiến tranh thông tin, mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy có khoảng cách giữa những cân nhắc của Bộ Quốc phòng về chủ đề này và kết quả thực tế nhắm vào dân thường và Quân đội Ukraine.
Một khía cạnh cực kỳ quan trọng của cuộc chiến này là sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ chiến đấu và sự thích ứng của các chiến thuật và khái niệm chủ yếu của cả hai bên. Hiện nay, Quân đội Nga và Ukraine cùng lực lượng tình nguyện của họ đang sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái cho các nhiệm vụ trinh sát và chiến đấu. Nhiều loại máy bay không người lái trong số này-chẳng hạn như máy bay bốn cánh thương mại và FPV (góc nhìn thứ nhất, UAV “kamikaze”)-đang bay theo nhóm, với một hoặc một số nhân viên vận hành điều khiển UAV. Sự phát triển tự nhiên của các chiến thuật này, được cả hai bên hình dung, đang cho phép các đàn UAV thực tế bay tự động đến các mục tiêu, được hỗ trợ bởi công nghệ AI để phân tích và trao đổi dữ liệu. Các quan chức chính phủ Ukraine cho biết họ đang khám phá việc sử dụng AI trong máy bay không người lái để đạt được hiệu quả cao hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Những chiến thuật như vậy thậm chí có thể xuất hiện không chỉ từ các tổ chức nghiên cứu và phát triển quân sự chính thức mà còn từ các tổ chức tình nguyện đang hỗ trợ mỗi bên phát triển và mua sắm công nghệ.
Yêu cầu chủ yếu trong cuộc chiến này là thiết lập một bức tranh tác chiến chung trên chiến trường, nhằm mục đích tiếp cận và phản ứng nhanh chóng với các điều kiện chiến đấu liên tục thay đổi. Việc Ukraina sử dụng công nghệ AI để phân tích lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn nhằm giải quyết nhu cầu này, mang lại phản ứng chính xác trước các động thái và chiến thuật của lực lượng Nga. Sự nhấn mạnh vào AI của Quân đội Nga trước cuộc xâm lược này như là công cụ phân tích dữ liệu và ra quyết định chỉ ra một cách tiếp cận tương tự, mặc dù không có bằng chứng công khai và thảo luận từ phía Ukraine. Có bằng chứng cho thấy Quân đội Nga đang cố gắng tập trung cách tiếp cận vào AI chiến đấu: Vào tháng 9 năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga đã thành lập Cục AI, có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và mua sắm. Bộ Quốc phòng Nga cũng được ghi nhận là họ giám sát sự phát triển AI toàn cầu mà ngày nay bao gồm cả việc Ukraine sử dụng công nghệ này.
Đồng thời, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng thành công của Ukraine trong sử dụng AI là nhờ sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây. Trên thực tế, các công ty được đề cập ở trên đang có được quyền tiếp cận chưa từng có vào ứng dụng AI chiến đấu thực tế trong một cuộc xung đột thông thường giữa các đối thủ ngang hàng, điều mà trước đây chủ yếu có thể xảy ra trong mô phỏng. Không rõ liệu Ukraine có thành công nếu không có viện trợ như vậy hay không, mặc dù lĩnh vực công nghệ cao của nước này vẫn cố gắng phát triển phần mềm chia sẻ thông tin quan trọng như Kropyva ngay cả khi bị áp lực bởi chiến tranh, cũng như ứng dụng thông báo Reface để nhận biết Quân đội Nga từ các ảnh vệ tinh.
Sự phát triển tiên tiến của công nghệ AI dân sự và quân sự của Mỹ đang tạo ra tốc độ toàn cầu về cách chúng có thể được sử dụng trong chiến đấu, trong đó Ukraine sẵn sàng áp dụng AI để quản lý chiến trường tốt hơn. Những thành tựu AI của Mỹ cũng được Quân đội Nga đang kết hợp các hoạt động phát triển AI của Mỹ giám sát rất chặt chẽ, chẳng hạn như trung tâm nêu trên. Cả Ukraine và Nga đều trông cậy Mỹ để có được những bài học quan trọng trong việc áp dụng những công nghệ này, mặc dù Moscow cũng trông cậy vào Bắc Kinh để tiến hành hợp tác quân sự trong lĩnh vực công nghệ cao.
Đồng thời, AI là yếu tố hỗ trợ chứ không phải là giải pháp mũi nhọn trong cuộc xung đột này, vì cuộc chiến được tiến hành trên bộ bởi bộ binh và các loại vũ khí theo những cách gợi nhớ nhiều hơn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, nơi tranh giành lãnh thổ trong một cuộc chiến diễn ra chậm chạp và mệt mỏi. Các giải pháp AI thương mại hỗ trợ các nỗ lực của Ukraine cũng được quân đội nước này áp dụng nhanh chóng khi họ cần phải quyết địnhnhanh chóng mà không cần đến chu trình mua sắm kéo dài hay lịch trình thử nghiệm và đánh giá kéo dài nhiều năm.Đồng thời, điều cũng quan trọng là phải nhận ra rằng ngay cả công nghệ tiên tiến cũng có những hạn chế nếu nó không thể được sử dụng ở phạm vi thấp do đối phương thích ứng với điều kiện chiến đấu hoặc sẵn sàng chi tiêu nguồn lực để duy trì hiện trạng chiến thuật.
Hiện tại, việc sử dụng AI ở Ukraine tập trung vào hoạt động của con người, trong đó nhân viên thao tác cuối cùng đưa ra quyết định cuối cùng cho các đơn vị, các loại vũ khí và hệ thống được hỗ trợ bởi phân tích do AI cung cấp. Tôi tin rằng cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm này là điều cần thiết trong sử dụng công nghệ này một cách có đạo đức của phương Tây, cũng như sự cần thiết phải thống nhất về cách Mỹ và các đồng minh có thể sử dụng AI sau khi nó được áp dụng lần đầu tiên ở Ukraine. Điều quan trọng không kém là cần phải xem xét vai trò của nhiều công nghệ thương mại trong chiến đấu hiện đại nói chung, do trong đó có một số công nghệ đã được cả lực lượng Ukraine và Nga mở rộng nhanh chóng về mức độ quy mô. Với việc cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian nữa, cả hai bên đang nỗ lực hướng tới việc giành được lợi thế hơn với nhau-và AI sẽ tiếp tục đóng vai trò ngày càng tăng trong cuộc đối đầu này./.
Cách Quân đội Nga sử dụng AI
Trên khắp chiến tuyến, có rất ít bằng chứng hơn và thậm chí còn có rất ít báo cáo hơn về việc Quân đội Nga sử dụng AI trong chiến tranh. Giống như Bộ Quốc phòng Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga trông cậy vào AI để cung cấp khả năng phân tích dữ liệu và ra quyết định cho binh sỹnhư là cách tiếp cận lấy nhân viên vận hành làm trung tâm-hoặc “con người trong chu trình” để định hướng và quyết định tốt hơn và nhanh hơn trong không gian chiến đấu. Một số chuyên gia quân sự ở Nga thậm chí còn hình dung rằng việc ra quyết định trong các hoạt động chiến đấu cuối cùng sẽ được thực hiện bởi các hệ thống robot, loại nhân viên vận hành là con ngườira khỏi các vai trò và trách nhiệm chính. Trong giới quân sự Nga, nỗ lực hướng tới sử dụng AI trong các hệ thống tự động, không người lái và robot là một trong những khía cạnh dễ nhận thấy nhất trong các nỗ lực nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá công nghệ cao của đất nước này. Công nghệ này được xem như là yếu tố nhân bội sức mạnh quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ để cuối cùng thay thế các chiến binh là con người trong các tình huống nguy hiểm. Ví dụ, Phó Giám đốc Quỹ Nghiên cứu Tiên tiến (tổ chức giống DARPA của Nga), nhận xét vào năm 2020 rằng các chiến binh là con người cuối cùng sẽ được thay thế bởi các robot quân sự có thể hành động nhanh hơn, chính xác hơn và có chọn lọc hơn con người.
Có rất ít ví dụ về ứng dụng AI rõ ràng trong thực tế của Nga trong cuộc chiến này. Hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển của Bộ Quốc phòng Nga tập trung vào các cơ quan và tổ chức chủ chốt liên quan đến tầm nhìn kỹ thuật, nhận dạng mẫu, ứng dụng AI trong chế tạo robot và cải tiến hệ thống thông tin xử lý các tập dữ liệu lớn như là cách giới thiệu thực tế nhất về công nghệ đó trong thời kỳ chiến sự đang diễn ra. Trên thực tế, cho đến nay có rất ít ví dụ chứng minh được mức độ tin cậy của các tuyên bố về AI của Quân đội Nga trong chiến đấu.
Vào tháng 6 năm 2023, các kênh Telegram tiếng Nga đã đưa tin rằng đạn bay lảng vảng Lancet-3 đang sử dụng mạng nơ ron nhân tạo chập để thu thập, phân loại và phân tích nội dung hình ảnh và video do UAV này thu thập khi đang bay.Bằng cách sử dụng mạng nơ ron nhân tạo như vậy, máy bay không người lái trinh sát Lancet rõ ràng có thể phát hiện mục tiêu của kẻ thù và truyền hình ảnh của các mục tiêu được xác định đến Lancet "tự sát-kamikaze" để sau đó thực hiện một cuộc tấn công.
Mặc dù điều này nghe có vẻ đáng tin cậy về mặt kỹ thuật, nhưng hoạt động trinh sát thực tế đối với Lancet thường được thực hiện bởi các máy bay không người lái khác của Nga như ZALA hoặc Orlan-10. Máy bay không người lái lảng vảng giống như Lancet, KUB-BLA, cũng gây lo ngại vào năm 2022 rằng nó có khả năng AI để tự động xác định mục tiêu, nhưng việc sử dụng tương đối hiếm và thường không hiệu quả của nó đã không khẳng định được các khả năng được cho là tiên tiến của loại máy bay không người lái này. Những tuyên bố như vậy thường thiếu bằng chứng rõ ràng hoặc thậm chí là sự thừa nhận công khai của Bộ Quốc phòng Nga hoặc của chính phủ, gây khó khăn cho việc xác định liệu AI trên thực tế có được Quân đội Nga sử dụng theo cách này hay không.
Một tuyên bố khác của Nga liên quan đến thử nghiệm phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái (UGV) Marker đang diễn ra ở miền đông Ukraine. Chiếc UGV này đã được chuyển giao cho một tổ chức tình nguyện có trụ sở tại đó để thử nghiệm và đánh giá trong điều kiện chiến trường. Cho đến nay, Marker vẫn là dự án hàng đầu của Nga về công nghệ thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dẫn đường, di chuyển tự động và điều khiển phương tiện theo nhóm. Mặc dù một số cuộc thử nghiệm được thực hiện vào năm 2021 được cho là đã cho phép một nhóm Markers di chuyển tự động trên các địa hình phức tạp, nhưng vẫn chưa rõ liệu phương tiện này trên thực tế có thể được sử dụng cho các vai trò như vậy ở Ukraine hay không.
Một kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn đối với Marker là một phương tiện cố định dành cho máy bay không người lái trinh sát có dây buộc, thay vì các phương tiện chiến đấu di chuyển tự động đến các địa điểm mục tiêu tự xác định. Quân đội Nga đang tìm cách sử dụng AI trong chiến tranh thông tin, mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy có khoảng cách giữa những cân nhắc của Bộ Quốc phòng về chủ đề này và kết quả thực tế nhắm vào dân thường và Quân đội Ukraine.
Một khía cạnh cực kỳ quan trọng của cuộc chiến này là sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ chiến đấu và sự thích ứng của các chiến thuật và khái niệm chủ yếu của cả hai bên. Hiện nay, Quân đội Nga và Ukraine cùng lực lượng tình nguyện của họ đang sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái cho các nhiệm vụ trinh sát và chiến đấu. Nhiều loại máy bay không người lái trong số này-chẳng hạn như máy bay bốn cánh thương mại và FPV (góc nhìn thứ nhất, UAV “kamikaze”)-đang bay theo nhóm, với một hoặc một số nhân viên vận hành điều khiển UAV. Sự phát triển tự nhiên của các chiến thuật này, được cả hai bên hình dung, đang cho phép các đàn UAV thực tế bay tự động đến các mục tiêu, được hỗ trợ bởi công nghệ AI để phân tích và trao đổi dữ liệu. Các quan chức chính phủ Ukraine cho biết họ đang khám phá việc sử dụng AI trong máy bay không người lái để đạt được hiệu quả cao hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Những chiến thuật như vậy thậm chí có thể xuất hiện không chỉ từ các tổ chức nghiên cứu và phát triển quân sự chính thức mà còn từ các tổ chức tình nguyện đang hỗ trợ mỗi bên phát triển và mua sắm công nghệ.
Yêu cầu chủ yếu trong cuộc chiến này là thiết lập một bức tranh tác chiến chung trên chiến trường, nhằm mục đích tiếp cận và phản ứng nhanh chóng với các điều kiện chiến đấu liên tục thay đổi. Việc Ukraina sử dụng công nghệ AI để phân tích lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn nhằm giải quyết nhu cầu này, mang lại phản ứng chính xác trước các động thái và chiến thuật của lực lượng Nga. Sự nhấn mạnh vào AI của Quân đội Nga trước cuộc xâm lược này như là công cụ phân tích dữ liệu và ra quyết định chỉ ra một cách tiếp cận tương tự, mặc dù không có bằng chứng công khai và thảo luận từ phía Ukraine. Có bằng chứng cho thấy Quân đội Nga đang cố gắng tập trung cách tiếp cận vào AI chiến đấu: Vào tháng 9 năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga đã thành lập Cục AI, có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và mua sắm. Bộ Quốc phòng Nga cũng được ghi nhận là họ giám sát sự phát triển AI toàn cầu mà ngày nay bao gồm cả việc Ukraine sử dụng công nghệ này.
Đồng thời, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng thành công của Ukraine trong sử dụng AI là nhờ sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây. Trên thực tế, các công ty được đề cập ở trên đang có được quyền tiếp cận chưa từng có vào ứng dụng AI chiến đấu thực tế trong một cuộc xung đột thông thường giữa các đối thủ ngang hàng, điều mà trước đây chủ yếu có thể xảy ra trong mô phỏng. Không rõ liệu Ukraine có thành công nếu không có viện trợ như vậy hay không, mặc dù lĩnh vực công nghệ cao của nước này vẫn cố gắng phát triển phần mềm chia sẻ thông tin quan trọng như Kropyva ngay cả khi bị áp lực bởi chiến tranh, cũng như ứng dụng thông báo Reface để nhận biết Quân đội Nga từ các ảnh vệ tinh.
Sự phát triển tiên tiến của công nghệ AI dân sự và quân sự của Mỹ đang tạo ra tốc độ toàn cầu về cách chúng có thể được sử dụng trong chiến đấu, trong đó Ukraine sẵn sàng áp dụng AI để quản lý chiến trường tốt hơn. Những thành tựu AI của Mỹ cũng được Quân đội Nga đang kết hợp các hoạt động phát triển AI của Mỹ giám sát rất chặt chẽ, chẳng hạn như trung tâm nêu trên. Cả Ukraine và Nga đều trông cậy Mỹ để có được những bài học quan trọng trong việc áp dụng những công nghệ này, mặc dù Moscow cũng trông cậy vào Bắc Kinh để tiến hành hợp tác quân sự trong lĩnh vực công nghệ cao.
Đồng thời, AI là yếu tố hỗ trợ chứ không phải là giải pháp mũi nhọn trong cuộc xung đột này, vì cuộc chiến được tiến hành trên bộ bởi bộ binh và các loại vũ khí theo những cách gợi nhớ nhiều hơn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, nơi tranh giành lãnh thổ trong một cuộc chiến diễn ra chậm chạp và mệt mỏi. Các giải pháp AI thương mại hỗ trợ các nỗ lực của Ukraine cũng được quân đội nước này áp dụng nhanh chóng khi họ cần phải quyết địnhnhanh chóng mà không cần đến chu trình mua sắm kéo dài hay lịch trình thử nghiệm và đánh giá kéo dài nhiều năm.Đồng thời, điều cũng quan trọng là phải nhận ra rằng ngay cả công nghệ tiên tiến cũng có những hạn chế nếu nó không thể được sử dụng ở phạm vi thấp do đối phương thích ứng với điều kiện chiến đấu hoặc sẵn sàng chi tiêu nguồn lực để duy trì hiện trạng chiến thuật.
Hiện tại, việc sử dụng AI ở Ukraine tập trung vào hoạt động của con người, trong đó nhân viên thao tác cuối cùng đưa ra quyết định cuối cùng cho các đơn vị, các loại vũ khí và hệ thống được hỗ trợ bởi phân tích do AI cung cấp. Tôi tin rằng cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm này là điều cần thiết trong sử dụng công nghệ này một cách có đạo đức của phương Tây, cũng như sự cần thiết phải thống nhất về cách Mỹ và các đồng minh có thể sử dụng AI sau khi nó được áp dụng lần đầu tiên ở Ukraine. Điều quan trọng không kém là cần phải xem xét vai trò của nhiều công nghệ thương mại trong chiến đấu hiện đại nói chung, do trong đó có một số công nghệ đã được cả lực lượng Ukraine và Nga mở rộng nhanh chóng về mức độ quy mô. Với việc cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian nữa, cả hai bên đang nỗ lực hướng tới việc giành được lợi thế hơn với nhau-và AI sẽ tiếp tục đóng vai trò ngày càng tăng trong cuộc đối đầu này./.