(Tiếp)
Việc Hamas tiếp quản Dải Gaza vào năm 2007, kéo theo đó là hàng loạt xung đột giữa Israel và các chiến binh Palestine, đã chấm dứt giai đoạn Triều Tiên dừng can dự với Palestine. Sau khi Israel bắt đầu chiến dịch quân sự mang tên “Vành đai bảo vệ” vào tháng 7/2014 ở Dải Gaza, Hamas đã tìm đến Triều Tiên để được hỗ trợ quân sự. Trong một thỏa thuận bí mật, Hamas được cho là đã trả trước khoản tiền sáu con số cho Triều Tiên để mua tên lửa và thiết bị liên lạc dùng cho quân sự. Để che đậy thương vụ này, Hamas đã thực hiện giao dịch thông qua một công ty liên kết ở Liban.
Tên lửa của Hamas
Giống như những lời phủ nhận hiện tại, Triều Tiên gọi các báo cáo về một thỏa thuận mua bán vũ khí với Hamas là “sự ngụy biện hoàn toàn vô căn cứ và hư cấu do Mỹ tung ra nhằm cô lập Triều Tiên trên trường quốc tế”. Bất chấp lời biện minh này, tên lửa chống tăng dẫn đường Bulsae-2 (ATGM) của Triều Tiên đã được tìm thấy trong kho của Lữ đoàn al-Nasser Salah al-Deen, một nhóm chiến binh có trụ sở tại Gaza và là đồng minh một thời của Hamas. Các chiến binh Palestine thèm muốn Bulsae-2 vì họ không có khả năng tự sản xuất ATGM ở Dải Gaza và bởi đây là vũ khí di động có thể gây sát thương cho pháo binh Israel. Vào thời điểm diễn ra Chiến tranh Gaza tháng 5/2021, một số lượng nhỏ tên lửa F-7 đã tới được Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam – cánh quân sự của Hamas đã chọc thủng phòng tuyến biên giới của Israel vào ngày 7/10.
Súng phóng lựu F-7 của Hamas
Việc chuyển giao vũ khí của Triều Tiên cho Hamas nhiều khả năng được các bên thứ ba tạo điều kiện. Sau khi cáo buộc Hamas sử dụng vũ khí của Triều Tiên, Akiva Tor nhận định: “Có thể những vũ khí này của Triều Tiên đã ở Iran khá lâu”. Một tuyến đường trung chuyển khả thi cho các trang thiết bị của Triều Tiên là từ Iran tới Sudan tới Ai Cập, nơi vũ khí được vận chuyển tới Hamas thông qua mạng lưới đường hầm ngầm rộng lớn của Dải Gaza. Việc tịch thu vũ khí của Triều Tiên, có khả năng được dành cho Hamas và Hezbollah, ở Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Thái Lan năm 2009 có thể đã truyền cảm hứng cho việc xây dựng các tuyến đường buôn lậu như mê cung này.
Sự hợp tác của Triều Tiên với Hezbollah và Houthi
Trong những năm 1980, các thành viên Hezbollah đến Triều Tiên để tham gia huấn luyện quân sự. Mặc dù sự hỗ trợ quân sự của Triều Tiên cho Hezbollah trùng hợp với việc Triều Tiên tăng cường quan hệ đối tác với Iran, nhưng các chuyến hàng vũ khí của Bình Nhưỡng chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn có được các loại tiền tệ mạnh. Sự hợp tác của Triều Tiên với Hezbollah đã dừng lại vào đầu những năm 1990, khi Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đề xuất ngắn gọn các biện pháp khuyến khích tài chính nhằm ngăn Triều Tiên trang bị vũ khí cho kẻ thù của Israel, nhưng nhiều khả năng đã được nối lại sau năm 1993.
Đường hầm của Hamas
Sau năm 2000, các giảng viên Triều Tiên đã đến Liban và huấn luyện Hezbollah cách xây dựng các hầm ngầm chứa vũ khí, thực phẩm và cơ sở y tế. Trong cuộc gặp năm 2004 với quan chức Triều Tiên, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã yêu cầu Triều Tiên giúp Hezbollah thiết kế và xây dựng các cơ sở quân sự dưới lòng đất. Với sự hướng dẫn của Triều Tiên, Hezbollah đã xây dựng một mạng lưới đường hầm kiên cố rộng khắp từ khu vực phía Nam sông Litani của Liban đến biên giới Israel-Liban. Những đường hầm này đã giúp Hezbollah cất giữ các bệ phóng tên lửa dưới lòng đất và trốn tránh sự giám sát trên không của Israel.
Triều Tiên cũng bị cáo buộc đã chuyển giao pháo Katyusha và Grad tự chế cho Hezbollah. Những vũ khí và phụ tùng này được chuyển đến Iran, nơi chúng được lắp ráp và vận chuyển qua Syria tới Liban. Triều Tiên đã hỗ trợ Iran sản xuất tên lửa dòng M600 có tầm bắn 300 km và công nghệ đảo ngược tên lửa chống tăng Kornet của Syria. Iran và Syria đã chuyển những vũ khí này cho Hezbollah, và những công nghệ mới này đã hỗ trợ quá trình chuẩn bị của Hezbollah cho cuộc chiến năm 2006 với Israel. Những vụ chuyển giao vũ khí này đã được Tòa án Đặc khu Columbia của Mỹ xác nhận vào tháng 7/2014. Theo phán quyết của tòa án, Triều Tiên và Iran phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì đã “ủng hộ và hỗ trợ vật chất” cho Hezbollah để thực hiện các cuộc tấn công bằng pháo vào Israel năm 2006.
Pháo phản lực của Hamas
Hợp tác an ninh của Hezbollah với Triều Tiên vẫn tiếp tục sau khi lực lượng này tránh được thất bại hoàn toàn dưới tay Israel. Thông qua một thỏa thuận đào tạo do Iran làm trung gian, các đơn vị phản gián và lực lượng tinh nhuệ của Triều Tiên đã đồng ý tiếp đón 100 thành viên Hezbollah vào năm 2007. Triều Tiên có thể đã hỗ trợ Hezbollah xây dựng đường hầm ở phía Bắc sông Litani, điểm cực Bắc trong các cuộc tấn công năm 2006 của Israel. Triều Tiên cũng có thể đã cung cấp thiết bị để Iran chuyển giao tên lửa có tầm bắn 300 km cho Hezbollah vào năm 2008. Mặc dù không có bằng chứng nào về sự hợp tác quân sự gần đây giữa Triều Tiên và Hezbollah, nhưng sự hỗ trợ trên thực địa của Triều Tiên cho Assad trong Nội chiến Syria có thể đã truyền cảm hứng cho sự hợp tác.
Kể từ khi liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu can thiệp quân sự vào Yemen năm 2015, lực lượng Houthi đã sử dụng hoặc tìm cách có được công nghệ quân sự của Triều Tiên. Tháng 7/2015, các quan chức tình báo Hàn Quốc tiết lộ rằng Houthi đã bắn 20 tên lửa Scud do Triều Tiên sản xuất vào Saudi Arabia. Houthi có thể đã thu giữ những tên lửa Scud này trên chiến trường vì ban đầu Lực lượng vũ trang Yemen mua chúng từ Triều Tiên vào năm 2002.
Tên lửa của Houthi
Mặc dù các cuộc tấn công bằng tên lửa Scud này không hiệu quả, nhưng một lãnh đạo của Houthi đã mời quan chức Triều Tiên gặp mặt tại Damascus vào tháng 7/2016 và thảo luận về chuyển giao công nghệ. Triều Tiên đã cố gắng thực hiện yêu cầu này bằng cách tìm đến kẻ buôn bán vũ khí người Syria Hussein al-Ali để vận chuyển vũ khí hạng nhẹ cho Houthi. Dù có thông tin rằng Houthi đã cải tiến tên lửa Hwasong-6 của Triều Tiên để đạt tầm bắn xa hơn nhằm vươn đến Saudi Arabia, nhưng các báo cáo của Hội đồng chuyên gia Liên hợp quốc lại không xác nhận việc chuyển giao vũ khí từ Triều Tiên cho Houthi.
Mặc dù việc Israel phong tỏa Dải Gaza có thể ngăn cản Triều Tiên chuyển giao vũ khí cho Hamas, nhưng Bình Nhưỡng sẽ theo dõi chặt chẽ và tích lũy bài học quân sự từ các sự kiện ở Trung Đông. Hàn Quốc đã cảnh giác trước việc Hamas phá vỡ hệ thống phòng thủ biên giới của Israel và đang đánh giá lại năng lực quốc phòng của mình trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công tương tự của Triều Tiên. Nếu Israel tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện trên bộ vào Dải Gaza và chiến tranh mở rộng sang Liban, thì Triều Tiên sẽ giám sát khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng đường hầm của Hamas và Hezbollah. Bất kể kết quả của cuộc chiến như thế nào, thì sự hợp tác của Triều Tiên với Iran và Syria sẽ mang lại cơ hội tương lai để các lực lượng dân quân liên kết với Iran sử dụng công nghệ quân sự của Triều Tiên.
Tên lửa của Houthi
Việc Hamas tiếp quản Dải Gaza vào năm 2007, kéo theo đó là hàng loạt xung đột giữa Israel và các chiến binh Palestine, đã chấm dứt giai đoạn Triều Tiên dừng can dự với Palestine. Sau khi Israel bắt đầu chiến dịch quân sự mang tên “Vành đai bảo vệ” vào tháng 7/2014 ở Dải Gaza, Hamas đã tìm đến Triều Tiên để được hỗ trợ quân sự. Trong một thỏa thuận bí mật, Hamas được cho là đã trả trước khoản tiền sáu con số cho Triều Tiên để mua tên lửa và thiết bị liên lạc dùng cho quân sự. Để che đậy thương vụ này, Hamas đã thực hiện giao dịch thông qua một công ty liên kết ở Liban.
Tên lửa của Hamas
Giống như những lời phủ nhận hiện tại, Triều Tiên gọi các báo cáo về một thỏa thuận mua bán vũ khí với Hamas là “sự ngụy biện hoàn toàn vô căn cứ và hư cấu do Mỹ tung ra nhằm cô lập Triều Tiên trên trường quốc tế”. Bất chấp lời biện minh này, tên lửa chống tăng dẫn đường Bulsae-2 (ATGM) của Triều Tiên đã được tìm thấy trong kho của Lữ đoàn al-Nasser Salah al-Deen, một nhóm chiến binh có trụ sở tại Gaza và là đồng minh một thời của Hamas. Các chiến binh Palestine thèm muốn Bulsae-2 vì họ không có khả năng tự sản xuất ATGM ở Dải Gaza và bởi đây là vũ khí di động có thể gây sát thương cho pháo binh Israel. Vào thời điểm diễn ra Chiến tranh Gaza tháng 5/2021, một số lượng nhỏ tên lửa F-7 đã tới được Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam – cánh quân sự của Hamas đã chọc thủng phòng tuyến biên giới của Israel vào ngày 7/10.
Súng phóng lựu F-7 của Hamas
Việc chuyển giao vũ khí của Triều Tiên cho Hamas nhiều khả năng được các bên thứ ba tạo điều kiện. Sau khi cáo buộc Hamas sử dụng vũ khí của Triều Tiên, Akiva Tor nhận định: “Có thể những vũ khí này của Triều Tiên đã ở Iran khá lâu”. Một tuyến đường trung chuyển khả thi cho các trang thiết bị của Triều Tiên là từ Iran tới Sudan tới Ai Cập, nơi vũ khí được vận chuyển tới Hamas thông qua mạng lưới đường hầm ngầm rộng lớn của Dải Gaza. Việc tịch thu vũ khí của Triều Tiên, có khả năng được dành cho Hamas và Hezbollah, ở Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Thái Lan năm 2009 có thể đã truyền cảm hứng cho việc xây dựng các tuyến đường buôn lậu như mê cung này.
Sự hợp tác của Triều Tiên với Hezbollah và Houthi
Trong những năm 1980, các thành viên Hezbollah đến Triều Tiên để tham gia huấn luyện quân sự. Mặc dù sự hỗ trợ quân sự của Triều Tiên cho Hezbollah trùng hợp với việc Triều Tiên tăng cường quan hệ đối tác với Iran, nhưng các chuyến hàng vũ khí của Bình Nhưỡng chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn có được các loại tiền tệ mạnh. Sự hợp tác của Triều Tiên với Hezbollah đã dừng lại vào đầu những năm 1990, khi Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đề xuất ngắn gọn các biện pháp khuyến khích tài chính nhằm ngăn Triều Tiên trang bị vũ khí cho kẻ thù của Israel, nhưng nhiều khả năng đã được nối lại sau năm 1993.
Đường hầm của Hamas
Sau năm 2000, các giảng viên Triều Tiên đã đến Liban và huấn luyện Hezbollah cách xây dựng các hầm ngầm chứa vũ khí, thực phẩm và cơ sở y tế. Trong cuộc gặp năm 2004 với quan chức Triều Tiên, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã yêu cầu Triều Tiên giúp Hezbollah thiết kế và xây dựng các cơ sở quân sự dưới lòng đất. Với sự hướng dẫn của Triều Tiên, Hezbollah đã xây dựng một mạng lưới đường hầm kiên cố rộng khắp từ khu vực phía Nam sông Litani của Liban đến biên giới Israel-Liban. Những đường hầm này đã giúp Hezbollah cất giữ các bệ phóng tên lửa dưới lòng đất và trốn tránh sự giám sát trên không của Israel.
Triều Tiên cũng bị cáo buộc đã chuyển giao pháo Katyusha và Grad tự chế cho Hezbollah. Những vũ khí và phụ tùng này được chuyển đến Iran, nơi chúng được lắp ráp và vận chuyển qua Syria tới Liban. Triều Tiên đã hỗ trợ Iran sản xuất tên lửa dòng M600 có tầm bắn 300 km và công nghệ đảo ngược tên lửa chống tăng Kornet của Syria. Iran và Syria đã chuyển những vũ khí này cho Hezbollah, và những công nghệ mới này đã hỗ trợ quá trình chuẩn bị của Hezbollah cho cuộc chiến năm 2006 với Israel. Những vụ chuyển giao vũ khí này đã được Tòa án Đặc khu Columbia của Mỹ xác nhận vào tháng 7/2014. Theo phán quyết của tòa án, Triều Tiên và Iran phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì đã “ủng hộ và hỗ trợ vật chất” cho Hezbollah để thực hiện các cuộc tấn công bằng pháo vào Israel năm 2006.
Pháo phản lực của Hamas
Hợp tác an ninh của Hezbollah với Triều Tiên vẫn tiếp tục sau khi lực lượng này tránh được thất bại hoàn toàn dưới tay Israel. Thông qua một thỏa thuận đào tạo do Iran làm trung gian, các đơn vị phản gián và lực lượng tinh nhuệ của Triều Tiên đã đồng ý tiếp đón 100 thành viên Hezbollah vào năm 2007. Triều Tiên có thể đã hỗ trợ Hezbollah xây dựng đường hầm ở phía Bắc sông Litani, điểm cực Bắc trong các cuộc tấn công năm 2006 của Israel. Triều Tiên cũng có thể đã cung cấp thiết bị để Iran chuyển giao tên lửa có tầm bắn 300 km cho Hezbollah vào năm 2008. Mặc dù không có bằng chứng nào về sự hợp tác quân sự gần đây giữa Triều Tiên và Hezbollah, nhưng sự hỗ trợ trên thực địa của Triều Tiên cho Assad trong Nội chiến Syria có thể đã truyền cảm hứng cho sự hợp tác.
Kể từ khi liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu can thiệp quân sự vào Yemen năm 2015, lực lượng Houthi đã sử dụng hoặc tìm cách có được công nghệ quân sự của Triều Tiên. Tháng 7/2015, các quan chức tình báo Hàn Quốc tiết lộ rằng Houthi đã bắn 20 tên lửa Scud do Triều Tiên sản xuất vào Saudi Arabia. Houthi có thể đã thu giữ những tên lửa Scud này trên chiến trường vì ban đầu Lực lượng vũ trang Yemen mua chúng từ Triều Tiên vào năm 2002.
Tên lửa của Houthi
Mặc dù các cuộc tấn công bằng tên lửa Scud này không hiệu quả, nhưng một lãnh đạo của Houthi đã mời quan chức Triều Tiên gặp mặt tại Damascus vào tháng 7/2016 và thảo luận về chuyển giao công nghệ. Triều Tiên đã cố gắng thực hiện yêu cầu này bằng cách tìm đến kẻ buôn bán vũ khí người Syria Hussein al-Ali để vận chuyển vũ khí hạng nhẹ cho Houthi. Dù có thông tin rằng Houthi đã cải tiến tên lửa Hwasong-6 của Triều Tiên để đạt tầm bắn xa hơn nhằm vươn đến Saudi Arabia, nhưng các báo cáo của Hội đồng chuyên gia Liên hợp quốc lại không xác nhận việc chuyển giao vũ khí từ Triều Tiên cho Houthi.
Mặc dù việc Israel phong tỏa Dải Gaza có thể ngăn cản Triều Tiên chuyển giao vũ khí cho Hamas, nhưng Bình Nhưỡng sẽ theo dõi chặt chẽ và tích lũy bài học quân sự từ các sự kiện ở Trung Đông. Hàn Quốc đã cảnh giác trước việc Hamas phá vỡ hệ thống phòng thủ biên giới của Israel và đang đánh giá lại năng lực quốc phòng của mình trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công tương tự của Triều Tiên. Nếu Israel tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện trên bộ vào Dải Gaza và chiến tranh mở rộng sang Liban, thì Triều Tiên sẽ giám sát khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng đường hầm của Hamas và Hezbollah. Bất kể kết quả của cuộc chiến như thế nào, thì sự hợp tác của Triều Tiên với Iran và Syria sẽ mang lại cơ hội tương lai để các lực lượng dân quân liên kết với Iran sử dụng công nghệ quân sự của Triều Tiên.
Tên lửa của Houthi