[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tác động của vụ tấn công khủng bố Moskva đối với cuộc chiến ở Ukraine

Khoảng 20 giờ ngày 22/3, tại nhà hát Crocus City Hall đã xảy ra vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng, khiến ít nhất 137 nạn nhân thiệt mạng và 182 người bị thương. Vết thương do đạn bắn và ngộ độc từ các vật gây cháy là nguyên nhân chính gây tử vong. Những công việc dọn dẹp đống đổ nát tại hiện trường sẽ kéo dài trong vài ngày. Đây cũng là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Nga trong gần 20 năm qua.

1714881925205.png


Ngày 24/3, Nga đã tổ chức quốc tang trên cả nước. Tòa nhà chính phủ liên bang, tòa nhà Duma Quốc gia và Điện Kremlin đã buông cờ rủ, đường phố Moskva thắp nến trên màn hình plasma… Cùng với việc chia buồn đối với các nạn nhân, mọi người cũng đang chờ đợi thêm thông tin về sự thật vụ khủng bố này.

Nga nhanh chóng bắt giữ 11 người

Khi số nạn nhân tăng lên, việc bắt giữ những kẻ tấn công khủng bố cũng có tiến triển. Ngày 23/3, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Aleksandr Bortnikov báo cáo với Tổng thống Putin: Hiện nay 11 nghi phạm được cho là có liên quan trong vụ tấn công khủng bố bị bắt giữ, trong đó có 4 tên trực tiếp tiến hành vụ khủng bố, đã được áp giải về Moskva.

Do nhiều nghi phạm bị bắt giữ nên cuộc điều tra và thẩm vấn liên quan đến vụ tấn công khủng bố đang được tiến hành.

1714881954041.png


Một mặt, ngày 23/3, Bộ Nội vụ Nga và FSB tiết lộ với thế giới bên ngoài các từ khóa đặc biệt liên quan đến danh tính của nghi phạm và con đường chạy trốn: người nước ngoài, Ukraine.

Theo thông tin từ phía Nga, 4 nghi phạm trực tiếp thực hiện vụ tấn công đều là công dân nước ngoài và có liên quan đến Ukraine. Sau khi thực hiện vụ tấn công khủng bố, bọn chúng có ý đồ chạy trốn đến biên giới Nga-Ukraine bằng ô tô và tiến vào Ukraine, cuối cùng bị bắt ở tỉnh Bryansk và đã bị áp giải trở lại Moskva. Ngày 23/3, Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kiên quyết bác bỏ vấn đề này: “Ukraine không liên quan đến đến vụ việc này (tấn công khủng bố)”.

Mặt khác, cùng ngày, Margarita Simonyan, tổng giám đốc hãng tin Russia Today (RT), công bố một đoạn video thẩm vấn hai nghi phạm tấn công khủng bố lên mạng xã hội. Cả hai tên đều đề cập đến “kiếm tiền” khi nói về động cơ của chúng. Trong đoạn video này, một nghi phạm thú nhận: “Tôi đã bắn chết người trong nhà hát để kiếm tiền”. Theo tiết lộ của tên này, cách đây một tháng, kẻ tuyển dụng đã liên lạc với hắn qua mạng xã hội Telegram và đưa ra đề nghị bắn bừa bãi vào tất cả những người trong nhà hát, cung cấp vũ khí cho hắn. Ngày 4/3, tên này đến nước Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thù lao mà kẻ tuyển dụng cam kết là khoảng 500.000 ruble (khoảng 5.400 USD). Một nửa đã được chuyển vào thẻ ngân hàng của tên này, nửa còn lại được hứa sẽ chuyển sau khi hoàn thành vụ khủng bố.

1714881992322.png


Một nghi phạm khác nói tiếng Tajik cho biết tên này và đồng bọn đã ở trong một khách sạn cạnh đường cao tốc ở tỉnh Moskva hơn 10 ngày: “Tôi đã lâu không có việc làm và tôi muốn làm việc (kiếm tiền)”.

Lý Vĩ, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chống khủng bố thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, nhận định thông tin do Nga và các nghi phạm tiết lộ cho thấy một số đặc điểm của vụ tấn công khủng bố này:

Một là thực hiện phương thức kết hợp ở Nga và nước ngoài, do những kẻ khủng bố ở nước ngoài và Nga liên kết tiến hành hoạt động phạm tội. Về việc lực lượng nước ngoài thuộc về bên nào, vẫn còn nhiều nghi vấn cần phải điều tra thêm. Ví dụ như nghi phạm nói không quen biết tên liên lạc, vậy tại sao lại được chọn?

Lý Vĩ cho rằng: “Nếu nghi phạm thực sự có liên quan đến Ukraine, thì cũng cần phải đánh giá liên quan đến tổ chức nào ở nước này. Đó là tổ chức cực hữu ở Ukraine hay là cơ quan tình báo của chúng hoặc một quan chức chính phủ có chức vụ nhất định. Tình hình cụ thể cần phân tích cụ thể”.

Hai là hoạt động phạm tội khác xa so với với phương thức hoạt động trước đây của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) và các chi nhánh của bọn chúng. Trước đây, do tư tưởng cực đoan thúc đẩy, các phần tử IS thường lựa chọn tấn công tự sát, hô khẩu hiệu tôn giáo tại hiện trường và kết thúc nhiệm vụ với thái độ “chiến đấu đến cùng”. Không có đặc điểm điển hình nào xuất hiện trong vụ tấn công ở Moskva. Nghi phạm khai bị đồng tiền hấp dẫn và vội vàng bỏ trốn sau khi thực hiện vụ tấn công.

1714882043963.png


Ba là mạng xã hội có thể trở thành phương thức mới nhằm lôi kéo và chiêu mộ những kẻ khủng bố tiến hành cuộc tấn công khủng bố.

Nghiên cứu viên Khương Nghị thuộc Viện Nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc nêu rõ Nga nhận định nghi phạm có liên quan đến Ukraine, nghĩa là vụ khủng bố có liên quan đến mâu thuẫn chính mà Nga hiện đang quan tâm. Nếu vụ khủng bố này thực sự là hành động tấn công có quốc gia khác đứng đằng sau, thì sẽ liên quan đến nhiều nhân tố phức tạp. Tính chất chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đối với Ukraine sẽ thay đổi.


.................
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

IS công bố video về vụ khủng bố

Tuy vụ khủng bố vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp nhưng IS đã nhanh chóng đứng ra nhận trách nhiệm. Trên mạng xã hội Telegram, bọn chúng tuyên bố Chi nhánh của IS ở tỉnh Khorasan, Afghanistan (ISK) còn được gọi là ISIS-Khorasan hoặc ISIS-K, đã gây ra vụ tấn công.

Về vấn đề này, một quan chức Mỹ "xác nhận" rằng ISIS-K là nghi phạm chính trong vụ tấn công. Tuy nhiên, cho đến nay Nga vẫn chưa xác nhận tuyên bố này. Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 24/3 cho biết không nên vội vã kết luận trong khi Nga đang điều tra kẻ chủ mưu.

1714882136976.png


Thời báo Hoàn Cầu trích dẫn tin tức của truyền thông Anh ngày 24/3 cho biết IS đã công bố đoạn video góc nhìn thứ nhất về kẻ tấn công nhà hát ở ngoại ô Moskva. Đoạn video cận cảnh dài 1 phút 31 giây cho thấy 1 trong những tay súng nổ súng vào nhiều người khi bước vào sảnh của nhà hát. Các phương tiện truyền thông phương Tây khác cho rằng IS đã công bố bức ảnh của 4 nghi phạm đeo mặt nạ, đội mũ bóng chày tạo dáng trên nền lá cờ IS.

Vì sao IS lại nhanh chóng thừa nhận vụ khủng bố? Tổ chức này có mâu thuẫn gì liên quan đến Nga?

Khương Nghị cho rằng: "Thông qua tấn công khủng bố để phá hoại và tạo ra khủng hoảng xã hội, nhằm thể hiện sự tồn tại là cách làm nhất quán của IS. Một số người cho rằng IS đã chìm nghỉm sau năm 2016, IS cũng có âm mưu chứng minh rằng tổ chức này vẫn còn hoạt động mạnh thông qua nhiều cuộc tấn công khủng bố hơn nữa". Đồng thời, IS không hài lòng với hành động của Nga ở Syria, Afghanistan, coi Nga là một phần của liên minh rộng lớn gồm các lực lượng chống Hồi giáo của Cơ đốc giáo hoặc phương Tây.

Lý Vĩ cho rằng việc sớm thừa nhận ngay sau hành động tấn công khủng bố là cách làm nhất quán của IS, tuy nhiên không thể loại trừ khả năng tổ chức này tung hỏa mù, có thể quan sát được từ các vấn đề địa điểm, điểm tình nghi…

Về địa điểm, ISIS-K là một nhánh của IS ở Nam Á, được thành lập vào năm 2015, chủ yếu bao gồm các thành viên của tổ chức "al-Qaeda" đến từ Afghanistan và Pakistan, địa bàn hoạt động chủ yếu là Afghanistan và Pakistan. Dù đã có nhiều lần thừa nhận trước đây nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy ISIS-K đã tiến hành tấn công vào các mục tiêu quốc tế khác ngoài lãnh thổ Afghanistan và Pakistan.

1714882159000.png


Về điểm tình nghi, Cơ quan an ninh Nga sau đó đã phát hiện ra một mắt xích đáng chú ý, đó là thông báo tuyên bố thừa nhận được IS đăng tải trên mạng "không đúng mẫu", vẫn sử dụng mẫu cũ từ rất lâu trước đây.

Như một số học giả đã nói, nếu cuộc tấn công khủng bố này thực sự do IS thực hiện, cho thấy các hoạt động truyền thống và tư duy chiến lược của IS đang thay đổi, bao gồm việc thay đổi đột phá địa bàn hoạt động truyền thống, không bắt buộc những kẻ tấn công phải hy sinh.

Hợp tác phòng chống khủng bố quốc tế bị đổ vỡ

Điều đáng nói là sau vụ tấn công, các quan chức Mỹ liên tục nhắc đến việc Mỹ đã chia sẻ với Nga hồi đầu tháng 3/2024 thông tin những kẻ khủng bố đang lên kế hoạch tấn công Moskva. Tuy nhiên, tuyên bố này chưa được giới chức Nga xác nhận. Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov vào ngày 24/3 đã nhắc lại rằng Đại sứ quán Nga tại Mỹ chưa nhận được bất kỳ chia sẻ nào từ Mỹ, mối quan hệ hợp tác phòng chống khủng bố Mỹ-Nga đã bị đổ vỡ.

Chỉ hơn 10 ngày trước, Đại sứ quán Mỹ tại Nga ngày 7/3 đã đưa ra cảnh báo trực tuyến cho công dân Mỹ ở Nga, thông báo những đối tượng cực đoan có thể sẽ tiến hành các cuộc tấn công vào các buổi hòa nhạc và những nơi đông người khác trong vòng 48 giờ.

1714882219739.png


Khương Nghị cho biết: "Cần phải lưu ý rằng Nga và phương Tây đang trong tình trạng đối đầu, Nga sẽ hoài nghi về tin tình báo chống khủng bố do Mỹ chia sẻ. Công tác sẵn sàng chống khủng bố của các cơ quan liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng".

Lý Vĩ phân tích rằng trước hết, chưa có cơ quan tình báo Nga nào xác nhận Mỹ đã chia sẻ thông tin tình báo thực tế liên quan đến khủng bố. Mỹ cũng khó có thể chia sẻ các yếu tố quan trọng của thông tin tình báo liên quan đến khủng bố, ví dụ như biện pháp thu thập và độ tin cậy. Thứ hai, cảnh báo từ Đại sứ quán Mỹ tại Nga chỉ có thời hạn 48 giờ, điều này sẽ khiến mọi người không biết phải làm gì sau 48 giờ.

Trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine và xung đột Palestine-Israel vẫn đang diễn ra, cũng như các vấn đề “nóng” liên tục phát sinh, Lý Vĩ cho rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố là rất rõ ràng.

Tính chất xuyên quốc gia của hoạt động khủng bố quyết định việc phòng chống khủng bố chỉ dựa vào một nước hoặc chỉ phòng chống khủng bố trong nội bộ một nước là không hiệu quả. Tuy nhiên, hợp tác chống khủng bố quốc tế đang gặp trở ngại lớn bởi môi trường chính trị.

Nói về tác động của vụ khủng bố này đối với tình hình ở Nga và cuộc chiến Nga-Ukraine, Khương Nghị cho rằng một mặt, Nga hiện đang đối đầu với Ukraine, cũng chính là đối đầu với phương Tây đứng sau.

1714882267568.png


Nếu chứng minh được Ukraine hoặc phương Tây có liên quan đến vụ tấn công, Nga sẽ có đủ tự tin và tính hợp pháp hơn để thực hiện các hành động tiếp theo, bao gồm tấn công ở tiền tuyến, huy động nguồn lực trong nước và tranh thủ được sự ủng hộ của người dân.

Mặt khác, trong 2 năm qua, Nga chủ yếu tập trung sự chú ý vào Ukraine, nhiều mâu thuẫn và bất mãn đã xuất hiện trong lòng xã hội Nga. Những yếu tố này có thể trở thành sơ hở, khoảng trống để các tổ chức khủng bố lợi dụng. Thời gian tới, không loại trừ khả năng các tổ chức khủng bố sẽ tận dụng cơ hội thích hợp để tiến hành các cuộc tấn công mới.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thực hư sức mạnh hạt nhân Triều Tiên

Theo bài viết của Phó tiến sĩ khoa học lịch sử Anastasia Barannikova, Phòng thí nghiệm Khoa học Hậu cần không gian MGU mang tên G. I. Nevelsky, Vladivostok, trên trang Nước Nga trong chính sách toàn cầu, trong thập kỷ qua, Triều Tiên đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc làm chủ công nghệ tên lửa hạt nhân. Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, nước này đã thử nghiệm và phô diễn các loại đầu đạn hạt nhân nhiều công suất, cũng như các hệ thống phân phối vũ khí hạt nhân mới – hệ thống chiến thuật, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu lỏng và cuối cùng là ICBM sử dụng nhiên liệu rắn. Tiềm năng hạt nhân của đất nước đang được cải thiện không chỉ về chất mà còn cả về lượng.

1714882806321.png

Tên lửa Hwasong-12

Nước này đang sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa được thử nghiệm thành công và hiệu quả nhất, bao gồm cả tên lửa xuyên lục địa. Hiện tại, theo nhiều ước tính khác nhau, Triều Tiên nắm giữ 50-100 đầu đạn hạt nhân và có khả năng sản xuất 6-7 đầu đạn mỗi năm. Theo dự báo của Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc, đến năm 2030, Triều Tiên sẽ có 166 đầu đạn và có triển vọng tăng lên 300 đầu đạn. Số phương tiện mang vũ khí hạt nhân lớn gấp nhiều lần số lượng đầu đạn. Ngoài hàng chục ICBM, Triều Tiên còn có các hệ thống chiến thuật mới và hàng trăm tên lửa đạn đạo cũ hơn. Tuy nhiên, chúng sẽ dần được thay thế bằng những tên lửa được cải tiến. Sự gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân này làm dấy lên câu hỏi về việc bố trí số vũ khí này, vốn là vấn đề khó khăn do Triều Tiên có diện tích tương đối nhỏ và không có căn cứ quân sự ở nước ngoài. Cách hiệu quả nhất để phân bổ lực lượng hạt nhân thường được coi là bộ ba hạt nhân, bao gồm các hệ thống mặt đất, trên biển và trên không.

Phó giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế Viện Phương Đông – Trường Nghiên cứu khu vực và quốc tế thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông Artyom Lukin – trong bài viết “Kết thúc sự cô đơn chiến lược của Triều Tiên?” chỉ ra rằng Triều Tiên không có khả năng tạo ra bộ ba lẫn bộ đôi hạt nhân. Lý do là chi phí cao và sự phức tạp về công nghệ của hệ thống trên không và trên biển. Nhưng liệu một cường quốc hạt nhân khu vực như Triều Tiên có thực sự cần thiết phải tạo ra bộ ba theo hình mẫu một cường quốc hạt nhân toàn cầu như Mỹ hay không? Rốt cuộc khi nghi ngờ khả năng Triều Tiên tạo ra bộ ba hạt nhân, Lukin dựa vào khái niệm bộ ba hạt nhân cổ điển, bao gồm ICBM, tàu ngầm hạt nhân chiến lược (NSL) mang SLBM và máy bay chiến lược.

Bộ ba cổ điển được các cường quốc hạt nhân lớn nhất lựa chọn để bố trí kho vũ khí hạt nhân từ những năm 1960, và sự lựa chọn này xuất phát từ thực tế thời đó: Chiến tranh Lạnh, cuộc đối đầu khốc liệt để thống trị thế giới và cuộc chạy đua vũ trang của hai cường quốc lớn nhất – Liên Xô và Mỹ. Hơn nữa, vũ khí hạt nhân được coi là phương tiện không chỉ để ngăn chặn kẻ thù chính mà còn để phô trương sức mạnh tới các khu vực trên thế giới, nơi các siêu cường có lợi ích. Cấu trúc bố trí vũ khí hạt nhân này, giống như bộ ba cổ điển, được duy trì ở Mỹ và Nga cho đến ngày nay, chủ yếu là vì nó đã chứng minh được tính hiệu quả trong quá khứ. Trung Quốc và Ấn Độ, cũng đang nỗ lực tạo ra một bộ ba cổ điển, có thể sẽ đi theo mô hình này do có cùng tham vọng địa chính trị. Trước những đối thủ mạnh sở hữu vũ khí hạt nhân, họ đơn giản không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phát triển vũ khí hạt nhân đáp trả.

1714882926378.png

Tên lửa Hwasong -14

Triều Tiên có điều kiện hoàn toàn khác. Bất chấp thực tế rằng kẻ thù chính của nước này là Mỹ, bản thân các yếu tố như vị trí địa lý cũng như mối quan hệ với Nga và Trung Quốc – những nước cùng có tiềm lực hạt nhân lớn nhất – đã đóng vai trò là phương tiện răn đe đáng tin cậy. Đồng thời, Triều Tiên không có tham vọng thống trị thế giới, mở rộng hay thiết lập sự hiện diện quân sự trên khắp thế giới. Triều Tiên không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ bảo vệ hay cung cấp “chiếc ô hạt nhân” cho các quốc gia khác và không có căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình. Trong những điều kiện như vậy, Triều Tiên có thể bố trí vũ khí hạt nhân bằng những cách khác, dựa trên các mục tiêu địa chính trị, nhận thức về các mối đe dọa, cuối cùng là học thuyết, đặc điểm của “nhà hát hành động” và thậm chí cả địa hình.

Câu hỏi liệu Triều Tiên có ý định tạo ra bộ ba hạt nhân hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Có lẽ họ sẽ giới hạn ở bộ đôi (mặt đất + trên biển) hoặc chọn cấu trúc thay thế để bố trí lực lượng hạt nhân của mình. Một mặt, từ năm 2016, Kim Jong Un đã kêu gọi sẵn sàng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân vào kẻ thù trên đất liền, trên không, trên biển và dưới nước. Tuyên bố này có thể cho thấy ý định tạo ra bộ ba hạt nhân. Mặt khác, báo cáo năm 2021 trước Đại hội lần thứ VIII của Đảng Lao động Triều Tiên, trong đó trình bày khá chi tiết về kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân, không đề cập đến thành phần không quân trong bộ ba được đề xuất. Cùng với các biện pháp hoàn thiện thành phần mặt đất của hệ thống hạt nhân, nhiệm vụ đặt ra là phát triển tàu ngầm hạt nhân và vũ khí chiến lược hạt nhân phóng từ dưới nước.

1714882982390.png

Tên lửa Hwasong -17

Với thành phần mặt đất – ICBM – tình hình ít nhiều đã rõ ràng. Triều Tiên có cả ICBM nhiên liệu lỏng Hwasong-12, Hwasong -14, Hwasong -15 và Hwasong -17, cũng như Hwasong-18 nhiên liệu rắn, đã qua một loạt thử nghiệm kể từ tháng 4/2023. Trong đó Hwasong-17 được gọi là “vũ khí chiến lược mạnh nhất thế giới”, và Hwasong-18 được gọi là “vũ khí chính hàng đầu đầy hứa hẹn của Lực lượng vũ trang chiến lược”. ICBM sẽ không mất đi tầm quan trọng đối với Triều Tiên trong tương lai gần, nhờ tầm bắn và tính cơ động (không giống như ICBM đặt trong hầm chứa) – những điều tăng khả năng sống sót trong một cuộc xung đột tiềm tàng.

Về hệ thống trên biển, Triều Tiên hiện có SLBM Pukguksong-3 đã được thử nghiệm thành công với tầm bắn 1.200 km. Năm 2020, SLBM Pukguksong-4 đã được trình diễn trong cuộc duyệt binh, nhưng vẫn chưa có thông tin về các cuộc thử nghiệm, cũng như về Pukguksong-5 được trình diễn vào năm 2021 và một SLBM lớn hơn (có thể là Pukguksong-6), được ra mắt vào năm 2022. Tầm bắn của những SLBM này vẫn chưa được xác định – dù dựa vào kích thước và thiết kế của SLBM mới nhất nhưng các chuyên gia không loại trừ tầm bắn xuyên lục địa.

1714883045875.png

SLBM Pukguksong-3

.............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Bất chấp nhiệm vụ mà lãnh đạo nước này đặt ra là chế tạo tàu ngầm hạt nhân, vẫn chưa có thông tin về tiến độ chế tạo, cho dù một số động thái được ghi nhận tại nhà máy đóng tàu Sinpo kể từ tháng 10/2022.

Tháng 3/2023, Triều Tiên đã thử nghiệm phương tiện tấn công không người lái dưới nước Haeil-1, có phạm vi hoạt động 600 km và ở dưới nước trong 41 giờ trước khi phóng đầu đạn. KCNA cho rằng đây là vũ khí chiến lược hạt nhân dưới nước có khả năng gây ra cơn sóng thần phóng xạ thông qua vụ nổ dưới nước để tiêu diệt các nhóm tấn công tàu và các cảng lớn của đối phương. Một tháng sau, Haeil-2 được thử nghiệm, có thể vượt quãng đường 1.000 km dưới nước trong 71 giờ. Tháng 1/2024, KCNA đưa tin đã thử nghiệm hệ thống tấn công không người lái dưới nước Haeil-5-23.

1714883149294.png

Phương tiện tấn công không người lái dưới nước Haeil-1

Ngày 6/9/2023, tàu ngầm hạt nhân chiến thuật đầu tiên số 841 “Anh hùng Kim Gun Ok” được hạ thủy. Tàu ngầm này không được trang bị tổ máy hạt nhân, nhưng có thể mang theo vũ khí hạt nhân. Các chuyên gia dựa trên phân tích thiết kế chỉ ra rằng tàu ngầm có thể mang theo 10 tên lửa – có thể là SLBM dòng Pukguksong và tên lửa hành trình dòng Hwasal.

Về nguyên tắc, thiết bị tấn công không người lái dưới nước dòng Haeil có thể thực hiện một số chức năng của tàu ngầm và đóng vai trò là thành phần trên biển của bộ ba hạt nhân, mặc dù chỉ mang tính chiến thuật. Đồng thời, không thể phủ nhận hoàn toàn việc Triều Tiên có tham vọng chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Các chuyên gia lưu ý rằng tàu ngầm tấn công chiến thuật được công bố năm ngoái, mặc dù là bản sửa đổi của tàu ngầm lớp Romeo, nhưng khác với tàu ngầm được ra mắt vào tháng 7/2019 vốn được coi là một dự án tàu ngầm chiến lược. Vì vậy, có mọi lý do để tin rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục nỗ lực chế tạo tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân tầm xa. Tuy nhiên, tiến độ khá chậm không chỉ cho thấy sự phức tạp về công nghệ và tài nguyên mà còn cho thấy Triều Tiên không coi tàu ngầm chiến lược là thành phần chính của bộ ba/bộ đôi, như Mỹ, mà chỉ coi là thêm một phương pháp đảm bảo khả năng tồn tại của vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột hạt nhân giả định. Nhiều khả năng các tàu ngầm chiến thuật hoặc hệ thống như Haeil đủ khả năng giải quyết các vấn đề quân sự trong khu vực.

1714883218070.png

UAV Saetbyol-9

Cuối cùng, thành phần không quân của bộ ba trong phiên bản cổ điển của nó có thể bị lãnh đạo Triều Tiên cho là không phù hợp. Về mặt lý thuyết, Triều Tiên có thể trang bị cho máy bay các thiết bị hạt nhân có sẵn. Tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa gì trước các đối thủ có hệ thống phòng thủ tên lửa phát triển như Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á. Ví dụ, tại Mỹ, từ lâu đã có những lời kêu gọi từ bỏ máy bay ném bom chiến lược, vốn đòi hỏi chi phí rất lớn và không hiệu quả bằng ICBM và SLBM: chậm và dễ bị hệ thống phòng không tấn công, và do đó chỉ cung cấp khả năng tấn công trả đũa ở mức tối thiểu.

Các chuyên gia Nga cũng dự đoán những thay đổi trong thành phần hàng không của bộ ba hạt nhân cổ điển, khi các công nghệ như máy bay tấn công không người lái (UAV) hạng nặng phát triển. Triều Tiên cũng đang nghiên cứu các hệ thống tương tự. Tháng 7/2023, trong chuyến thăm của phái đoàn Bộ Quốc phòng Nga, Triều Tiên đã giới thiệu hai máy bay không người lái hạng nặng – Saetbyol-4 và Saetbyol-9, tương tự như các mẫu RQ-4 Global Hawk và MQ-9 của Mỹ.

Việc sản xuất thiết bị bay không người lái rẻ hơn nhiều so với máy bay, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn và thời gian bay không bị giới hạn bởi khả năng thể chất của phi công. UAV cơ động hơn, không cần chuẩn bị lâu để phóng, và không gây chú ý đối với hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không như máy bay. Chỉ cần nhớ lại việc máy bay không người lái của Triều Tiên đã xâm chiếm thành công không phận Hàn Quốc như thế nào trong năm 2023. Thêm vào đó, các UAV hạng nặng có thể mang bom và tên lửa dẫn đường và không dẫn đường, tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, nhắm vào các hệ thống vũ khí khác… Đương nhiên, khả năng trang bị UAV sẽ phụ thuộc vào thành công của Triều Tiên trong việc thu nhỏ vũ khí hạt nhân, nhưng đây dường như chỉ là vấn đề thời gian.

1714883330367.png

UAV Saetbyol-4

Nhân tiện, khi nói về các cuộc tấn công hạt nhân trên không, lãnh đạo Triều Tiên có thể không chỉ ám chỉ máy bay chiến đấu và UAV, mà còn ám chỉ việc đưa vũ khí hạt nhân lên tầm cao để kích nổ chúng và tạo ra xung điện từ (EMP) có khả năng vô hiệu hóa hệ thống thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ đối phương. Với những nỗ lực của Triều Tiên trong việc phát triển chương trình không gian, việc sở hữu các đầu đạn hạt nhân và nhu cầu ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân và thông thường, EMP có thể trở thành một lựa chọn hấp dẫn và khả thi về mặt kỹ thuật đối với Triều Tiên.

Do đó, Triều Tiên hoàn toàn có khả năng tạo ra bộ ba hạt nhân, mặc dù bộ ba này sẽ khác với bộ ba của Nga hoặc Mỹ. Để ngăn chặn kẻ thù tiềm năng nhất, họ chỉ cần ICBM. Những hệ thống còn lại có thể mang tính chiến thuật, đồng thời hoàn toàn đáp ứng được các nhiệm vụ được giao, một trong số đó là đảm bảo khả năng sống sót để tấn công đáp trả.

Bộ ba của Triều Tiên có thể được bổ sung bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó cũng có nhiều lựa chọn. Đây có thể là bộ ba kết hợp vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân (một khái niệm tương tự đã được thảo luận dưới thời Chính quyền Bush của Mỹ), và trong phiên bản Triều Tiên, nó có thể bao gồm các hệ thống lưỡng dụng có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thông thường. Đây cũng có thể là bộ ba bao gồm vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngoài ICBM, Triều Tiên còn có các hệ thống chiến thuật mới KN-23, KN -24 và KN -25 cùng hàng trăm tên lửa đạn đạo tương đối cũ nhưng đã được thử nghiệm nhiều lần, có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản, bao gồm cả căn cứ quân sự Mỹ.

1714883391344.png

Tên lửa KN -25

Cuối cùng, trước những mối đe dọa mới, Triều Tiên có thể đưa vào cơ cấu lực lượng hạt nhân của mình vũ khí chống vệ tinh và/hoặc lực lượng mạng được thiết kế để phá hoại hệ thống chỉ huy và kiểm soát của lực lượng hạt nhân đối phương.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tình hình Biển Đông năm 2024

Sau tuyên bố gần đây của bộ trưởng ngoại giao các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về việc duy trì và thúc đẩy sự ổn định trong lĩnh vực hàng hải ở Đông Nam Á, nỗi bất an do căng thẳng gia tăng ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) một lần nữa lại xuất hiện. Tình hình biển Nam Trung Hoa sẽ diễn biến ra sao trong những tháng tới? Liệu cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới có ảnh hưởng gì lớn hay không? Trang mạng thinkchina.sg gần đây đăng bài viết phân tích về vấn đề này với nội dung như sau:

Vào tuần cuối cùng của năm 2023, bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã đưa ra một tuyên bố hiếm hoi về việc duy trì và thúc đẩy sự ổn định trong lĩnh vực hàng hải ở Đông Nam Á, trong đó nhấn mạnh các nước thành viên “theo dõi chặt chẽ và lo ngại về những diễn biến gần đây ở biển Nam Trung Hoa mà có thể làm xói mòn hòa bình, an ninh và sự ổn định trong khu vực”. Tuyên bố nêu bật sự bất an do căng thẳng gia tăng ở biển Nam Trung Hoa trong năm qua và báo hiệu nhân tố này sẽ tiếp tục là một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất của khu vực trong năm 2024.

Những quan điểm cứng rắn

Những hành động “ăn miếng trả miếng” giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi cạn Second Thomas (Việt Nam gọi là bãi Cỏ Mây) đã trở thành nguyên gây chính gây căng thẳng ở biển Nam Trung Hoa, với ít nhất 8 vụ việc đã xảy ra giữa hai bên trong khu vực, thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong năm qua.

1714883684488.png


Ngày 31/1, Hải cảnh Trung Quốc báo cáo rằng họ đã cảnh báo và xua đuổi 4 người Philippines xâm nhập bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Huangyan, Philippines gọi là bãi cạn Panatag), trong khi Philippines cảnh báo trước sự hiện diện ngày càng tăng của tàu chiến Trung Quốc xung quanh đá Mischief Reef (Việt Nam gọi là đá Vành Khăn), đối tượng tranh chấp chủ quyền. Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc tiếp tục gây sức ép gián tiếp với Philippines trong năm qua thông qua các hoạt động vùng xám, thận trọng tránh xung đột trực tiếp và leo thang căng thẳng ở biển Nam Trung Hoa.

Trả lời phỏng vấn của tờ “Liên hợp buổi sáng”, ông Aries Arugay, chuyên gia Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nhận định xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2024 và “hai bên đều sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lập trường cứng rắn hiện nay của họ”. Trước sự cạnh tranh khốc liệt trên biển từ Trung Quốc, Philippines đang tập trung củng cố sức mạnh của mình ở biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả việc tích cực tăng cường hợp tác an ninh với bên ngoài.

1714883753373.png


Sau khi nhất trí mở rộng Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng năm 2014 với Mỹ hồi tháng 3/2023, Manila đã gia tăng hợp tác với các đồng minh của Mỹ trong nửa cuối năm. Philippines đã tiến hành các cuộc tập trận chung với Canada và Australia ở biển Nam Trung Hoa vào tháng 9 và tháng 11, cụ thể là diễn tập tiếp tế hàng hải với Canada và tuần tra chung trên biển và trên không với Australia. Sự cảnh báo đối với Trung Quốc đã rõ ràng.

Philippines tăng cường nỗ lực hợp tác với bên ngoài

Philippines sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong năm 2024. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro mới đây phát biểu rằng Philippines đang tìm kiếm một liên minh phòng thủ với Mỹ và các đối tác an ninh khác để khai thác tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa. Trong chuyến thăm Philippines ngày 11/1/2024, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã đến thăm trụ sở của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tại Manila và lên một tàu tuần tra. Ở đó, bà đã bày tỏ sự lo ngại của châu Âu về tình hình biển Nam Trung Hoa.

Philippines đang tìm cách ký Hiệp định tiếp cận tương hỗ (RAA) với Nhật Bản trong quý I/2024, cho phép hai bên triển khai lực lượng trên lãnh thổ của nhau. Các cuộc đàm phán đã bắt đầu vào tháng 11/2023. Philippines sẽ là quốc gia thứ ba sau Australia và Anh, đồng thời là nước đầu tiên ở châu Á, ký RAA với Nhật Bản nếu đạt được thỏa thuận này. Philippines cũng đang làm việc với Canada về một bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng.

1714883860323.png


Ngày 29/1/2024, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời Đại sứ Ấn Độ tại Manila Shambhu Kumaran rằng Philippines sẽ sớm nhận được lô tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đầu tiên từ Ấn Độ. Philippines đã ký thỏa thuận mua tên lửa trị giá 18,9 tỷ peso (334,4 triệu USD) này vào năm 2022. Cũng có tin Philippines và Mỹ đang lên kế hoạch cho một cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao của hai nước vào mùa Xuân năm nay.

Khi được phỏng vấn, bà Elina Noor, chuyên gia Chương trình châu Á thuộc Quỹ Carnegie Endowment for International Peace, cho biết các nước bên ngoài lo ngại về mặt chiến lược rằng việc Trung Quốc tăng cường phô trương sức mạnh ở biển Nam Trung Hoa sẽ gây bất ổn cho hòa bình và an ninh khu vực, cản trở họ tiếp cận vùng biển này và phá vỡ lợi ích của họ trong khu vực. Bà cho rằng đối với một số quốc gia như Philippines, sự quan tâm của các nước bên ngoài mang lại sự đảm bảo an ninh trong thời gian đầy thách thức này. Tuy nhiên, đối với những nước khác, sự hiện diện của họ được nhìn nhận một cách nước đôi, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang và hậu quả không lường trước được.

Khi được phỏng vấn, ông Benjamin Blandin, điều phối viên an ninh hàng hải thuộc Hội đồng Yokosuka về nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, lưu ý rằng sự can dự của các nước bên ngoài ở biển Nam Trung Hoa không phải là hiện tượng mới. Điều đó cho thấy vấn đề này đang nhận được sự quan tâm lớn hơn từ các phương tiện truyền thông và các quan chức, đặc biệt từ các cơ quan chức năng Philippines. Ông nói: “Có những rủi ro thực sự từ việc căng thẳng gia tăng hơn nữa ở biển Tây Philippines (Biển Đông) trong những tháng tới, khi tất cả các bên tăng cường các biện pháp của mình và trở nên quyết đoán hơn”.

Ngoài việc tăng cường mua vũ khí và hợp tác với các nước bên ngoài, Philippines cũng sẽ phát triển 9 hòn đảo do nước này kiểm soát ở biển Nam Trung Hoa để có thể đưa thêm nhiều quân nhân Philippines đến sinh sống trên những hòn đảo này.

............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cách tiếp cận khiêm tốn của Việt Nam ở Biển Đông

Việt Nam – cũng là một bên có tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa – đã có những hành động khiêm tốn trong năm qua khi tìm cách duy trì một cách thận trọng hơn sự cân bằng ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc. Tháng 9/2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện – cấp quan hệ đối tác cao nhất. Tháng 12/2023, Việt Nam đã làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đưa mối quan hệ này trở thành “cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược”. Việt Nam đã dịch cụm từ này thành “cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”.

1714884045952.png

Đảo Trường Sa của Việt Nam

Việt Nam cũng đang tăng cường quan hệ với Philippines, với việc hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước ở biển Nam Trung Hoa nhằm ngăn chặn sự cố xảy ra. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục tiến hành cải tạo và xây dựng đảo tại quần đảo Spratly (Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa) ở biển Nam Trung Hoa.

Trả lời phỏng vấn, ông Ryu Yongwook, phó giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đông Á của Trường chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng căng thẳng gia tăng ở biển Nam Trung Hoa sẽ không có lợi cho sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Ông nói: “Tuy nhiên, tác động nghiêm trọng hơn là ASEAN sẽ bị chia rẽ và phân mảnh hơn khi không có quan điểm thống nhất về cách tiếp cận Trung Quốc trong vấn đề biển Nam Trung Hoa. Một số nước thành viên ASEAN sẽ đổ lỗi cho các nước bên ngoài như Mỹ hay các nước thành viên khác của ASEAN vì có lập trường quá cứng rắn, trong khi một số khác sẽ đổ lỗi cho Trung Quốc và việc thiếu sự ủng hộ từ các nước thành viên ASEAN khác để chống lại cái mà họ gọi là ‘những yêu sách bành trướng và hành vi quân sự gây hấn’ của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa”.

Khó có thể đạt được sự đột phá trong đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm 2024

Philippines đang thăm dò khả năng tạo dựng các thỏa thuận COC song phương với Việt Nam và Malaysia nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán về COC. Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia được phỏng vấn đều nhất trí rằng sẽ không có sự đột phá đáng kể nào trong đàm phán về COC trong năm nay.

ASEAN và Trung Quốc đã chính thức khởi động tiến trình đàm phán về một COC mang tính ràng buộc về mặt pháp lý vào năm 2018. Mặc dù Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã đưa ra mục tiêu hoàn thành các cuộc tham vấn về COC trong vòng 3 năm, nhưng đã 6 năm trôi qua, các cuộc tham vấn dường như còn lâu mới kết thúc. Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN-Trung Quốc vào tháng 7/2023, hai bên cho biết lần đọc thứ hai Văn bản đàm phán dự thảo duy nhất (SDNT) về COC đã được hoàn tất. Một loạt nguyên tắc hướng dẫn để xúc tiến các cuộc đàm phán cũng đã được thông qua.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Ian Storey, chuyên gia Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết ASEAN và Trung Quốc vẫn phải giải quyết một số vấn đề khó khăn, trong đó có vấn đề về tính ràng buộc về mặt pháp lý của COC, phạm vi địa lý của bộ quy tắc này và danh sách hoạt động bị cấm.

Theo ông Blandin, các cuộc đàm phán hiện nay về COC khó có thể đạt được tiến bộ đáng kể do khó đạt được sự đồng thuận về phạm vi và mục đích sử dụng cuối cùng. Trung Quốc không muốn COC bao gồm cả quần đảo Paracel (Việt Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa) và bãi cạn Scarborough, vì Việt Nam và Philippines có vị trí vững chắc ở hai khu vực này. Ông nói: “Trong khi Trung Quốc không muốn COC mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, thì ASEAN lại muốn như vậy”.

Tháng 11/2023, viện dẫn các cuộc đàm phán hiện nay về COC không đạt được tiến bộ, Philippines đề xuất thăm dò khả năng dự thảo một COC riêng với Malaysia và Việt Nam.

1714884132772.png

Một đảo của Việt Nam ở Trường Sa

Ông Peng Nian, học giả về quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đã viết bài trên trang mạng của Diễn đàn Đông Á, trong đó nhấn mạnh Việt Nam và Malaysia khó có thể chấp thuận đề xuất của Philippines về việc dự thảo một COC riêng rẽ. Không giống như Philippines, Việt Nam không có ý định khiêu khích Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa. Thay vào đó, Việt Nam muốn áp dụng các biện pháp ngoại giao để xử lý thận trọng các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc mà không làm xói mòn quan hệ song phương. Malaysia từ lâu đã duy trì cách tiếp cận không đối đầu với các tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa.

Ông Ryu Yongwook cho rằng đề xuất của Philippines gây khó khăn cho việc ký kết một COC mang tính ràng buộc vì các điều khoản của đề xuất mới có thể mang tính hạn chế hơn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông, việc đưa ra đề xuất về một COC khắt khe hơn có thể tạo động lực lớn hơn thúc đẩy các bên tham gia đàm phán, đặc biệt là Trung Quốc, chấp nhận các cuộc đàm phán về COC đang diễn ra. Ông bổ sung: “Vấn đề lớn hơn là tính thiết thực của việc ký kết một COC mang tính ràng buộc về mặt pháp lý đã và đang giảm sút đối với ASEAN vì tình hình biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả việc cải tạo và quân sự hóa các cấu trúc địa hình trên biển, đã thay đổi nhiều kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu”.

Cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ sẽ ảnh hưởng đến Biển Đông như thế nào?

Mỹ vẫn là đối trọng chính với Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa. Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra cuối năm nay, cộng đồng quốc tế lo ngại về ảnh hưởng của kết quả bầu cử tới chính sách của Mỹ đối với biển Nam Trung Hoa.

Cựu Tổng thống Donald Trump lại đang ráo riết tranh cử tổng thống Mỹ. Mặc dù đã giảm bớt sự can dự quân sự của Mỹ đến tình hình biển Nam Trung Hoa khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống trước đây của mình, nhưng trong vòng chưa đầy một năm trở lại đây, ông đã thể hiện lập trường cứng rắn, bác bỏ gần như tất cả các yêu sách quan trọng của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa. Số lượng hoạt động tự do hàng hải của Mỹ tại các vùng biển tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa đã tăng gần gấp 3 lần – từ 2 hoặc 3 lần mỗi năm dưới thời Chính quyền Obama lên 9 lần trong năm 2020.

1714884250690.png

Tàu chiến Mỹ trong chiến dịch FONOP

Sau khi Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ vào năm 2021, ông tiếp tục áp dụng chính sách của Trump đối với biển Nam Trung Hoa trên phạm vi rộng, đồng thời tích cực tăng cường hợp tác khu vực với các đồng minh thông qua các cơ chế như Đối thoại an ninh bốn bên (Bộ tứ) và Quan hệ đối tác an ninh ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Trong một cuộc phỏng vấn, ông Joseph Liow, Hiệu trưởng Trường khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật thuộc Đại học Công nghệ Nam Nanyang (NTU), cho biết cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến sẽ không làm thay đổi đáng kể tình hình biển Nam Trung Hoa. Ông đánh giá cách tiếp cận của Trump và Biden giống nhau hơn nhiều so với mức độ hai người muốn thừa nhận.

Trong khi đó, ông Ryu Yongwook cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ chỉ tác động đến cách tiếp cận của Mỹ đối với biển Nam Trung Hoa khi có sự thay đổi chính quyền. Tuy nhiên, cho dù Trump có trở lại nắm quyền, thì cũng sẽ không có nhiều thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với biển Nam Trung Hoa. Ông nói: “Chúng ta có thể chứng kiến cách tiếp cận mang tính giao dịch hơn của Mỹ ở biển Nam Trung Hoa, với ngụ ý rằng Chính quyền Trump có thể đòi hỏi sự đóng góp và nhượng bộ nhiều hơn từ phía các quốc gia trong khu vực”.

Ông Arugay cảm thấy việc Mỹ tiếp tục can dự vào khu vực không phải là điều hiển nhiên vì chính sách của Mỹ đối với biển Nam Trung Hoa có thể bị chi phối bởi chính trị trong nước. Bởi vậy, Philippines đang tìm cách đa dạng hóa hợp tác an ninh, thay vì “đặt tất cả trứng vào chiếc rổ Mỹ”.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,334
Động cơ
178,781 Mã lực
Hải quân Mỹ cắt giảm đơn đóng tàu ngầm mới

1714888738522.png

Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia USS Mississippi (SSN 782) rời Căn cứ chung Trân Châu Cảng-Hickam

Các nhà lập pháp Hạ viện từ cả hai đảng đang phản đối đề xuất của Lầu Năm Góc tài trợ cho việc mua chỉ một tàu ngầm tấn công lớp Virginia trong năm tài chính 2025 thay vì hai.

Dân biểu Joe Courtney, D-Conn., Rob Wittman, R-Va., Và 118 nhà lập pháp khác đã đưa ra trường hợp này trong một lá thư ngày 1 tháng 5 gửi cho những người phân bổ ngân sách quốc phòng hàng đầu của phòng khi Quốc hội soạn thảo ngân sách quốc phòng năm tài chính 2025.

“Duy trì lịch trình sản xuất nhất quán là điều cần thiết cho sự ổn định của nhà máy đóng tàu và cơ sở công nghiệp, đồng thời đáp ứng các yêu cầu hoạt động của Hải quân,” các nhà lập pháp viết trong một lá thư gửi Chủ tịch Bộ phận Phân bổ Quốc phòng Ken Calvert, R-Calif., và Dân biểu Betty McCollum, D- Minn., Đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu của hội đồng.

“Đây chính xác là lý do tại sao Quốc hội đã ủng hộ và bảo vệ mạnh mẽ tốc độ chế tạo hai tàu ngầm tấn công lớp Virginia một cách nhất quán kể từ năm 2011.”

1714889185831.png

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

Hải quân cho biết họ cần mua hai tàu tấn công lớp Virginia và một tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Columbia mỗi năm để đáp ứng yêu cầu của mình. Thỏa thuận AUKUS, trong đó Mỹ sẽ chuyển giao ít nhất 3 đến 5 tàu ngầm tấn công cho Australia trong thập kỷ tới, sẽ yêu cầu tăng sản lượng trung bình từ 2,3 đến 2,5 tàu lớp Virginia mỗi năm.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp đã không thể theo kịp yêu cầu sản xuất, sản xuất với tốc độ trung bình khoảng 1,2 tàu Virginia mỗi năm. Hải quân cho biết những hạn chế về sản xuất đã khiến họ phải yêu cầu một chiếc tàu trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị giới hạn ở mức 895 tỷ USD theo các điều khoản của thỏa thuận trần nợ năm ngoái.

Courtney và các đồng nghiệp của ông viết: “Đề xuất yêu cầu một tàu ngầm tấn công là trái với Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia của Bộ Quốc phòng, trong đó coi sự bất ổn trong mua sắm là một thách thức mang tính hệ thống”.

“Việc sản xuất bền vững chương trình lớp Virginia và phát triển chương trình tàu ngầm tấn công tiếp theo là chìa khóa để duy trì lợi thế dưới biển của chúng ta trong những năm tới. Vì mục đích đó, chúng tôi trân trọng yêu cầu bạn khôi phục hoàn toàn việc mua sắm hai tàu ngầm lớp Virginia vào năm tài chính 2025.”

1714889296390.png

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

Quận Connecticut của Courtney bao gồm General Dynamics Electric Boat, nơi sản xuất tàu. Ông nói với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin trong phiên điều trần hôm thứ Ba rằng việc chỉ mua một tàu ngầm thay vì hai chiếc như thường lệ sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng của các nhà cung cấp.

Courtney cho biết hôm thứ Ba: “Tôi đã nói chuyện với các công ty trong chuỗi cung ứng đang nhấn nút tạm dừng các khoản đầu tư đã được xác nhận quyền sở hữu”. “Điều này thực sự có hiệu ứng lan tỏa khi tín hiệu đó cho thấy sự không ổn định.”

Courtney đưa ra quan điểm rằng bất chấp những cú sốc về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động trong thời đại COVID, nhịp độ và năng lực sản xuất vẫn đang gia tăng ở cả quận của ông và tại nhà máy đóng tàu Newport News của Virginia.

Ông lưu ý hôm thứ Hai rằng Electric Boat đã thuê 5.300 công nhân mới vào năm ngoái để giữ chân 88% lực lượng lao động của mình và đang trên đà thuê thêm 5.200 công nhân vào năm 2024. Newport News cũng đã thuê thêm 8.300 công nhân vào năm 2022 và 2023, ông nói thêm.

Thư của các nhà lập pháp nêu rõ: “Mặc dù yêu cầu ngân sách năm tài chính 2025 bao gồm các khoản đầu tư đáng kể vào các cơ sở công nghiệp tàu ngầm trên toàn quốc, nhưng không có giải pháp thay thế nào để ổn định chuỗi cung ứng ngoài việc mua sắm nhất quán hai tàu ngầm lớp Virginia trong năm tài chính 25”.

1714889548186.png

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

Gói viện trợ nước ngoài mà Quốc hội thông qua vào tháng 4 bao gồm 3,3 tỷ USD tài trợ cho cơ sở công nghiệp tàu ngầm để củng cố hoạt động sản xuất các tàu lớp Virginia và Columbia. Công văn hôm thứ Tư lưu ý rằng điều này bao gồm “khoản tài trợ gia tăng đầu tiên để bắt đầu xây dựng chiếc thuyền thứ hai” trong chương trình lớp Columbia nhằm thay thế các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio.

Các nhà lập pháp viết: “Chương trình vẫn tuân theo một lịch trình mỏng manh với rất ít lợi nhuận để giải quyết sự chậm trễ do những thách thức kỹ thuật hoặc các vấn đề liên quan đến tài trợ”.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến Ukraine ở Nga sẽ diễn ra như thế nào

Bốn tháng đầu năm 2024 đã chứng tỏ một trong những thời điểm khó khăn nhất trong hai năm chiến tranh toàn diện của Ukraine với Nga và có lẽ là căng thẳng nhất trong cuộc xung đột kéo dài một thập kỷ với Moscow nổ ra vào năm 2014.

Quân đội của Kyiv đang ở thế yếu dọc theo tiền tuyến, phải đối mặt với một quân đội Nga được tái thiết , được hỗ trợ bởi một nền kinh tế đang chuyển sang trạng thái chiến tranh với sự hỗ trợ to lớn của Trung Quốc. Các nước phương Tây ủng hộ Ukraine đã chậm cung cấp vũ khí và do dự trong việc tiến hành cuộc chiến rộng hơn với Nga. Bị phân tâm và chia rẽ bởi hàng loạt cuộc bầu cử, khối phương Tây của Ukraine đang rạn nứt.

Năm nay được cho là sẽ khó khăn đối với Ukraine sau cuộc tấn công đáng thất vọng vào năm 2023, nơi có rất nhiều hy vọng và rất nhiều nguồn lực đã được đặt vào.

1714959465760.png


Kusti Salm, thư ký thường trực của Bộ Quốc phòng Estonia, nói với Newsweek "năm 2024 sẽ khó khăn" trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 .

Ông nói về lực lượng Ukraine: “Họ cần phải phòng thủ; họ cần phải nghiền nát nó”.

Kế hoạch rõ ràng của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tồn tại lâu hơn đối thủ của ông có thể đang phát huy tác dụng. Hoặc năm nay có thể vẫn là đêm đen tối trước bình minh của Ukraine.

Trong chuyến thăm Ukraine gần đây, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các đồng minh thực hiện cam kết viện trợ quân sự cho Kiev và tuyên bố: “Vẫn chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”.

Cuộc tấn công mạnh mẽ về phía tây của Nga đang tiếp tục dọc theo mặt trận phía đông, trong khi quân đội Moscow đang nỗ lực hết sức để chiếm lãnh thổ mới ở các khu vực Donetsk, Luhansk, Kharkiv và Zaporizhzhia. Việc chiếm toàn bộ tỉnh Donetsk và Luhansk là mục tiêu quan trọng của Điện Kremlin kể từ khi nước này kích động cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine vào năm 2014, và tham vọng kéo dài một thập kỷ dường như đã nằm trong tầm tay.

Cuộc tấn công đầy mưu mô hiện nay đang đặt nền móng cho một chiến dịch mùa hè mới được mong đợi. Trong số các mục tiêu tiềm năng của đợt tấn công mới là thành phố Chasiv Yar của Donetsk — vốn đã ở tuyến đầu và thậm chí có thể thất thủ trước mùa hè — và thành phố Kupiansk của Kharkov, cửa ngõ quan trọng dẫn vào thành phố Kharkiv thứ hai của Ukraine.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh đã viết trong tuần này rằng việc Nga chiếm được và ổn định khu vực nổi bật ở phía tây bắc Avdiivka "đặt ra cho bộ chỉ huy Nga lựa chọn hoặc tiếp tục tiến về phía tây tới mục tiêu hoạt động được báo cáo ở Pokrovsk hoặc cố gắng tiến về phía bắc để tiến hành các hoạt động có thể." các hoạt động tấn công bổ sung với nỗ lực của Nga xung quanh Chasiv Yar."

Chasiv Yar chỉ cách Bakhmut sáu dặm về phía đông, nơi từ lâu đã trở thành một điểm nóng trên mặt trận Donetsk, ngay cả sau khi rơi vào tay lực lượng Nga vào tháng 5 năm 2023. Hiện đã bị hầu hết cư dân trước chiến tranh bỏ hoang, thành phố này là một điểm tập kết quan trọng cho lực lượng Ukraine và nằm trên một ngọn đồi với tầm nhìn bao quát khu vực xung quanh.

Nó cũng là cửa ngõ dẫn vào các thành phố Kramatorsk và Slovyansk, cả hai đều là mục tiêu chiến lược của lực lượng Moscow trong nỗ lực chiếm toàn bộ khu vực Donetsk.

1714959503762.png


Kyiv đã tập trung nguồn lực đáng kể vào Chasiv Yar sau khi Moscow kích động cuộc nổi dậy ở Donbas vào năm 2014, biến nơi này thành nơi đặt một bệnh viện quân sự quan trọng và sau đó là trụ sở cho Chiến dịch của Lực lượng chung chống lại Nga và các lực lượng ủy nhiệm địa phương của nước này.

Pokrovsk cách Avdiivka khoảng 26 dặm về phía tây bắc, tại ngã ba của hai con đường lớn hướng tới thành phố Donetsk và Bakhmut, cũng như tuyến đường sắt đi qua Avdiivka. Cuộc tấn công thành công của Nga đến tận Pokrovsk sẽ làm lộ ra sườn phía nam của Chasiv Yar, Kramatorsk và Slovyansk.

Pavel Luzin, một nhà phân tích quân sự Nga và là học giả thỉnh giảng tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, nói với Newsweek rằng “rất khó để nói” liệu các lực lượng của Moscow có thể mở rộng nỗ lực hiện tại của họ để có một chiến dịch lớn hơn vào mùa hè hay không.

Luzin nói: “Không có quá nhiều nguồn lực cho một cuộc tấn công lớn hơn”. "Ngoài ra, gần như tất cả những kỳ vọng này đều được lấy cảm hứng từ chính Moscow.

"Những gì chúng tôi thấy là Nga đang cố gắng bao vây một nhóm quân đáng kể của Ukraine ở Avdiivka, giống hệt như ở Ilovaisk vào tháng 8 năm 2014 và ở Debaltsevo vào tháng 2 năm 2015, nhưng không thể thực hiện được điều này. Có lẽ, Nga sẽ thực hiện một nỗ lực khác." theo cách tương tự, bởi vì nó cần những vị trí mạnh hơn để có thể đột phá trong cuộc chiến."

Luzin nói thêm, sự gián đoạn này sẽ cho phép Điện Kremlin nghỉ ngơi và củng cố lực lượng đã bị tổn hại của mình. Các nhà lãnh đạo ở Kiev đã nhiều lần cảnh báo rằng Moscow chỉ quan tâm đến lệnh ngừng bắn tạm thời vì mục đích này chứ không quan tâm đến hòa bình lâu dài.

Ông nói: “Họ cần nghỉ ngơi, nhưng họ sẽ không kết thúc chiến tranh”.

1714959547878.png


Putin có thể hy vọng giành được không gian để tạm dừng việc giành được toàn bộ Donetsk và Luhansk, vốn từ lâu đã là trung tâm của dự án nhằm phá bỏ chủ quyền của Ukraine.

Luzin nói: “Hôm nay, họ muốn có được ít nhất là Donetsk và Luhansk. "Vấn đề là Điện Kremlin tuyên bố khu vực Kherson và Zaporizhzhia cũng là lãnh thổ của Nga."

Trong khi Ukraine tham gia, Kyiv cũng sẽ tìm cách làm gián đoạn hoạt động liên lạc, hậu cần và công nghiệp của Nga nhiều nhất có thể. Các cuộc tấn công tầm xa bằng máy bay không người lái vào các mục tiêu bên trong nước Nga đã trở nên phổ biến và Ukraine có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt các cuộc tấn công ngay cả khi đối mặt với sự không hài lòng của Mỹ.

Sự xuất hiện của phiên bản tầm xa nhất ATACMS của Mỹ - Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội MGM-140 - sẽ giúp Kyiv có phạm vi tiếp cận lớn hơn bao giờ hết. Loại đạn có tầm bắn xa nhất có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 186 dặm, gần gấp đôi so với loại đạn ATACMS tầm ngắn hơn được cung cấp lần đầu tiên vào cuối năm 2023. Trong số các mục tiêu có thể có của nó là Cầu eo biển Kerch có sức mạnh mang tính biểu tượng và huyết mạch về mặt hậu cần.

Nhưng cũng giống như tất cả các loại vũ khí mới, Kyiv có cơ hội khai thác ATACMS đang đóng lại.

Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và hiện là cố vấn cho ủy ban an ninh, quốc phòng và tình báo của quốc hội Ukraine, cho biết: “Như chúng ta biết, người Nga có thể thích ứng trong một khoảng thời gian rất ngắn”. , nói với Newsweek .

Stupak nói thêm: “Tôi nghĩ chúng tôi có tới hai tháng để loại bỏ càng nhiều nguồn lực chiến tranh của Nga càng tốt trước khi người Nga thích nghi”.

.............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trên không

1714959592265.png

Một máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine bay qua khu vực Donetsk của Ukraine vào ngày 28 tháng 3 năm 2024. Lực lượng không quân Ukraine vẫn sống sót sau cuộc chiến cho đến nay, bất chấp ưu thế về quân số của Nga

Năm nay có thể chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sức mạnh không quân khi Ukraine đang chờ nhận hàng chục máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Kyiv cho biết máy bay này sẽ tăng cường khả năng phòng thủ trước tên lửa hành trình và máy bay không người lái được phóng vào các thành phố trên toàn quốc, đồng thời cung cấp cứu trợ rất cần thiết cho quân đội tiền tuyến bị oanh tạc bởi các cuộc không kích của Nga.

Bom lượn của Moscow đóng vai trò then chốt trong nửa đầu năm 2024, cho phép máy bay của nước này thả lượng lớn đạn dược xuống các vị trí của Ukraine từ khoảng cách tương đối an toàn. F-16 sẽ khiến các khu vực tiền tuyến trở nên nguy hiểm hơn đối với phi công Nga, do Ukraine dự kiến sẽ sử dụng tên lửa không đối không với tầm bắn lên tới 310 dặm .

Trong khi Ukraine chờ F-16 thì Nga lại mất máy bay. Những tháng gần đây đã chứng kiến sự gia tăng số lượng máy bay Nga bị bắn rơi, bao gồm cả những máy bay ở xa chiến tuyến. Những tổn thất đó – và căng thẳng gia tăng sau đó đặt lên những chiếc máy bay còn sống sót – có thể là thách thức đối với lực lượng không quân Nga trong các trận chiến trên không sắp tới.

1714959685062.png

Bom lượn FAB-500 trên Su-34

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ở Kiev và một số đồng minh ở nước ngoài đã nhiều lần cảnh báo rằng một lực lượng nhỏ và nhỏ F-16 sẽ không làm thay đổi được bức tranh tổng thể. Vẫn còn phải xem liệu các cường quốc phương Tây có thể giải quyết được những thách thức về hậu cần và chính trị để cung cấp một số lượng lớn máy bay phản lực theo cách có thể mang lại lợi thế cho Ukraine trên chiến trường hay không.

Tuy nhiên, chiếc máy bay mới này sẽ giúp củng cố lực lượng không quân Ukraine đã bị suy giảm sau hai năm chiến tranh. Các phi công của Kyiv sống sót sau cuộc tấn công dữ dội ban đầu của Nga bất chấp ưu thế về số lượng của quân xâm lược. Các phi công Ukraine đã biểu diễn vượt xa sự mong đợi, gây tổn thất nghiêm trọng cho các đối tác Nga và khiến các khu vực rộng lớn của Ukraine trở nên quá nguy hiểm đối với máy bay Moscow.

Trên biển

1714959911234.png

Một xuồng không người lái của hải quân Magura của Ukraine được nhìn thấy tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine vào ngày 11 tháng 4 năm 2024. Kyiv đã sử dụng xuồng không người lái này để gây tổn thất nghiêm trọng cho Hạm đội Biển Đen của Nga

Trò chơi mèo vờn chuột bất đối xứng của hải quân có thể sẽ tiếp tục. Xuồng không người lái và tên lửa hành trình của Kyiv đã chứng tỏ là vấn đề nghiêm trọng đối với Hạm đội Biển Đen. Lực lượng này đã điều chỉnh chiến thuật và khả năng phòng thủ của mình ở một mức độ nào đó, nhưng các loại vũ khí tầm xa mới của Ukraine sẽ tiếp tục gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho vùng duyên hải.

Mối đe dọa đó đã buộc Moscow phải rút các tài sản hải quân có giá trị cao nhất khỏi Crimea bị chiếm đóng, ngôi nhà truyền thống của Hạm đội Biển Đen và là mối liên hệ triển khai sức mạnh trong khu vực và Biển Địa Trung Hải. Kyiv không ngừng phát triển xuồng không người lái hải quân của mình và dự kiến sẽ tiếp tục các nỗ lực tấn công thậm chí sâu vào vùng biển Nga.

Ukraine không có lực lượng hải quân thông thường đáng kể của riêng mình, mặc dù các nhà lãnh đạo ở Kiev từ lâu đã làm việc với các đối tác phương Tây để có được các tàu mới, bao gồm cả các tàu bọc thép ven sông của Mỹ.

Những con tàu nhỏ này sẽ không thể thách thức Hạm đội Biển Đen, một công việc vẫn được giao cho hạm đội xuồng không người lái bất đối xứng đã được chứng minh là rất thành công. Ukraine sẽ dành thời gian còn lại của năm 2024 với hy vọng thành công và làm trầm trọng thêm các vấn đề trên biển của Nga.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ sắp sản xuất thêm rất nhiều ATACMS

Theo giám đốc mua sắm của Quân đội Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ sớm có "rất nhiều" Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội (ATACMS) để bổ sung vào kho dự trữ của mình, cho phép Washington, DC, cung cấp cho Ukraine các khả năng tầm xa quan trọng mà không ảnh hưởng đến kho vũ khí của Hoa Kỳ.

1714960243861.png


Doug Bush, trợ lý thư ký của Cục An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết: “Một số lượng đáng kể” tên lửa ATACMS đã được đặt hàng cách đây vài năm và “hiện đang được sử dụng vào đúng thời điểm để có thể hỗ trợ cách chúng tôi hỗ trợ Ukraine mà không cần chuẩn bị lâu”. Cơ quan mua sắm, Hậu cần và Công nghệ cho biết hôm thứ Năm. "Có rất nhiều ATACMS sắp ra khỏi dây chuyền [sản xuất] đó."

Lầu Năm Góc cho biết họ lo ngại về việc cạn kiệt kho tên lửa phóng từ mặt đất của Mỹ mà Kiev cho rằng họ rất cần để chống lại các cuộc tấn công của Nga khi Moscow giành được lãnh thổ ở miền đông Ukraine và dần dần tiến về phía đông. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Ukraine đã công khai ATACMS vào tháng 10 năm 2023 bằng cách sử dụng một biến thể cụm tên lửa để tấn công hai căn cứ quân sự của Nga ở Ukraine và làm hư hại một loạt máy bay trực thăng.

Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan hồi tháng trước cho biết Tổng thống Joe Biden đã bí mật cấp phép cung cấp “một số lượng đáng kể tên lửa ATACMS” cho Ukraine vào tháng 2.

1714960401757.png


Reuters hôm thứ Bảy đưa tin, một quan chức Mỹ cho biết Washington đã âm thầm gửi các phiên bản ATACMS tầm xa hơn tới Ukraine, vốn được sử dụng để tấn công Crimea do Nga kiểm soát vào giữa tháng 4. Vào giữa tháng 2, có thông tin cho rằng Mỹ ủng hộ việc gửi ATACMS tầm xa tới Kiev để thực hiện các cuộc tấn công vào bán đảo Crimea do Nga nắm giữ. Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014.

Ông Sullivan cho biết, chúng là một phần của gói viện trợ trị giá 300 triệu USD được công bố vào giữa tháng 3 và chúng đã đến Ukraine để sử dụng trong biên giới nước này. “Chúng tôi đã gửi một số, bây giờ chúng tôi sẽ gửi thêm khi có thêm thẩm quyền và tiền,” ông nói thêm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết trong cuộc họp báo tháng trước rằng Mỹ không công khai việc chuyển giao ATACMS vì yêu cầu của Ukraina về "bí mật quân sự".

“Cho đến gần đây, như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi không thể cung cấp ATACMS này vì lo ngại về khả năng sẵn sàng”, Sullivan nói với giới truyền thông hôm 24/4.

Sullivan nói với các phóng viên rằng chính quyền Biden đã làm việc "đằng sau hậu trường" để giảm bớt những lo ngại này và cho biết thêm: "Chúng tôi hiện có một số lượng đáng kể ATACMS sắp ra khỏi dây chuyền sản xuất và nhập kho tại Mỹ."

ATACMS cung cấp cho quân đội Kiev hỏa lực để tấn công các tài sản có giá trị cao của Nga ở xa tiền tuyến. Chúng tăng cường khả năng tầm xa của Ukraine, bên cạnh các loại vũ khí tầm xa khác như Storm Shadow của Anh và tên lửa hành trình phóng từ trên không SCALP của Pháp.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lầu Năm Góc đang chạy đua để hỗ trợ Lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine đã kiệt sức

1714961213995.png

Các binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới 47 trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley trên hướng Avdiivka ngày 23/2/2024 tại tỉnh Donetsk, Ukraine

Forbes đưa tin Lữ đoàn cơ giới số 47 đang chiến đấu kiên cường của Ukraine đang mệt mỏi trên chiến trường và cần sự hỗ trợ khẩn cấp của Mỹ .

Được huấn luyện bởi các giảng viên NATO, đơn vị tình nguyện của Lữ đoàn 47 là một trong những lữ đoàn hùng mạnh của Ukraine . Nó được trang bị các khí tài quân sự do Mỹ sản xuất, bao gồm xe tăng M1 Abrams, xe chiến đấu M2 Bradley và pháo tự hành M-109.

Vào tháng 1, danh tiếng của trận chiến thứ 47 đã được đánh bóng khi một cuộc tấn công sử dụng xe chiến đấu Bradley trở thành tin tức quốc tế. Một đoạn video ghi lại cảnh một trong những phương tiện chiến đấu do Mỹ chế tạo tấn công chiếc T-90M mà ông Putin gọi là "chiếc xe tăng tốt nhất thế giới" bằng hỏa lực từ khẩu pháo 25 mm của nó, đã được đưa tin rộng rãi.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng đoạn video lên mạng, cho rằng Lữ đoàn 47 đang chiến đấu ở Stepove, một ngôi làng bên ngoài Avdiivka ở phía đông bắc Ukraine.

1714961418852.png

Lữ đoàn cơ giới 47 trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley

Tuần này, Bộ QP Ukraine đã công bố đoạn phim mới cho thấy cảnh xe tăng và phương tiện chiến đấu của Nga bị tiêu diệt bởi Bradley IFV và các máy bay không người lái FPV của Lữ đoàn 47.


Nhưng với cuộc chiến gần như liên tục kể từ cuộc phản công không thành công của Ukraine vào mùa hè năm ngoái, 2.000 binh sĩ của Lữ đoàn cần được nghỉ ngơi, tiếp tế và tăng cường, Forbes cho biết.

Forbes cho biết Lầu Năm Góc sẽ giúp bổ sung các nguồn lực đang cạn kiệt và tăng cường hiệu quả chiến đấu một cách nhanh chóng cho lữ đoàn này.

............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Gần đây, bất chấp kế hoạch rút lui ban đầu, Lữ đoàn 47 đã phải gấp rút hành động khi Lữ đoàn bộ binh cơ giới 30 của Nga tiến hành một cuộc tấn công gần Ocheretyne, phía tây bắc Avdiivka ở miền đông Ukraine . Forbes cho biết việc tái triển khai nhanh chóng làm nổi bật danh tiếng chiến đấu của đơn vị này với tư cách là một "lữ đoàn khẩn cấp".

1714961673886.png

Lữ đoàn cơ giới độc lập số 47 của Ukraine

Tuy nhiên, bây giờ có vẻ như Lữ đoàn 47 đã chiến đấu vô ích. Quân đội Nga đã chiếm phần lớn Ocheretyne sau một sai lầm luân phiên liên quan đến Lữ đoàn cơ giới 47 và 115 vào tháng 4.

Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 30 của Nga đã tận dụng cơ hội luân phiên khi Lữ đoàn 47 rút lui và tấn công, chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn.

Cựu chỉ huy đại đội của Lữ đoàn 47 , Mykola Melnyk, người bị mất một chân trong cuộc tấn công mùa hè, đã viết trên Facebook : "Sự tiến bộ mạnh mẽ của quân Nga trở nên khả thi vì một số đơn vị vừa mới tiêu diệt."

Forbes cho biết, nhiều tháng giao tranh đã gây thiệt hại nặng nề cho Lữ đoàn 47, với thương vong và thiệt hại về trang thiết bị ngày càng gia tăng. Những thay đổi liên tục trong lãnh đạo càng khiến thách thức trở nên trầm trọng hơn.

1714961787212.png


Lữ đoàn 47 gần đây đã mất xe tăng Abrams. Hai quan chức quốc phòng Mỹ nói với hãng tin AP rằng các xe tăng Abram đã bị rút khỏi mặt trận do chiến thuật sử dụng máy bay không người lái của Nga .

Tờ New York Times đưa tin Ukraine đã mất 5 trong số 31 xe tăng Abrams trong những tháng gần đây, dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ.

Việc Mỹ phê duyệt viện trợ quân sự mới cho Ukraine báo hiệu một huyết mạch quan trọng, với những chiếc Bradley thay thế sẵn sàng tăng cường khả năng của Lữ đoàn 47 trên chiến trường.

Sau sự chấp thuận của Quốc hội, lô hàng vũ khí đầu tiên của Mỹ tới Ukraine bao gồm một số lượng xe Bradley không xác định. Forbes cho biết Lữ đoàn 47 là đơn vị duy nhất của Ukraine sử dụng phương tiện này.

Ngoài hỗ trợ vật chất và điều chỉnh chiến thuật, Lữ đoàn 47 cần được rút khỏi vòng xung đột không ngừng nghỉ để củng cố.

Melnyk nói: “Còn một tháng nữa, sẽ có một năm không có vòng quay.

1714962222672.png
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga và Trung Quốc ở châu Phi: đối tác hay đối thủ?

Giữa xây dựng cơ sở hạ tầng và sự hiện diện quân sự, Nga và Trung Quốc đang lựa chọn các chiến lược khác nhau nhằm mở rộng ảnh hưởng của họ ở các nước châu Phi. Dù sự hiện diện của hai cường quốc được thể hiện dưới các hình thức khác nhau, nhưng phải chăng Nga và Trung Quốc đang bước vào cuộc cạnh tranh trên lục địa này?

Mọi ánh mắt đều đổ dồn về châu Phi

Trong thập kỷ qua, châu Phi đã nhận được sự quan tâm của một số quốc gia, chủ yếu là nhờ sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng thương mại. Trong số đó, Nga và Trung Quốc nổi bật vì sự hiện diện ngày càng tăng ở lục địa này, cho dù sự hiện diện của họ rất khác nhau về bản chất và mục đích. Mối quan hệ của hai quốc gia này ở châu Phi được đặc trưng bởi sự đối đầu hơn là quan hệ hợp tác, do các mục tiêu mà họ theo đuổi: Trung Quốc tìm cách hưởng lợi từ thị trường châu Phi thông qua thúc đẩy sự ổn định và kết nối liên khu vực bằng những hoạt động đầu tư dài hạn; về phần mình, Nga lợi dụng sự bất ổn của lục địa này để kiếm lợi nhuận từ việc bán vũ khí.

1714982529660.png

Vũ khí Nga tại Châu Phi

Do đó, mặc dù có bằng chứng về sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc ở châu Phi, nhưng hai quốc gia này thực sự là đối thủ của nhau vì các mục tiêu vốn dĩ trái ngược nhau của họ. Điều quan trọng là phải có tư duy sáng suốt về mối quan hệ giữa họ vì nó có thể làm sáng tỏ những nỗ lực trong tương lai của hai cường quốc trên lục địa này, đặc biệt khi Nga xâm lược Ukraine và tìm kiếm các thị trường mới để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Lịch sử khác nhau trên lục địa

Quá trình phi thực dân hóa ở châu Phi cho phép Trung Quốc và Liên Xô trở thành các siêu cường nhờ xuất khẩu hệ tư tưởng của họ và khai thác các thị trường mới mở. Tuy nhiên, câu chuyện của hai nước rất khác nhau.

Trung Quốc đã hợp tác với các quốc gia châu Phi kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng vào năm 2000 mối quan hệ giữa họ đã tiến đến một bước ngoặt trong Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) lần đầu tiên triệu tập 44 quốc gia châu Phi tại Bắc Kinh và đánh dấu sự khởi đầu của hợp tác thương mại chặt chẽ. Quả thực, trong 19 năm qua, lượng trao đổi thương mại giữa lục địa này với Trung Quốc đã tăng từ 10 tỷ USD lên 192 tỷ USD vào năm 2019. Dự án hàng đầu kết nối họ là Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng lần đầu tiên vào năm 2013 với mục đích thúc đẩy kết nối trong khu vực Á-Âu thông qua Con đường tơ lụa mới, dựa trên “năm nguyên tắc chung sống hòa bình: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, chung sống hòa bình”.

1714982595154.png


Trong 10 năm qua, điều này được thể hiện qua nhiều dự án lớn về cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật số và các chương trình nâng cao nhận thức cho giới tinh hoa, cũng như nhiều sáng kiến an ninh tập thể. Do đó, mối quan hệ của Trung Quốc với nhiều nước châu Phi chủ yếu dựa trên đầu tư dài hạn và kết nối liên khu vực, thay vì sự hiện diện quân sự mở rộng, và được đặc trưng bởi việc hiện đại hóa kinh tế nhằm thúc đẩy sự ổn định, tạo điều kiện cho thương mại phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, những hoạt động đầu tư này thường gắn liền với mức nợ cao của các nước châu Phi, có thể tạo gánh nặng cho sự phát triển và ổn định kinh tế của họ.

Cuộc khảo sát 2019-2021 do tổ chức Afrobarometer thực hiện cho thấy nhận thức chung của các nước châu Phi về Trung Quốc là tích cực. Quả thực, 2/3 số người được hỏi coi viện trợ và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với lục địa này là khá hoặc rất tích cực, có thể vì nhiều yếu tố. Các khoản đầu tư vô điều kiện của Trung Quốc cung cấp cơ sở hạ tầng, việc làm và hoạt động kinh tế tổng thể ở các khu vực liên quan, nhưng thiếu các cải cách dân chủ hoặc xã hội, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng văn hóa thông qua các viện Khổng giáo và hoạt động trao đổi sinh viên. Mặt khác, Trung Quốc còn tự cho mình là một trật tự chống phương Tây và các quy tắc quốc tế, nhằm lôi kéo các nước châu Phi vốn ủng hộ phong trào không liên kết.

1714982636821.png


Tuy nhiên, nhiều người vẫn bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của Bắc Kinh ở lục địa đen. Các công ty Trung Quốc đưa công nhân của họ tới làm việc và trả lương cao hơn so với công nhân châu Phi, vì cho rằng chỉ chuyển giao kỹ năng thôi là không đủ. Ngoài ra, còn có những lo ngại về việc Bắc Kinh khai thác tài nguyên lục địa cũng như ảnh hưởng kinh tế và chính trị lan rộng của nước này, bởi đây có thể bị coi là một hình thức chủ nghĩa thực dân mới. Theo khảo sát của Afrobarometer năm 2019-2021, phần lớn những người được hỏi biết về các khoản vay và viện trợ phát triển của Trung Quốc cho lục địa này đều lo ngại việc các chính phủ của họ đã vay nợ Bắc Kinh quá nhiều tiền.

Mối quan hệ giữa Nga và các nước châu Phi phát triển theo một cách khác. Trong quá trình phi thực dân hóa, Liên Xô đã xác định được khoảng trống để xuất khẩu hệ tư tưởng Mác-Lênin và để nổi lên như một siêu cường bằng cách hỗ trợ các phong trào giải phóng, đầu tiên là ở Bắc Phi và sau đó mở rộng sang khu vực cận Sahara. Tuy nhiên, sau cái chết của Stalin năm 1953 và cho đến khi Putin lên nắm quyền vào năm 2000, ảnh hưởng của Nga đã suy giảm. 19 năm sau Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) đầu tiên, Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ nhất đã được tổ chức tại Sochi vào tháng 10/2019 (lần thứ hai vào tháng 7/2023), đánh dấu cách tiếp cận mới của Tổng thống Putin đối với lục địa này, đặc biệt nhằm tránh bị cô lập và giảm bớt các biện pháp trừng phạt được áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

1714982326140.png

Lực lượng Wagner tại Châu Phi

Nga có mối quan hệ kinh tế không mấy sâu sắc với châu Phi. Giá trị trao đổi thương mại giữa Nga và châu Phi chỉ đạt 14 tỷ USD, so với 254 tỷ USD giữa châu Phi và Trung Quốc, bởi mục tiêu của Nga dường như mang tính ngắn hạn hơn: cung cấp thiết bị quân sự cho các quốc gia yếu kém để đổi lấy việc khai thác tài nguyên. Quả thực, Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho châu lục này, chiếm 49% lượng xuất khẩu vũ khí sang châu Phi trong giai đoạn 2015-2019. Châu Phi trở thành một lựa chọn ít rủi ro để Nga cung cấp hỗ trợ an ninh, cũng như để đào tạo binh lính cho các quốc gia yếu kém và thúc đẩy các chiến dịch bí mật. Tuy nhiên, những chiến dịch này phản tác dụng, bởi chúng làm suy yếu các năng lực về quyền lực mềm của Nga, đặc biệt trước Trung Quốc và phương Tây.


.................
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, Putin càng quan tâm đến lục địa này hơn, bởi nó có thể giúp ông đạt được mục tiêu về một trật tự thế giới đa cực. Điều này liên quan đến việc nhắm mục tiêu không chỉ vào năng lượng và khoáng sản mà còn cả vào tiềm năng bỏ phiếu của châu Phi với tư cách là một khối trong các vấn đề quốc tế, chẳng hạn như tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Năm 2022, các quốc gia châu Phi có số phiếu trắng nhiều nhất trong các cuộc bỏ phiếu về nghị quyết lên án việc Nga xâm lược Ukraine. Sự liên kết giữa Nga và các nước châu Phi là có thể thực hiện được vì nó được thúc đẩy bởi thế giới quan chống thực dân và đế quốc – giải pháp thay thế trật tự thể chế dựa trên luật lệ được các quốc gia phương Tây ủng hộ.

1714982713185.png

Lực lượng Wagner tại Châu Phi

Cảm nhận của các nước châu Phi về Nga khó thấy hơn so với cảm nhận về Trung Quốc, bởi Nga mới quan tâm trở lại đến lục địa này và mới hiện diện ở châu Phi. Kết quả nghiên cứu của tổ chức Afrobarometer năm 2019-2021 cho biết người dân châu Phi có quan điểm không rõ ràng hoặc thờ ơ với Nga. Đối với câu hỏi “Ông/bà nghĩ rằng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Nga chủ yếu mang tính tích cực hay tiêu cực?”, chỉ 1/3 số người được hỏi chọn phương án “Khá hoặc rất tích cực”, còn đa số lựa chọn phương án “Không có câu trả lời /Không biết/Không tích cực cũng không tiêu cực”. Cảm nhận tích cực có thể là nhờ các giá trị mà Nga đã tuyên bố về chủ nghĩa đa phương, chống chủ nghĩa đế quốc và không can thiệp, được các nước châu Phi hoan nghênh vì muốn đa dạng hóa quan hệ trong chính sách đối ngoại. Điều này cũng gắn liền với vai trò của di sản Liên Xô trên lục địa, đặc biệt ở Tây Phi, nơi Nga hỗ trợ về mặt tư tưởng và vật chất cho các phong trào giành độc lập chống thực dân, và do vậy luôn xuất hiện với tư cách là nước phản đối chủ nghĩa thực dân. Tại khu vực Sahel, Moskva cũng được các chính phủ hoan nghênh trong cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa ly khai do sự hiện diện của Nga như một giải pháp thay thế cho Pháp.

Tuy nhiên, dư luận tiêu cực về Nga đang lan truyền rộng rãi hơn trong dân thường, những người phải gánh chịu hậu quả tiêu cực từ sự hiện diện quân sự của Nga ở đất nước họ. Có những cáo buộc về mối liên hệ giữa Nhóm Wagner và các hành vi vi phạm nhân quyền ở Cộng hòa Trung Phi và Mali, cùng với các báo cáo về việc quân đội giết hại, tra tấn và hãm hiếp dân thường. Không chỉ vậy, chiến lược của Moskva được cổ vũ bằng các chiến dịch thông tin sai lệch – mà mục đích là hỗ trợ các chế độ đồng minh và tước đoạt quyền công dân của hàng nghìn thường dân không thể lựa chọn người lãnh đạo của mình.

Sự đối đầu Nga-Trung ở châu Phi

Sau khi phân tích bản chất sự hiện diện của Nga và Trung Quốc ở châu Phi, giờ đây có thể khẳng định rằng mối quan hệ của hai quốc gia này ở châu Phi là mối quan hệ đối đầu hơn là hợp tác.

Thứ nhất, Trung Quốc và Nga là đối thủ vì bản chất của sự hiện diện của họ ở châu Phi quá khác biệt. Nga đang lợi dụng sự bất ổn của lục địa này (chẳng hạn như ở Sahel, nơi sự bất ổn đã gia tăng kể từ cuộc đảo chính năm 2020 ở Mali và lực lượng an ninh Nga đang thay thế lực lượng gìn giữ hòa bình của Pháp), trong khi Trung Quốc mong muốn duy trì nguyên trạng, thúc đẩy thương mại tăng trưởng và phát triển dự án Con đường tơ lụa mới.

1714982771224.png

Lực lượng Wagner tại Châu Phi

Thứ hai, đối với cả Nga và Trung Quốc, châu Phi là sự bảo đảm cho tương lai của họ vì lục địa này là một lựa chọn thay thế cho phương Tây. Bắc Kinh và Moskva đang tranh giành thị trường châu Phi chủ yếu vì nguồn tài nguyên và vì nhu cầu giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây thông qua việc định hướng lại các hoạt động thương mại. Mặc dù Nga tụt hậu về kinh tế so với các đối tác quốc tế lớn khác của châu Phi, như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Mỹ, nhưng Nga vẫn là đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc. Có thể nhận thấy điều này trong bối cảnh các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Libya lẽ ra có thể cạnh tranh với các siêu dự án của Nga (như tuyến đường sắt Nga từ Benghazi đến Sirte), nhưng cuối cùng bị hủy bỏ do các cuộc biểu tình Mùa xuân Arập năm 2011. Báo cáo về các cuộc xung đột giữa công dân Trung Quốc và Nga tại các địa điểm khai thác vào năm 2021 cũng là một bằng chứng về điều này.

Hai nước không chỉ cạnh tranh về các thỏa thuận thương mại mà còn về ảnh hưởng địa chính trị rộng lớn hơn, đồng nghĩa với việc thu hẹp không gian của các cường quốc quốc tế khác ở châu Phi để giành chỗ cho mình.

Cuối cùng, tuy Bắc Kinh và Moskva đều khẳng định không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, song trên thực tế họ lại làm ngược lại vì Trung Quốc cần bảo vệ các tuyến đường thương mại và công dân của họ, và Nga đã cung cấp hỗ trợ quân sự song phương để đổi lấy quyền tiếp cận khoáng sản. Việc Bắc Kinh thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên bên ngoài đất nước ở Djibouti vào năm 2017 có thể bị coi là mối đe dọa đối với Nga. Ngoài ra, Sputnik V và Sinovac, hai loại vaccine chống COVID-19 lần lượt của Nga và Trung Quốc, là lĩnh vực cạnh tranh hơn là phối hợp trong việc trợ giúp y tế cho lục địa này.

Những hệ lụy chính trị đối với các chủ thể quốc tế

Dù Trung Quốc và Nga là đối thủ hay đối tác ở châu Phi, cả hai đều đã tận dụng khoảng trống do việc Mỹ rút lui và sự thiếu phối hợp giữa Mỹ và EU trên lục địa này để lại.

Mỹ và EU vẫn là đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc và Nga, khiến hai nước này càng khó bỏ qua thị trường phương Tây và thay thế hoàn toàn thị trường này bằng các nước châu Phi. Nếu mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trở thành mối quan hệ thù địch thực sự, thì điều này có thể gây bất lợi cho họ và do vậy có lợi cho phương Tây. Chính quyền Biden hiểu rõ điều này và nỗ lực lấp đầy khoảng trống còn lại bằng cách cam kết đảm bảo 55 tỷ USD đầu tư mới và cấp cho nhiều quốc gia quyền tiếp cận miễn thuế với nền kinh tế Mỹ.

Nếu Bắc Kinh và Moskva tiếp tục cạnh tranh nhau, thì châu Phi có thể ngày càng phải gánh chịu các yếu tố tác động như biến động thị trường quốc tế, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng, khiến việc thực hiện Chương trình nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, sự quan tâm của Nga và Trung Quốc đối với lục địa này cũng có thể mang lại lợi ích cho các nước châu Phi – bởi họ không phải lựa chọn đối tác này hay đối tác khác, mà có thể tận dụng nhiều quan hệ đối tác cùng một lúc.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến tranh ở Ukraine định hình lợi ích và tham vọng chiến lược của Iran như thế nào?

Chiến tranh Nga-Ukraine đã tăng cường mối quan hệ công nghiệp-quân sự giữa Mátxcơva và Tehran. Điều đáng lo ngại nhất là sự hợp tác ngày càng sâu sắc của họ trong các công nghệ lưỡng dụng và các hệ thống vũ khí tạo đột phá. Mátxcơva đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Tehran trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả chương trình vũ trụ, có thể giúp Cộng hòa Hồi giáo Iran phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Hơn nữa, sự quan tâm của Iran đối với radar chống tàng hình và máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Nga là điều đáng lo ngại. Việc Nga sử dụng rộng rãi máy bay không người lái do Iran cung cấp đã cho phép cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng Iran phát triển các hệ thống tác chiến bằng máy bay không người lái, thu thập lượng lớn dữ liệu hoạt động cũng như cải thiện thiết kế và sản xuất đạn bay lảng vảng. Chiến thắng của Nga ở Ukraine có thể sẽ đẩy nhanh sự hợp tác như vậy, do tham vọng địa chính trị của hai nước, cùng nhiều yếu tố khác. Cho đến nay, Cộng hòa Hồi giáo Iran là nước chiến thắng trong Chiến tranh Nga-Ukraine.

Dưới đây là một số điểm nổi bật chính từ bản ghi nhớ chính sách này:

  • Việc quân đội Nga phụ thuộc vào sử dụng đạn dược từ Iran để làm cạn kiệt khả năng chiến đấu của Ukraine đã mang đến cho Tehran những cơ hội chưa từng có.
  • Do không có biện pháp ngăn chặn thích hợp, Iran đã trở thành nhà cung cấp máy bay không người lái chiến đấu cho nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, Liên bang Nga, biến Cộng hòa Hồi giáo này thành mối đe dọa đe dọa đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trên mặt trận phía đông và phía nam của liên minh.
  • Tình báo nguồn mở theo dõi sự gia tăng đáng kể việc quân đội Nga sử dụng các loại đạn bay lảng vảng cơ bản do Iran cung cấp, cho thấy rằng nhà máy sản xuất máy bay không người lái chung giữa Nga và Iran ở Tatarstan, Nga, có khả năng sản xuất hàng loạt máy bay không người lái cảm tử hàng năm với chi phí thấp. Những cơ sở như vậy có thể sớm mọc lên như nấm trên khắp Liên bang Nga.
  • Với việc Tehran thể hiện quyền kiểm soát ngày càng tăng đối với không phận của mình trong khi nước này tiến gần hơn đến việc đạt được năng lực hạt nhân cấp quân sự, Nga có thể giúp Cộng hòa Hồi giáo khiến không phận của mình trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Sự kết hợp giữa radar chống tàng hình, phi đội máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-35 được bảo vệ bởi căn cứ dưới lòng đất và một số lượng lớn hệ thống phòng không chiến lược theo lớp có thể gây nguy hiểm ngay cả đối với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm.
  • Theo đó, cộng đồng tình báo phương Tây nên tiếp tục cảnh giác trước bất kỳ sự hợp tác nào giữa Mátxcơva và Tehran liên quan đến radar chống tàng hình và trang thiết bị theo chương trình vũ trụ, hãy nhớ rằng sau này có thể dễ dàng chuyển thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
  • Cuối cùng, Iran hiện đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Nga – bao gồm nạo vét sông Volga và thành lập các công ty vận tải biển ở thành phố cảng Astrakhan – cho phép hai nước mở rộng hơn nữa tuyến đường biển chiến lược xuyên Biển Caspian và Biển Azov.
Dữ liệu tác chiến phương tiện không người lái cho thấy Iran đã gặt hái được những gì trong cuộc chiến ở Ukraine

Trong khi các mặt hàng cao cấp như máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-35 và hệ thống tên lửa đất đối không chiến lược S-400 (SAM) được chú ý thì những lợi ích quan trọng nhất mà Tehran đạt được trong chiến tranh Nga - Ukraine lại nằm ở lĩnh vực tác chiến phương tiện bay không người lái. Những con số minh họa khả năng tác chiến bằng máy bay không người lái của Iran đã trở nên mạnh mẽ như thế nào. Với chiến tranh, cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng của Iran đã có được quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu khổng lồ thu được từ các hoạt động chiến đấu. Những thông tin đầu vào như vậy là vô giá để vận hành các chương trình quân sự quan trọng.

1714983013684.png

Máy bay không người lái Shahed-131 /136

Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023, Nga đã phóng khoảng 3.700 máy bay không người lái Shahed-131 và Shahed-136, trung bình từ 200 đến 250 máy bay không người lái mỗi tháng. Số lượng máy bay không người lái đã tăng đáng kể trong những tháng cuối năm 2023. Những phương tiện này được phóng quanh năm và trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

Nga đã phóng các máy bay không người lái do Iran cung cấp trong các gói tấn công cùng với nhiều loại vũ khí tấn công khác, từ tên lửa đạn đạo siêu thanh đến tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm phóng từ trên không. Các loại đạn bay lảng vảng của Iran đã được thử nghiệm chống lại nhiều loại vũ khí phòng thủ, bao gồm các hệ thống SAM của phương Tây và Nga cũng như khả năng tác chiến điện tử; đôi khi, có tới 60% gói tấn công của Nga có chứa đạn bay lảng vảng do Tehran sản xuất.

Iran không chỉ cung cấp cho Nga số lượng lớn đạn bay lảng vảng mà còn sản xuất số lượng biến thể chóng mặt. Một loạt tên lửa Shahed tiếp tục nhắm vào Ukraine, bao gồm biến thể Shahed-238 trang bị động cơ phản lực, Shahed-136 được trang bị vỏ vonfram và đầu đạn phân mảnh, Shahed-136 với đầu đạn nhiệt áp và các biến thể mới hơn có lớp phủ đặc biệt giúp giảm khả phát xạ tín hiệu radar của máy bay không người lái. Mảnh vỡ của máy bay không người lái cho thấy một số biến thể thậm chí còn sở hữu thẻ SIM và modem Kievstar cho phép chúng lập bản đồ phòng không Ukraine.

.................
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Nhà máy máy bay không người lái Nga-Iran và mối đe dọa tiềm tàng đối với Mặt trận phía Đông của NATO

Sự gia tăng rõ rệt cả về số lượng các vụ tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử của Nga và tỷ lệ đạn bay lảng vảng của Iran liên quan đến các cuộc tấn công đó chỉ có thể có một ý nghĩa: rằng nhà máy máy bay không người lái ở Tatarstan do Nga và Iran cùng điều hành đang sản xuất rất nhiều.

Theo nguồn tin báo chí, Nga và Iran đã đồng ý về kế hoạch ba giai đoạn cho cơ sở này. Giai đoạn sản xuất ban đầu được thiết kế để sản xuất 100 máy bay không người lái mỗi tháng, trong khi giai đoạn thứ hai và thứ ba dự kiến sẽ tăng sản lượng lên tới 180 và 226 đạn bay lảng vảng mỗi tháng. Trong giai đoạn đầu tiên và thứ hai, Iran sẽ cung cấp các thành phần quan trọng như động cơ, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng Nga đạt được năng lực thiết kế và sản xuất đầy đủ trong giai đoạn thứ ba.

1714983199907.png


Với việc cơ sở Tatarstan đi vào hoạt động, triển vọng về các hoạt động tương tự mọc lên như nấm ở các khu vực khác nhau của Nga ngày càng tăng lên. Diễn biến như vậy sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho mặt trận phía đông của NATO.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì phương thức tác chiến của Iran được thiết kế để cản trở các chế độ kiểm soát vũ khí truyền thống. Hầu hết các yêu cầu quan trọng của nó đối với máy bay không người lái, đặc biệt là các loại đạn bay lảng vảng với chi phí đơn vị thấp, đều dựa vào các hệ thống con có sẵn trên thị trường không thuộc Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa hoặc danh sách lưỡng dụng của Thỏa thuận Wassenaar. Do đó, mặc dù các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hiện tại có thể khiến cuộc sống của các giáo sĩ trở nên khó khăn hơn nhưng chúng không thể ngăn cản Tehran tận dụng thị trường công nghệ thương mại quốc tế. Iran luôn có thể mua được các mặt hàng có chất lượng thấp hơn với số lượng đủ để duy trì dây chuyền sản xuất của mình.

Để khắc phục những lỗ hổng trong chế độ kiểm soát vũ khí truyền thống và các chính sách kiểm soát xuất khẩu lỗi thời, các nghiên cứu gần đây khuyến nghị thực hiện các biện pháp kiểm soát toàn diện và buộc các công ty phải chịu trách nhiệm nếu sản phẩm của họ có trong các hệ thống vũ khí của Iran.

Tìm hiểu bên trong giỏ hàng mà Iran muốn mua từ Nga

Theo bình luận của Thứ trưởng Quốc phòng Iran, Mahdi Farahi, với Thông tấn xã Tasnim, cơ quan thông tin bán chính thức của Tehran liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), nước Cộng hòa Hồi giáo này đang theo đuổi một bộ ba hệ thống của Nga: máy bay chiến đấu có khả năng cơ động cao Su- 35, trực thăng tấn công Mi-28 và máy bay phản lực tấn công hạng nhẹ Yak-130. Việc mua sắm bổ sung cũng có thể sắp diễn ra; Trong khi lãnh đạo Iran từ chối một thỏa thuận được đề xuất gần đây về hệ thống SAM chiến lược S-400, cho thấy rằng Bavar-373 của họ đủ để bảo vệ không phận của đất nước, các hãng tin phương Tây không loại trừ khả năng Tehran xem xét lại thỏa thuận.

Tại sao Su-35 lại quan trọng?

Với lực lượng không quân đã sử dụng lực lượng răn đe trên không từ thời vua Shah để tuần tra không phận quốc gia rộng lớn, Su-35 là một sản phẩm hấp dẫn đối với Iran.

Là thành viên có sức mạnh dựa trên dòng máy bay Flanker, Su-35 là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thực sự với các tính năng động học cao cấp. Máy bay này có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tốt hơn so với máy bay tiền nhiệm Su-27, và theo thuật ngữ hàng không, nó siêu cơ động: nó có thể thực hiện các thao tác có kiểm soát mà khí động học thông thường không thể thực hiện được.

1714983266131.png


Su-35 sở hữu động cơ phản lực cánh quạt Saturn AL-41FS điều khiển lực đẩy có thể độc lập hướng theo các hướng khác nhau, cho phép máy bay di chuyển theo một hướng trong khi mũi của nó hướng về hướng khác. Với sự nhanh nhẹn mạnh mẽ và tốc độ tối đa Mach 2,25, góc tấn công cao, cũng như tên lửa R-73 có thể được phi công bắn ngoài tầm nhìn bằng kính ngắm gắn trên mũ phi công để nhắm vào máy bay khác chỉ bằng cách nhìn vào nó, Su -35 là con thú nguy hiểm trong tác chiến trên không, đặc biệt là chống lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và 4,5 của phương Tây.

Su-35 cũng sở hữu khả năng mạnh mẽ trong chiến đấu trên không ngoài tầm nhìn. Radar Irbis-E mảng quét điện tử thụ động (PESA) băng tần X của máy bay là một cảm biến cực kỳ mạnh mẽ, với phạm vi phát hiện hơn 400 km đối với mục tiêu có tiết diện radar 10 mét, tương đương với phạm vi của tiêu chuẩn máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Mặc dù Su-35, giống như các thành viên khác trong dòng cơ sở của Flanker, là một nền tảng lớn với động cơ có lực đẩy cao làm tăng nguy cơ bị phát hiện, nhưng nó sẽ rất nguy hiểm trong một kịch bản tấn công phòng ngừa chỉ liên quan đến các phương tiện hàng không chiến thuật, nơi một lực lượng không quân của đối phương sẽ bị tấn công. Lực lượng này sẽ phải hoạt động trong không phận Iran với rất ít cơ hội thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu tìm kiếm và cứu hộ các phi công bị đẩy ra ngoài trên quy mô lớn.

Khi kết hợp với hệ thống phòng không nhiều lớp, đặc biệt là SAM chiến lược và có thể là S-400 của Nga, các máy bay chiến đấu Su-35 sẽ mang lại cho Iran khả năng răn đe nguy hiểm. Bất kỳ gói hàng không chiến thuật nào cố gắng ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran sẽ gặp khó khăn nếu Tehran sử dụng radar chống tàng hình, băng tần cao để hỗ trợ các cuộc tuần tra chiến đấu trên không của Su-35. Hơn nữa, Iran đã và đang chăm chỉ xây dựng các căn cứ dưới lòng đất cho sức mạnh không quân của mình, điều này sẽ làm tăng đáng kể khả năng sống còn của phi đội Su-35 trước các cuộc tấn công bất ngờ.

1714983315020.png


Cuối cùng, việc sở hữu máy bay chiến đấu Su-35 sẽ mang lại cho Iran nhiều thứ hơn là bản thân chiếc máy bay: nó cũng sẽ đưa công nghệ của máy bay chiến đấu vào tay các giáo sĩ Hồi giáo. Các kỹ sư Iran chắc chắn sẽ sử dụng những máy bay mới này để phát triển hiểu biết đầy đủ về các hệ thống và hệ thống phụ của máy bay - từ radar và cảm biến đến máy tính và động cơ nhiệm vụ - và sử dụng kiến thức này để mang lại lợi ích cho đất nước.

..............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Không thể loại trừ khả năng Iran mua tên tên lửa phòng khôngS-400

Các bài viết của phương Tây nhấn mạnh hệ thống SAM chiến lược S-400 là yêu cầu chính của Iran từ Điện Kremlin. Trong khi các quan chức Iran phủ nhận những báo cáo này và nhanh chóng ca ngợi SAM Baar-373 của họ, thì Tehran vẫn có thể tiếp tục với thỏa thuận mua S-400.

1714983434539.png

S-400

Iran đã sở hữu nhiều hệ thống tương tự rồi. Kế hoạch hành động toàn diện liên quân năm 2015 (JCPOA) đã mở đường cho việc Nga giao ít nhất bốn tổ hợp S-300 PMU-2 cho IRGC, các tổ đội hiện đang được triển khai ở Bushehr, Isfahan và Tehran với mục tiêu bảo vệ cơ sở hạt nhân Fordow , theo báo cáo nguồn mở. Hơn nữa, Iran ước tính sở hữu tới 60 đơn vị xe phóng- vận chuyển- lắp ráp (TELAR) S-300.

Iran cũng có các hệ thống SAM chiến lược của riêng mình, được đặt tên là Khordad 15 và Bavar-373. Loại thứ hai được cho là gần ngang bằng với S-300 cơ bản, mặc dù các hệ thống SAM chiến lược của Iran vẫn chưa được chứng tỏ khả năng trong thực chiến. Ngoài các hệ thống phòng không chiến lược tầm cao và tầm cao, Iran còn vận hành các hệ thống phòng không độ cao trung bình Buk và SA-6 của Liên Xô-Nga, tương thích với các SAM chiến lược của Nga.

Tuy nhiên, với số lượng lớn các hệ thống SAM - được tăng cường bởi S-400 - có thể khiến không phận của Iran trở nên nguy hiểm hơn nhiều, đặc biệt nếu các lựa chọn quân sự trở nên cần thiết để ngăn chặn nước Cộng hòa Hồi giáo này tiến tới năng lực hạt nhân. Cấu trúc SAM phức tạp hơn trong tay Tehran sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực cần thiết nhằm trấn áp và phá hủy hệ thống phòng không của đối phương (SEAD), vốn cần phải xảy ra như màn dạo đầu cho các cuộc tấn công phòng ngừa có thể xảy ra đối với chương trình hạt nhân của nước này. Các khẩu đội S-400 được nối mạng hoạt động song song với máy bay chiến đấu Su-35 được điều khiển bằng radar chống tàng hình, băng tần cao, cũng như các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không cất cánh từ các căn cứ dưới lòng đất, sẽ khiến bất kỳ lực lượng tấn công nào phải cân nhắc kỹ.

1714983528607.png

Bavar-373

Tác động của trực thăng tấn công Mi-28

Trực thăng tấn công Mi-28NM “Thợ săn đêm” ẩn nấp dưới tầm radar của nhiều nhà phân tích phương Tây đang đánh giá khả năng mua sắm của Iran. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh nên cảnh giác trước sự quan tâm của Tehran đối với Mi-28. Việc mua sắm của họ sẽ tăng cường sức mạnh răn đe cánh quay đang suy yếu của nước Cộng hòa Hồi giáo này và tăng cường đáng kể nhiều hệ thống phụ mà Tehran hiện đang cần.

1714983580126.png

Trực thăng Mi-28

Với những nâng cấp gần đây đối với trực thăng Mi-28, cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng của Iran có thể có được công nghệ cảm biến và động cơ quan trọng bằng cách mua trực thăng này. Việc nâng cấp do Klimov và Tập đoàn Rostec của Nga cùng khởi xướng, cung cấp cho máy bay hệ thống điều khiển tự động hiện đại hóa và động cơ cơ bản VK-2500. Động cơ VK-2500P mới được thiết kế để nâng ngưỡng bảo trì chính của dòng trực thăng cơ bản từ 2.000 lên 3.000 giờ hoạt động và tuổi thọ tổng thể của động cơ từ 9.000 lên 12.000 giờ hoạt động.

Sau khi được sử dụng ở Syria, trực thăng Mi-28 cũng nhận được một bản nâng cấp radar lớn. Các biến thể mới được trang bị radar ngoài đường chân trời N025E, một cảm biến có khả năng hoạt động với đặc điểm giống quả bóng trên rôto của nó. Theo nguồn tin báo chí Nga, khả năng hiển thị 360 độ của radar mới cho phép trực thăng tấn công thu được hình ảnh radar của khu vực hoạt động, sau đó nó có thể sử dụng để ẩn nấp ở địa hình không bằng phẳng phía sau chướng ngại vật. Điều này cho phép phi công phục kích các mục tiêu mặt đất mà không gặp rủi ro.

Nói tóm lại, Iran sẽ xem xét bất kỳ thỏa thuận mua Mi-28 tiềm năng nào không chỉ để nâng cấp kho vũ khí của mình. Nếu thỏa thuận thành công, các kỹ sư Iran sẽ mất nhiều giờ để tìm hiểu và sao chép hệ thống của tàu chiến Nga vì lợi ích của Cộng hòa Hồi giáo.


................
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Yak-130: Hơn cả một chiếc máy bay huấn luyện

Báo chí chính thống phương Tây đã mô tả Yak-130 là một máy bay phản lực huấn luyện khiêm tốn. Mặc dù nó thực sự là máy bay huấn luyện dành cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga nhưng việc chỉ miêu tả Yak-130 như một máy bay huấn luyện đã đánh giá thấp khả năng của máy bay.

1714984176806.png


Các tài liệu hiện có cho thấy Yak-130 được cấu hình cho vai trò chiến đấu. Máy bay được trang bị gói hệ thống điện tử hàng không hữu ích, bao gồm màn hình gắn trên mũ phi công và các tính năng điều khiển bằng dây, cũng như các công nghệ định vị và nhắm mục tiêu tương thích với GPS và GLONASS. Yak-130 có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng đáng tin cậy kết hợp với một loạt các thuộc tính leo dốc. Do nguyên tắc thiết kế, một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng máy bay này có thể cạnh tranh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và 4,5 như Mig-29. Bộ chín điểm cứng của Yak-130 hỗ trợ chứng nhận hệ thống vũ khí không đối không và không đối đất, đồng thời máy bay phản lực này cũng sở hữu máy đo xa laser và máy ảnh để tăng cường hiệu quả trong chiến đấu.

Vào tháng 9 năm 2023, những hình ảnh do Tehran công bố đã xác nhận rằng Lực lượng Không quân Iran thực sự đã nhận được lô hàng Yak-130 và đã triển khai một phi đội ở Isfahan. Mặc dù các máy bay này sẽ không làm thay đổi cán cân sức mạnh trên không phận Iran nhưng sự hiện diện của nó ở nước này cho thấy Iran đang tiến gần hơn đến việc đảm bảo thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Su-35.

1714984299532.png


Tuyến đường biển Caspian–Azov: Mối liên hệ đáng báo động giữa Nga và Iran

Sự gia tăng thương mại đường biển giữa Tehran và Mátxcơva thông qua Biển Caspian và Biển Azov đã tạo ra một rủi ro an ninh mới trong khu vực, khiến cộng đồng tình báo Mỹ phải ngạc nhiên rằng tuyến đường biển có thể được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vũ khí cho quân đội Nga. Đáng chú ý, đó là vào tháng 9 năm 2022 - ngay sau khi giao thông qua biển Caspian bắt đầu tăng lên - các lực lượng Nga đã phóng các loại bom, đạn cơ bản Shahed đầu tiên của họ ở Ukraine. Theo báo cáo tình báo hàng hải, điều đáng báo động là nhiều tàu đi qua tuyến đường biển Caspian–Azov đã tắt tín hiệu của Hệ thống nhận dạng tự động (AIS).

1714984348225.png


Trong khi Biển Caspian là vùng biển kín, không tiếp giáp với các đại dương, các tàu có trọng tải thấp có thể di chuyển giữa Caspian và Biển Azov qua sông Don và sông Volga sử dụng Kênh Volga–Don. Việc không thể khám xét và thu giữ các tàu chở vũ khí khiến tuyến đường này trở thành con đường tối ưu cho việc vận chuyển vũ khí bất hợp pháp.

Mátxcơva đang cố gắng tận dụng những hoàn cảnh thuận lợi này bằng cách đóng thêm tàu chở hàng tại Nhà máy đóng tàu Astrakhan. Để tăng cường hơn nữa ngành công nghiệp đóng tàu của Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang diễn ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt việc chuyển giao cổ phần và quyền quản lý của Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) cho Ngân hàng VTB thuộc sở hữu nhà nước trong thời hạn 5 năm. Ấn Độ cũng đang giúp một tay; Công ty GOA thuộc sở hữu nhà nước hiện đang đóng 24 tàu cho Điện Kremlin có khả năng di chuyển trên biển Caspian. Dự án này đang trên đà hoàn thành vào năm 2027.

Trong khi đó, Iran đang thực hiện vai trò của mình trong các giao dịch chiến lược song phương. Các nhà đầu tư Iran đang thành lập công ty ở Astrakhan và đầu tư mạnh vào hoạt động kinh doanh vận tải biển ở đó. Các công ty Iran cũng đang tham gia nạo vét các con sông của Nga để tuyến đường biển Caspian-Azov có thể thông hành được.

1714984441237.png


..............
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,725
Động cơ
595,187 Mã lực
Tác động của vụ tấn công khủng bố Moskva đối với cuộc chiến ở Ukraine

Khoảng 20 giờ ngày 22/3, tại nhà hát Crocus City Hall đã xảy ra vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng, khiến ít nhất 137 nạn nhân thiệt mạng và 182 người bị thương. Vết thương do đạn bắn và ngộ độc từ các vật gây cháy là nguyên nhân chính gây tử vong. Những công việc dọn dẹp đống đổ nát tại hiện trường sẽ kéo dài trong vài ngày. Đây cũng là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Nga trong gần 20 năm qua.

View attachment 8503407

Ngày 24/3, Nga đã tổ chức quốc tang trên cả nước. Tòa nhà chính phủ liên bang, tòa nhà Duma Quốc gia và Điện Kremlin đã buông cờ rủ, đường phố Moskva thắp nến trên màn hình plasma… Cùng với việc chia buồn đối với các nạn nhân, mọi người cũng đang chờ đợi thêm thông tin về sự thật vụ khủng bố này.

Nga nhanh chóng bắt giữ 11 người

Khi số nạn nhân tăng lên, việc bắt giữ những kẻ tấn công khủng bố cũng có tiến triển. Ngày 23/3, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Aleksandr Bortnikov báo cáo với Tổng thống Putin: Hiện nay 11 nghi phạm được cho là có liên quan trong vụ tấn công khủng bố bị bắt giữ, trong đó có 4 tên trực tiếp tiến hành vụ khủng bố, đã được áp giải về Moskva.

Do nhiều nghi phạm bị bắt giữ nên cuộc điều tra và thẩm vấn liên quan đến vụ tấn công khủng bố đang được tiến hành.

View attachment 8503411

Một mặt, ngày 23/3, Bộ Nội vụ Nga và FSB tiết lộ với thế giới bên ngoài các từ khóa đặc biệt liên quan đến danh tính của nghi phạm và con đường chạy trốn: người nước ngoài, Ukraine.

Theo thông tin từ phía Nga, 4 nghi phạm trực tiếp thực hiện vụ tấn công đều là công dân nước ngoài và có liên quan đến Ukraine. Sau khi thực hiện vụ tấn công khủng bố, bọn chúng có ý đồ chạy trốn đến biên giới Nga-Ukraine bằng ô tô và tiến vào Ukraine, cuối cùng bị bắt ở tỉnh Bryansk và đã bị áp giải trở lại Moskva. Ngày 23/3, Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kiên quyết bác bỏ vấn đề này: “Ukraine không liên quan đến đến vụ việc này (tấn công khủng bố)”.

Mặt khác, cùng ngày, Margarita Simonyan, tổng giám đốc hãng tin Russia Today (RT), công bố một đoạn video thẩm vấn hai nghi phạm tấn công khủng bố lên mạng xã hội. Cả hai tên đều đề cập đến “kiếm tiền” khi nói về động cơ của chúng. Trong đoạn video này, một nghi phạm thú nhận: “Tôi đã bắn chết người trong nhà hát để kiếm tiền”. Theo tiết lộ của tên này, cách đây một tháng, kẻ tuyển dụng đã liên lạc với hắn qua mạng xã hội Telegram và đưa ra đề nghị bắn bừa bãi vào tất cả những người trong nhà hát, cung cấp vũ khí cho hắn. Ngày 4/3, tên này đến nước Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thù lao mà kẻ tuyển dụng cam kết là khoảng 500.000 ruble (khoảng 5.400 USD). Một nửa đã được chuyển vào thẻ ngân hàng của tên này, nửa còn lại được hứa sẽ chuyển sau khi hoàn thành vụ khủng bố.

View attachment 8503412

Một nghi phạm khác nói tiếng Tajik cho biết tên này và đồng bọn đã ở trong một khách sạn cạnh đường cao tốc ở tỉnh Moskva hơn 10 ngày: “Tôi đã lâu không có việc làm và tôi muốn làm việc (kiếm tiền)”.

Lý Vĩ, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chống khủng bố thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, nhận định thông tin do Nga và các nghi phạm tiết lộ cho thấy một số đặc điểm của vụ tấn công khủng bố này:

Một là thực hiện phương thức kết hợp ở Nga và nước ngoài, do những kẻ khủng bố ở nước ngoài và Nga liên kết tiến hành hoạt động phạm tội. Về việc lực lượng nước ngoài thuộc về bên nào, vẫn còn nhiều nghi vấn cần phải điều tra thêm. Ví dụ như nghi phạm nói không quen biết tên liên lạc, vậy tại sao lại được chọn?

Lý Vĩ cho rằng: “Nếu nghi phạm thực sự có liên quan đến Ukraine, thì cũng cần phải đánh giá liên quan đến tổ chức nào ở nước này. Đó là tổ chức cực hữu ở Ukraine hay là cơ quan tình báo của chúng hoặc một quan chức chính phủ có chức vụ nhất định. Tình hình cụ thể cần phân tích cụ thể”.

Hai là hoạt động phạm tội khác xa so với với phương thức hoạt động trước đây của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) và các chi nhánh của bọn chúng. Trước đây, do tư tưởng cực đoan thúc đẩy, các phần tử IS thường lựa chọn tấn công tự sát, hô khẩu hiệu tôn giáo tại hiện trường và kết thúc nhiệm vụ với thái độ “chiến đấu đến cùng”. Không có đặc điểm điển hình nào xuất hiện trong vụ tấn công ở Moskva. Nghi phạm khai bị đồng tiền hấp dẫn và vội vàng bỏ trốn sau khi thực hiện vụ tấn công.

View attachment 8503413

Ba là mạng xã hội có thể trở thành phương thức mới nhằm lôi kéo và chiêu mộ những kẻ khủng bố tiến hành cuộc tấn công khủng bố.

Nghiên cứu viên Khương Nghị thuộc Viện Nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc nêu rõ Nga nhận định nghi phạm có liên quan đến Ukraine, nghĩa là vụ khủng bố có liên quan đến mâu thuẫn chính mà Nga hiện đang quan tâm. Nếu vụ khủng bố này thực sự là hành động tấn công có quốc gia khác đứng đằng sau, thì sẽ liên quan đến nhiều nhân tố phức tạp. Tính chất chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đối với Ukraine sẽ thay đổi.


.................
Vụ khủng bố này theo như IS tuyên bố thì họ tấn công vào nước Nga, và có vẻ như họ không hề đả động gì đến hoàn cảnh nước Nga đang dốc sức cho cuộc chiến Ukr. Không biết có đúng những người đứng sau cuộc tấn công có phải là IS không, nhưng chắc chắn là khi tổ chức cuộc tấn công này họ không thể không tính đến bối cảnh nước Nga đang nỗ lực chiến tranh ở Ukr. Thậm chí khi bị lộ thông tin trước khi tiến hành cuộc tấn công, thì họ vẫn rất yên tâm thực thi kế hoạch trước thái độ khước từ cảnh báo của Nga.
Về động cơ của tổ chức tấn công này chắc chắn họ muốn "đô thêm dầu vào lửa" cho cuộc chiến Ukraine, tức là họ muốn khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa hai bên xung đột, và phía Nga nỗ lực hơn nữa huy động cho cuộc chiến.
Nếu người đứng sau cuộc tấn công này thực sự là IS thì họ đã thành công. Vì cả Nga và phương tây đều là kẻ thù của họ. Họ cũng không sợ bị Nga trả đũa, vì hiện nay Nga phải tập trung nhiều vào cuộc chiến Ukraine. Cuộc tấn công này cũng sẽ làm suy giảm sự tham gia của người Hồi giáo vào cuộc chiến của Nga.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Những lĩnh vực quan trọng hàng đầu đang được quan tâm

Với mối quan hệ song phương giữa Iran và Nga được tăng cường, hai lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai quốc gia vẫn đáng được theo dõi: mạng lưới radar chống tàng hình và các công nghệ liên quan đến vũ trụ. Việc thúc đẩy năng lực của Iran trong hai lĩnh vực này sẽ mang lại động lực đặc biệt cho tham vọng địa chính trị của nước này. Trong khi cấu trúc radar chống tàng hình có thể giúp Iran bảo vệ không phận của mình khỏi các cuộc tấn công phòng ngừa, thì các công nghệ liên quan đến vũ trụ có thể trang bị cho chương trình hạt nhân của nước này một tùy chọn ICBM mà nước này hiện không sở hữu.

Mạng lưới radar chống tàng hình

Về mặt lý thuyết, radar chống tàng hình cho phép các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp của Nga phát hiện các máy bay chiến thuật thế hệ thứ năm của phương Tây, mặc dù chất lượng phát hiện của chúng khá kém khiến các máy bay thế hệ thứ năm có thời gian tấn công các hệ thống SAM trước. Ngoài ra, việc phát hiện như vậy không nhất thiết để cung cấp dữ liệu xác định mục tiêu ở cấp độ vũ khí. Các hệ thống SAM vẫn phải dựa vào radar tấn công. Vì vậy, mặc dù cảm biến radar chống tàng hình không đảm bảo sự thống trị, nhưng sự kết hợp giữa các cuộc tuần tra chiến đấu trên không ở tầm cao và tầm thấp của các máy bay chiến đấu dòng Flanker tiên tiến, nhiều lớp bao quát SAM chồng chéo và radar chống tàng hình có thể thay đổi cán cân trong bất kỳ cuộc chiến nào bằng cách chỉ thị tên lửa đánh chặn và máy bay chiến đấu tập trung vào một số khu vực nhất định nơi máy bay thế hệ thứ năm hoạt động.

1715050657476.png


Vì vậy, việc Iran quan tâm đến mạng lưới radar chống tàng hình là điều dễ hiểu. Nhiều tin tức khác nhau cho thấy máy bay F-35I Adir, biến thể độc quyền của Máy bay chiến đấu tấn công tàng hình thế hệ thứ năm của Israel, đã xâm nhập thành công không phận Iran nhiều lần. Bản chất của thông tin tình báo nguồn mở gây khó khăn cho việc xác định chắc chắn liệu những cuộc xâm nhập này có xảy ra hay không. Nhưng có một điều chắc chắn: vào năm 2018, lãnh tụ tối cao của Iran, Ali Khamenei, đã sa thải tư lệnh phòng không của ông, Tướng Farzad Ismail, và bổ nhiệm Alireza Sabahifard để bảo vệ bầu trời đất nước. Đây là động thái bất ngờ của lãnh tụ tối cao, làm dấy lên đồn đoán rằng Tướng Ismail bị sa thải do hành động của Israel ở Iran. Kể từ đó, Iran ngày càng thể hiện sự quan tâm tới khả năng chống tàng hình.

Iran cũng thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển khả năng phát hiện các máy bay chiến đấu F-35. Nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng thiết kế hình học của F-35 có thể bị radar tần số rất cao (VHF) phát hiện. Nhưng do bước sóng dài, radar VHF thường thiếu độ chính xác để tự dẫn tên lửa đánh chặn đất đối không tới mục tiêu đang bay. Đây là lý do tại sao chúng được sử dụng để đưa ra thông tin cảm biến gần đúng cho các radar tấn công. Các máy bay có khả năng quan sát thấp như F-35 thường cản trở các radar tấn công này.

Do đó, chiến lược phòng không của Nga nhằm chống lại lực lượng không quân chiến thuật của NATO tập trung vào việc phổ biến các radar VHF có khả năng bao quát chồng chéo. Bằng cách đó, người Nga nhằm mục đích cung cấp độ chính xác phù hợp cho tên lửa đánh chặn và máy bay chiến đấu của họ, cho phép chúng nhắm mục tiêu chính xác hơn vào các máy bay tàng hình. Hơn nữa, do các tên lửa chống bức xạ truyền thống không được tối ưu hóa để dẫn đường bằng radar VHF nên chúng có khả năng bền vững hơn trước các nhiệm vụ SEAD.

1715050609277.png

Ra đa Rezonans-NE

Vào năm 2020, hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS, xác nhận rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran đã mua Rezonans-NE, một radar VHF, để phát hiện các máy bay F-35 chính xác hơn. Cơ quan xuất khẩu vũ khí chính của Nga, Rosoboronexport, quảng cáo Rezonans-NE như một giải pháp mạnh mẽ chống lại các mục tiêu tàng hình trên không. Chẳng bao lâu nữa, Iran sẽ có thể thu được nhiều lợi ích hơn nữa từ sự phụ thuộc của Điện Kremlin vào khả năng của Iran ở Ukraine và mua các loại radar tương tự được quân đội Nga sử dụng.

............
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top