[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Israel gây bế tắc cho câu hỏi về “ngày mai”

Dưới sức ép của Mỹ, Thủ tướng Israel gần đây đã chỉ thị cho một số cấp chính quyền bắt đầu nghiên cứu các phương án khả thi để quản lý chính trị và an ninh ở Dải Gaza sau chiến tranh. Nhưng ở giai đoạn này, các hoạt động quân sự của Israel không dựa trên một chiến lược rõ ràng để thoát khỏi khủng hoảng.

1711885153491.png


Theo một cố vấn thân cận với giới hoạch định chính sách của Israel, giữa Mỹ và Nội các chiến tranh Israel bất đồng về các lựa chọn cần ưu tiên. Như được phản ánh trong các tuyên bố của Ngoại trưởng Antony Blinken, Washington đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc Chính quyền Palestine quay trở lại Dải Gaza. Về phần mình, Chính quyền Israel coi Chính quyền Palestine là đối tác không đáng tin cậy và thù địch, và do vậy nghiêng nhiều hơn về phương án thành lập một “hội đồng địa phương Dải Gaza”. Hội đồng này sẽ không bao gồm bất kỳ đại diện nào của Chính quyền Palestine, mà bao gồm các nhân vật từ xã hội dân sự, học giả, đại diện của một số phe phái của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), người dân Palestine ở nước ngoài hay ở khu vực Bờ Tây, ngoại trừ mọi thành viên của Hamas.

Những kịch bản này không khả thi và ít chú ý đến thực tế của người Palestine. Trước hết, sẽ không có người Palestine nào mạo hiểm thiết lập quyền lực của mình ở Dải Gaza sau chiến thắng của Israel. Cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp đã khiến Chính quyền Palestine dần mất khả năng kiểm soát trong các lãnh thổ mà họ chịu trách nhiệm ở Bờ Tây. Bất kỳ động thái nào của Chính quyền Palestine sẽ giáng một đòn chí tử vào tính hợp pháp của họ. Một “hội đồng địa phương” như Chính quyền Israel dự tính sẽ khó có thể thoát khỏi một quỹ đạo tương tự. Hơn nữa, Chính quyền Palestine hay các chủ thể giả định của một hội đồng địa phương sẽ có lợi ích gì khi chịu trách nhiệm quản lý dân sự và an ninh đối với một vùng lãnh thổ không chỉ giống với một vũng lầy an ninh, mà còn khó có thể phục hồi sau cuộc khủng hoảng nhân đạo do các hoạt động của Israel gây ra? Cho rằng một “hội đồng địa phương” có thể quản lý Dải Gaza về mặt hành chính và an toàn trong bối cảnh như vậy là một ảo tưởng.

Không thể chấm dứt chiến tranh nếu không có giải pháp chính trị

Căn cứ vào sự tàn bạo của các cuộc tấn công ngày 7/10/2023 và tổn thương mà chúng gây ra cho người dân Israel, bài học rút ra từ cuộc chiến này trái ngược với điều mà đại đa số các nhà lãnh đạo Israel cố gắng làm cho người dân của họ tin tưởng. Kể từ khi tiến trình Oslo thất bại, châu Âu đã không ngừng nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được một giải pháp hai nhà nước. Các cuộc chiến lặp đi lặp lại ở Gaza kể từ năm 2008, giống như các đợt bùng phát bạo lực lặp đi lặp lại ở Đông Jerusalem và Bờ Tây, đã không làm thay đổi quỹ đạo chính sách của châu Âu, bất chấp những cảnh báo không chỉ từ các chuyên gia mà còn từ các nhà ngoại giao được cử đến thực địa về “quả bom hẹn giờ” này.

1711885171827.png


Những sáng kiến của châu Âu nhằm cho phép tiếp cận viện trợ nhân đạo là cần thiết. Đối mặt với những bất ổn về bối cảnh của cuộc chiến, nhiệm vụ của các nước châu Âu là đảm bảo quyền tiếp cận nhân đạo và bảo vệ dân thường. Trong khuôn khổ này, những sáng kiến của châu Âu, chẳng hạn như Hội Nghị Nhân đạo về tình hình Gaza tại Paris vào ngày 9/11/2023, đều được hoan nghênh, nhưng như vậy là chưa đủ.

Trong bối cảnh hiện tại, điều này trước hết có nghĩa là người châu Âu phải kêu gọi ngừng bắn và tạo ra các điều kiện để đạt được điều đó. Diễn biến của cuộc chiến chắc chắn cho thấy rằng bên đối thoại bên ngoài duy nhất có khả năng tác động đến giới ra quyết định của Israel là Washington, nhưng không có gì ngăn cản một số quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cùng phối hợp, với sự hỗ trợ của các đối tác khu vực, để thuyết phục Mỹ buộc các bên xác định các điều khoản của một lệnh ngừng bắn.

1711885193950.png


Châu Âu phải làm cho Israel hiểu rằng các công dân của họ không thể được đảm bảo an ninh nếu không có một lời giải cho phương trình chính trị cho vấn đề Palestine. Đối với người Palestine, người châu Âu phải nỗ lực tạo ra những điều kiện cho sự đổi mới chính trị. Chính sách của châu Âu trong những năm gần đây bao gồm việc củng cố vai trò của Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas với hy vọng làm suy yếu Hamas đã không những thất bại mà còn phản tác dụng. Chính sách này đã để ngỏ cửa cho chủ nghĩa độc tài ngày càng gia tăng của Chính quyền Palestine, làm trầm trọng thêm sự khủng hoảng về tính hợp pháp của chính quyền này mà Hamas đã biết cách lợi dụng. Giờ đây, châu Âu đang thiếu trầm trọng những người đối thoại có khả năng thúc đẩy một lối thoát cho cuộc khủng hoảng – như được nhấn mạnh bởi tính phi thực tế của tất cả các kịch bản xung quanh việc thoát khỏi cuộc khủng hoảng ở Dải Gaza – và, hơn thế nữa, kích hoạt một tiến trình hòa bình thực sự trong tương lai.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
2024 là năm quyết chiến của xung đột Nga-Ukraine?

Xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài suốt năm 2023, giao tranh ác liệt, giữa năm Ukraine phát động phản công, nhưng tiến triển kém xa dự kiến, phản công thất bại và chiến trường rơi vào bế tắc. Từ khi bước vào mùa Đông đến nay, diễn biến tình hình ngày càng bất lợi đối với Ukraine. Năm 2024 có thể là năm diễn ra trận chiến quyết định trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhiều cuộc bầu cử có thể quyết định phương hướng của cuộc xung đột. Cho dù ngay cả khi xung đột kết thúc, vấn đề Ukraine và an ninh châu Âu sẽ khó giải quyết, cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây sẽ còn kéo dài.

Tình hình năm 2023

Cuộc phản công mùa Hè của Ukraine cơ bản đã thất bại. Năm 2022, Ukraine đẩy lùi cuộc bao vây Kiev của Nga, giành lại lãnh thổ rộng lớn ở khu vực tỉnh Kharkov, ép Nga phải rút khỏi thành phố Kherson, khiến Ukraine và phương Tây tràn đầy niềm tin đối với việc đánh bại quân Nga trên chiến trường. Từ đầu năm 2023, Ukraine đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc phản công, tuyên bố sẽ đẩy toàn bộ quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraine và khôi phục đường biên giới năm 1991. Đầu tháng 6/2023, sau thời gian dài chuẩn bị, quân đội Ukraine mở cuộc tấn công vào quân đội Nga ở nhiều địa điểm trên mặt trận phía Đông Ukraine, mong muốn giành lợi thế trên chiến trường thông qua cuộc phản công. Ý tưởng ban đầu của quân đội Ukraine là: Tập trung lực lượng tinh nhuệ theo hướng Zaporizhzhia, nhanh chóng chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga và tấn công bất ngờ vào bờ biển Azov trong khoảng ba tháng, chia cắt chiến trường Ukraine thành hai phần, hoàn toàn cắt đứt tuyến đường giao thông trên bộ kết nối với Crimea, hình thành xu thế bao vây Crimea, sau đó bắt đầu đàm phán ngừng bắn, ép Nga chấp nhận điều kiện có lợi cho Ukraine.

1711885269579.png


Tuy nhiên, khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế khác xa nhau. Ukraine vốn dự định cuối năm 2023 sẽ đột phá tấn công đến bờ biển Azov, kết quả là chỉ tiến được chưa đầy 20 km trong 6 tháng qua, cuộc phản công cơ bản thất bại. Nguyên nhân chính là quân đội Nga đã chuẩn bị đầy đủ để ứng phó với cuộc phản công của Ukraine, xây dựng 3 tuyến phòng thủ, bố trí nhiều bãi mìn và hào chống tăng, và hơn nữa Ukraine cũng không có ưu thế trên không. Tình thế đó đã gia tăng khó khăn của cuộc phản công, khiến thương vong quá lớn. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố cuộc phản công từ tháng 6 đến nay, quân đội Ukraine đã chịu thương vong gần 125.000 người. Quân đội Ukraine cũng thừa nhận không ngờ tuyến phòng thủ của quân đội Nga lại vững chắc đến vậy. Sau khi cuộc phản công thất bại, quân đội Ukraine bắt đầu điều chỉnh sách lược và chuyển dần sang phòng thủ.

Sau khi bước vào mùa Đông năm 2023, tình thế ngày càng bất lợi cho Ukraine

Thứ nhất, viện trợ của phương Tây cho Ukraine đã bước vào thời kỳ cạn kiệt. Xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra gần hai năm. Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ khi cuộc xung đột này bùng phát đến nay, tổng số tiền viện trợ của phương Tây cho Ukraine lên tới hơn 200 tỷ USD, trong đó Mỹ chỉ cung cấp hơn 70 tỷ USD, châu Âu và những tổ chức và quốc gia khác viện trợ tổng cộng hơn 100 tỷ USD. Hiện nay, cuộc xung đột này vẫn chưa kết thúc. Nhiều nước phương Tây đang cảm thấy mệt mỏi, người dân bắt đầu hoài nghi về hiệu quả của viện trợ cho Ukraine. Hơn nữa, quốc gia này đang gặp bất lợi trên chiến trường. Giọng điệu của phương tiện truyền thông phương Tây đã chuyển sang bi quan, cho rằng Ukraine không thể thu lại được lãnh thổ đã mất và viện trợ cho Ukraine sẽ là “thùng không đáy”. Cạnh tranh đảng phái trong nước của Mỹ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả viện trợ cho Ukraine, dự luật viện trợ mới cho Ukraine đã bị đảng Cộng hòa cản trở, bị trì hoãn không thể thảo luận tại Quốc hội. Một số nước châu Âu cũng tuyên bố không còn tiếp tục viện trợ cho Ukraine.

1711885295608.png


Thứ hai, lãnh đạo cấp cao của Ukraine có bất đồng. Giữa tháng 11/2023, trong một bài báo trên tờ The Economist, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny nêu rõ xung đột Nga-Ukraine đã rơi vào bế tắc, quân đội Ukraine sẽ không đạt được mọi đột phá “sâu sắc và tốt đẹp”, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga gia tăng nhanh chóng, nếu phương Tây không còn cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine thì quân đội Ukraine rất khó đánh bại Nga. Là lãnh đạo cao nhất của quân đội Ukraine, thái độ bi quan mà Valery Zaluzhny tiết lộ khiến Tổng thống Volodymyr Zelensky và ê kíp của ông bất bình. Zelensky công khai bác bỏ, phủ nhận cuộc chiến đã rơi vào tình trạng bế tắc. Nhân cơ hội này, báo chí Nga đã khuấy động mâu thuẫn của lãnh đạo cấp cao Ukraine, nhận định Zelensky muốn thay thế Zaluzhny.

Thứ ba, cuộc xung đột Israel-Hamas cũng đã làm phân tán sức mạnh của Mỹ và châu Âu. Sau khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, Mỹ buộc phải ứng phó với hai cuộc xung đột, sức mạnh và nguồn lực đều bị phân tán. Phương tiện truyền thông toàn cầu tập trung vào xung đột Israel-Hamas cũng làm giảm mạnh sự quan tâm đối với xung đột Nga-Ukraine, Ukraine dường như bị mọi người lãng quên.

Thứ tư, mùa Đông cũng gây bất lợi cho Ukraine. Nga sẽ tiếp tục tấn công vào những cơ sở hạ tầng năng lượng và điện lực của Ukraine, khiến Ukraine nhận thức rõ hơn về cái lạnh khắc nghiệt của mùa Đông, làm suy giảm ý chí kháng cự của quân đội và nhân dân Ukraine. Hơn nữa, mùa Đông cũng bất lợi cho việc tiến hành hoạt động quân sự quy mô lớn.

1711885327886.png


Về phía Nga, kinh tế nước này đã thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ, không những trụ vững trước những làn sóng trừng phạt “kiểu sóng thần” từ phương Tây, không hề xuất hiện sụp đổ kinh tế như phương Tây mong muốn. Năm 2022, GDP của Nga chỉ giảm 2,1%, kinh tế năm 2023 có khả năng tăng trưởng 3,1%. Cuối tháng 6/2023, tập đoàn quân sự tư nhân Wagner nổi loạn nhưng vụ việc nhanh chóng bị dập tắt, không ảnh hưởng đến chính trị nội bộ của Nga. Xã hội Nga cũng dần thích ứng được với cuộc xung đột Nga-Ukraine. Những cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với chiến dịch quân sự đặc biệt luôn duy trì ở mức khoảng 70%. Về ngoại giao, Nga đã điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại, đối đầu toàn diện với "các nước không thân thiện", tăng cường hợp tác với "những quốc gia thân thiện", chuyển hướng ngoại giao về phía Đông và phía Nam, tích cực mở rộng không gian ngoại giao, phá vỡ sự cô lập và bao vây của phương Tây.

Nhìn chung, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài gần hai năm, hai bên đều chịu thiệt hại nặng nề, và hiện nay chiến trường đang rơi vào tình trạng bế tắc. Mùa Đông năm nay, chiến tuyến của cuộc xung đột này không thể thay đổi quá lớn. Nga có thể chiếm lấy một vài thành phố như Marinka, Avdiivka..., nhưng sẽ không thể có đột phá lớn. Sau khi phản công thất bại, quân đội Ukraine đang điều chỉnh chiến lược. Theo các nguồn thạo tin, Mỹ và Ukraine đang thảo luận cách đánh tránh để quân đội Nga giành chiến thắng. Quân đội Ukraine sẽ chuyển từ phản công sang phòng ngự tích cực, đã bắt đầu xây dựng công sự phòng ngự của quân Ukraine ở mặt trận phía Đông, hai bên đã hình thành cục diện bế tắc.

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Dự báo năm 2024

Năm 2024 có thể là năm của “quyết chiến”. Đối với Ukraine, tuy tình hình bất lợi nhưng vẫn còn quyết tâm tiếp tục chiến đấu, dù phương Tây tỏ ra mỏi mệt đối với Ukraine nhưng sẽ tiếp tục hỗ trợ nước này bằng nhiều hình thức. Liên minh châu Âu (EU) dự định thảo luận để thông qua viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine vào cuối tháng 1/2024. Tổng thống Joe Biden cũng đang thúc đẩy việc thông qua dự luật viện trợ mới cho Ukraine. Hàng trăm công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ cũng đang hoạt động hết công suất, Mỹ có kế hoạch tăng sản lượng đạn pháo từ 14.000 viên/tháng trước xung đột lên 80.000 viên/tháng trong năm 2025. Washington và Kiev cũng đạt được thỏa thuận nâng cao năng lực sản xuất vũ khí bên trong lãnh thổ Ukraine, sản lượng máy bay không người lái của Ukraine đã tăng lên hàng chục lần. Từ mùa Đông năm 2023 đến mùa Xuân năm 2024, những máy bay chiến đấu F-16 do phương Tây viện trợ sẽ xuất hiện ở Ukraine. Quân đội Ukraine cũng sẽ được nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Sau cuộc bầu cử tổng thống, Nga có thể tăng cường triển khai binh lực đến Ukraine. Washington không thể chấp nhận Kiev gặp bất lợi trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Do đó, năm 2024, xung đột Nga-Ukraine vẫn sẽ kéo dài. Nga và Ukraine đều có thể coi 2024 là năm quyết chiến, chiến sự năm nay có thể ác liệt hơn.

1711885379750.png


Nhiều cuộc bầu cử sẽ quyết định xu hướng của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Năm 2024, Nga, EU và Mỹ đều sẽ tổ chức bầu cử. Theo dự kiến ban đầu, Ukraine phải tổ chức bầu cử tổng thống, nhưng do đang trong thời kỳ chiến tranh, bầu cử sẽ bị hủy bỏ. Giữa tháng 3/2024, Nga sẽ tổ chức bầu cử tổng thống. Hiện nay, Vladimir Putin đã tuyên bố tranh cử, dự báo sẽ đắc cử với số phiếu cao, khởi động nhiệm kỳ tổng thống thứ 5. Trong nhiệm kỳ mới, nhiệm vụ hàng đầu của ông vẫn là tiếp tục hoạt động quân sự đặc biệt, đến khi giải quyết triệt để vấn đề Ukraine.

Gần đây, Putin khẳng định lại 3 mục tiêu lớn đối với Ukraine, đó là “phi quân sự hóa, phi phát xít và trung lập”, nhấn mạnh Nga sẽ kiên trì đến cùng. Đầu tháng 6/2024, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới sẽ được tổ chức. Đây là cuộc bầu cử EP đầu tiên kể từ sau khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, bầu ra lãnh đạo mới của EU. Sự kiện này sẽ trở thành xu hướng của chính trị châu Âu. Sau cuộc bầu cử này, chính sách của EU đối với Ukraine sẽ có sự điều chỉnh nào đó. Cuối năm 2024, Mỹ sẽ tiến hành cuộc bầu cử mới. Do trong nội bộ có sự đấu đá rất quyết liệt giữa hai đảng (đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa), nên sự kiện này sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Khả năng cuộc chiến kéo dài là rất cao. Tuy mọi cuộc xung đột đều sẽ kết thúc, nhưng xung đột Nga-Ukraine đã trở thành một cuộc chiến kéo dài và một cuộc chiến tiêu hao. Tuy những lời kêu gọi đàm phán hòa bình thường xuyên được nêu cao, nhưng hiện nay bất đồng giữa hai nước quá lớn, vẫn không có cơ sở để đàm phán hòa bình.

1711885400150.png


Trong cuộc chiến tiêu hao này, Nga cho rằng họ vững vàng hơn phương Tây và thời gian đang đứng về phía Moskva. Mục tiêu chiến lược của Nga là giải quyết triệt để vấn đề Ukraine. Moskva nhận định nếu tiến hành đàm phán hòa bình trong thời điểm hiện nay thì sẽ trao cơ hội Ukraine và phương Tây nghỉ ngơi, đồng nghĩa với việc giúp kẻ địch gây rắc rối cho mình.

Kiev không còn đường thoái lui, cuộc xung đột này liên quan đến sự tồn vong của đất nước Ukraine. Ukraine đã thông qua dự luật cấm đàm phán với Nga vì cho rằng không thể chấp nhận phương án đổi đất lấy hòa bình, chỉ có đánh bại Nga trên chiến trường thì mới có thể bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Ukraine cũng phản đối việc đóng băng xung đột vì nhận định hậu quả của động thái này chắc chắn sẽ có sự trở lại của Nga.

Phương Tây cũng không thể chấp nhận chiến thắng của Nga. Châu Âu nêu rõ nếu Nga đạt được mục đích của mình ở Ukraine, thì Nga sẽ áp sát họ, an ninh châu Âu sẽ đối mặt với mối đe dọa lớn hơn. Tuy cuộc bầu cử của Mỹ khó lường, nhưng sách lược cơ bản của Washington vẫn là thông qua Ukraine để kiềm chế Nga và kiểm soát châu Âu, khiến Ukraine trở thành công cụ lâu dài để làm Nga suy yếu.

1711885415742.png


Mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine hiện không thể hòa giải, ngoại trừ việc Ukraine bị đánh bại hoặc đầu hàng, nếu không thì xung đột sẽ kéo dài. Xét từ bối cảnh hiện nay, chỉ cần phương Tây tiếp tục hỗ trợ Ukraine thì Nga sẽ khó nhanh chóng đánh bại Ukraine, khả năng cao là xung đột kéo dài. Trước đây, những phương án được báo chí thảo luận như phương án Triều Tiên, phương án Phần Lan, đổi đất lấy thỏa thuận… chưa thể áp dụng phù hợp vào Ukraine. Nếu các bên đều kiệt sức thì tình hình bế tắc trên chiến trường khó phá vỡ, cường độ xung đột khi đó sẽ giảm đi phần nào. Nga và Ukraine có thể bắt đầu ngừng bắn để đàm phán, hình thành cục diện khi đánh khi ngừng, vừa đàm vừa đánh, vừa đánh vừa đàm.

Tuy nhiên, vấn đề an ninh châu Âu đằng sau cuộc khủng hoảng Ukraine rất khó giải quyết, đây là mâu thuẫn mang tính cơ cấu mà Nga và phương Tây không thể khắc phục được. Sau xung đột giữa Nga và Ukraine, Bức màn sắt lại nhanh chóng được hạ xuống ở phía Đông châu Âu (Bức màn sắt là một biên giới vật lý lẫn tư tưởng mang tính biểu tượng chia cắt châu Âu thành hai khu vực riêng rẽ từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1945 đến cuối cuộc Chiến tranh Lạnh vào năm 1991. Các quốc gia ở cả hai phía của Bức màn sắt đều thành lập các liên minh kinh tế và quân sự quốc tế riêng của mình: Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Hiệp ước Warsaw ở phía Đông với Liên Xô là thành viên quan trọng nhất, đối đầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Cộng đồng châu Âu ở phía Tây do Mỹ đứng đầu - ND), quan hệ Nga-phương Tây hoàn toàn đổ vỡ. Nhìn chung, nhiều chuyên gia cho rằng quan hệ hiện nay giữa Nga và phương Tây tồi tệ hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cả hai bên đều sẵn sàng cho cuộc đối đầu lâu dài.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Giấc mơ tên lửa Taurus của Ukraine tan biến: Berlin ngừng sản xuất

Việc sản xuất tên lửa tàng hình Taurus của Đức đã đột ngột bị dừng do chính phủ liên bang quyết định không đặt thêm đơn đặt hàng. Hiện tại, các quy định yêu cầu nhà sản xuất không thể độc lập sản xuất những loại vũ khí dẫn đường chính xác này để niêm cất. Vấn đề quan trọng này, liên quan đến tên lửa dẫn đường không đối đất có hiệu suất cao, đã trở thành chủ đề thảo luận gần đây trên một ấn phẩm của Spiegel.

1711937092601.png


Tên lửa Taurus hoạt động bằng cách sử dụng máy bay chiến đấu mang nó làm “giai đoạn đầu tiên”, phóng nó vào không trung. Sau đó, nó đạt tốc độ lên tới 900 km/h, duy trì độ cao gần như sát mặt đất là 50 mét. Điều này giúp tên lửa tránh bị radar hoạt động của đối phương phát hiện một cách hiệu quả. Khoảng cách bay xa nhất của các phiên bản cập nhật là khoảng 500 km, với đầu đạn chứa tới 481 kg thuốc nổ.

Thomas Gottschild, lãnh đạo công ty sản xuất Taurus, chia sẻ: Tình trạng này đã trở thành trở ngại đáng kể cho ngành công nghiệp quân sự nước này. Với việc thiếu sử dụng các nguồn lực hiện có, lực lượng lao động có nguy cơ bị suy giảm kỹ năng theo thời gian. Hơn nữa, thay vì tạo ra lợi nhuận, dây chuyền sản xuất bị dừng lại lại chịu lỗ do ngừng sản xuất. Điều này hoàn toàn trái ngược với các nguyên tắc mà thế giới tư bản chủ nghĩa phát triển.

Các công ty vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng tên lửa công nghệ cao, như một nhà quản lý cấp cao đã đề cập. Nếu không có lượng đơn đặt hàng ổn định, các doanh nghiệp quan trọng này sẽ ngừng sản xuất. Hiện nay, để khôi phục các dây chuyền sản xuất này, cần phải dự trữ nguyên liệu và khởi động lại máy móc, điều này đòi hỏi phải có thêm thời gian.

Trong khi đó, theo tin tức liên quan, trong cuộc bỏ phiếu mới nhất tại Bundestag vào ngày 14 tháng 3, các đại diện được bầu của cộng đồng đã bỏ phiếu áp đảo chống lại việc chuyển tên lửa Taurus, một sản phẩm của Thụy Điển-Đức, sang Ukraine.

1711937210936.png


Tuy nhiên, sẽ có một bản nâng cấp

Khi nói đến tên lửa Taurus, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển đổi từ trạng thái chờ sang trạng thái tham gia tích cực. Theo thông tin, người ta suy đoán rằng Bundeswehr có khoảng 600 tên lửa chính xác này trong kho vũ khí của họ. Tuy nhiên, con số chính xác được coi là 'rất bí mật' và không thể biết được.

1711937305103.png


Giấy phép đã được cấp cách đây 5 năm, cho thấy rằng một nửa số vũ khí sát thương này đã được chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến. Tuy nhiên, nửa còn lại chưa nhận được bất kỳ nâng cấp nào gần đây, cho thấy cần phải xem xét và cải tiến sơ bộ.

Hiện tại, các chuyên gia quân sự đang tiến hành thử nghiệm nghiêm ngặt từng loại tên lửa, phân loại chúng cho phù hợp. Loại đầu tiên bao gồm các tên lửa cần phải sửa chữa lớn. Loại thứ hai bao gồm những loại chỉ cần bảo trì và kiểm tra định kỳ. Trong suốt quá trình này, việc duy trì mức độ bí mật cao nhất là vô cùng quan trọng.

Đầu tháng 2 năm nay, Ukraine đã bày tỏ hy vọng về tình cảm của việc mua tên lửa phóng tầm xa trên không Taurus KEP D350 từ Đức Theo Ukraine. gửi Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba, quốc gia này kỳ vọng rằng Đức sẽ ủng hộ và tham gia các cuộc đàm phán ngoại giao về việc chuyển giao những tên lửa này.

Trực tiếp tham gia vào các cuộc trò chuyện về khả năng chuyển giao của Taurus, Kuleba gợi ý rằng các cuộc trò chuyện ban đầu về việc cung cấp vũ khí thường bắt đầu bằng việc từ chối. Mô hình này là không mới. Chính phủ liên bang Đức nổi tiếng với cách tiếp cận tỉ mỉ, thể hiện qua sự do dự ban đầu của họ trước khi chấp thuận xuất khẩu xe tăng chiến đấu Leopard. Kuleba, trong Hội nghị An ninh Munich, đã gợi ý rằng việc không có một sự từ chối chắc chắn có thể được hiểu là một phản ứng.

Khi Tổng thống Ukraine Zelensky gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin, Scholz đã cam kết cung cấp gói viện trợ đáng kể trị giá 8 tỷ euro cho Kyiv. Sự hỗ trợ này bao gồm nhiều loại vũ khí, đặc biệt là 36 pháo tự hành 155 mm [18 PzH2000 và 18 RCH-155]. Tuy nhiên, số vũ khí này dự kiến sẽ không được chuyển giao cho lực lượng Ukraine cho đến giai đoạn 2025-2027. Điều quan trọng là để Ukraine nhận được sự hỗ trợ này, họ phải từ bỏ mối quan tâm hiện tại đối với tên lửa hành trình Taurus.

Được phát triển bởi Taurus Systems, một liên doanh giữa MBDA Đức và Saab Bofors Dynamics của Thụy Điển, Taurus KEPD 350 là tên lửa hành trình phóng từ trên không tiên tiến nhất được thiết kế ở Đức và Thụy Điển. Tên lửa thích ứng này được thiết kế để tấn công chính xác và phá hủy mục tiêu kiên cố, được bảo vệ chặt chẽ. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ các hầm trú ẩn và hầm trú ẩn kiên cố đến các địa điểm tên lửa đất đối không và máy bay được đặt trong các nơi trú ẩn bắt buộc.

Đạt được tốc độ cận âm cao, Taurus KEPD 350 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt tiên tiến. Kích thước của tên lửa bao gồm chiều dài 5 mét, đường kính gần 1 mét và tổng trọng lượng khoảng 1.400 kg. Thiết kế của tên lửa tích hợp khả năng tàng hình để giảm sự phát hiện của radar, nâng cao hiệu quả tổng thể của nó. Hơn nữa, nó còn được trang bị hệ thống radar bám theo địa hình tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bay ở tầm thấp, từ đó giúp né tránh radar và hệ thống phòng không của đối phương.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PLA WZ-7 HALE lần đầu tiên được nhìn thấy trên Biển Nhật Bản

1711937883058.png


Một máy bay không người lái (UAV) của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Quý Châu WZ-7 Xianglong (Soaring Dragon) lần đầu tiên được quan sát gần không phận Nhật Bản trên Biển Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MoD) cho biết, chiếc UAV tầm cao, tầm hoạt động dài (HALE) này xuất hiện từ hướng "khu vực lục địa" vào "sáng ngày 26/3/2024".

Bản đồ do Bộ Quốc phòng ban hành cho thấy WZ-7 bay theo đường ngược chiều kim đồng hồ trên Biển Nhật Bản (Biển Đông) trước khi chuyển hướng Tây Bắc về phía Triều Tiên và Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, sự kiện này đã khiến Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) điều động máy bay chiến đấu từ Lực lượng phòng không Chūbu (Trung ương) (thuộc khu vực trung tâm JASDF).

Bộ Quốc phòng cho biết WZ-7 “đã bay vòng qua Biển Nhật Bản.

1711937969634.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đài Loan biên chế tàu hộ tống lớp Tuo Chiang thứ năm và thứ sáu

Hải quân Trung Hoa Dân Quốc (RoCN) đã nhận được các tàu hộ tống tên lửa dẫn đường lớp Tuo Chiang thứ năm và thứ sáu.

1711939471356.png


Chủ trì lễ bàn giao các tàu vào ngày 26 tháng 3 tại Yilan là Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Trong một bài đăng chính thức trên mạng xã hội cùng ngày, ông đã mô tả sự kiện bàn giao là “một bước tiến quan trọng đối với lực lượng phòng thủ hải quân bản địa của Đài Loan”.

Lớp Tuo Chiang là một tàu hộ tống thân tàu hai thân có kiểu dáng xuyên sóng với mặt ngoài tiết diện radar (RCS) giảm. Nó được phát triển bởi Viện Khoa học & Công nghệ Quốc gia Chung-Shan (NCSIST) với công ty đóng tàu địa phương Lung Teh.

Chiếc ROCS Tuo Chiang (618) hạng nhất được đưa vào hoạt động vào tháng 12 năm 2014. Lớp thứ hai trở đi của chương trình dựa trên thiết kế cải tiến với chiều dài tổng thể dài hơn 65 m và lượng giãn nước cao hơn 685 tấn. Chiếc đầu tiên có lượng giãn nước khoảng 600 tấn và có chiều dài tổng thể khoảng 60 m.

Các tàu được bàn giao ngày 26/3 mang tên An Chiang (625) và Wan Chiang

1711939505985.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cơn gió thuận lợi cho ngành công nghiệp vũ khí Đức?

Nhu cầu về xe tăng, tên lửa và đạn dược rất lớn và Thủ tướng Scholz không phải là người duy nhất muốn thấy nhiều loại xe tăng này được sản xuất ở Đức.

1711943543476.png


Thủ tướng Đức Olaf Scholz thích những câu văn phức tạp; chúng thường dài đến mức cuối cùng bạn không còn nhớ được anh ấy đã bắt đầu nói gì. Nhưng hồi tháng 2, khi Rheinmetall, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất nước Đức, tổ chức lễ động thổ xây dựng nhà máy sản xuất đạn dược mới.

Scholz lập luận rằng đã quá lâu rồi, cách tiếp cận chính sách vũ khí của Đức cũng giống như mua một chiếc ô tô: chỉ cần đặt hàng và nhận xe. “Nhưng đó không phải là cách sản xuất vũ khí diễn ra,” ông nói. "Xe tăng, pháo, máy bay trực thăng và hệ thống phòng không không chỉ nằm trên kệ ở đâu đó. Nếu không đặt hàng trong nhiều năm thì sẽ không có gì được sản xuất."

1711943616686.png


Đó là cách ông vạch ra tình thế tiến thoái lưỡng nan mà chính phủ Đức phải đối mặt. Nhu cầu về vũ khí và đạn dược là rất lớn và không chỉ để cung cấp thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine .

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết tại một hội nghị vào tháng 3: “Chúng ta không thể dựa vào người Mỹ để luôn thanh toán mọi thứ hoặc cung cấp các vật liệu cần thiết”. “Điều đó có nghĩa là việc tăng cường sản xuất quân sự, các ngành công nghiệp quốc phòng và vũ khí cũng như các kịch bản bao gồm cả quốc phòng – tất cả đều cần phải được kích hoạt lại.”

Tại lễ khởi công, Scholz cho biết tầm quan trọng của việc “có được một ngành công nghiệp quốc phòng linh hoạt, hiện đại và có năng lực”. Trong chuyến thăm Berlin của Thủ tướng Latvia Evika Silina, Scholz nói thêm: "Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa; chúng ta cần tăng cường sản xuất."

Không quan tâm đến việc 'làm ăn với thần chết'

Sau nhiều thập kỷ giải trừ quân bị, điều này không khác gì một bước ngoặt 180 độ. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 và sự thống nhất nước Đức năm 1990, hòa bình dường như đã trở thành hiện trạng mới của nước Đức. Bundeswehr bị cắt giảm quy mô và chi tiêu cho thiết bị quân sự bị cắt giảm. Theo một nghiên cứu của Quỹ Friedrich Ebert, liên kết với Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Scholz, ngành công nghiệp quốc phòng của Đức đã bị thu hẹp tới 60%. Trong số 290.000 việc làm, chỉ còn lại dưới 100.000 việc làm.

1711943761667.png


Phù hợp với hệ tư tưởng thời đại của Đức, các chính trị gia cũng giữ khoảng cách với ngành công nghiệp vũ khí. Vào năm 2014, Phó Thủ tướng lúc bấy giờ là Sigmar Gabriel (SPD) nói rằng ông không quan tâm đến việc "làm ăn với thần chết", Thủ tướng lúc bấy giờ là Angela Merkel của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) , cũng không đặc biệt quan tâm đến việc kinh doanh vũ khí. hoặc. Các tập đoàn lớn như Rheinmetall ngày càng chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, một phần để lách các hạn chế xuất khẩu vũ khí của Đức.

Vào cuối năm 2021, khi SPD, Greens và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) thành lập chính phủ hiện tại, vẫn có kế hoạch hạn chế hơn nữa các giao dịch vũ khí của Đức. Nhưng sau đó Nga đã xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Nhưng sẽ rất khó để đảo ngược tiến trình. Mặc dù phần lớn trong "quỹ đặc biệt" trị giá 100 tỷ euro - số tiền bổ sung mà Bundestag cung cấp cho các lực lượng vũ trang khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu - đã được ký hợp đồng trong thời gian kỷ lục, việc giao hàng sẽ mất nhiều năm và hầu hết các thiết bị sẽ được chuyển giao. không được sản xuất ở Đức. Ví dụ, hơn 120 xe tăng có bánh do chính phủ Đức đặt hàng sẽ được sản xuất tại nhà máy của Rheinmetall ở Australia.

1711943928305.png


Các đảng đối lập bảo thủ, CDU và CSU, đã chỉ trích chính phủ làm quá ít để thúc đẩy năng lực sản xuất ở Đức. Nhóm nghị sĩ CDU/CSU cho biết trong một bản kiến nghị được tranh luận tại Bundestag vào giữa tháng 3: “Trong khi Nga đã chuyển sang nền kinh tế thời chiến, chính phủ Đức vẫn chưa thực hiện các bước đi đầy đủ để củng cố ngành công nghiệp quốc phòng đang rất cần thiết”.

Vào mùa hè năm 2023, Chính phủ hứa sẽ cập nhật chiến lược năm 2020 cho ngành an ninh và quốc phòng. Điều này vẫn chưa xảy ra. Habeck thừa nhận, liên minh vẫn cần thảo luận về vấn đề này. Điều quan trọng là "các câu hỏi, mối quan tâm và lo ngại về việc sản xuất vũ khí" phải được đưa ra đúng chỗ.

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngành công nghiệp vũ khí: Không giống bất kỳ ngành nào khác

Những gì Habeck đang đề cập đến có thể được nhìn thấy trong các cuộc tranh luận ở Bundestag. Ví dụ, trong cuộc tranh luận về ngành công nghiệp vũ khí, Nghị sĩ Đảng Xanh Merle Spellerberg nói rằng không thể tranh cãi rằng năng lực sản xuất quân sự phải được tăng cường nhanh nhất có thể trong bối cảnh những gì đang xảy ra ở Ukraine. Bà nói thêm: “Nhưng - và điều này rất quan trọng, các đồng nghiệp thân mến - chúng ta cũng phải có khả năng giảm bớt chúng một lần nữa ngay khi tình hình an ninh thay đổi”.

1711944030211.png


Chính trị gia 27 tuổi cho rằng sản xuất vũ khí phải phù hợp với giá trị và lợi ích, đồng thời vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. "Vũ khí có nên được sử dụng để kiếm lợi nhuận không và chính xác nên làm gì với những khoản lợi nhuận này? Chúng ta cần các chính sách ưu tiên hòa bình và an ninh của chúng ta chứ không phải lợi nhuận của các công ty vũ khí riêng lẻ."

Những lời hùng biện như vậy có khả năng gây ra sự bất bình trong ngành công nghiệp vũ khí. Nhưng các công ty vũ khí biết rằng họ hiện đang nắm trong tay mọi quân bài trong cuộc chiến chống lại Nga. Ngay trước Lễ Phục sinh, đại diện ngành công nghiệp quốc phòng đã gặp đại diện của Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế để thảo luận về những gì đảm bảo cho ngành này nhằm tăng sản lượng.

Các công ty quốc phòng muốn có những hợp đồng dài hạn với các cam kết mua hàng cố định, điều này sẽ cần có đủ tiền trong ngân sách liên bang. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ này. "Quỹ đặc biệt" của Bundeswehr sẽ cạn kiệt vào năm 2027, để lại một khoảng trống lớn mà các chuyên gia ngân sách ước tính vào khoảng 50 tỷ euro (54 tỷ USD) mỗi năm.

1711944178272.png


Tiền phải đến từ đâu? Thủ tướng Đảng Dân chủ Xã hội nhận thức rõ rằng đảng của ông sẽ không ủng hộ việc cắt giảm phúc lợi xã hội và nhiều người Đức cũng vậy - một vấn đề có thể sẽ đóng một vai trò trong chiến dịch bầu cử liên bang năm 2025.

Lời kêu gọi của thủ tướng về một kỷ nguyên mới trong chính sách quốc phòng vẫn chưa thực sự in sâu vào tâm trí nhiều người Đức. Điều này đã trở nên rõ ràng trong việc tìm kiếm địa điểm mới để sản xuất vũ khí. "Không có nhà máy sản xuất đạn dược ở Troisdorf, chúng tôi sẽ không cúi đầu trước áp lực từ Berlin!" là khẩu hiệu phản đối các kế hoạch xây dựng của Diehl Defense hiện đang được người dân và các chính trị gia địa phương sử dụng tại thị trấn nhỏ ở Bắc Rhine-Westphalia này. Một lý do được đưa ra cho cuộc biểu tình là các khu vực giải phóng mặt bằng cần thiết vì lý do an ninh - đất cần thiết để làm nhà ở.

Troisdorf không phải là trường hợp cá biệt. Cũng có những cuộc phản đối ở Saxony khi vào mùa xuân năm 2023 có thông báo rằng Rheinmetall đang xem xét xây dựng một nhà máy ở đó. Tuy nhiên, cuối cùng, kế hoạch này được cho là đã thất bại vì chính phủ liên bang không sẵn lòng cung cấp nguồn vốn ban đầu. Ít nhất đó là điều mà một thành viên quốc hội CDU đã cáo buộc chính phủ trong một bài phát biểu tại Bundestag.

1711944400153.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết Pháp sẽ cung cấp tên lửa mới, xe bọc thép đã qua sử dụng cho Ukraine

Paris sẽ gửi 'hàng trăm' phương tiện trong năm tới, Sébastien Lecornu nói với La Tribune Dimanche.

1711944594464.png


Bộ trưởng Quốc phòng nước này cho biết hôm Chủ Nhật rằng Pháp sẽ gửi tên lửa đất đối không mới và xe bọc thép cũ tới Ukraine.

Sébastien Lecornu nói với La Tribune Dimanche rằng Tổng thống Emmanuel Macron đã yêu cầu ông thiết kế một “gói viện trợ mới” để giúp Kyiv chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Ông nói: “Điều này đặc biệt sẽ bao gồm các thiết bị cũ của quân đội chúng ta vẫn còn hoạt động”. “Để trấn giữ một chiến tuyến dài như vậy, chẳng hạn, quân đội Ukraine cần các phương tiện bọc thép của chúng tôi - đây hoàn toàn là chìa khóa cho khả năng di chuyển của quân đội và là một phần trong yêu cầu của Ukraine.”

Khi được hỏi Pháp sẽ cung cấp bao nhiêu phương tiện, Lecornu cho biết: “Chúng tôi đang nói về số lượng hàng trăm phương tiện cho năm 2024 và đầu năm 2025”.

Ông cho biết Pháp cũng sẽ cung cấp một "lô tên lửa Aster 30 mới" cho Ukraine. "Chúng tôi cũng đang phát triển các loại vũ khí điều khiển từ xa trong một khoảng thời gian rất ngắn để giao cho Ukraine vào đầu mùa hè này," ông nói.

1711944739626.png

Tên lửa Aster 30

Việc chuyển giao vũ khí diễn ra trong bối cảnh có những cáo buộc – đặc biệt là từ phía Đức – rằng Paris không giảm bớt viện trợ quân sự cho Ukraine. Các quan chức Đức đã công khai bày tỏ sự thất vọng với quy mô hỗ trợ của Pháp dành cho Kiev. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần kêu gọi kiểm toán các khoản đóng góp của quốc gia trong bối cảnh các cuộc thảo luận về cách điều chỉnh quỹ EU để hoàn trả các khoản đóng góp quân sự của các quốc gia cho Kyiv.

Nga tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào Chủ nhật. Hãng tin AP đưa tin, một cuộc tấn công tên lửa của Nga vào khu vực Lviv phía tây Ukraine hôm Chủ nhật đã giết chết một người, trong khi một người khác chết trong một cuộc tấn công ở phía đông bắc .

Lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 9 trong số 11 máy bay không người lái loại Shahed được Nga phóng trong đêm, cũng như 9 trong số 14 tên lửa hành trình.

Trong khi đó, hàng trăm nghìn người ở khu vực Odesa của Ukraine đã bị mất điện vào Chủ nhật sau khi các mảnh vỡ từ máy bay không người lái của Nga bị bắn rơi gây ra vụ cháy tại một cơ sở năng lượng, AP đưa tin Thống đốc Oleh Kiper cho biết.

1711944832233.png


Các cuộc tấn công hôm Chủ nhật diễn ra chỉ vài ngày sau khi Moscow phóng 99 tên lửa và máy bay không người lái trong một cuộc tấn công lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Công ty năng lượng DTEK của Ukraine cho biết ba nhà máy điện đã bị hư hại nghiêm trọng trong vụ tấn công dữ dội đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã ký sắc lệnh thiết lập chiến dịch nhập ngũ mùa xuân thường lệ , kêu gọi 150.000 công dân đi nghĩa vụ quân sự, một bài đăng trên trang web của Điện Kremlin cho biết hôm Chủ nhật. Tất cả nam giới ở Nga đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc một năm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những vũ khí thời Liên Xô được sử dụng trong cuộc xung đột tại Ukraine

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã khiến NATO phải thay đổi khái niệm phòng thủ và đánh giá lại các nguyên tắc của chiến tranh hiện đại. Kinh nghiệm đặc biệt của Ukraine khi đối đầu với một đối thủ có tiềm lực lớn hơn nhiều cả về nhân lực và trang thiết bị sẽ được xem xét trong bài viết này.

Chiến lược quân sự của NATO đang thay đổi và hướng tới nguyên tắc bảo vệ từng tất đất lãnh thổ của Đồng minh ngay từ ngày đầu tiên xảy ra xung đột, thay vì chiến lược trả đũa như trước đây. Chiến lược trả đũa như trước đây giả định rằng trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào, các đồng minh khác sẽ tham vấn ý kiến của toàn khối để đưa ra phản ứng. Người ta cũng cho rằng ở giai đoạn ban đầu của cuộc chiến, các quốc gia thành viên NATO có thể bị chiếm đóng một phần hoặc toàn bộ cho đến khi lực lượng chính của Đồng minh được điều động tới để giao chiến với kẻ thù. Tuy nhiên, cuộc chiến khốc liệt giữa Nga và Ukraine cho thấy cách tiếp cận như vậy sẽ không còn phù hợp. Việc thực hiện cách tiếp cận mới đòi hỏi phải tăng cường khả năng phòng thủ trong trường hợp có một cuộc chiến tranh tiềm ẩn, và như vậy đòi hỏi phải hiểu rõ được mối đe dọa sẽ xảy ra. Trong chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã triển khai một lực lượng quân sự khổng lồ, với số lượng lớn xe bọc thép và pháo binh, nhiều trong số đó có từ thời Liên Xô cũ. Câu hỏi đặt ra cho NATO là cách tiếp cận vừa đề cập ở trên có thể hiệu quả đến mức nào trong điều kiện hiện đại.

1711949553918.png


Sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt toàn diện nhằm vào Ukraine, Nga vẫn không thể từ bỏ việc sử dụng các thiết bị quân sự được chế tạo từ thời Liên Xô cũ, mặc dù những năm trước đây Nga đã quảng bá việc sản xuất và cung cấp các thiết bị hiện đại cho quân đội của mình. Những loại vũ khí mới này bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực T72B3M, T-80BVM và T-90M (MBT), xe bọc thép chở quân (APC) BTR-82A, xe chiến đấu bộ binh BMP-2M (IFV), xe hỗ trợ hỏa lực BMPT 'Terminator', cùng với nhiều loại khí tài khác. Những tổn thất lớn về thiết bị quân sự mới nhất của Nga trong những tháng đầu tiên của cuộc xâm lược đã khiến Nga buộc phải tái kích hoạt và cải tiến các loại vũ khí cũ hơn để bù đắp khoảng trống trang bị do tổn thất từ cuộc chiến.

Thiết bị cũ từ kho vũ khí của Nga

Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Nga đã sử dụng lại hơn 40% xe tăng và xe bọc thép chế tạo từ thời Liên Xô cũ được lưu kho trong căn cứ lớn nhất ở Buryatia. Đây chắc chắn là một con số đáng kể, nhưng Nga còn có 20 căn cứ lưu trữ tương tự nhỏ hơn, cũng có thể được sử dụng để tái biên chế cho các đơn vị bị thiệt hại trong chiến đấu. Trước khi bắt đầu cuộc tấn công mùa hè vàoUkraine, trang blog Oryx ước tính rằng Nga đã mất hơn 10.000 phương tiện bọc thép hạng nặng, trong đó có 7.000 chiếc bị phá hủy không thể phục hồi và hơn 2.800 chiếc bị Lực lượng vũ trang Ukraine thu giữ.

1711949672216.png

Xe tăng T-72 được cả 2 bên sử dụng

Số liệu thống kê của trang blog Oryx chỉ bao gồm những tổn thất đã được xác nhận, được xác minh bằng hình ảnh hoặc có các đoạn videobằng chứng. Tuy nhiên, mặc dù đã đưa ra con số gần đúng về tổn thất của Nga, nhưng những con số này chưa phản ánh hết toàn bộ thực tế. Một mặt, số lượng thiết bị Nga bị mất có thể lớn hơn vì không phải mọi thứ đều được ghi lại trên camera. Mặt khác, dùtrang blog Oryx đã thống kê những tổn thất bao gồm cả thiết bị bị hư hỏng, bị bỏ lại và bị tịch thu, có thể được sửa chữa, khôi phục hoặc thu hồi và đưa vào biên chếtrở lại, nhưng số liệu này vẫn thấp hơn so với tổn thất 'thực sự'. Hơn nữa, những lượt phương tiện này có thể bị ghi nhận là tổn thất sau khi được đưa trở lại sử dụng, khiến cho nguy cơ một phương tiện nhưng được tính nhiều lần là có thật.

1711949703283.png

Xe tăng T-72 được cả 2 bên sử dụng

Dù vẫn còn nhữngvấn đề tồn tại, song có rất ít lựa chọn thay thế nguồn thông tin mở có chất lượng cho việc kiểm đếm tổn thất được ghi lại bằng tài liệu trực quan trên trang blog Oryx. Theo Oryx, tính đến giữa tháng 10 năm 2023, số lượng xe bọc thép của Nga bị thiệt hại trên chiến trường Ukraine đã vượt quá 12.500 chiếc, trong đó hơn 8.680 chiếc bị phá hủy, hơn 2.890 chiếc bị thu giữ, hơn 470 chiếc bị bỏ lại và hơn 520 chiếc bị hư hại. Ở phía ngược lại, trang Oryx cho biết số liệu thiệt hại của Ukraine là hơn 4.580 chiếc, trong đó 960 chiếc đã bị thu giữ. Tuy nhiên, có khả năng sẽ xảy ra một vài thiếu sót vì Ukraine nhìn chung rất cẩn thận, không chia sẻ số liệu tổn thất, nên nhiều thông tin về tổn thất được xác nhận thông qua mạng xã hội Nga. Mặc dù vậy, sự chênh lệch về con số tổn thất đã khiến người ta hoài nghi về uy lực quân sự thực tế của Nga.

1711949784731.png

Máy bay chiến đấu Su-25 được 2 bên sử dụng trong xung đột

Trong suốt những năm trước chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã cho thấy các dự án vũ khí mới của mình là độc nhất vô nhị trên toàn cầu. Việc giới thiệu những vũ khí hiện đại này một phần được thiết kế để thu hút khách hàng phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, bất chấp lợi thế được cho là vì sở hữu thiết bị hiện đại, các đơn vị Nga vẫn thường xuyên bị đánh giá là kém hiệu quả trên chiến trường. Cuộc tấn công đầu tiên của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 có sự tham gia của những đơn vị quân đội được huấn luyện tốt nhất và tác chiến với trang thiết bị hiện đại nhất. Ngược lại, trong những giai đoạn đầu này, phía Ukrainechủ yếu được trang bị các thiết bị quân sự lỗi thời hoặc được cải tiến, nâng cấp từ thời Liên Xô cũ. Tuy nhiên, thực tế trên không nhất thiết là do thiết bị đang được sử dụng gây ra mà các nhà phân tích quân sự cho rằng đó chủ yếu là do sự yếu kém trong xây dựng kế hoạch tác chiến và triển khai chiến đấu.

1711949824259.png

Máy bay chiến đấu Su-25 được 2 bên sử dụng trong xung đột

Khi các hoạt động quân sự cường độ cao tiếp tục diễn ra, tỷ trọng thiết bị quân sự hiện đại trong kho vũ khí của Nga đã suy giảm, dẫn đến nhiều đơn vị phải phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị cũ của thời Xô Viết. Tương tự, Lực lượng vũ trang Ukraine cũng không thể từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng các thiết bị thời Liên Xô. Tuy nhiên, dần dần, ít nhất là đối với một số loại thiết bị nhất định, số lượng vũ khí của phương Tây trong quân đội Ukraine bắt đầu tăng lên nhờ sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh và đối tác. Do đó, vì nhiều lý do khác nhau, cả hai bên tham chiến đều tiếp tục sử dụng các thiết bị ở các độ tuổi và mức độ hiện đại khác nhau, điều này buộc họ phải nhìn nhận các thiết bị quân sự thời Liên Xô từ một góc độ khác. Vai trò của chúng trong các hoạt động quân sự hiện đại đã được cả phía Ukraine và Nga chuyển đổi cho phù hợp.


...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Bù đắp thiếu hụt thiết bị từ kho dự trữ

Nhu cầu sử dụng các thiết bị quân sự lỗi thời của Lực lượng Vũ trang Nga trở nên rõ ràng vào mùa hè năm 2022. Vào thời điểm đó, những tổn thất đầu tiên về những loại xe tăng vốn được lấy ra sử dụng lại đã được ghi nhận. Số lượng T-62 bị phá hủy tăng lên vào mùa thu năm 2022 và kể từ mùa xuân năm 2023, xe tăng T-54/55, được sản xuất vào khoảng giữa năm 1946––1979, đã được đưa ra tái sử dụng. Bản thân người Nga cũng thừa nhận rằng những chiếc xe tăng này đã được triển khai tại các khu vực bị chiếm đóng ở vùng Zaporizhzhia, nhưng vai trò của chúng trên chiến trường là mờ nhạt. Tuy nhiên, về sau này, lại có một số lựa chọn cho việc sử dụng chúng. Đặc biệt, chúng có thể được triển khai làm hệ thống pháo binh cho các hỏa lực không chính xác do tổn thất một lượng lớn pháo ống. Điều này là cần thiết để củng cố tuyến phòng thủ trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị đánh chặn các cuộc phản công của Ukraine.

1711949926993.png

Xe tăng T-62 của Nga được lấy từ kho niêm cất

Cũng trong tháng 8 năm 2023, xuất hiện bức ảnh chụp một chiếc xe tăng T-55 bị hư hỏng của Nga có lưới thép được hàn vào tháp pháo (biệt danh là “thịt nướng”), nhằm mục đích bảo vệ trước các cuộc tấn công của máy bay không người lái tự sát. Những tấm tản nhiệt như vậy cũng được sử dụng trên các xe tăng và xe bọc thép khác. Người ta cũng ghi nhận các trường hợp Nga triển khai xe tăng T-54/55 chở đầy thuốc nổ làm xe cảm tử tấn công các vị trí của Ukraine. Tuy nhiên, tất cả những chiếc xe tăng này đều có một đặc điểm chung là những cải tiến đều mang tính tình thế mà không hề được hiện đại hóa ở cấp độ nhà máy, thường thiếu cả giáp phản ứng nổ (ERA). Điều này cho thấy những chiếc xe tăng như vậy không nhằm mục đích chiến đấu nghiêm túc ở tiền tuyến.

Việc Nga sử dụng các loại xe bọc thép lỗi thời đã khẳng định năng lựcquân sự của nước này đã bị suy giảm. Thiệt hại trên chiến trường lớn tới mức ngành công nghiệp quốc phòng Nga không thể theo kịp việc sản xuất các mẫu xe cạnh tranh ở quy mô cần thiết. Do đó, trong khi việc sản xuất và/hoặc nâng cấp hoặc hiện đại hóa các biến thể T-72, T-80 và T-90 vẫn tiếp tục, Nga đành phải bổ sung lực lượng bằng các biến thể T-54/55 và T-62 đã được cải tiến hoặc nâng cấp. Do thiếu linh kiện, máy ảnh nhiệt Sosna-U ngày càng ít được trang bị trên các xe tăng T-72 thu giữ được của Nga vì chúng được thay thế bằng các mẫu cũ hơn và/hoặc rẻ hơn hoặc thay thế trong nước. Điều này cũng được thấy rõ ở loại thiết bị công nghệ cao khác.

1711950077927.png

Xe tăng T-55 của Nga được lấy từ kho niêm cất

Tình trạng tương tự cũng được thấy rõ ở các loại xe APC, IFV trong Quân đội Nga và các loại pháo chế tạo từ những năm 1940, cũng như pháo hải quân từ những năm 1950, gắn trên xe IFV. Việc bổ sung là cần thiết xuất phát từ nhu cầu bù đắp những tổn thất và trang bị cho các đơn vị mới trong bối cảnh chiến dịch huy động đang diễn ra. Tờ The Economist ước tínhtrong bối cảnh mà ngành công nghiệp quốc phòng Nga chỉ có khả năng sản xuất không quá 20 xe tăng mới mỗi tháng với nhiều sửa đổi khác nhau, thì vào tháng 2 năm 2023, các thiết bị cũ hơn phải được mang ra khỏi kho để bù đắp cho sự thiếu hụt về nhu cầu, và cuối cùng là đến lượt những chiếc xe tăng được sản xuất cách đây hơn 60 năm. Do đó, tiền tuyến của Nga xuất hiện rất nhiều các loại vũ khí khác nhau, từ lỗi thời đến thiết bị cận hiện đại.

Liên bang Nga hiện đang xem xét khả năng tiếp tục sản xuất phương tiện MBT dòng T-80 với thân xe được chế tạo mới, bên cạnh việc tiếp tục sản xuất MBT T-90M (cả sản xuất mới và nâng cấp từ các mẫu T-90/T-90A cũ hơn) và tiếp tục nâng cấp tăng T-72 lên tiêu chuẩn T72B3M (năm 2022/2023). Rõ ràng, với năng lực sản xuất và đội ngũ chuyên gia hiện có, Nga có thể nhanh chóng huy động để sản xuất xe tăng T-80, mặc dù các biến thể chính xác của dòng T-80 sẽ được sản xuất vẫn chưa được xác định.

1711950168801.png

Xe bọc thép BMP-2 được 2 bên sử dụng trong xung đột

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Sự chuyển đổi của Ukraine sang vũ khí của phương Tây

ỞUkraine, tình hình lại hoàn toàn khác. Quân đội Ukraine tham gia vào cuộc chiến tranh tổng lực này với một lượng lớn vũ khí có từ thời Liên Xô cũ và một phần khí tài nhất định của Liên Xô được ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine hiện đại hóa kể từ khi giành độc lập. Nếu Liên bang Nga không phát động cuộc chiến với Ukraine vào năm 2022, thì sớm hay muộn quốc gia này cũng phải mua vũ khí của phương Tây hoặc hợp tác với các công ty quốc phòng nước ngoài để sản xuất bất chấp mọi hoàn cảnh, vì nước này sẽ không thể đơn giản tiếp tục hiện đại hóa thiết bị của Liên Xô thêm nữa. Chiến tranh đã đẩy nhanh một cách đáng kể quá trình Ukraine tiếp cận vũ khí của phương Tây, và nhờ sự giúp đỡ của Đồng minh, Lực lượng vũ trang Ukraine hiện đang vận hành các phương tiện bọc thép của phương Tây cùng với các loại vũ khí và phương tiện còn sót lại từ thời Liên Xô thu được từ người Nga.

1711950251952.png

Pháo M-777 của Ukraine do phương tây viện trợ

Với các loại khí tài thu giữ được, Quân đội Ukraine phải giải quyết đồng thời nhiều vấn đề. Các xe bọc thép bị tịch thu của Nga cần được sửa chữa và chuẩn bị đưa vào chiến đấu, nhưng có một số mẫu, chẳng hạn như BMP-3 IFV, trước đây chưa từng được đưa vào biên chế trong Quân đội Ukraine. Một vấn đề tương tự cũng nảy sinh khi phải sửa chữa các loại thiết bị hoàn toàn khác do các đồng minh của Ukraine tài trợ. Ukrainecho đến nay đã giải quyết vấn đề này khá thành công. Tuy nhiên, cần hiểu rằng về lâu dài, Ukraine sẽ phải từ bỏ những khí tài thời Liên Xô, ít nhất là do số lượng đạn dược và phụ tùng thay thế sẵn là có hạn. Trong khi đó, số lượng nhân viên quân sự được đào tạo để vận hành thiết bị của phương Tây không ngừng tăng lên.

Sự xung đột giữa công nghệ thời Xô Viết với công nghệ hiện đại

Cần phải có những đánh giá nhiều hơn về những ưu điểm tương đối của thiết bị phương Tây hay của Liên Xô, cùng với thực tế của các hoạt động chiến đấu trên chiến trường Ukraine, chứ không chỉ là xem xét vai trò của các phương tiện bọc thép trong cuộc chiến này. Những tình huống khẩn cấp trong các hoạt động chiến đấu trên chiến trường Ukrainecần phải được đánh giá lại một cách tổng thể, không chỉ liên quan đến vai trò của các phương tiện bọc thép mà còn đến các khía cạnh quan trọng khác của cuộc xung đột này.

Vì không bên nào đạt được ưu thế trên không nên lực lượng tấn công chính là pháo binh. Số lượng đạn pháo mà Nga sử dụng hàng ngày và cường độ pháo kích đã phá vỡ mọi kỷ lục. Nga vẫn tự hào về số lượng lớn các hệ thống pháo binh khác nhau có trong kho, bao gồm cả hệ thống rocket phóng loạt (MRL), và khá khó khăn để ước tính số lượng thực tế của chúng. Người ta cũng khó có thể đánh giá được lượng đạn dược dự trữ thực tế của Nga dành cho các hệ thống này.

1711950413302.png

Hệ thống rocket phóng loạt Uragan được cả 2 bên sử dụng trong xung đột

Ukraine đã nhận được cả pháo ống và hệ thống MRL từ các đồng minh, giúp thực hiện các cuộc tấn công chính xác vượt ra ngoài chiến tuyến, tuy nhiên số lượng pháo hiện đại nhận được cho đến nay tương đối khiêm tốn. Ngoài pháo binh, việc sử dụng nhiều loại máy bay không người lái (UAV) và đạn tuần kích của cả Nga và Ukraine đã đạt mức kỷ lục, khiến các bên tham chiến càng gặp khó khăn hơn trong việc giữ an toàn cho trang thiết bị và nhân sự của mình trước các mối đe dọa từ trên không. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để khai thác tốt hơn những lợi thế của vũ khí hiện đại trong điều kiện chiến tranh dưới chiến hào và làm thế nào để chống lại kẻ thù có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao. Đây là lĩnh vực dường như đã lỗi thời và có sự xung đột với công nghệ tinh vi.

1711950501785.png

Hệ thống pháo binh cơ động cao Himars của Ukraine

Theo đó, các khái niệm trước đây về việc sử dụng đội hình thiết giáp cần phải được sửa đổi. Một mặt, các trận chiến xe tăng quy mô lớn hầu như không còn khả thi (mặc dù các trận chiến xe tăng đã xảy ra ở một số khu vực nhất định của mặt trận). Mặt khác, việc sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác không phải là phương thuốc chữa bách bệnh. Ngoài ra, số lượng lớn xe bọc thép không quá hiện đại vẫn cần được coi là mối đe dọa nghiêm trọng, vì chúng vẫn có thể cho phép một bên tiêu hao nghiêm trọng bên kia hoặc làm cạn kiệt nguồn lực của đối phương khi phải đối phó với chúng. Thành quả của công nghệ hiện đại, bao gồm vũ khí có độ chính xác cao, hình ảnh vệ tinh và các hoạt động tác chiến lấy mạng làm trung tâm là cực kỳ hữu ích, nhưng không có nghĩa là nó đảm bảo rằng người sở hữu chúng sẽ ngay lập tức chiếm ưu thế trước một đối phương có nguồn nhân lực khổng lồ và kho vũ khí khổng lồ để lại từ kỷ nguyên Xô Viết. Nếu có một điều mà cuộc chiến này đã cho thấy thì đó là số đông vẫn đóng vai trò quan trọng./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến tranh Nga - Ukraine: Tổng quan về vũ khí

Chống lại pháo phản lực HIMARS như thế nào?


Trong xung đột Nga - Ucraine, Pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Mỹ sản xuất là loại nổi tiếng nhất trong các loại hỏa pháo. Không chỉ báo chí phương Tây tuyên truyền khoa trương về “công lao” của loại pháo này, mà thực sự do Haimas đã gây ra mối đe dọa, gây sát thương khá lớn, quân đội Nga cũng chưa thể chống lại một cách hiệu quả. Điều này cũng không có gì lạ khi trong hàng loạt ảnh chụp “Từ xung đột Nga – Ucraine nhìn nhận chiến tranh hiện đại” thì tập đầu tiên là “Pháo hỏa tiễn tấn công”.

HIMARS làm mưa làm gió trên chiến trường Nga – Ucraine buộc người ta phải suy ngẫm rất nhiều vấn đề, từ ưu điểm và hạn chế, sự phát triển của pháo hỏa tiễn, đến tính năng hiệu quả, tương lai của đạn có điều khiển, cũng như làm thế nào để đối phó với mục tiêu nhanh nhạy này, đó là mục tiêu nhạy cảm về thời gian với sự xuất hiện nhanh chóng, mất hút nhanh chóng.

1711950624418.png


Trên thực tế, HIMARS không phải là trường hợp cá biệt. Hiện nay, hầu hết các pháo hỏa tiễn, hỏa pháo tự hành tiên tiến hơn ở nhiều quốc gia khác nhau đều có khả năng “đánh nhanh rút nhanh”. Đối với loại mục tiêu như vậy, lực lượng phản pháo truyền thống khó có thể phát huy tác dụng. Biện pháp phản pháo truyền thống thường sử dụng hỏa pháo hoặc pháo hỏa tiễn của mình để tác chiến chế áp với sự chi viện của radar chống pháo binh. Thông thường, radar chống pháo thám trắc đạn pháo, đạn hỏa tiễn trên không, căn cứ theo tốc độ và quỹ đạo bay, trận địa phản pháo, sau đó nhanh chóng truyền tọa độ trận địa pháo đối phương cho đơn vị hỏa lực phản pháo của mình để tấn công trận địa pháo đối phương. Thế nhưng, loại mục tiêu nhanh nhạy như HIMARS hoàn toàn có thể nhanh chóng phóng đạn trong thời gian ngắn, sau đó 2 phút rút khỏi trận địa, thường khiến hỏa lực phản pháo của đối phương bất lực.

1711950653491.png


Thực ra, hoàn toàn có thể nghiên cứu chế tạo hệ thống vũ khí kết hợp ưu thế về tốc độ, lại có năng lực tầm xa, có thể tác chiến trong khu vực khá rộng lớn. Ví dụ, nghiên cứu chế tạo đầu đạn hành trình có thể bay liệng dành riêng cho tên lửa đường đạn hoặc tên lửa siêu thanh, thậm chí là pháo hỏa tiễn tầm xa. Mỗiquả đạn tên lửa, đạn hỏa tiễn có thể lắp một hoặc nhiều đầu đạn hành trình như vậy. Sau khi thám trắc được đạn hỏa tiễn, đạn pháo của đối phương phóng đi, sẽ sử dụng loại tên lửa, đạn hỏa tiễn được dẫn đường đó bay nhanh đến khu vực mục tiêu, đến được mục tiêu sẽ phóng ra đầu đạn hành trình để tìm kiếm, tiêu diệt mục tiêu, chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể hiệu quả sát thương, chế áp. Loại đầu đạn hành trình này vừa có thể sử dụng liên kết dữ liệu, điều khiển như có con người hoặc áp dụng các phương pháp tấn công và nhận dạng tự động.

Tấn công và phòng ngự của UAV cảm tử tầm xa

Máy bay không người lái(UAV) cảm tử đã được sử dụng rộng rãi. Có những tên lửa hành trình chiến thuật như Switch Blade, Lancet, cũng có những máy bay không người lái tầm xa thường được gọi là "Moto nhỏ" như Geranium 2. Đặc biệt là Geranium 2 đã thu hút sự chú ý rộng rãi ngay khi được đưa vào sử dụng.

1711950720997.png

UAV Geranium 2

UVA cảm tử còn được gọi là “đạn lảng vảng” , không phải được đưa vào tác chiến lần đầu tiên trong cuộc xung đột Nga-Ucaine, nhưng Geranium 2 thì thực sự là lần đầu tiên được biết tới. Người viết nhận định, Geranium 2 không phải là UAV truyền thống. Bởi vì nó “bay mà không lượn”, không giống với những tên lửa hành trình khác, UAV này mang cảm biến quang điện riêng hoặc đầu dẫn đường, có thể lảng vảng phía trên mục tiêu chờ đợi thời cơ để tấn công. Geranium 2 thường không đi vòng vèo mà "lao thẳng" vào mục tiêu. Đây rõ ràng là sự đỏi mới sáng tạo, đã thể hiện “trí khôn của người nghèo”.

Mặc dù có hình dáng tương tự như máy bay không người lái Harpy và Harop của Israel, nhưng đơn giản hóa hơn nhiều; tiết kiệm được bộ cảm biến đắt đỏ, chỉ sử dụng dẫn đường vệ tinh, giá thành giảm nhiều, đồng thời tính năng lại tương đương với một số loại tên lửa hành trình hiện nay về độ tấn công chính xác, tầm bắn. Đúng như lời của chuyên gia trong chuyên mục này, đó là loại “tên lửa hành trình của nước nghèo”.

UVA cảm tử tầm xa giá rẻ nàyđã gây cho bên phòng ngự rất nhiều phiền phức, nhưng cũng không phải không có cách gì ứng phó.

Trước hết cần phải giải quyết tốt vấn đề thám trắc, thông qua các phương tiện mặt đất và trên không, liên kết hiệp đồng thám trắc. Đặc biệt là máy bay cảnh báo sớm, có thể phát hiện mục tiêu nhỏ từ khá xa. Sử dụng radar kỹ thuật mảng pha có thể thám trắc có hiệu quả loại mục tiêu nhỏ bay chậm và thấp.

1711950809226.png

Hệ thống phòng không Tor của Nga

Sau khi đã cảnh báo sẽ còn phải giải quyết vấn đề đánh chặn với giá thành thấp. Có một cách là phát triển đạn đánh chặn giá rẻ. Cách đầu tiên là phát triển bom đánh chặn chi phí thấp. Hệ thống phòng không FK-3000 được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải được được trang bị đạn đánh chặn cỡ nhỏ, có kích thước bằng gậy bóng chày và giá thành rẻ. Hệ thống phòng không tích hợp tên lửa-pháo “Áo giáp” và hệ thống phòng không Tor của Nga cũng đã phát triển triển các tên lửa đánh chặn cỡ nhỏ, chi phí thấp tương tự. Mỹ sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser 70mm cho tác chiến chống máy bay không người lái và cũng có khả năng đánh chặn tên lửa hành trìnhnhư vậy.

Một cách khác là sử dụng các vũ khí năng lượng định hướng như tia laser và sóng vi ba, hiện nay tia laser 30 kw và 50 kwcũng hoàn toàn thiết thực, đã đưa vào tác chiến. Vũ khí laser một lần bắn có giá thành chỉ vài USD, như vậy có thể giảm thiểu đáng kể chi phí cho 1 lần đánh chặn. Ngoài sát thương cứng, còn có thể tiến hành sát thương mềm là biện pháp tác chiến điện tử, gây nhiễu kênh điều khiển tên lửa hành trình hoặc kênh dẫn đường GPS, khiến hỏa tiễn dẫn đườngbị mất điều khiển, bay chệch mục tiêu.

1711951089408.png

Hệ thống chống UAV của Ukraine sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser 70mm do Mỹ viện trợ

Ngoài phòng ngự tích cực, còn có thể tấn công chủ động, như đánh phủ đầu xe phóng đạn tên lửa hành trình, trận địa phóng, nhà máy chế tạo; kết hợp phòng ngự với tấn công mới có thể mang lại hiệu quả chống tên lửa hành trình.

.........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Sát thủ trên những ngọn cây

Trong xung đột Nga - Ucraine, vai trò của trực thăng vũ trang khá lớn, được sử dụng rộng rãi. Ngày đầu tiên của cuộc chiến, dưới sự yểm trợ của trực thăng vũ trang Ka-52, mấy chục máy bay trực thăng vận tải Mi-8 đã vượt qua các loại hỏa lực phòng không cá nhân, lao tới vùng ngoại thành Kiev,đưa lực lượng đổ bộ đường không tinh nhuệ xuống sân bay Donov. Ka-52 sử dụng vũ khí hỏa lực mạnh như đại bác và tên lửa khai hỏa dữ dội để trấn áp hỏa lực phòng không Ukraine xung quanh sân bay, nhưng tổn thất cũng khá lớn.

Theo trang mạng quân sự của bên thứ ba, thống kê từ những chứng cứ bằng ảnh chụp và clip, cho đến cuối tháng 2/2023, quân đội Nga đã tổn thất 31 máy bay Ka-52 tại Ucraine, đây là số tổn thất tuyệt đối lớn nhất trong số các trực thăng vũ trang tham chiến.

1711951245269.png

Trực thăng K-52 bị bắn hạ tại Ukraine

Điều này có nhân tố khách quan. Ucraine đã trang bị vài nghìn tên lửa phòng không vác vai, trong đó loại của Liên xô sản xuất, có loại tên lửa Stinger do Mỹ sản xuất, Starlight của Anh và Mistral của Pháp đều do NATO cung cấp. Các tên lửa này có nguồn dẫn hướng hồng ngoại, đầu tìm kiếm hai màu hồng ngoại và tia cực tím, đầu dẫn hồng ngoại đa chiều, đầu dẫn chùm laser… đa dạng phong phú. Trực thăng kiểu Nga, tiêu biểu là Ka-52 không thể né tránh được mọi hỏa lực nên tổn thất là điều không có gì lạ.

Trên thực tế, trực thăng Ka-52 của Nga đã được trang bị hệ thống tự vệ khá hoàn hảo, đã nâng cao đáng kể khả năng tự bảo vệ. Ka-52 được quân đội Nga đưa vào tác chiếnđã được trang bị rộng rãi thiết bị đối kháng điện tử hoàn thiện gắn trên máy bay, bao gồm hệ thống đối kháng hồng ngoại L-370 Vitebsk, có thể cảnh báo tên lửa đến gần, cũng có thể gây nhiễu chủ động kỹ thuật số và phóng bom gây nhiễu, có thể trực tiếp phát chùm tia laze để gây nhiễu cảm biến hồng ngoại trên tên lửa bay đến tập kích. Với phương thức điều khiển dẫn đường bằng chùm tia laser, hiện nay cũng đã có biện pháp kỹ thuật đối kháng, ví dụ thông qua hệ thống cảnh báo laser để thám trắc việc chiếu xạ laser của đối phương, sau đó phóng laser, làm mù hoặc gây nhiễu hệ thống ngắm bắn của đối phương.

1711951324565.png


Trong xung đột cường độ cao, khi đối mặt với đối thủ có trình độ tương đương, cũng rất khó kỳ vọng thực hiện không có thương vong.

Tác chiến xe tăng và chống xe tăng

Xe tăng được coi là "Vua tác chiến trên bộ" và pháo binh được mệnh danh là "Thần chiến tranh". Trong xung đột Nga - Ucraine, Thần chiến tranh dường như vẫn là “Thần”, nhưng địa vị của Vua tác chiến trên bộ đã bị thử thách nghiêm trọng, các loại vũ khí chống tăng hiện đại đã đem đến cho xe tăng mối đe dọa cực lớn.

1711951408237.png

Xe tăng Nga bị vũ khí chống tăng bắn hạ tại Ukraine

Cả hai bên Nga và Ucraine để đã bị tổn thất số lượng lớn xe tăng, nhất là phía Nga. Theo thống kê từ các trang web quân sự bên thứ ba sử dụng video hoặc hình ảnh làm bằng chứng, tính đến cuối tháng 2/2023, Nga có thể đã mất 1.779 xe tăng, trong đó 1049 chiếc bị phá hủy, 86 chiếc bị thương, 96 chiếc bị loại bỏ, 548 chiếc bị thu giữ. Mặc dù con số này không hẳn đã chính xác nhưng nó phản ánh gần đúng mức độ thiệt hại của xe tăng Nga. Bắt đầu từ mùa thu năm 2022, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga đã bắt đầu nỗ lực hết sức để cải tạo T-62M tồn kho và sản xuất thêm nhiều T-72B3 cùng với dòng T-90, từ đó đã cho thấy tình hình tổn thất xe tăng Nga trên tiền tuyến Ucraine. Phía Nga là bên có ưu thế về số lượng và chất lượng xe tăng cũng vẫn không thể mang lại hiệu quả tác chiến tương ứng nhờ vào số xe tăng đó, đến mức nhiều người đã bình luận rằng, liệu xe tăng có bị đào thải trên vũ đài chiến tranh hay không?.

Người viết bài này cho rằng, địa vị của xe tăng hiển nhiên đã không còn giống với thời kỳ huy hoàng nhất trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.Xe tăng lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, bộ binh gần như bất lực. Sự tấn công, răn đe của "Dòng lũ thép" này đủ để đè bẹp tuyến phòng thủ mặt đất và phá hủy phòng tuyến tâm lý của đối thủ. Khi đó, dường như chỉ có xe tăng mới là giải pháp hiệu quả nhấtđể chống lại xe tăng. Còn hiện nay, hỏa lực chống xe tăng đã được đáp ứng rất đầy đủ, tạo ra mối đe dọa to lớn cho xe tăng. Tên lửa chống tăng vác vai Starlight có thể tấn công chính xác xe tăng; đạn pháo điều khiển chính xác có thể tấn công xe tăng cách xa vài km, còn máy bay không người lái, trực thăng vừa trinh sát vừa tiến công lại càng là thiên địch của xe tăng.

1711951598588.png

Xe tăng Nga tham chiến tại Ukraine

Nhưng điều đó không có nghĩa là xe tăng sẽ hoàn toàn bị đào thải. Cuộc xung đột Nga - Ucraine đã chứng tỏ, tác chiến mặt đất quy mô lớn vẫn là phương thức tác chiến quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Tác chiến mặt đất như vậy, liệu có phương tiện nào thay thế được năng lực tổng hợp có phòng hộ, có hỏa lực, cơ động và thu thập thông tin như xe tăng? E rằng trong ngắn hạn còn chưa có. Đúng như lời chuyên gia trong chuyên đề này đã nói: phương Tây cũng đang cung cấp xe tăng chủ lực hiện đại cho Ucraine, chứng minh rõ ràng trong xung đột Nga – Ucraine, xe tăng, xe bọc thép vẫn là cốt lõi, có vai trò chủ yếu của toàn bộ tác chiến mặt đất.

Để được như vây, phải tiếp tục không ngừng cải tiến xe tăng. Ví dụ, ngoài nâng cao 3 tính năng truyền thống của xe tăng, phải nâng cao trình độ thông tin hóa, lắp đặt máy bay không người lái, để xe tăng hòa nhập tốt hơn vào hệ thống tác chiến. Cần phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa chiến thuật hiệp đồng giữa xe tăng và bộ binh, xe tăng với cấc phương tiện tác chiến khác, cùng phát huy sở trường, hạn chế sở đoản của nhau.

1711951728072.png

Xe bọc thép Bradley của Ukraine

Thách thức và đe họa đặt ra đối với xe tăng không phải do sự xuất hiện của thiên tài. Trong cuộc đọ sức giữa thanh kiếm và lá chắn, xe tăng không ngừng phát triển, không ngừng phải đón nhận thách thức, thường xuyên phải khắc phục mối đe dọa, bảo vệ ngôi vương của mình.

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Chế áp phòng không và tác chiến chống ra đa

Xung đột Nga - Ucraine cho người ta cảm giác, phương thức tác chiến dường như “càng đánh càng trở về lối đánh cũ”. Nga đã bắt đầu từ phương thức tác chiến “chiến tranh vùng Vịnh”, nhưng sau 1 năm tác chiến, một số khu vực dường như trở lại với “Tác chiến chiến hào”vùng Somme trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Một nguyên nhân trong đó là Không quân của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò của lực lượng xung kích trên không, phụ thuộc nhiều hơn vào lực lượng mặt đất. Còn nguyên nhân lực lượng Không quân –Hàng không vũ trụ Nga chưa thể đóng vai trò quyết định, có thể do họ chưa thế chế áp, hủy diệt hệ thống phòng không của đối phương.

1711951859265.png

Tác chiến điện tử của Nga

Người viết bài này rất quan tâm đến tác chiến chế áp phòng không của phía Nga. Hệ thống phòng không của Ukraine không được đánh giá là tiên tiến, nhìn chung là thừa hưởng sự phục hồi dần dần của hệ thống phòng không Liên Xô, về kỹ thuật chỉ dừng lại ở trình độ cuối thập niên 80 thế kỷ trước, cũng khá cũ kỹ. Nhưng những hệ thống phòng không đó cũng đã được nghiên cứu chế tạo sau bài học đấu tranh sinh tử, rút kinh nghiệm từ hệ thống phòng không của Liên Xô, hệ thống không kích của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Trung Đông, vốn đã được tin tưởng để chế áp phòng không đối phương. Cộng thêm với sự vận dụng chiến thuật của quân đội Ucraine, khiến việc chế áp phòng không của quân đội Nga chưa thể mang lại hiệu quả.

Thực ra, quân đội Nga vốn có cơ hội tốt hơn để tấn công hệ thống phòng không của Ucraine. Vào ngày đầu tiên xung đột nổ ra, tức sáng sớm ngày 24/2/2022, tất cả các sóng radar Ukraine cũng bị gây nhiễu nghiêm trọng, radar sâu trong lãnh thổ Ucraine cùng lúc bị máy bay E95 mô phỏng máy bay chiến đấu của Nga gây nhiễu. Khi hệ thống phòng không của Ucraine khởi động định giao chiến đã lập tức bị công kích. Tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn của quân đội Ngatấn công còn làm hỏng hoặc hủy diệt nhều radar cảnh báo tầm xa ở các nơi trên đất Ucraine, đồng thời hủy diệt nhiều trận địa tên lửa đất đối không ở khu vực phía nam Kherson và Zaporozhye. Trong mấy ngày đầu chiến tranh, hệ thống phòng không mặt đất của quân đội Ucraine dường như không thể sử dụng, nhiều radar cảnh báo cố định bị đánh trúng, mấy trận đại hệ thống tên lửa phòng không SA-3 triển khai cố định cũng bị hủy diệt.

1711951928965.png

Ra đa phòng không của Ukraine bị Nga phá hủy

Tuy nhiên, trước khi xung đột nổ ra, Ucraine đã nhận được thông tin cảnh báo của các nước phương Tây, trước khi trận địa bị tấn công đợt đầu tiên, phần lớn hệ thống phòng không kiểu cơ động đã được sơ tán. Vì vậy, tổn thất của hệ thống phòng không cơ động của Ucraine khá nhỏ. Hệ thống radar bị gây nhiễu và hư hỏng sau khi được thay đổi, radar và tên lửa phòng không của quân đội Ucraine sang ngày thứ hai, thứ ba đã nhanh chóng được triển khai lại, hệ thống phòng không dần dần được phục hồi. Trong cả tháng 3, nhiều máy bay chiến đấu Su-35S và Su-30M của Nga thực hiện nhiệm vụ chế áp phòng không. Một bộ phận máy bay bay tuần tiễu trên cao, có ý đồ nhử cho tên lửa phòng không của Ucrane khởi động radar là tấn công.

1711952193113.png

Su-35S mang tên lửa Kh-31P trên không phận Ukraine

Nếu như hệ thống tên lửa phòng không của Ucraine khởi động, máy bay chiến đấu Su-35S và Su-30SM sẽ phóng tên lửa bức xạ Kh-31P và Kh-58. Chỉ huy không quân và phòng không của Ucraine đã nhiều lần chứng thực, khi bị nhiều Kh-31P và Kh-58 tấn công, Ucraine đã bị tổn thất một số tên lửa đất đối không SA-11 và SA-8. Nhưng lực lượng chế áp phòng không của Nga sau đó tiếp tục bước vào chế áp phòng không, trong đó có trang bị và tên lửa chống bức xạ, số lượng không đủ, cộng thêm việc Ucraine sử dụng chiến thuật tác chiến phòng không kiểu du kích, không cần đánh chặn tất cả các đợt không kích, mà chỉ tập trung bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga, đã khiến phía Nga luôn không thể hoàn toàn chế áp, tiêu diệt hệ thống phòng không Ucraine, hạn chế được sức mạnh trên không của Nga.

Điều đó một lần nữa cho thấy rõ vai trò quan trọng của năng lực tác chiến chế áp phòng không đối với không quân hiện đại./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga sử dụng 'bom lượn' mới chết người tấn công Kharkov

UMPB D-30, một loại bom thời Liên Xô được trang bị thêm để hoạt động giống tên lửa hành trình, đang nhắm mục tiêu ở thành phố thứ hai của Ukraine

1711954796911.png


Ukraine cho biết Nga đã sử dụng loại "bom lượn" mới để tấn công các mục tiêu ở thành phố Kharkov.

Quả bom, một loại đạn “ngu” hạng nặng được điều chỉnh để hoạt động giống như tên lửa hành trình, đã giết chết ít nhất một người và làm bị thương 19 người khi nó tấn công các khu chung cư ở thành phố lớn thứ hai Ukraine. Đó là bằng chứng mới nhất về cách tiếp cận chiến thuật đang thay đổi của Nga.

“Đây là thứ gì đó giữa một quả bom dẫn đường trên không mà họ [người Nga] đã sử dụng gần đây và một tên lửa. Có thể nói đó là một quả bom bay”, Volodymyr Tymoshko, cảnh sát trưởng khu vực, cho biết sau khi khảo sát thiệt hại.

1711954874008.png


Nga đã thả những quả bom từ thời Liên Xô được trang bị thêm cánh để chúng có thể lướt qua tiền tuyến và tấn công mục tiêu trong hơn một năm qua. Điều này cho phép máy bay chiến đấu của Nga tránh đến quá gần các hệ thống phòng không tiên tiến của phương Tây.

“Bom lượn” tầm ngắn hơn trước đây đã được sử dụng vào các mục tiêu quân sự để giúp Nga giành được nhiều lợi ích trên tiền tuyến. Nhưng các phiên bản tầm xa hơn như UMPB D-30 bắn vào Kharkov hiện đang tấn công thành phố.

Oleh Synehubov, thống đốc khu vực Kharkov, cho biết: “Có vẻ như người Nga đã quyết định thử nghiệm những quả bom đã được sửa đổi của họ nhằm vào thành phố”.

Các nhà phân tích quân sự cho rằng những quả bom này là một cấu hình mới. Dựa trên hình ảnh các mảnh đạn từ cuộc tấn công hôm thứ Tư, thiết kế mới nhất dường như được trang bị bộ tăng áp turbo để mở rộng phạm vi hoạt động, một đôi cánh giúp nó lướt đi cũng như chức năng GPS nhỏ.

1711954957230.png


Nhu cầu né tránh hệ thống phòng không của Ukraine gần đây đã trở nên cấp bách hơn, khi Bộ Quốc phòng Anh hồi đầu tháng này báo cáo rằng Ukraine đã bắn hạ 13 máy bay chiến đấu của Nga trong nhiều ngày.

Chi phí chuyển đổi những quả bom thời Liên Xô cũng rẻ hơn nhiều so với việc sản xuất tên lửa mới. Nga đã thực hiện khoảng 100 cuộc không kích mỗi ngày trên tiền tuyến vào đầu tháng này.

Các báo cáo đề xuất một phiên bản của thế hệ bom lượn mới này - FAB-1500: một quả bom nặng 1,5 tấn thời Liên Xô có khả năng làm nổ tung một miệng núi lửa có đường kính 15 mét - đóng vai trò quan trọng trong việc tàn phá hệ thống phòng thủ của Ukraine xung quanh Avdiivka, nơi đã bị quân đội Nga chiếm giữ vào tháng 2 sau nhiều tháng bị oanh tạc từ trên không.

Có tới 125 quả bom lượn trút xuống Avdiivka mỗi ngày trong tuần trước khi nó thất thủ, minh họa cho sức tàn phá của các cuộc tấn công hàng loạt kiểu này.

Trong một tài khoản đăng trên Telegram trong trận chiến, Maksym Zhorin thuộc Lữ đoàn tấn công biệt động số 3 của Ukraine cho biết: “Những quả bom này phá hủy hoàn toàn bất kỳ vị trí nào. Tất cả các tòa nhà và công trình kiến trúc chỉ đơn giản biến thành một cái hố sau khi có một quả bom xuất hiện.”

1711955055539.png


Trong số các khu vực dân sự mà Nga hiện đang nhắm đến là thành phố Sumy, cách biên giới Nga 50 dặm. Hồi đầu tháng này, ông Synehubov thông báo rằng một quả bom dẫn đường mang bom chùm lần đầu tiên đã được thả xuống thị trấn Kupyansk.

Moscow được cho là đã tăng cường sản xuất bom lượn trong những tháng gần đây. Bộ Quốc phòng Nga báo cáo rằng năng suất tại một nhà máy sản xuất bom chuyển đổi đã tăng 40% sau khi chuyển sang sản xuất 24/7.

Do cấu tạo bom nặng, thời gian bay ngắn, tín hiệu radar nhỏ và quỹ đạo không có đạn đạo, các quan chức Ukraine cho biết chúng gần như không thể bị bắn hạ.

1711955196687.png


Biện pháp hiệu quả nhất để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của chúng là máy bay chiến đấu F-16, vốn có cảm biến, khả năng phòng thủ và tên lửa tốt hơn các máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG hiện tại của Ukraine.

Chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ dự kiến sẽ không được giao cho Ukraine sớm nhất là vào tháng 7.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,065
Động cơ
589,332 Mã lực
Máy bay không người lái FPV của Ukraine ngày càng nguy hiểm hơn

Ukraine đang nghiên cứu đội máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV), một trong những máy bay không người lái phổ biến nhất trong trận chiến với Nga trên không, để gây thêm thiệt hại cho các phương tiện bọc thép của Moscow khi Kiev phải vật lộn với kho đạn dược ngày càng cạn kiệt từ phương Tây. đồng minh.

Ukraine cho biết họ đã phát triển loại đạn xuyên giáp, được gọi là EFP, tương thích với đội máy bay không người lái FPV của mình.

View attachment 8440407

Theo truyền thông Ukraine, nó được thiết kế để chống lại các phương tiện quân sự được bọc thép, bao gồm xe bọc thép chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành. Theo nguồn tin Ukraine, loại đạn này có thể di chuyển với tốc độ 1.800 mét/giây.

Chuyên gia quân sự David Hambling cho biết, đạn dạng nổ hay còn gọi là đạn xuyên giáp (EFP) không phải là công nghệ mới mà là phiên bản của loại đạn xuyên giáp tiêu chuẩn.

Ông nói với Newsweek : “EFP xuyên qua lớp giáp ít hơn so với các loại đầu đạn có hình dạng khác, đó là lý do tại sao chúng ít phổ biến hơn” . "Tuy nhiên, chúng cung cấp tầm bắn xa hơn nhiều."

View attachment 8440408

Ưu điểm chính của loại đạn trên máy bay không người lái FPV của Ukraine nằm ở chỗ người điều khiển ở Kyiv có thể kích hoạt đạn từ xa. Ông nói thêm: “EFP cũng sẽ lao thẳng qua lồng hoặc lưới thường được sử dụng để bảo vệ phương tiện khỏi FPV”.

Máy bay không người lái FPV nhanh chóng trở thành cứu cánh cho những nỗ lực của Ukraine với máy bay không người lái (UAV). Chúng có thể được sử dụng để ghi lại các cảnh quay chiến trường đầy kịch tính, nơi máy bay không người lái lao về phía các phương tiện của Nga trước khi phát nổ hoặc được sử dụng làm công cụ trinh sát để hướng dẫn các cuộc tấn công bằng pháo binh.

Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số của Kyiv, người đứng đầu các nỗ lực sử dụng máy bay không người lái của Ukraine chống lại Nga, nói rằng “đôi khi chúng hoạt động hiệu quả hơn cả pháo binh”.

View attachment 8440409

Khi mối lo ngại ngày càng sâu sắc về kho dự trữ đạn dược khan hiếm của Ukraine, loại đạn EFP mới gắn trên máy bay không người lái FPV có thể giúp ích phần nào trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các kho đạn dược của Ukraine và thực tế về số lượng đạn mà nước này cần.

Đạn dược đã nằm ở vị trí cao trong danh sách viện trợ mong muốn của Kyiv từ những người ủng hộ phương Tây, nhưng nguồn cung cấp của NATO đã cạn kiệt, đặc biệt là đạn pháo 155mm theo yêu cầu.

Trong suốt hơn 25 tháng chiến tranh, Ukraine đã chạy đua với Nga để phát triển các giải pháp máy bay không người lái cải tiến và Kyiv đã thống trị hoạt động sản xuất FPV vào đầu năm 2023.

Nga sau đó phản ứng bằng cách tăng cường các chương trình sản xuất của riêng mình. Trong khi đó, Kyiv đã tiến hành một số đợt gây quỹ để duy trì nguồn cung cấp máy bay không người lái giá rẻ nhưng quan trọng.

View attachment 8440412

Bendett trước đó đã nói: “Nhiều nỗ lực sản xuất của tình nguyện viên, nhà nước và liên kết của Nga đã tăng cường đáng kể sự phát triển của FPV và vận chuyển số lượng lớn ra tiền tuyến,” Bendett trước đó đã nói, đồng thời cho biết thêm vào giữa tháng 12 rằng Nga có thể sẽ nhận được hàng chục nghìn máy bay không người lái FPV từ những nỗ lực này mỗi tháng.

Một chỉ huy Ukraine cho biết vào giữa tháng 12 rằng các máy bay chiến đấu của Kyiv chỉ có một máy bay không người lái FPV cho tối đa bảy máy bay không người lái FPV của Nga trong các khu vực chiến trường quan trọng ở miền đông và miền nam Ukraine.

Ukraine cho biết họ đang trên đà sản xuất hơn một triệu máy bay không người lái vào năm 2024, vượt mục tiêu do nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đặt ra vào cuối năm 2023.
Trong khi Nga phải chịu cấm vận thì việc phát triển máy bay không người lái ở Ukraine dễ dàng hơn vì người Ukr có thể nhập khẩu công nghệ và linh kiện từ nước ngoài để phát triển máy bay không người lái. Người Ukraine có vẻ chưa tận dụng tốt được lợi thế này. Các nước phương tây cũng chưa tận dụng việc này để giúp Ukraine tạo lợi thế trên chiến trường.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Gần St.Petersburg, hàng trăm xe tăng T-80 chờ nâng cấp

Các đánh giá hiện tại cho thấy quân đội Nga có thể duy trì cuộc xung đột ở Ukraine thêm 2-3 năm nữa, với nguồn dự trữ vũ khí và máy móc quân sự hiện có. Thông tin chi tiết này được cung cấp bởi cơ quan truyền thông Ba Lan, Defense24. Khẳng định này bắt nguồn từ việc phân tích một bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy kho dự trữ xe tăng T-80 của Nga .

1712026188481.png


Cụ thể, vệ tinh đã chiếm được kho hàng chưa được phát hiện của Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 61. Nằm gần St. Petersburg, cơ sở này là một trong nhiều nhà máy xe tăng dưới sự bảo trợ của Uralvagonzavod. Các nguồn tin của Nga, giải thích những nhận xét từ các đồng nghiệp Ba Lan, quy định: “Dữ liệu vệ tinh thường xuyên về thiết bị đặt trong các cơ sở lưu trữ căn cứ của chúng tôi cho phép phương Tây để mắt tới các nguồn tài nguyên vật chất của lực lượng vũ trang của chúng tôi. Điều này mang lại cho họ một bức tranh toàn cảnh về khả năng huy động tiềm năng của chúng tôi.”

Hình ảnh này đã trở thành chủ đề nóng trên nhiều nền tảng mạng xã hội, thu hút hàng trăm bình luận. Các nhà quan sát ghi nhận sự giảm rõ rệt về thể tích kho chứa, đồng thời thừa nhận lượng dự trữ được giữ lại. Mặc dù số lượng xe tăng trong khuôn viên cơ sở đã giảm rõ rệt nhưng vẫn có sự đồng thuận nhất trí rằng quân đội Nga vẫn sở hữu một đội xe tăng khá lớn.

Màu xanh nước biển và xanh cỏ xuất hiện nổi bật trên một số xe tăng T-80 của Nga. Những màu ngụy trang này thường thấy trong quân đội Nga, cũng đã được phát hiện trên các thiết bị của phương Tây. Kiểu ngụy trang cụ thể của một phương tiện thường được xác định bởi cách phối màu tự nhiên của khu vực chiến đấu.

Nhiều chiếc T-80 được xếp gọn có màu nâu, ít nhất là theo hình ảnh vệ tinh. Màu nâu đậm này có thể là dấu hiệu của xe bị rỉ sét. Thật vậy, mặc dù việc ngụy trang xe tăng màu nâu không phải là chưa từng thấy nhưng nó thường được pha trộn với các màu sắc khác. Màu nâu đặc của những chiếc xe tăng này, khác biệt rõ rệt với những chiếc xe tăng màu xanh lá cây có nhiều sắc thái khác nhau, đặt ra câu hỏi về khả năng bị rỉ sét.

1712026358235.png


Một hoặc hai tháng trước, tình báo Anh đã đưa ra một khẳng định thuyết phục. Họ tuyên bố rằng Nga có thể bù đắp tổn thất xe tăng hàng tháng ở Ukraine bằng cách cung cấp một lượng tương đương. Không phải tất cả những xe này đều mới ra khỏi dây chuyền lắp ráp. Một lượng đáng kể xe tăng gửi đến Ukraine được lấy từ nguồn dự trữ, nâng cấp và sau đó được điều động.

Ngày 14 tháng 2/2024 khi đợt giao xe T-80 gần đây nhất diễn ra, được hỗ trợ bởi công tác hậu cần của nhà máy kỹ thuật vận tải Omsktransmash. Bộ phận báo chí tại Uralvagonzavod đã nhanh chóng xác nhận việc giao hàng. Có thể thấy ngạc nhiên khi T-80 không nhận được nhiều sự công nhận từ phía Nga ngay từ đầu cuộc xung đột. Bộ Quốc phòng dựa nhiều hơn vào các loại xe tăng tiết kiệm chi phí như T-72 và T-90, dẫn đến tình trạng dư thừa những chiếc T-80 không hoạt động. Đây là một sự thật ít được biết đến: chi phí vận hành tân trang một chiếc T-80 vượt xa T-72 và T-90.

1712026457231.png


Tuy nhiên, có vẻ như Bộ Quốc phòng Nga đang đánh giá lại phân tích chi phí-lợi ích liên quan đến xe tăng T-80. Vào tháng 9, truyền thông nhà nước tiết lộ rằng Omsktransmash đã bắt đầu quá trình trang bị thêm xe tăng để sử dụng cùng với những chiếc T-90M hoàn toàn mới đang được sản xuất tại Uralvagonzavod.

Một tiết lộ vào cuối năm 2023 – Nga có kế hoạch khởi động lại việc sản xuất xe tăng T-80 . Đây không chỉ là một bản nâng cấp hoặc tân trang đơn thuần của các mẫu hiện có mà còn là sự khởi đầu lại toàn diện trong việc tạo ra các thiết bị chiến trường này từ đầu. Công lao đưa tin tức quan trọng này lên hàng đầu thuộc về Alexander Potapov, giám đốc của Uralvagonzavod.

1712026516361.png


Theo Potapov, công việc to lớn này đã được bộ chỉ huy quân sự quan tâm. Kịch bản hiện tại liên quan đến các cuộc đàm phán với Bộ Công Thương, khi việc đổi mới sản xuất xe tăng phụ thuộc vào việc có thêm năng lực.

T-80BVM, phiên bản mới nhất của xe tăng, được trang bị động cơ tua-bin khí mạnh mẽ tạo ra công suất ấn tượng 1.250 mã lực. Bản nâng cấp tiên tiến này đã được đưa vào các sư đoàn thiết giáp của Quân đội Nga kể từ năm 2019, đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Xem xét ảnh chụp nhanh từ vệ tinh, có thể thấy rõ rằng nếu cuộc chiến này tiếp diễn, Nga có thể sẽ rút cả xe tăng “xanh”“nâu” khỏi kho gần St. Petersburg. Dấu hiệu nằm ở các hàng mỏng đi đáng kể ở nửa bên phải của hình ảnh.

Những chiếc xe tăng này sẽ được cải tiến theo tiêu chuẩn BVM. “BVM là gì?” đó là một thuật ngữ hấp dẫn thực sự là viết tắt của “Bolshaya Modernizaciya” hoặc “Hiện đại hóa lớn” trong tiếng Nga. T-80BVM được nâng cấp động cơ và hệ thống truyền động. Cung cấp năng lượng cho nó là động cơ tua-bin khí GTD-1250, một bước tiến đáng kể so với GTD-1000TF ban đầu của T-80, mang lại sức mạnh và hiệu quả cao hơn. Sự cải thiện được phản ánh ở khả năng tăng tốc, sự nhanh nhẹn và hiệu suất tổng thể trên nhiều cảnh quan khác nhau.

1712026642253.png


Được trang bị áo giáp phản ứng nổ “Relikt” , T-80BVM có khả năng chống chọi tốt hơn với các loại vũ khí chống tăng hiện đại so với mẫu xe tiền nhiệm T-80 sử dụng áo giáp “Kontakt-5” . Do đó, việc giới thiệu áo giáp “Relikt” mang lại cho T-80BVM lợi thế về khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công liên quan đến động năng và năng lượng hóa học.

Khi nói đến sức mạnh tấn công tuyệt đối, T-80BVM thể hiện một sự nâng cấp đáng chú ý với pháo nòng trơn 125mm 2A46M-4 mới. Sự bổ sung mới này không chỉ tự hào về tốc độ bắn cao hơn mà còn vượt qua người tiền nhiệm của nó, súng 2A46-2 của T-80, về độ chính xác. Khả năng bắn tên lửa chống tăng dẫn đường 9M119M1 Invar-M mang lại cho T-80BVM lợi thế vượt trội trong tác chiến từ xa.

1712026682513.png


Hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến của T-80BVM xứng đáng được nhắc đến. Kính ngắm đa kênh tích hợp của xạ thủ, Sosna-U, kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực 1A40-4, đảm bảo mục tiêu và khả năng theo dõi được nâng cao ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc khi màn đêm buông xuống. đây thực sự là một cải tiến đáng chú ý so với hệ thống điều khiển hỏa lực 1A33 của T-80.

Cuối cùng, T-80BVM được trang bị hệ thống định vị tinh vi cùng với thiết bị liên lạc hiện đại. Bản nâng cấp lớn này giúp tăng cường hiệu quả chiến thuật và sức mạnh tổng hợp của nó với các tài sản khác trên chiến trường. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một tiến bộ đáng kể so với T-80 vốn thiếu những hệ thống tiên tiến này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ủy ban của Hạ viện Mỹ yêu câù Lầu Năm Góc về việc đưa các công ty công nghệ sinh học Trung Quốc vào danh sách các công ty quốc phòng

Chủ tịch sắp mãn nhiệm của ủy ban tập trung vào Trung Quốc của Hạ viện và đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu đang yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng trình bày ngắn gọn với Quốc hội về đánh giá của Lầu Năm Góc về việc liệu một số công ty công nghệ sinh học của Trung Quốc có nằm trong danh sách hợp nhất giữa dân sự và quân sự hay không.

1712034652480.png


Chủ tịch Mike Gallagher , R-Wis., Người gần đây đã tuyên bố sắp từ chức khỏi Quốc hội, và Hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi, D-Ill., đã gửi thư yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cung cấp thông tin cập nhật về đánh giá bắt buộc.

“Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] xác định sự thống trị trong công nghệ sinh học là rất quan trọng để 'tăng cường sức mạnh khoa học và công nghệ [của Trung Quốc]' và kêu gọi tăng cường hợp tác quân sự-dân sự và công nghệ trong lĩnh vực này," họ viết trong một báo cáo. Bức thư thứ sáu gửi Austin. “Cần hành động khẩn cấp để xác định các thực thể công nghệ sinh học [Trung Quốc] đi đầu trong công việc này.”

Dự luật chính sách quốc phòng tài khóa 2024 yêu cầu Lầu Năm Góc đánh giá xem có công ty công nghệ sinh học nào nằm trong danh sách các công ty quân sự Trung Quốc hay không.

Việc đánh giá dự kiến vào tháng 6, nhưng bức thư yêu cầu Lầu Năm Góc thông báo ngắn gọn cho các nhân viên của Ủy ban Hạ viện về Đ..C..S Trung Quốc về điều khoản trước ngày 1 tháng 5. Gallagher gần đây đã thông báo rằng ông sẽ từ chức vào ngày 19 tháng 4 , cùng với Hạ nghị sĩ John Moolenaar, R- Mich., chuẩn bị đảm nhiệm vị trí chủ tịch .

1712034713269.png


Gallagher và Krishnamoorthi đã chỉ ra sáu công ty công nghệ sinh học Trung Quốc mà họ tin rằng có khả năng được đưa vào danh sách các công ty quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc. Danh sách này bao gồm Innomics, công ty đã hoạt động ở Massachusetts ít nhất từ năm 2010 với tư cách là công ty con của BGI Americas Corp của Trung Quốc. Công ty con khác của BGI trong danh sách là STOmics.

Bốn công ty công nghệ sinh học khác của Trung Quốc được trích dẫn trong thư là MGI Group, Origincell, Vazyme Biotech và Axibo.

Quốc hội Mỹ lần đầu tiên yêu cầu Lầu Năm Góc duy trì danh sách các công ty quân sự Trung Quốc trong dự luật chính sách quốc phòng năm tài chính 2021. Nó yêu cầu Bộ Quốc phòng theo dõi các công ty “được xác định là có đóng góp cho sự kết hợp dân sự quân sự cho cơ sở công nghiệp-quốc phòng Trung Quốc” và “tham gia cung cấp dịch vụ thương mại, sản xuất, sản xuất hoặc xuất khẩu”.

Danh sách này không dẫn đến biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, nó cấm Bộ Quốc phòng mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các công ty quân sự Trung Quốc được chỉ định.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,682
Động cơ
656,108 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quân đội Ấn Độ bắn thử tên lửa BrahMos, Akash

Quân đội Ấn Độ đã bắn thử tên lửa hành trình siêu âm BrahMos và tên lửa đất đối không bán di động Akash (SAM) trong hai cuộc tập trận riêng biệt diễn ra vào cuối tháng 3.

1712034830147.png

Thử nghiệm BrahMos

Cuộc thử nghiệm BrahMos được thực hiện bởi đơn vị tên lửa Rising Sun thuộc Bộ Tư lệnh miền Đông của Quân đội Ấn Độ ở Quần đảo Andaman và Nicobar. Theo một bài đăng trên mạng xã hội của Bộ Tư lệnh Miền Đông, tên lửa đã bắn trúng mục tiêu một cách “chính xác”.

Cuộc thử nghiệm Akash được thực hiện bởi Trung đoàn tên lửa phòng không 128 – còn gọi là Sky Gladiators – thuộc Bộ chỉ huy phía Tây của quân đội ở một địa điểm không xác định.

Theo đoạn phim do Bộ chỉ huy phương Tây công bố, tên lửa Akash được nhìn thấy đã đánh chặn một máy bay không người lái (UAV) bay ở độ cao 30 km trong quá trình thử nghiệm.

Cả hai cuộc tập trận đều được thực hiện để đánh giá mức độ sẵn sàng hoạt động của Quân đội Ấn Độ khi tiến hành các hoạt động với những tên lửa này.

1712034923978.png

Thử nghiệm Akash
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top