Tư duy mới của Kim Jong Un trong giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên
Theo trang HK01.com, những ngày qua, thái độ của Triều Tiên đối với Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, Triều Tiên đã xác định Hàn Quốc là quốc gia thù địch chủ yếu và đóng cửa các cơ quan liên quan đến vấn đề liên Triều như Ủy ban Thống nhất hòa bình, Cục Hợp tác kinh tế quốc gia và Cục Du lịch quốc tế núi Kumgang. Ngoài ra, Triều Tiên còn cắt đứt hoàn toàn tuyến đường sắt Gyeongui, dỡ bỏ Tháp kỷ niệm ba hiến chương thống nhất đất nước nằm ở cửa ngõ phía Nam Bình Nhưỡng, và từ bỏ hoàn toàn các khái niệm "thống nhất, hòa giải và cùng dân tộc" trong lịch sử dân tộc Triều Tiên. Bên cạnh đó, Triều Tiên còn đề xuất xóa bỏ những cụm từ như "nửa phía Bắc", "độc lập, thống nhất hòa bình và đại đoàn kết dân tộc" trong Hiến pháp.
Tất cả những thay đổi này đều xuất phát việc Triều Tiên muốn định vị lại mối quan hệ liên Triều. Theo báo cáo được Kim Jong Un đọc tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 vào ngày 30/12/2023, mối quan hệ giữa hai miền “không còn là mối quan hệ giữa những người cùng một dân tộc”, mà là mối quan hệ hoàn toàn thù địch. Tại Hội nghị lần thứ 10 Hội đồng Nhân dân tối cao Triều Tiên khóa 14 được tổ chức tại Bình Nhưỡng ngày 15/1, Kim Jong Un một lần nữa tuyên bố rằng nên xác định Hàn Quốc trong Hiến pháp Triều Tiên là “kẻ thù số một” và “kẻ thù chính vĩnh viễn”.
Cách đây hai năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un từng nói kẻ thù chính của Triều Tiên không phải là một quốc gia cụ thể, mà là chiến tranh. Đến nay, việc Triều Tiên coi Hàn Quốc là kẻ thù chủ yếu là điều hết sức bất thường. Điều quan trọng hơn là cách thể hiện này không chỉ là phản ứng chính trị bằng lời, mà là sự thay đổi toàn diện và thực chất – từ sự đồng thuận của Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đến nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tối cao.
Tại sao thái độ của Triều Tiên đối với Hàn Quốc lại có sự thay đổi mạnh mẽ như vậy? Sự thay đổi thái độ của Triều Tiên là sản phẩm của việc điều chỉnh khuôn khổ quan hệ với bên ngoài dựa trên thực tế, đồng thời là sự từ bỏ mục tiêu bất khả thi là thống nhất hòa bình.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai chủ thể chính quyền đã xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên và đã tìm cách thống nhất trong một thời gian dài. Điều này xuất phát từ tinh thần trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của các chính trị gia kể từ khi sự chia rẽ bắt đầu. Tuy nhiên, do thời gian chia cắt kéo dài và xuất phát từ nhu cầu sinh tồn cũng như phát triển, hai nước đều gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1991. Kể từ đó, hai nước đã trở thành những quốc gia độc lập, có chủ quyền được cộng đồng quốc tế công nhận.
Mặc dù cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều tuyên bố trong hiến pháp rằng bán đảo Triều Tiên là một thực thể thống nhất, song đây chỉ là câu chuyện chính trị đúng đắn chứ không phải thực tế chính trị. Về cơ bản, quan hệ liên Triều nên là quan hệ láng giềng. Chưa kể nhiều nước lớn đều không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất thành một nước có thực lực mạnh. Cả hai miền Bắc và Nam Triều Tiên đều không đủ sức “nuốt trôi” đối phương để đạt được sự thống nhất. Sự phân chia là một thực tế khó thay đổi, và mục tiêu thúc đẩy thống nhất là điều khó có thể đạt được nếu không tiến hành chiến tranh.
Triều Tiên biết rõ rằng Bắc và Nam Triều Tiên sẽ cùng tồn tại lâu dài. Xác định quan hệ liên Triều là mối quan hệ “quốc gia với quốc gia” là một lựa chọn thực tế. Cuộc đối đầu lâu dài giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là di sản của lịch sử và là sản phẩm của việc hai bên đều coi thống nhất là mục tiêu. Việc không còn gọi quan hệ Bắc-Nam trên thực tế là gạt yêu cầu thống nhất sang một bên, và việc xác định lại quan hệ Bắc-Nam là nỗ lực của Triều Tiên nhằm làm sáng tỏ logic đối đầu giữa hai miền Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên về cơ bản là cuộc thử nghiệm thất bại của hai miền Bắc và Nam Triều Tiên nhằm tiến tới thống nhất thông qua chiến tranh. Tháng 5/1972, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành từng đề xuất ba nguyên tắc thống nhất đất nước: độc lập, hòa bình và thống nhất. Tháng 10/1980, ông đề xuất ý tưởng thống nhất theo chế độ liên bang. Tháng 4/1993, ông đưa ra cương lĩnh 10 điểm nhằm hiện thực hóa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặt nền móng cho chính sách của Triều Tiên đối với Hàn Quốc. Người kế nhiệm là Kim Jong Il, đã tổ chức một cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc khi đó Kim Dae Jung tại Bình Nhưỡng vào tháng 6/2000 và ký Tuyên bố chung liên Triều.
Tháng 10/2007, nhà lãnh đạo Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc khi đó Roh Moo Hyun đã tổ chức cuộc gặp cấp cao liên Triều lần thứ hai tại Bình Nhưỡng, và hai bên đã ký "Tuyên bố về phát triển quan hệ Bắc-Nam hòa bình và thịnh vượng". Dù nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc khi đó Moon Jae In và ký hàng loạt thỏa thuận, nhưng với sự thay đổi chính quyền ở Hàn Quốc, mọi thứ không đi đến đâu.
Kim Jong Un hiện chủ trương điều chỉnh quan hệ giữa hai miền Bắc-Nam thành quan hệ giữa hai nước. Đây là động thái chưa từng có nhằm tái dựng câu chuyện về mối quan hệ giữa hai nước và thể hiện lòng dũng cảm chính trị. Nhìn bề ngoài, đây có vẻ là sự thu hẹp mục tiêu chính trị, nhưng thực chất lại là một lựa chọn mang tính thực dụng. Việc tái dựng câu chuyện về quan hệ song phương có thể giúp giải quyết vòng luẩn quẩn đối đầu giữa hai nước.
Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In
Mặc dù Hàn Quốc được liệt vào danh sách kẻ thù chính, nhưng đằng sau việc không tiếp tục đề cập đến quan hệ Triều Tiên là lời hứa ngầm rằng Triều Tiên sẽ không tiến hành một cuộc tấn công nhằm mục đích thống nhất vào Hàn Quốc bất cứ lúc nào. Đây là hành động tích cực thể hiện thiện chí chính trị của Triều Tiên.
Nếu thoát khỏi nhiệm vụ thống nhất trong lịch sử và mục tiêu chính sách với đối phương, thì “chiến tranh lạnh” có thể chuyển thành chung sống hòa bình. Tiếp theo, Triều Tiên chắc chắn sẽ có biện pháp buộc Hàn Quốc phải từ bỏ nỗ lực thống nhất.
...........
Theo trang HK01.com, những ngày qua, thái độ của Triều Tiên đối với Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, Triều Tiên đã xác định Hàn Quốc là quốc gia thù địch chủ yếu và đóng cửa các cơ quan liên quan đến vấn đề liên Triều như Ủy ban Thống nhất hòa bình, Cục Hợp tác kinh tế quốc gia và Cục Du lịch quốc tế núi Kumgang. Ngoài ra, Triều Tiên còn cắt đứt hoàn toàn tuyến đường sắt Gyeongui, dỡ bỏ Tháp kỷ niệm ba hiến chương thống nhất đất nước nằm ở cửa ngõ phía Nam Bình Nhưỡng, và từ bỏ hoàn toàn các khái niệm "thống nhất, hòa giải và cùng dân tộc" trong lịch sử dân tộc Triều Tiên. Bên cạnh đó, Triều Tiên còn đề xuất xóa bỏ những cụm từ như "nửa phía Bắc", "độc lập, thống nhất hòa bình và đại đoàn kết dân tộc" trong Hiến pháp.
Tất cả những thay đổi này đều xuất phát việc Triều Tiên muốn định vị lại mối quan hệ liên Triều. Theo báo cáo được Kim Jong Un đọc tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 vào ngày 30/12/2023, mối quan hệ giữa hai miền “không còn là mối quan hệ giữa những người cùng một dân tộc”, mà là mối quan hệ hoàn toàn thù địch. Tại Hội nghị lần thứ 10 Hội đồng Nhân dân tối cao Triều Tiên khóa 14 được tổ chức tại Bình Nhưỡng ngày 15/1, Kim Jong Un một lần nữa tuyên bố rằng nên xác định Hàn Quốc trong Hiến pháp Triều Tiên là “kẻ thù số một” và “kẻ thù chính vĩnh viễn”.
Cách đây hai năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un từng nói kẻ thù chính của Triều Tiên không phải là một quốc gia cụ thể, mà là chiến tranh. Đến nay, việc Triều Tiên coi Hàn Quốc là kẻ thù chủ yếu là điều hết sức bất thường. Điều quan trọng hơn là cách thể hiện này không chỉ là phản ứng chính trị bằng lời, mà là sự thay đổi toàn diện và thực chất – từ sự đồng thuận của Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đến nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tối cao.
Tại sao thái độ của Triều Tiên đối với Hàn Quốc lại có sự thay đổi mạnh mẽ như vậy? Sự thay đổi thái độ của Triều Tiên là sản phẩm của việc điều chỉnh khuôn khổ quan hệ với bên ngoài dựa trên thực tế, đồng thời là sự từ bỏ mục tiêu bất khả thi là thống nhất hòa bình.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai chủ thể chính quyền đã xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên và đã tìm cách thống nhất trong một thời gian dài. Điều này xuất phát từ tinh thần trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của các chính trị gia kể từ khi sự chia rẽ bắt đầu. Tuy nhiên, do thời gian chia cắt kéo dài và xuất phát từ nhu cầu sinh tồn cũng như phát triển, hai nước đều gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1991. Kể từ đó, hai nước đã trở thành những quốc gia độc lập, có chủ quyền được cộng đồng quốc tế công nhận.
Mặc dù cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều tuyên bố trong hiến pháp rằng bán đảo Triều Tiên là một thực thể thống nhất, song đây chỉ là câu chuyện chính trị đúng đắn chứ không phải thực tế chính trị. Về cơ bản, quan hệ liên Triều nên là quan hệ láng giềng. Chưa kể nhiều nước lớn đều không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất thành một nước có thực lực mạnh. Cả hai miền Bắc và Nam Triều Tiên đều không đủ sức “nuốt trôi” đối phương để đạt được sự thống nhất. Sự phân chia là một thực tế khó thay đổi, và mục tiêu thúc đẩy thống nhất là điều khó có thể đạt được nếu không tiến hành chiến tranh.
Triều Tiên biết rõ rằng Bắc và Nam Triều Tiên sẽ cùng tồn tại lâu dài. Xác định quan hệ liên Triều là mối quan hệ “quốc gia với quốc gia” là một lựa chọn thực tế. Cuộc đối đầu lâu dài giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là di sản của lịch sử và là sản phẩm của việc hai bên đều coi thống nhất là mục tiêu. Việc không còn gọi quan hệ Bắc-Nam trên thực tế là gạt yêu cầu thống nhất sang một bên, và việc xác định lại quan hệ Bắc-Nam là nỗ lực của Triều Tiên nhằm làm sáng tỏ logic đối đầu giữa hai miền Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên về cơ bản là cuộc thử nghiệm thất bại của hai miền Bắc và Nam Triều Tiên nhằm tiến tới thống nhất thông qua chiến tranh. Tháng 5/1972, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành từng đề xuất ba nguyên tắc thống nhất đất nước: độc lập, hòa bình và thống nhất. Tháng 10/1980, ông đề xuất ý tưởng thống nhất theo chế độ liên bang. Tháng 4/1993, ông đưa ra cương lĩnh 10 điểm nhằm hiện thực hóa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặt nền móng cho chính sách của Triều Tiên đối với Hàn Quốc. Người kế nhiệm là Kim Jong Il, đã tổ chức một cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc khi đó Kim Dae Jung tại Bình Nhưỡng vào tháng 6/2000 và ký Tuyên bố chung liên Triều.
Tháng 10/2007, nhà lãnh đạo Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc khi đó Roh Moo Hyun đã tổ chức cuộc gặp cấp cao liên Triều lần thứ hai tại Bình Nhưỡng, và hai bên đã ký "Tuyên bố về phát triển quan hệ Bắc-Nam hòa bình và thịnh vượng". Dù nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc khi đó Moon Jae In và ký hàng loạt thỏa thuận, nhưng với sự thay đổi chính quyền ở Hàn Quốc, mọi thứ không đi đến đâu.
Kim Jong Un hiện chủ trương điều chỉnh quan hệ giữa hai miền Bắc-Nam thành quan hệ giữa hai nước. Đây là động thái chưa từng có nhằm tái dựng câu chuyện về mối quan hệ giữa hai nước và thể hiện lòng dũng cảm chính trị. Nhìn bề ngoài, đây có vẻ là sự thu hẹp mục tiêu chính trị, nhưng thực chất lại là một lựa chọn mang tính thực dụng. Việc tái dựng câu chuyện về quan hệ song phương có thể giúp giải quyết vòng luẩn quẩn đối đầu giữa hai nước.
Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In
Mặc dù Hàn Quốc được liệt vào danh sách kẻ thù chính, nhưng đằng sau việc không tiếp tục đề cập đến quan hệ Triều Tiên là lời hứa ngầm rằng Triều Tiên sẽ không tiến hành một cuộc tấn công nhằm mục đích thống nhất vào Hàn Quốc bất cứ lúc nào. Đây là hành động tích cực thể hiện thiện chí chính trị của Triều Tiên.
Nếu thoát khỏi nhiệm vụ thống nhất trong lịch sử và mục tiêu chính sách với đối phương, thì “chiến tranh lạnh” có thể chuyển thành chung sống hòa bình. Tiếp theo, Triều Tiên chắc chắn sẽ có biện pháp buộc Hàn Quốc phải từ bỏ nỗ lực thống nhất.
...........