(Tiếp)
UAV khi triển khai hoạt động thường phụ thuộc vào ba tín hiệu vô tuyến riêng biệt đó là: Đường truyền vô tuyến kết nối người điều khiển trên mặt đất với UAV, qua đó người điều khiển gửi lệnh cho UAV. Đường truyền này cũng cho phép máy bay chia sẻ chi tiết về các tham số của nó với người điều khiển như độ cao, tốc độ, hướng, mức nhiên liệu cũng như tình trạng của hệ thống. Các nguồn tin cho rằng,các UAV Orlan-10 kết nối với Trạm điều khiển mặt đất (GCS) thường xuyên sử dụng đường truyền tần số 930 MHz. Đường truyền vô tuyến thứ hai cho phép UAV truyền hình ảnh tĩnh hoặc video tới các GCS hoặc tới những người dùng khác cần thông tin này. UAV dân dụng có xu hướng sử dụng đường truyền ở các tần số 2,4 GHz và 5,8 GHz để điều khiển và chuyển tiếp hình ảnh. Còn các đường truyền có các tần số khác như 3, 4 và 8 GHz cũng thường được sử dụng cho các hoạt động tương tự.
UAV của Nga
Hầu hết các UAV cũng sẽ dựa vào việc nhận các tín hiệu PNT từ chòm vệ tinh GNSS để giúp điều hướng. Các UAV của Quân đội Nga sử dụng hệ thống định vị GLONASS của Nga để thực hiện điều này, với dải tần số truyền tín hiệu từ 1,201 - 1,605 GHz. Ngoài ra, các UAV cũng có thể có bộ thu GNSS được điều chỉnh theo tần số GNSS của Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ là từ 1,164 - 1,575 GHz. Đồng thời, các máy thu trên UAV này cũng có thể được điều chỉnh để sử dụng được các tín hiệu PNT từ hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc và Galileo của châu Âu. Cả hai hệ thống này đều sử dụng các tần số nằm trong khoảng 1,1 - 1,6 GHz. Tuy nhiên, các lực lượng Nga đã không được cấp quyền truy cập vào các tín hiệu được mã hóa do hệ thống Galileo và GPS cung cấp, vì chúng được dành riêng cho mục đích quân sự của Mỹ và các quốc gia đồng minh, và các quốc gia châu Âu hỗ trợ Galileo. Còn liệu Trung Quốc có cấp quyền truy cập vào bất kỳ tín hiệu của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu được mã hóa nào hay không thì vẫn là một bí mật. GNSS được mã hóa rất quan trọng vì nó cung cấp một số khả năng chống nhiễu. Về cơ bản, máy thu GNSS của UAV sẽ bỏ qua tất cả các tín hiệu giống như GNSS thiếu mã hóa.
UAV của Nga
Các đường truyền vô tuyến này là những điểm yếu tiềm năng của UAV. Việc phá vỡ kết nối giữa UAV và GCS có thể khiến nó không bay được như bình thường. Một số UAV có sẵn cơ chế để máy bay tự động hạ cánh hoặc quay trở lại điểm xuất phát như một tính năng an toàn nếu nó mất liên kết vô tuyến với người điều khiển. Tương tự, khi UAV mất tín hiệu GNSS có thể có tác động tương tự. Một số UAV có thể có chế độ INS dự phòng giúp điều hướng máy bay nhưng không phụ thuộc vào các tín hiệu GNSS. Có thể kể đến trường hợp của các loại đạn tuần kích Shahed-136 mà Cộng hòa Hồi giáo Iran đã cung cấp cho Nga. Mặc dù những thiết bị này có thể sử dụng GNSS nhưng chúng có INS trong trường hợp thiết bị này bị kẹt hoặc nếu tín hiệu GNSS không có. Điểm yếu thứ ba là liên kết vô tuyến truyền tải video hoặc hình ảnh tĩnh. Việc gây nhiễu này sẽ ngay lập tức làm mù bất kỳ đơn vị pháo binh nào sử dụng UAV để điều khiển hỏa lực.
Shahed-136
Một nguồn tin của Ucraina cho biết: “Nhu cầu cấp bách hiện nay đối với Quân đội Ucraina đó là các hệ thống gây nhiễu. Nếu chúng tôi có đủ các hệ thống đó, chúng có thể giúp giảm tổn thất cho chúng tôi vì người Nga đang sử dụng UAV để trinh sát pháo binh”. Bất kỳ hệ thống gây nhiễu nào cũng phải có tính cơ động cao, lý tưởng nhất là các hệ thống mang vác cho bộ binh. Chúng cần bao trùm toàn bộ các tần số được UAV Nga sử dụng và cho các tần số không thuộc lĩnh vực công cộng.
Các nguồn phân tích tiếp tục rằng một thuộc tính quan trọng đối với các hệ thống gây nhiễu này là để chúng truyền các tín hiệu gây nhiễu công suất thấp. Một số hệ thống gây nhiễu C-UAV gây ra một “bong bóng” nhiễu xung quanh mục tiêu tiềm năng. Điều này được thiết kế để ngăn chặn UAV tiếp cận mục tiêu đó trong khoảng cách đã thiết lập. Cách tiếp cận như vậy rất hữu ích đối với việc bảo vệ một sự kiện thể thao hoặc một đoàn xe hộ tống, tuy nhiên, theo các nguồn tin Ucraina thì cách tiếp cận này kém hiệu quả trên chiến trường hiện tại. Ngay cả khi tạo ra được một bong bóng nhiễu xung quanh mục tiêu, UAV vẫn có thể duy trì giám sát ở cự ly không bị ảnh hưởng và thu thập hình ảnh về mục tiêu bằng hệ thống quang học của nó. Những thiết bị gây nhiễu này truyền các tín hiệu gây nhiễu công suất tương đối cao, đảm bảo mức độ nhiễu đồng đều xung quanh mục tiêu. Quân đội Nga đã triển khai một số trang bị tình báo tín hiệu chiến thuật tại chiến trường Ucraina. Các hệ thống như hệ thống gây nhiễu và tình báo thông tin liên lạc chiến thuật R-330Z Zhitel và RP-377LA có thể phát hiện và gây nhiễu đường truyền trên các tần số từ 3 MHz – 2 GHz, điều này đủ để phát hiện các tín hiệu gây nhiễu công suất cao nhắm vào các UAV của Nga. Với phương thức phát hiện những tín hiệu này, sau đó R-330Zh có thể xác định vị trí địa lý của thiết bị gây nhiễu và người điều khiển thiết bị gây nhiễu của đối phương.
Hệ thống R-330Z Zhitel
....
UAV khi triển khai hoạt động thường phụ thuộc vào ba tín hiệu vô tuyến riêng biệt đó là: Đường truyền vô tuyến kết nối người điều khiển trên mặt đất với UAV, qua đó người điều khiển gửi lệnh cho UAV. Đường truyền này cũng cho phép máy bay chia sẻ chi tiết về các tham số của nó với người điều khiển như độ cao, tốc độ, hướng, mức nhiên liệu cũng như tình trạng của hệ thống. Các nguồn tin cho rằng,các UAV Orlan-10 kết nối với Trạm điều khiển mặt đất (GCS) thường xuyên sử dụng đường truyền tần số 930 MHz. Đường truyền vô tuyến thứ hai cho phép UAV truyền hình ảnh tĩnh hoặc video tới các GCS hoặc tới những người dùng khác cần thông tin này. UAV dân dụng có xu hướng sử dụng đường truyền ở các tần số 2,4 GHz và 5,8 GHz để điều khiển và chuyển tiếp hình ảnh. Còn các đường truyền có các tần số khác như 3, 4 và 8 GHz cũng thường được sử dụng cho các hoạt động tương tự.
UAV của Nga
Hầu hết các UAV cũng sẽ dựa vào việc nhận các tín hiệu PNT từ chòm vệ tinh GNSS để giúp điều hướng. Các UAV của Quân đội Nga sử dụng hệ thống định vị GLONASS của Nga để thực hiện điều này, với dải tần số truyền tín hiệu từ 1,201 - 1,605 GHz. Ngoài ra, các UAV cũng có thể có bộ thu GNSS được điều chỉnh theo tần số GNSS của Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ là từ 1,164 - 1,575 GHz. Đồng thời, các máy thu trên UAV này cũng có thể được điều chỉnh để sử dụng được các tín hiệu PNT từ hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc và Galileo của châu Âu. Cả hai hệ thống này đều sử dụng các tần số nằm trong khoảng 1,1 - 1,6 GHz. Tuy nhiên, các lực lượng Nga đã không được cấp quyền truy cập vào các tín hiệu được mã hóa do hệ thống Galileo và GPS cung cấp, vì chúng được dành riêng cho mục đích quân sự của Mỹ và các quốc gia đồng minh, và các quốc gia châu Âu hỗ trợ Galileo. Còn liệu Trung Quốc có cấp quyền truy cập vào bất kỳ tín hiệu của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu được mã hóa nào hay không thì vẫn là một bí mật. GNSS được mã hóa rất quan trọng vì nó cung cấp một số khả năng chống nhiễu. Về cơ bản, máy thu GNSS của UAV sẽ bỏ qua tất cả các tín hiệu giống như GNSS thiếu mã hóa.
UAV của Nga
Các đường truyền vô tuyến này là những điểm yếu tiềm năng của UAV. Việc phá vỡ kết nối giữa UAV và GCS có thể khiến nó không bay được như bình thường. Một số UAV có sẵn cơ chế để máy bay tự động hạ cánh hoặc quay trở lại điểm xuất phát như một tính năng an toàn nếu nó mất liên kết vô tuyến với người điều khiển. Tương tự, khi UAV mất tín hiệu GNSS có thể có tác động tương tự. Một số UAV có thể có chế độ INS dự phòng giúp điều hướng máy bay nhưng không phụ thuộc vào các tín hiệu GNSS. Có thể kể đến trường hợp của các loại đạn tuần kích Shahed-136 mà Cộng hòa Hồi giáo Iran đã cung cấp cho Nga. Mặc dù những thiết bị này có thể sử dụng GNSS nhưng chúng có INS trong trường hợp thiết bị này bị kẹt hoặc nếu tín hiệu GNSS không có. Điểm yếu thứ ba là liên kết vô tuyến truyền tải video hoặc hình ảnh tĩnh. Việc gây nhiễu này sẽ ngay lập tức làm mù bất kỳ đơn vị pháo binh nào sử dụng UAV để điều khiển hỏa lực.
Shahed-136
Một nguồn tin của Ucraina cho biết: “Nhu cầu cấp bách hiện nay đối với Quân đội Ucraina đó là các hệ thống gây nhiễu. Nếu chúng tôi có đủ các hệ thống đó, chúng có thể giúp giảm tổn thất cho chúng tôi vì người Nga đang sử dụng UAV để trinh sát pháo binh”. Bất kỳ hệ thống gây nhiễu nào cũng phải có tính cơ động cao, lý tưởng nhất là các hệ thống mang vác cho bộ binh. Chúng cần bao trùm toàn bộ các tần số được UAV Nga sử dụng và cho các tần số không thuộc lĩnh vực công cộng.
Các nguồn phân tích tiếp tục rằng một thuộc tính quan trọng đối với các hệ thống gây nhiễu này là để chúng truyền các tín hiệu gây nhiễu công suất thấp. Một số hệ thống gây nhiễu C-UAV gây ra một “bong bóng” nhiễu xung quanh mục tiêu tiềm năng. Điều này được thiết kế để ngăn chặn UAV tiếp cận mục tiêu đó trong khoảng cách đã thiết lập. Cách tiếp cận như vậy rất hữu ích đối với việc bảo vệ một sự kiện thể thao hoặc một đoàn xe hộ tống, tuy nhiên, theo các nguồn tin Ucraina thì cách tiếp cận này kém hiệu quả trên chiến trường hiện tại. Ngay cả khi tạo ra được một bong bóng nhiễu xung quanh mục tiêu, UAV vẫn có thể duy trì giám sát ở cự ly không bị ảnh hưởng và thu thập hình ảnh về mục tiêu bằng hệ thống quang học của nó. Những thiết bị gây nhiễu này truyền các tín hiệu gây nhiễu công suất tương đối cao, đảm bảo mức độ nhiễu đồng đều xung quanh mục tiêu. Quân đội Nga đã triển khai một số trang bị tình báo tín hiệu chiến thuật tại chiến trường Ucraina. Các hệ thống như hệ thống gây nhiễu và tình báo thông tin liên lạc chiến thuật R-330Z Zhitel và RP-377LA có thể phát hiện và gây nhiễu đường truyền trên các tần số từ 3 MHz – 2 GHz, điều này đủ để phát hiện các tín hiệu gây nhiễu công suất cao nhắm vào các UAV của Nga. Với phương thức phát hiện những tín hiệu này, sau đó R-330Zh có thể xác định vị trí địa lý của thiết bị gây nhiễu và người điều khiển thiết bị gây nhiễu của đối phương.
Hệ thống R-330Z Zhitel
....