Việt Nam nên đối phó ra sao trước động thái của Mỹ và Philippines?
Theo bài viết mới đây trên trang hkcna.hk, vào thời điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Nam Hải (Biển Đông) tiếp tục căng thẳng, Tổng thống Mỹ Biden sẽ thăm Việt Nam để nâng cấp quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Philippines Marcos Jr. cũng bày tỏ hy vọng đạt được thỏa thuận hợp tác về các vấn đề biển với Việt Nam để cùng đối phó với những thách thức chung. Việt Nam sẽ lựa chọn như thế nào?
Washington luôn nỗ lực tìm cách nâng cấp mối quan hệ với Hà Nội từ “quan hệ đối tác toàn diện” trong 10 năm qua lên “quan hệ đối tác chiến lược”. Tháng 3/2023, Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã có cuộc điện đàm với nhau, hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương đi vào chiều sâu. Tháng 4/2023, Ngoại trưởng Blinken đến thăm Việt Nam và cũng bày tỏ hy vọng sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước trong những tuần và tháng tới. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Yellen cho biết bà hy vọng sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước và hiện thực hóa việc nâng cấp quan hệ song phương trong thời gian sớm nhất.
Ngoài Mỹ, Philippines gần đây cũng nỗ lực hết sức để lôi kéo Việt Nam trong vấn đề Nam Hải. Khi tiếp Đại sứ Việt Nam tại Philippines sắp mãn nhiệm vào ngày 10/8, Tổng thống Marcos Jr. cho biết ông mong muốn ký thỏa thuận với Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác về các vấn đề ở “biển Tây Philippines”. Nếu đạt được thỏa thuận, điều này sẽ giúp hai nước dễ dàng đối mặt với thách thức chung trong các tranh chấp lãnh thổ ở Nam Hải.
Tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ
Nhìn lại quan hệ Trung-Việt, Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 4. Vào tháng 5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Việt Nam đã đến thăm Trung Quốc và nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đường sắt. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ ngày 10/8 cho biết Trung Quốc là nước duy nhất tập hợp mọi ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, phát triển quan hệ Việt-Trung là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden tới Việt Nam vào thời điểm này có ý nghĩa gì? Philippines lôi kéo Việt Nam ký thỏa thuận là có mục đích gì? Đối mặt với “cành ô liu” do Mỹ và Philippines đưa ra, Việt Nam có thái độ như thế nào? Phóng viên của trang hkcna.hk (-) đã có cuộc trao đổi với Đại Phàm (+), Phó Viện trưởng Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tế Nam (Trung Quốc) xung quanh các vấn đề trên.
- Vào thời điểm Trung Quốc và Philippines xảy ra tranh chấp ở đá Nhân Ái (bãi Cỏ Mây), Biden sẽ đến thăm Việt Nam, một bên có tuyên bố chủ quyền ở Nam Hải. Ý nghĩa đằng sau chuyến thăm này là gì?
+ Kể từ thời Tổng thống Obama, Mỹ bắt đầu chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” và “tái cân bằng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương”. Để kiềm chế Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này, Mỹ đã phát động một loạt cuộc tấn công vào các khu vực xung quanh Trung Quốc, chủ yếu ở Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, Việt Nam và Myanmar nhằm lôi kéo các quốc gia này, đồng thời lợi dụng vấn đề Nam Hải để gây chia rẽ giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp trong vấn đề Nam Hải. Là nước láng giềng phía Nam giáp lãnh thổ Trung Quốc, Việt Nam luôn là mục tiêu trọng điểm mà Mỹ muốn tranh thủ. Mỹ luôn hy vọng tăng cường quan hệ với Việt Nam, xây dựng vòng vây chống Trung Quốc ở Đông Nam Á, dùng các nước Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc. Tôi cho rằng đây chính là ý định thực sự đằng sau chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam.
Chính phủ Mỹ luôn tìm kiếm cơ hội nâng cấp quan hệ với Việt Nam. Việt Nam và Mỹ hiện chỉ là “quan hệ đối tác toàn diện”, chưa phải là “quan hệ đối tác chiến lược” như giữa Trung Quốc và Nga với Việt Nam, mối quan hệ ở mức độ tương đối thấp như vậy sẽ cản trở chiến lược ngoại giao của Mỹ nhằm mở rộng tham vọng khu vực. Tôi cho rằng Chính quyền Biden có thể đang gửi tín hiệu ra thế giới bên ngoài rằng Mỹ phải nắm bắt cơ hội do Việt Nam chủ động bày tỏ thiện chí, từ đó tăng cường quan hệ với Việt Nam.
- Việt Nam có thái độ như thế nào đối với Mỹ?
+ Trên thực tế, thái độ của Việt Nam đối với Mỹ luôn tương đối mâu thuẫn. Một mặt, trong lịch sử, Mỹ và Việt Nam là cựu thù. Mỹ từng xâm lược và gây ra nhiều đau khổ cho người dân Việt Nam, vì vậy Việt Nam phải đối mặt với sự phản kháng trong nước khi phát triển quan hệ với Mỹ. Nhưng mặt khác, Việt Nam cũng hy vọng dựa vào sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
- Nếu lãnh đạo Việt Nam chủ động gọi điện và mong gặp Biden, điều này phải chăng có nghĩa là Việt Nam mong muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ? Nếu nâng cấp thì đạt được ở mức độ nào?
+ Nếu lãnh đạo Việt Nam chủ động gọi điện cho Mỹ thì điều đó chắc chắn có nghĩa là Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ, nhưng liệu Việt Nam có rõ ràng mong muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ lên mức đối tác chiến lược hay không thì tôi không rõ. Như đã đề cập trước đó, mặc dù Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ và cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, nhưng nếu quá lệ thuộc vào Mỹ hoặc nếu mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trở nên quá thân thiết, điều đó có thể gây ra nỗi nghi ngờ và lo lắng cho nước láng giềng lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Đối với Việt Nam, Trung Quốc vẫn là nước quan trọng nhất. Xét cho cùng, Trung Quốc ở rất gần còn Mỹ lại ở rất xa. Nếu tăng cường quan hệ Việt-Mỹ mà làm tổn hại quan hệ Việt-Trung thì theo tôi, đây không phải là điều Chính phủ Việt Nam mong muốn.
....
Theo bài viết mới đây trên trang hkcna.hk, vào thời điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Nam Hải (Biển Đông) tiếp tục căng thẳng, Tổng thống Mỹ Biden sẽ thăm Việt Nam để nâng cấp quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Philippines Marcos Jr. cũng bày tỏ hy vọng đạt được thỏa thuận hợp tác về các vấn đề biển với Việt Nam để cùng đối phó với những thách thức chung. Việt Nam sẽ lựa chọn như thế nào?
Washington luôn nỗ lực tìm cách nâng cấp mối quan hệ với Hà Nội từ “quan hệ đối tác toàn diện” trong 10 năm qua lên “quan hệ đối tác chiến lược”. Tháng 3/2023, Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã có cuộc điện đàm với nhau, hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương đi vào chiều sâu. Tháng 4/2023, Ngoại trưởng Blinken đến thăm Việt Nam và cũng bày tỏ hy vọng sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước trong những tuần và tháng tới. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Yellen cho biết bà hy vọng sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước và hiện thực hóa việc nâng cấp quan hệ song phương trong thời gian sớm nhất.
Ngoài Mỹ, Philippines gần đây cũng nỗ lực hết sức để lôi kéo Việt Nam trong vấn đề Nam Hải. Khi tiếp Đại sứ Việt Nam tại Philippines sắp mãn nhiệm vào ngày 10/8, Tổng thống Marcos Jr. cho biết ông mong muốn ký thỏa thuận với Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác về các vấn đề ở “biển Tây Philippines”. Nếu đạt được thỏa thuận, điều này sẽ giúp hai nước dễ dàng đối mặt với thách thức chung trong các tranh chấp lãnh thổ ở Nam Hải.
Tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ
Nhìn lại quan hệ Trung-Việt, Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 4. Vào tháng 5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Việt Nam đã đến thăm Trung Quốc và nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đường sắt. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ ngày 10/8 cho biết Trung Quốc là nước duy nhất tập hợp mọi ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, phát triển quan hệ Việt-Trung là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden tới Việt Nam vào thời điểm này có ý nghĩa gì? Philippines lôi kéo Việt Nam ký thỏa thuận là có mục đích gì? Đối mặt với “cành ô liu” do Mỹ và Philippines đưa ra, Việt Nam có thái độ như thế nào? Phóng viên của trang hkcna.hk (-) đã có cuộc trao đổi với Đại Phàm (+), Phó Viện trưởng Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tế Nam (Trung Quốc) xung quanh các vấn đề trên.
- Vào thời điểm Trung Quốc và Philippines xảy ra tranh chấp ở đá Nhân Ái (bãi Cỏ Mây), Biden sẽ đến thăm Việt Nam, một bên có tuyên bố chủ quyền ở Nam Hải. Ý nghĩa đằng sau chuyến thăm này là gì?
+ Kể từ thời Tổng thống Obama, Mỹ bắt đầu chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” và “tái cân bằng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương”. Để kiềm chế Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này, Mỹ đã phát động một loạt cuộc tấn công vào các khu vực xung quanh Trung Quốc, chủ yếu ở Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, Việt Nam và Myanmar nhằm lôi kéo các quốc gia này, đồng thời lợi dụng vấn đề Nam Hải để gây chia rẽ giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp trong vấn đề Nam Hải. Là nước láng giềng phía Nam giáp lãnh thổ Trung Quốc, Việt Nam luôn là mục tiêu trọng điểm mà Mỹ muốn tranh thủ. Mỹ luôn hy vọng tăng cường quan hệ với Việt Nam, xây dựng vòng vây chống Trung Quốc ở Đông Nam Á, dùng các nước Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc. Tôi cho rằng đây chính là ý định thực sự đằng sau chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam.
Chính phủ Mỹ luôn tìm kiếm cơ hội nâng cấp quan hệ với Việt Nam. Việt Nam và Mỹ hiện chỉ là “quan hệ đối tác toàn diện”, chưa phải là “quan hệ đối tác chiến lược” như giữa Trung Quốc và Nga với Việt Nam, mối quan hệ ở mức độ tương đối thấp như vậy sẽ cản trở chiến lược ngoại giao của Mỹ nhằm mở rộng tham vọng khu vực. Tôi cho rằng Chính quyền Biden có thể đang gửi tín hiệu ra thế giới bên ngoài rằng Mỹ phải nắm bắt cơ hội do Việt Nam chủ động bày tỏ thiện chí, từ đó tăng cường quan hệ với Việt Nam.
- Việt Nam có thái độ như thế nào đối với Mỹ?
+ Trên thực tế, thái độ của Việt Nam đối với Mỹ luôn tương đối mâu thuẫn. Một mặt, trong lịch sử, Mỹ và Việt Nam là cựu thù. Mỹ từng xâm lược và gây ra nhiều đau khổ cho người dân Việt Nam, vì vậy Việt Nam phải đối mặt với sự phản kháng trong nước khi phát triển quan hệ với Mỹ. Nhưng mặt khác, Việt Nam cũng hy vọng dựa vào sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
- Nếu lãnh đạo Việt Nam chủ động gọi điện và mong gặp Biden, điều này phải chăng có nghĩa là Việt Nam mong muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ? Nếu nâng cấp thì đạt được ở mức độ nào?
+ Nếu lãnh đạo Việt Nam chủ động gọi điện cho Mỹ thì điều đó chắc chắn có nghĩa là Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ, nhưng liệu Việt Nam có rõ ràng mong muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ lên mức đối tác chiến lược hay không thì tôi không rõ. Như đã đề cập trước đó, mặc dù Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ và cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, nhưng nếu quá lệ thuộc vào Mỹ hoặc nếu mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trở nên quá thân thiết, điều đó có thể gây ra nỗi nghi ngờ và lo lắng cho nước láng giềng lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Đối với Việt Nam, Trung Quốc vẫn là nước quan trọng nhất. Xét cho cùng, Trung Quốc ở rất gần còn Mỹ lại ở rất xa. Nếu tăng cường quan hệ Việt-Mỹ mà làm tổn hại quan hệ Việt-Trung thì theo tôi, đây không phải là điều Chính phủ Việt Nam mong muốn.
....