(Tiếp)
Đặc biệt là dưới thời chính quyền Trump của "Nước Mỹ trên hết", để duy trì ưu thế quân sự của Mỹ so với các nước khác và các thế lực trong khu vực, chính phủ Mỹ ngày càng chú trọng hơn đến "thuyết thực chiến vũ khí hạt nhân". Để phá vỡ nút thắt “sát thương quá mức” của vũ khí hạt nhân, vũ khí hạt nhân chiến thuật đương lượng thấp mới đã trở thành đối tượng được ưa chuộng của giới chức Mỹ. Vì vậy, vào tháng 3 năm 2019, chính phủ Mỹ đã đệ trình lên Quốc hội dự luật ngân sách quốc phòng năm tài chính 2020, đề xuất tăng chi phí phát triển tên lửa hạt nhân đương lượng thấp lên 8,3%. Trong chu kỳ phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật đương lượng thấp mới của quân đội Mỹ, bom hạt nhân B61 là một trong những mũi nhọn. B61 đã phục vụ trong quân đội Mỹ hơn 60 năm.
Bom B61-12
B61-12 là mẫu mới nhất trong chương trình kéo dài tuổi thọ của B61. Quả bom nặng 700 kg và có chiều dài 4 mét. Trọng điểm cải tiến của quân đội Mỹ nằm ở việc bổ sung tên lửa tự xoay, thiết bị an toàn và bảo hiểm, lắp đặt bộ cánh đuôi dẫn đường chính xác mới và một hệ thống dẫn đường mới. Sai số xác suất tròn được cho là không quá 30 mét, đầu đạn của nó có bốn tùy chọn đương lượng nổ và có khả năng khoan sâu. Vào tháng 11 năm 2021, truyền thông Mỹ đưa tin, Không quân Mỹ đã hoàn thành việc sử dụng F-35A để thả bom hạt nhân chiến thuật B61-12.
Mặc dù vào ngày 3 tháng 1 năm 2021, 5 nước gồm: Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, và Mỹ đã cùng ra một tuyên bố chung, tuyên bố rằng không thể tiến hành chiến tranh hạt nhân, và trong tương lai 5 quốc gia phải nỗ lực thực hiện 4 nội dung nhằm tránh chiến tranh hạt nhân: Không tiến hành chiến tranh hạt nhân, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, ngăn ngừa để xảy ra sự vụ ngoài ý muốn, nỗ lực vì một tương lai phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, Mỹ luôn đặt cạnh tranh chiến lược với các cường quốc lên việc kiểm soát vũ khí. Ví dụ, theo thỏa thuận Đối tác An ninh Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) trước đó, Mỹ và Anh sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho Australia trong tương lai.
Mỹ cũng đã tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho việc lực lượng không quân các nước châu Âu sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Phía Nga chỉ ra rằng, sau sự kiện Crimea, giới lãnh đạo Mỹ quyết tâm nâng cao năng lực vũ khí hạt nhân chiến thuật của châu Âu và cải tiến trang bị cho lực lượng không quân của 5 quốc gia thành viên NATO phi hạt nhân hóa là Bỉ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ý, để cho phép các máy bay F-16 và Tornado mang bom hạt nhân B61-12, kế hoạch cải tạo này đã hoàn thành vào năm 2018; ngoài ra, trên máy bay chiến đấu F-35 của các quốc gia thành viên này và các quốc gia châu Âu khác đang trang bị cũng có các thiết bị tương tự; vì vậy tuyên bố của Mỹ về việc không chuyển giao vũ khí hạt nhân cho các quốc gia phi hạt nhân chỉ là một lời đồn thổi.
Về vấn đề này, Sivkov từng đề xuất rằng, nếu Mỹ thực sự có ý định thực hiện "chiến tranh hạt nhân lai ghép", phản ứng của Nga sẽ là triển khai các loại vũ khí tương tự ở các nước đối tác, chẳng hạn như Iran và Triều Tiên (vào cuối tháng 12/2021, Belarus tuyên bố đang xem xét khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Nga trên lãnh thổ của mình); đồng thời, Nga muốn làm cho những kẻ phát động chiến tranh hiểu rằng, ngoài những người sử dụng vũ khí hạt nhân, người sở hữu vũ khí hạt nhân cũng sẽ phải chịu đòn trả đũa hạt nhân; điều này buộc phương Tây phải tái thẩm định chính sách hạt nhân nhằm vào Nga.
Liệu "Chiến tranh lai ghép" có nhắm vào Trung Quốc?
Là đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ, Trung Quốc cũng không thể xem nhẹ "chiến tranh lai ghép".
Các quan chức Mỹ hiện coi "chiến tranh lai ghép" là biện pháp chính để cạnh tranh nước lớn trong tương lai, đặc biệt là cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Báo cáo Chiến lược Quốc phòng của Mỹ công bố năm 2018 cho biết, Trung Quốc sẽ thực hiện cạnh tranh theo những phương thức nhằm tránh xung đột vũ trang và làm mờ các lĩnh vực quân sự và phi quân sự. Vào ngày 20 tháng 9 năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Mark Esper tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ cạnh tranh với Mỹ dưới ranh giới của xung đột vũ trang trong một cuộc "chiến tranh lai ghép".
Không khó để suy đoán rằng, Mỹ cũng có thể phát động một cuộc "chiến tranh lai ghép" chống lại Trung Quốc trong tương lai. Ví dụ, vào đầu tháng 12 năm 2021, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov tuyên bố rằng, các nước phương Tây sẽ không từ bỏ việc sử dụng rộng rãi chiến tranh lai ghép để chống lại Moscow và Bắc Kinh, cụ thể là các biện pháp trừng phạt đơn phương phi pháp, can thiệp vào công việc nội bộ, tung tin đồn nhảm, tấn công mạng, cũng như kích động xung đột khu vực giữa các "láng giềng" địa chính trị của Trung Quốc và Nga, ranh giới của chiến tranh và hòa bình sẽ ngày càng trở nên mờ nhạt. Ngoài ra, nếu "chiến tranh lai ghép" kết hợp các yếu tố hạt nhân thực sự được Mỹ chấp nhận, thì việc sử dụng nó ở Trung Quốc cũng không có gì là khó hiểu. Theo dòng suy luận này, cũng có khả năng Mỹ sẽ cho phép Nhật Bản sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Trung Quốc trong tương lai, thậm chí gửi vũ khí hạt nhân tới Đài Loan để ngăn chặn khả năng xảy ra hành động quân sự của Đại lục. Tất cả các bên cần hết sức chú ý đến điều này./.
Đặc biệt là dưới thời chính quyền Trump của "Nước Mỹ trên hết", để duy trì ưu thế quân sự của Mỹ so với các nước khác và các thế lực trong khu vực, chính phủ Mỹ ngày càng chú trọng hơn đến "thuyết thực chiến vũ khí hạt nhân". Để phá vỡ nút thắt “sát thương quá mức” của vũ khí hạt nhân, vũ khí hạt nhân chiến thuật đương lượng thấp mới đã trở thành đối tượng được ưa chuộng của giới chức Mỹ. Vì vậy, vào tháng 3 năm 2019, chính phủ Mỹ đã đệ trình lên Quốc hội dự luật ngân sách quốc phòng năm tài chính 2020, đề xuất tăng chi phí phát triển tên lửa hạt nhân đương lượng thấp lên 8,3%. Trong chu kỳ phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật đương lượng thấp mới của quân đội Mỹ, bom hạt nhân B61 là một trong những mũi nhọn. B61 đã phục vụ trong quân đội Mỹ hơn 60 năm.
Bom B61-12
B61-12 là mẫu mới nhất trong chương trình kéo dài tuổi thọ của B61. Quả bom nặng 700 kg và có chiều dài 4 mét. Trọng điểm cải tiến của quân đội Mỹ nằm ở việc bổ sung tên lửa tự xoay, thiết bị an toàn và bảo hiểm, lắp đặt bộ cánh đuôi dẫn đường chính xác mới và một hệ thống dẫn đường mới. Sai số xác suất tròn được cho là không quá 30 mét, đầu đạn của nó có bốn tùy chọn đương lượng nổ và có khả năng khoan sâu. Vào tháng 11 năm 2021, truyền thông Mỹ đưa tin, Không quân Mỹ đã hoàn thành việc sử dụng F-35A để thả bom hạt nhân chiến thuật B61-12.
Mặc dù vào ngày 3 tháng 1 năm 2021, 5 nước gồm: Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, và Mỹ đã cùng ra một tuyên bố chung, tuyên bố rằng không thể tiến hành chiến tranh hạt nhân, và trong tương lai 5 quốc gia phải nỗ lực thực hiện 4 nội dung nhằm tránh chiến tranh hạt nhân: Không tiến hành chiến tranh hạt nhân, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, ngăn ngừa để xảy ra sự vụ ngoài ý muốn, nỗ lực vì một tương lai phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, Mỹ luôn đặt cạnh tranh chiến lược với các cường quốc lên việc kiểm soát vũ khí. Ví dụ, theo thỏa thuận Đối tác An ninh Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) trước đó, Mỹ và Anh sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho Australia trong tương lai.
Mỹ cũng đã tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho việc lực lượng không quân các nước châu Âu sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Phía Nga chỉ ra rằng, sau sự kiện Crimea, giới lãnh đạo Mỹ quyết tâm nâng cao năng lực vũ khí hạt nhân chiến thuật của châu Âu và cải tiến trang bị cho lực lượng không quân của 5 quốc gia thành viên NATO phi hạt nhân hóa là Bỉ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ý, để cho phép các máy bay F-16 và Tornado mang bom hạt nhân B61-12, kế hoạch cải tạo này đã hoàn thành vào năm 2018; ngoài ra, trên máy bay chiến đấu F-35 của các quốc gia thành viên này và các quốc gia châu Âu khác đang trang bị cũng có các thiết bị tương tự; vì vậy tuyên bố của Mỹ về việc không chuyển giao vũ khí hạt nhân cho các quốc gia phi hạt nhân chỉ là một lời đồn thổi.
Về vấn đề này, Sivkov từng đề xuất rằng, nếu Mỹ thực sự có ý định thực hiện "chiến tranh hạt nhân lai ghép", phản ứng của Nga sẽ là triển khai các loại vũ khí tương tự ở các nước đối tác, chẳng hạn như Iran và Triều Tiên (vào cuối tháng 12/2021, Belarus tuyên bố đang xem xét khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Nga trên lãnh thổ của mình); đồng thời, Nga muốn làm cho những kẻ phát động chiến tranh hiểu rằng, ngoài những người sử dụng vũ khí hạt nhân, người sở hữu vũ khí hạt nhân cũng sẽ phải chịu đòn trả đũa hạt nhân; điều này buộc phương Tây phải tái thẩm định chính sách hạt nhân nhằm vào Nga.
Liệu "Chiến tranh lai ghép" có nhắm vào Trung Quốc?
Là đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ, Trung Quốc cũng không thể xem nhẹ "chiến tranh lai ghép".
Các quan chức Mỹ hiện coi "chiến tranh lai ghép" là biện pháp chính để cạnh tranh nước lớn trong tương lai, đặc biệt là cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Báo cáo Chiến lược Quốc phòng của Mỹ công bố năm 2018 cho biết, Trung Quốc sẽ thực hiện cạnh tranh theo những phương thức nhằm tránh xung đột vũ trang và làm mờ các lĩnh vực quân sự và phi quân sự. Vào ngày 20 tháng 9 năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Mark Esper tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ cạnh tranh với Mỹ dưới ranh giới của xung đột vũ trang trong một cuộc "chiến tranh lai ghép".
Không khó để suy đoán rằng, Mỹ cũng có thể phát động một cuộc "chiến tranh lai ghép" chống lại Trung Quốc trong tương lai. Ví dụ, vào đầu tháng 12 năm 2021, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov tuyên bố rằng, các nước phương Tây sẽ không từ bỏ việc sử dụng rộng rãi chiến tranh lai ghép để chống lại Moscow và Bắc Kinh, cụ thể là các biện pháp trừng phạt đơn phương phi pháp, can thiệp vào công việc nội bộ, tung tin đồn nhảm, tấn công mạng, cũng như kích động xung đột khu vực giữa các "láng giềng" địa chính trị của Trung Quốc và Nga, ranh giới của chiến tranh và hòa bình sẽ ngày càng trở nên mờ nhạt. Ngoài ra, nếu "chiến tranh lai ghép" kết hợp các yếu tố hạt nhân thực sự được Mỹ chấp nhận, thì việc sử dụng nó ở Trung Quốc cũng không có gì là khó hiểu. Theo dòng suy luận này, cũng có khả năng Mỹ sẽ cho phép Nhật Bản sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Trung Quốc trong tương lai, thậm chí gửi vũ khí hạt nhân tới Đài Loan để ngăn chặn khả năng xảy ra hành động quân sự của Đại lục. Tất cả các bên cần hết sức chú ý đến điều này./.